1. Giới thiệu lý do chọn đềtài
Nhiều nghiên cứu cho thấy có tới 87% người Mỹkhông yêu thích công việc của
mình (Forbes, 2005). Trang web zhaopin.com tiến hành cuộc khảo sát mang tên
"công việc hạnh phúc" tại 12 thành phố, trong đó có Thượng Hải, Nam Kinh, Hàng
Châu và Quảng Châu. Kết quảcho thấy 62,28% người lao động Trung Quốc cũng
không cảm thấy hài lòng với công việc của mình. (Chinanews, 2005). Dẫu vậy,
phần lớn trong sốchúng ta đều không thểdễdàng rời bỏcông việc, Jane Boucher,
tác giảbài viết "Làm thếnào đểyêu thích công việc mà mình căm ghét",
nói.(Vnexpress, 2005)
Rõ ràng, nhiều người lao động đã mất đi cảm giác nhiệt tình của ngày đầu mới đi
làm, nhưng họlại không sẵn sàng tìm một công việc mới. Và kết quảlà: những
nhân viên bắt đầu “có vấn đề”. Đó là vấn đềgì? - sựchậm trễvềthời gian, thái độ
ứng xửtuỳtiện hay thực thi công việc thiếu hiệu quả. Nếu đểvấn đềtiếp tục kéo dài
hay tiến triển, chắc chắn hậu quảsẽkhó lường, bởi nó gây một ảnh hưởng tiêu cực
tới toàn thểnhân viên, thậm chí làm xấu đi hình ảnh cũng nhưvăn hóa công ty và
vô sốnhững ảnh hưởng tiêu cực khác.
Cũng trong cuộc khảo sát gần đây được thực hiện bởi CareerBuilder - một website
việc làm hàng đầu thếgiới đã chỉra rằng sựbất mãn đang tăng lên trong giới làm
công: cứtrong bốn người thì có một người đang cảm thấy chán nản với việc làm
của mình, và sốngười chán nản nhưvậy tăng trung bình 20% trong hai năm gần
đây.
Trước những con sốthống kê đáng báo động nhưvậy, ta dễdàng nhận ra rằng lực
lượng lao động đang là thách thức không chỉ đối với bản thân mỗi doanh nghiệp mà
cảnền kinh tếViệt Nam trong môi trường cạnh tranh toàn cầu vì chúng ta hiểu rằng
nguồn nhân lực chính là tài sản vô giá của các doanh nghiệp, nó quyết định sựthành
bại hay vịthếcạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
Do đó, việc tìm hiểu và đo lường sựhài lòng của nhân viên trong môi trường mình
làm việc là một vấn đềcấp bách và cần được quan tâm nghiên cứu, vì một khi nhân
viên thỏa mãn với công việc của mình điều này giúp họluôn bền bỉphấn đấu để
hoàn thành công việc ngày một tốt hơn, luôn tin tưởng và trung thành với công ty
mình đang phục vụ. Và do vậy, hiệu suất và hiệu quảgiải quyết công việc của nhân
viên sẽcao hơn, giúp côngty không chỉtồn tại mà còn phát triển trong môi trường
kinh tếcạnh tranh rất khắc nghiệt nhưhiện nay.
Theo nhưDennis Kinlaw “Mức độkhao khát cống hiến trong hành động không đơn
thuần là sựbằng lòng. Mức độnày cần là sự ưu tiên, vượt trội và thểhiện yếu tốnổi
bật. Mệnh lệnh khiến các nhân viên thực hiện công việc sao cho đạt yêu cầu tối
thiểu, còn họchỉthực hiện công việc một cách xuất sắc khi họmuốn làm nhưvậy”.
(Hardcover, 2007)
Tuy nhiên, tại công ty International SOS Việt Nam đang tồn tại những vấn đềrất
bất cập vềtình hình nhân sự, như: nhân viên thờ ơkhông quan tâm đến chất lượng
dịch vụtừ đó gây ra không ít sai sót và than phiền từphía khách hàng và đối tác,
nhân viên rời bỏdoanh nghiệp ngày càng nhiều mặt dù tình hình kinh tếthếgiới
không mấy sáng sủa nhưhiện nay , xuất phát từlý do trên, mà đềtài: “Đo lường
mức độthỏa mãn với công việc và kết quảthực hiện công việc của nhân viên công
ty International SOS Việt Nam” được thực hiện.
