Ngày nay việc nghiên cứu tục ngữ trong giới ngôn ngữ học của hai nước Việt
Nam và Trung Quốc rất được coi trọng. Số lượng học giả cũng như những thành
quả trong việc nghiên cứu tục ngữ ngày càng nhiều. Hệ quả của điều này là sự
xuất hiện rất đa dạng các chuyên khảo cũng như các từ điển về tục ngữ. Về các
từ điển tục ngữ Hán có thể kể ra một số công trình tiêu biểu như “Hán ngữ tục
ngữ đại từ điển” do Ôn Ðoan Chính chủ biên [132], “Tục ngữ từ điển” của Từ
Tông Tài, Ứng Tuấn Linh [142], v.v. Ở Việt Nam có “Tục ngữ, ca dao, dân ca
Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan [89], “Tục ngữ Việt Nam” của nhóm Chu Xuân
Diên, Lưu Văn Đang, Phương Tri [27], “Từ điển thành ngữ – tục ngữ Việt Nam”
của Nguyễn Lân [69], “Từ điển thành ngữ - tục ngữ - ca dao Việt Nam” của Việt
Chương [16], v.v.
237 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 4119 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đối chiếu cấu trúc – Ngữ nghĩa tục ngữ tiếng Hán hiện đại và Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHẠM THANH HẰNG
ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC – NGỮ NGHĨA
TỤC NGỮ TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
VÀ TIẾNG VIỆT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGƠN NGỮ
Mã số: 62.22.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Đức Dân
2. PGS. Chu Xuân Diên
NĂM 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và dẫn chứng đưa ra trong luận án là hoàn toàn trung thực và
không sao chép từ bất kì một công trình nào.
Tác giả luận án
iii
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1. Trong luận án, các ví dụ về tục ngữ từ tiếng Hán hiện đại được trình bày gồm:
nguyên văn chữ Hán (hình thức giản thể), phần phiên âm Hán Việt, và phần dịch
nghĩa. Trong đĩ, phần nguyên văn khơng cho trong ngoặc, phần phiên âm Hán Việt
cho trong ngoặc nháy (‘’), phần dịch nghĩa viết hình thức chữ thường. Trong trường
hợp trích dẫn dài (khơng phải tục ngữ), luận án khơng phiên âm Hán Việt mà trực
tiếp dịch nghĩa sang tiếng Việt (đơi chỗ dùng: Tạm dịch).
2. Số lượng ví dụ quá nhiều, vì thế luận án khơng đánh số thứ tự.
3. Các bảng được đánh số theo thứ tự trong chương, chẳng hạn: bảng thứ 2 trong
chương 1 được viết là bảng 1.2.
DẪN NHẬP
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay việc nghiên cứu tục ngữ trong giới ngôn ngữ học của hai nước Việt
Nam và Trung Quốc rất được coi trọng. Số lượng học giả cũng như những thành
quả trong việc nghiên cứu tục ngữ ngày càng nhiều. Hệ quả của điều này là sự
xuất hiện rất đa dạng các chuyên khảo cũng như các từ điển về tục ngữ. Về các
từ điển tục ngữ Hán có thể kể ra một số công trình tiêu biểu như “Hán ngữ tục
ngữ đại từ điển” do Ôn Đoan Chính chủ biên [132], “Tục ngữ từ điển” của Từ
Tông Tài, Ứng Tuấn Linh [142], v.v. Ở Việt Nam có “Tục ngữ, ca dao, dân ca
Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan [89], “Tục ngữ Việt Nam” của nhóm Chu Xuân
Diên, Lưu Văn Đang, Phương Tri [27], “Từ điển thành ngữ – tục ngữ Việt Nam”
của Nguyễn Lân [69], “Từ điển thành ngữ - tục ngữ - ca dao Việt Nam” của Việt
Chương [16], v.v.
So