Theo ông Lim Siong Guan Trưởng ban công chức Singapore: “Đừng đối xửvới con
người nhưcây chuối. Giống cây đó ra một vụthì người ta chặt nó đi, không ra vụ
nào thì người ta cũng chặt nó đi. Bởi lẽcây chuối chỉtạo ra một vụmùa một năm.
Hãy đối xửvới con người nhưnhững cây ăn trái tạo quảnăm này qua năm khác.
Chúng ta phải bảo đảm rằng cây ăn trái đó có đủánh nắng mặt trời và mưa. Nếu
không đủmưa, chúng ta phải tưới chúng. Tưới bao nhiêu nước, tưới khi nào và tưới
ở đâu còn tùy thuộc giống cây và mùa màng. Chúng ta cũng phải quan tâm đến vấn
đềthoát nước và phân bón. Chúng ta phải ngăn cản côn trùng và chim chóc tàn phá
cây. Chúng ta làm tất cảnhững điều này đểcây có thểtạo ra quảtốt nhất năm này
qua năm khác”. (Tuổi trẻ, 2007)
2. Mục tiêu của đềtài
Nghiên cứu được thực hiện nhằm:
- Đo lường mức độthỏa mãn đối với công việc của nhân viên đối với tổchức.
- Đo lường ảnh hưởng của mức độthỏa mãn đối với công việc đến kết quả
thực hiện công việc của nhân viên đối với tổchức.
- Đềnghịmột sốgiải pháp nhằm nâng cao mức độthỏa mãn của nhân viên và
kết quảlàm việc của họtrong điều kiện các nguồn lực có giới hạn.
Hi vọng nghiên cứu cung cấp thông tin giúp cho lãnh đạo tổchức tìm ra cơsởkhoa
học cho việc nâng cao mức độthỏa mãn của nhân viên, mức độ ảnh hưởng của nó
đến kết quảthực hiện công việc. Đểthực hiện được các mục tiêu này, Các câu hỏi
sau sẽ được định hướng cho việc thực hiện đềtài:
- Nhân viên có thỏa mãn khi đi làm không?
- Mức độthỏa mãn với công việc ảnh hưởng nhưthếnào đến kết quảthực
hiện công việc của nhân viên?
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại nơi làm việc của nhân viên
trong công ty International SOS Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu là các nhân viên hiện đang làm việc tại công ty
International SOS Việt Nam, cỡmẫu của đềtài là 219 và đại diện cho các bộphận
khác nhau, bao gồm nhân viên thuộc lĩnh vực y tếvà các lĩnh vực khác trong cùng
công ty.
Phương pháp nghiên cứu: đểlàm sáng tỏnhững nội dung trên, phục vụcho mục
tiêu của đềtài, luận văn sửdụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụthểnhư:
- Nghiên cứu sơbộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính thông
qua kỹthuật tham vấn ý kiến của các chuyên gia và giảng viên có nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực này, đồng thời quan sát tại hiện trường làm việc, thảo
luận với cấp trên và đồng nghiệp (Phụlục 1).
- Nghiên cứu chính thức được sửdụng bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng thông qua việc khảo sát 219 nhân viên trong công ty. Thu thập và xử
lý sốliệu bằng phần mềm SPSS.
4. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Thông qua việc đánh giá và tiến hành khảo sát mức độthỏa mãn của nhân viên đối
với tổchức và kết quảlàm việc, những kết quảcụthểmà nghiên cứu sẽmang lại
thông qua báo cáo phân tích kết quảkhảo sát về:
- Mức độthỏa mãn của nhân viên trong công ty.
- Mối quan hệgiữa mức độthỏa mãn và kết quảthực hiện công việc của nhân
viên.
sẽlà cơsởkhoa học và khách quan giúp cho các nhà lãnh đạo nhìn nhận lại công
tác quản trịnguồn nhân lực của mình, hiểu rõ hơn nhân viên và tìm ra các giải pháp
nào cần tập trung thực hiện đểcó thểthu hút, gìn giữ, nâng cao mức độthỏa mãn
của nhân viên đối với tổchức và kết quảlàm việc của họtrong điều kiện các nguồn
lực có giới hạn.
5. Cấu trúc nghiên cứu
Ngoài phần tổng quan và kết luận, nghiên cứu gồm có 4 chương:
• Chương 1: Tổng quan vềcông ty International SOS Việt Nam & bộphận
Điều hành cấp cứu (nơi được chọn đểminh họa việc đánh giá kết quảthực
hiện công việc theo KPI - Key Performance Indicator).
• Chương 2: Cơsởlý luận và mô hình nghiên cứu.
• Chương 3: Thiết kế, trình bày và thảo luận kết quảnghiên cứu.
• Chương 4: Giải pháp nâng cao sựthỏa mãn và kết quảlàm việc của nhân
viên công ty International SOS Việt Nam.
97 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3226 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đo lường mức độ thỏa mãn với công việc và kết quả thực hiện công việc của nhân viên công ty International SOS Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
*********
NGUYỄN DUY CƯỜNG
ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THỎA MÃN VỚI
CÔNG VIỆC VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY INTERNATIONAL SOS
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP.HỒ CHÍ MINH - 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
*********
NGUYỄN DUY CƯỜNG
ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THỎA MÃN VỚI CÔNG VIỆC
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY INTERNATIONAL SOS
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 60.34.05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN KIM DUNG
TP.HỒ CHÍ MINH - 2009
LỜI CẢM ƠN
***
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô trường Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời
gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sư – Tiến sĩ Trần Kim Dung đã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp. Cô đã dành cho tôi cả một mùa hè để tận tụy sửa từng câu chữ cũng như
đã không nề hà gì khi cung cấp cho tôi những tài liệu tham khảo, những quyển sách
quý... giúp tôi có một luận văn hoàn chỉnh.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn quí anh, chị và ban lãnh đạo công ty International
SOS Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để có dữ liệu viết luận văn.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và
năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2009
Học viên
Nguyễn Duy Cường
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài luận văn tốt nghiệp “Đo lường mức độ thỏa mãn với công việc và kết quả
thực hiện công việc của nhân viên công ty International SOS Việt Nam” được thực
hiện nhằm:
- Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc của nhân viên đối với tổ chức.
- Đo lường ảnh hưởng của mức độ thỏa mãn đối với công việc đến kết quả
thực hiện công việc của nhân viên đối với tổ chức.
- Đề nghị một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn của nhân viên và
kết quả làm việc của họ trong điều kiện các nguồn lực có giới hạn.
Dựa trên việc kế thừa kết quả nghiên cứu trước của Trần Kim Dung (2005,2007) và
trao đổi với cấp trên các phòng ban, giám đốc nhân sự cũng như đồng nghiệp trong
cùng công ty. Đề tài đã xác định được 7 thành phần cần thiết đối với sự thỏa mãn
trong công việc của nhân viên công ty International SOS Việt Nam, đó là: 1. Tính
chất công việc ; 2. Lương/Thưởng ; 3. Hợp tác với đồng nghiệp 4. Lãnh đạo ; 5. Cơ
hội thăng tiến ; 6. Phúc lợi công ty ; 7. Môi trường làm việc.
Nghiên cứu kết quả thực hiện công việc của nhân viên theo Kpi (Key Performance
Indicator) được thực hiện thông qua việc lấy ý kiến nhận xét và đánh giá của các
Trưởng bộ phận đơn vị công ty.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua
phương pháp thu thập số liệu là sử dụng bảng câu hỏi điều tra – trả lời viết kích
thước mẫu là 219. Song song đó là việc tham khảo ý kiến đánh giá kết quả làm việc
từ các Trưởng bộ phận, Giám đốc nhân sự dựa vào các tiêu chí đánh giá theo Kpi.
Toàn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ được xử lý với phần mềm SPSS.
Thang đo được đánh giá thông qua phân tích Cronbach alpha và phân tích nhân tố
để kiểm tra độ tin cậy và độ giá trị. Các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định thông
qua phương pháp phân tích tương quan với hệ số Pearson và hồi qui tuyến tính bội.
Kết quả tìm thấy chỉ có 3 khía cạnh của sự thỏa mãn với công việc là ảnh hưởng
tích cực và có ý nghĩa thống kê đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên là
phúc lợi của công ty (ß = 0.119), môi trường làm việc - đồng nghiệp (ß = 0.112), cơ
hội thăng tiến - công bằng (ß = 0.062). Đề tài chứng minh sự tương quan giữa mức
độ thỏa mãn với công việc và kết quả thực hiện công việc của nhân viên, đồng thời
sử dụng chỉ số KPI (Key Performance Indicator) vào việc đánh giá kết quả thực
hiện công việc của nhân viên.
Cuối cùng đề tài nghiên cứu trình bày các giải pháp dựa trên phân tích trực tiếp các
yếu tố tác động đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên, từ đó giúp cho ban
lãnh đạo công ty International SOS Việt Nam đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
kết quả thực hiện công việc của nhân viên công ty.
KẾT CẤU LUẬN VĂN
***
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh sách các bảng biểu và hình vẽ
TỔNG QUAN
1. Giới thiệu lý do chọn đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................3
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu ............................................................3
4. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu .................................................................4
5. Cấu trúc nghiên cứu ......................................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY INTERNATIONAL SOS
VIỆT NAM & BỘ PHẬN ĐIỀU HÀNH CẤP CỨU (nơi được chọn để minh
họa cho việc xác định KPI - Key Performance Indicator có nghĩa là “chỉ số đánh
giá kết quả thực hiện công việc”).
1.1 Khái quát hoạt động SXKD của công ty International SOS Vietnam .........5
của tổ chức công ty......................................................................8 1.2 Đặc trưng
1.3 Giới thiệu về bộ phận Điều hành cấp cứu (Alarm Center) ..........................9
1.4 Đặc trưng công việc của nhân viên phòng Điều hành cấp cứu …………. 11
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận ..............................................................................................15
2.1.1 Các khái niệm về sự thoả mãn trong công việc .........................................15
2.1.2 Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên..................................22
2.1.3 Các Kpi đánh giá kết quả thực hiện công việc theo cá nhân
( minh họa cho nhân viên bộ phận Điều hành cấp cứu ) .............................26
2.2 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................35
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU, TRÌNH BÀY VÀ
THẢO LUẬN KẾT QUẢ
3.1 Thiết kế qui trình nghiên cứu .....................................................................38
3.2 Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu ..................................................40
3.3 Cơ cấu của mẫu nghiên cứu ........................................................................41
3.4 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha ...............................42
3.5 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................46
3.6 Hiệu chỉnh mô hình ....................................................................................49
3.7 Phân tích tương quan tuyết tính...................................................................50
3.8 Phân tích hồi qui tuyến tính bội...................................................................52
3.9 Kết quả thống kê về mức độ thỏa mãn với công việc và kết quả thực hiện
công việc theo từng nhóm yếu tố ...............................................................56
3.10 Thảo luận kết quả .......................................................................................62
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ THỎA MÃN VÀ KẾT QUẢ
LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY INTERNATIONAL SOS VN
4.1 Thực tiễn mức độ thỏa mãn với công việc tại công ty
International SOS Vietnam và kết quả thực hiện công việc
......................................................................................................................63
4.2 Giải pháp.......................................................................................................64
KẾT LUẬN
Hạn chế trong nghiên cứu ...................................................................................73
Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................................74
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1. Giới thiệu lý do chọn đề tài
Nhiều nghiên cứu cho thấy có tới 87% người Mỹ không yêu thích công việc của
mình (Forbes, 2005). Trang web zhaopin.com tiến hành cuộc khảo sát mang tên
"công việc hạnh phúc" tại 12 thành phố, trong đó có Thượng Hải, Nam Kinh, Hàng
Châu và Quảng Châu. Kết quả cho thấy 62,28% người lao động Trung Quốc cũng
không cảm thấy hài lòng với công việc của mình. (Chinanews, 2005). Dẫu vậy,
phần lớn trong số chúng ta đều không thể dễ dàng rời bỏ công việc, Jane Boucher,
tác giả bài viết "Làm thế nào để yêu thích công việc mà mình căm ghét",
nói.(Vnexpress, 2005)
Rõ ràng, nhiều người lao động đã mất đi cảm giác nhiệt tình của ngày đầu mới đi
làm, nhưng họ lại không sẵn sàng tìm một công việc mới. Và kết quả là: những
nhân viên bắt đầu “có vấn đề”. Đó là vấn đề gì? - sự chậm trễ về thời gian, thái độ
ứng xử tuỳ tiện hay thực thi công việc thiếu hiệu quả. Nếu để vấn đề tiếp tục kéo dài
hay tiến triển, chắc chắn hậu quả sẽ khó lường, bởi nó gây một ảnh hưởng tiêu cực
tới toàn thể nhân viên, thậm chí làm xấu đi hình ảnh cũng như văn hóa công ty và
vô số những ảnh hưởng tiêu cực khác.
Cũng trong cuộc khảo sát gần đây được thực hiện bởi CareerBuilder - một website
việc làm hàng đầu thế giới đã chỉ ra rằng sự bất mãn đang tăng lên trong giới làm
công: cứ trong bốn người thì có một người đang cảm thấy chán nản với việc làm
của mình, và số người chán nản như vậy tăng trung bình 20% trong hai năm gần
đây.
Trước những con số thống kê đáng báo động như vậy, ta dễ dàng nhận ra rằng lực
lượng lao động đang là thách thức không chỉ đối với bản thân mỗi doanh nghiệp mà
cả nền kinh tế Việt Nam trong môi trường cạnh tranh toàn cầu vì chúng ta hiểu rằng
nguồn nhân lực chính là tài sản vô giá của các doanh nghiệp, nó quyết định sự thành
bại hay vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
Do đó, việc tìm hiểu và đo lường sự hài lòng của nhân viên trong môi trường mình
làm việc là một vấn đề cấp bách và cần được quan tâm nghiên cứu, vì một khi nhân
viên thỏa mãn với công việc của mình điều này giúp họ luôn bền bỉ phấn đấu để
2
hoàn thành công việc ngày một tốt hơn, luôn tin tưởng và trung thành với công ty
mình đang phục vụ. Và do vậy, hiệu suất và hiệu quả giải quyết công việc của nhân
viên sẽ cao hơn, giúp công ty không chỉ tồn tại mà còn phát triển trong môi trường
kinh tế cạnh tranh rất khắc nghiệt như hiện nay.
Theo như Dennis Kinlaw “Mức độ khao khát cống hiến trong hành động không đơn
thuần là sự bằng lòng. Mức độ này cần là sự ưu tiên, vượt trội và thể hiện yếu tố nổi
bật. Mệnh lệnh khiến các nhân viên thực hiện công việc sao cho đạt yêu cầu tối
thiểu, còn họ chỉ thực hiện công việc một cách xuất sắc khi họ muốn làm như vậy”.
(Hardcover, 2007)
Tuy nhiên, tại công ty International SOS Việt Nam đang tồn tại những vấn đề rất
bất cập về tình hình nhân sự, như: nhân viên thờ ơ không quan tâm đến chất lượng
dịch vụ từ đó gây ra không ít sai sót và than phiền từ phía khách hàng và đối tác,
nhân viên rời bỏ doanh nghiệp ngày càng nhiều mặt dù tình hình kinh tế thế giới
không mấy sáng sủa như hiện nay…, xuất phát từ lý do trên, mà đề tài: “Đo lường
mức độ thỏa mãn với công việc và kết quả thực hiện công việc của nhân viên công
ty International SOS Việt Nam” được thực hiện.
Theo ông Lim Siong Guan Trưởng ban công chức Singapore: “Đừng đối xử với con
người như cây chuối. Giống cây đó ra một vụ thì người ta chặt nó đi, không ra vụ
nào thì người ta cũng chặt nó đi. Bởi lẽ cây chuối chỉ tạo ra một vụ mùa một năm.
Hãy đối xử với con người như những cây ăn trái tạo quả năm này qua năm khác.
Chúng ta phải bảo đảm rằng cây ăn trái đó có đủ ánh nắng mặt trời và mưa. Nếu
không đủ mưa, chúng ta phải tưới chúng. Tưới bao nhiêu nước, tưới khi nào và tưới
ở đâu còn tùy thuộc giống cây và mùa màng. Chúng ta cũng phải quan tâm đến vấn
đề thoát nước và phân bón. Chúng ta phải ngăn cản côn trùng và chim chóc tàn phá
cây. Chúng ta làm tất cả những điều này để cây có thể tạo ra quả tốt nhất năm này
qua năm khác”. (Tuổi trẻ, 2007)
3
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu được thực hiện nhằm:
- Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc của nhân viên đối với tổ chức.
- Đo lường ảnh hưởng của mức độ thỏa mãn đối với công việc đến kết quả
thực hiện công việc của nhân viên đối với tổ chức.
- Đề nghị một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn của nhân viên và
kết quả làm việc của họ trong điều kiện các nguồn lực có giới hạn.
Hi vọng nghiên cứu cung cấp thông tin giúp cho lãnh đạo tổ chức tìm ra cơ sở khoa
học cho việc nâng cao mức độ thỏa mãn của nhân viên, mức độ ảnh hưởng của nó
đến kết quả thực hiện công việc. Để thực hiện được các mục tiêu này, Các câu hỏi
sau sẽ được định hướng cho việc thực hiện đề tài:
- Nhân viên có thỏa mãn khi đi làm không?
- Mức độ thỏa mãn với công việc ảnh hưởng như thế nào đến kết quả thực
hiện công việc của nhân viên?
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại nơi làm việc của nhân viên
trong công ty International SOS Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu là các nhân viên hiện đang làm việc tại công ty
International SOS Việt Nam, cỡ mẫu của đề tài là 219 và đại diện cho các bộ phận
khác nhau, bao gồm nhân viên thuộc lĩnh vực y tế và các lĩnh vực khác trong cùng
công ty.
Phương pháp nghiên cứu: để làm sáng tỏ những nội dung trên, phục vụ cho mục
tiêu của đề tài, luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
- Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính thông
qua kỹ thuật tham vấn ý kiến của các chuyên gia và giảng viên có nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực này, đồng thời quan sát tại hiện trường làm việc, thảo
luận với cấp trên và đồng nghiệp (Phụ lục 1).
- Nghiên cứu chính thức được sử dụng bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng thông qua việc khảo sát 219 nhân viên trong công ty. Thu thập và xử
lý số liệu bằng phần mềm SPSS.
4
4. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Thông qua việc đánh giá và tiến hành khảo sát mức độ thỏa mãn của nhân viên đối
với tổ chức và kết quả làm việc, những kết quả cụ thể mà nghiên cứu sẽ mang lại
thông qua báo cáo phân tích kết quả khảo sát về:
- Mức độ thỏa mãn của nhân viên trong công ty.
- Mối quan hệ giữa mức độ thỏa mãn và kết quả thực hiện công việc của nhân
viên.
sẽ là cơ sở khoa học và khách quan giúp cho các nhà lãnh đạo nhìn nhận lại công
tác quản trị nguồn nhân lực của mình, hiểu rõ hơn nhân viên và tìm ra các giải pháp
nào cần tập trung thực hiện để có thể thu hút, gìn giữ, nâng cao mức độ thỏa mãn
của nhân viên đối với tổ chức và kết quả làm việc của họ trong điều kiện các nguồn
lực có giới hạn.
5. Cấu trúc nghiên cứu
Ngoài phần tổng quan và kết luận, nghiên cứu gồm có 4 chương:
• Chương 1: Tổng quan về công ty International SOS Việt Nam & bộ phận
Điều hành cấp cứu (nơi được chọn để minh họa việc đánh giá kết quả thực
hiện công việc theo KPI - Key Performance Indicator).
• Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu.
• Chương 3: Thiết kế, trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu.
• Chương 4: Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn và kết quả làm việc của nhân
viên công ty International SOS Việt Nam.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY INTERNATIONAL SOS
VIỆT NAM & BỘ PHẬN ĐIỀU HÀNH CẤP CỨU
Chương 1 giới thiệu sơ lược về công ty International SOS Việt Nam nơi tiến hành
nghiên cứu và bộ phận Điều hành cấp cứu (Alarm Center) làm minh họa cho việc
xác định KPI của International SOS Việt Nam. Các qui định trách nhiệm và tiêu
chuẩn chức danh của nhân viên bộ phận làm cơ sở để xây dựng thang đo các năng
lực cần thiết phục vụ cho nghiên cứu.
Ngoài ra, chương này cũng tập trung phân tích các đặc điểm của tổ chức, công việc
của nhân viên trong bộ phận có thể ảnh hưởng đến kết quả làm việc, và mức đô thỏa
mãn trong công việc.
1.1 Khái quát hoạt động SXKD của công ty International SOS Vietnam
International SOS Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài với hoạt
động chuyên ngành dịch vụ y tế và hỗ trợ cấp cứu. Năm 2006, Công ty International
SOS Việt Nam được công nhận là một trong 40 nhà đầu tư nước ngoài tiêu biểu tại
vùng tứ giác động lực Đông Nam Bộ. Cuộc bình chọn do các sở kế hoạch - đầu tư
TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dương phối hợp với Thời
báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức, đánh giá công ty là đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài
duy nhất hoạt động trên lĩnh vực hỗ trợ y tế đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội
trong năm 2003.
Với đối tác nước ngoài là International SOS - tập đoàn hàng đầu thế giới trên
lĩnh vực hỗ trợ y tế - International SOS Việt Nam phát huy thế mạnh của hệ thống
cơ sở y tế của công ty ở 35 tỉnh, thành phố trên cả nước kết nối với mạng hỗ trợ y tế
toàn cầu của International SOS. 15 năm nay International SOS Việt Nam đã hỗ trợ y
tế hiệu quả cho ngành công nghiệp dầu khí, các công trình, dự án đầu tư và hỗ trợ y
tế cho khách du lịch quốc tế ở Việt Nam. Công ty đặc biệt có uy tín đối với cộng
đồng người nước ngoài ở Việt Nam về khả năng tổ chức, điều hành hỗ trợ y tế đạt
6
tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và đã được Nhà nước tặng Huân chương Lao động
hạng ba vì “đã góp phần ổn định môi trường đầu tư tại Việt Nam”.
Hiện nay, hơn 1.000 tập đoàn, công ty, cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện
các tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện, chi nhánh các công ty nước ngoài đang làm
việc tại Việt Nam và hơn 350 hãng bảo hiểm quốc tế là khách hàng thường xuyên
của công ty.
Năm 2003 công ty tiếp tục mở rộng hệ thống cơ sở y tế, hỗ trợ đầu tư và du
lịch phát triển đến những vùng xa như Sa Pa, Lai Châu, Quảng Ngãi, Bình Thuận,
Phú Quốc, đồng bằng sông Cửu Long và những trung tâm thu hút đầu tư mới như
Bình Dương, Đồng Nai. Công ty đã khám - chữa bệnh cho hơn 45.000 bệnh nhân,
hỗ trợ vận chuyển cấp cứu ra nước ngoài hàng trăm ca an toàn và thực hiện hàng
trăm ngàn xét nghiệm y tế, khám sức khỏe cho hàng ngàn lượt người nước ngoài
làm việc tại các dự án, huấn luyện sơ cứu, an toàn lao động cho gần 1.000 lượt nhân
viên an toàn lao động tại các dự án, tiếp tục cử hàng ngàn lượt bác sĩ, nhân viên y tế
ra phục vụ tại các giàn khoan, các dự án đầu tư.
Năm 2003, công ty đưa vào thực hiện chương trình “Hỗ trợ người Việt Nam
ra nước ngoài khám, chữa bệnh, cấp cứu”. Chương trình mới đưa vào thực hiện đã
được hoan nghênh vì quan tâm đến nhu cầu về hỗ trợ y tế của người Việt Nam.
International SOS Việt Nam mang lại cho khách hàng của mình một hệ
thống các dịch vụ từ chăm sóc sức khỏe ban đầu đến các dịch vụ cấp cứu y tế 24/24
giờ - 365 ngày trong một năm, bao gồm việc phối hợp trong các ca vận chuyển cấp
cứu và vận chuyển cấp cứu về nước. International SOS Việt Nam cũng cung cấp
dịch vụ chăm sóc y tế và cấp cứu cho công nhân tại các công trường và dự án, bao
gồm dịch vụ cấp cứu khẩn cấp 24/7 thông qua Trung tâm Báo động - nơi có các bác
sĩ luôn thường trực.
Ngoài ra, SOS International đã ký kết Hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ
cho các công ty bảo hiểm lớn của Việt Nam. Theo đó, International SOS Việt Nam
sẽ cùng hợp tác để thiết lập một tổng đài điện thoại nhằm cung cấp cho các khách
hàng đường dây nóng phục vụ 24/24 để liên lạc khi có nhu cầu về các dịch vụ y tế
nêu trên.
7
Vào tháng 4 năm 2009, International SOS Việt Nam đã khai trương Phòng
Khám mới và Phòng Điều hành cấp cứu họat động 24/7 tại địa điểm 167A Nam Kỳ
Khởi Nghĩa, Quận 3. Tại đây dịch vụ y tế và nha khoa theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ
được tiếp tục cung cấp bởi đội ngũ y bác sỹ.
Một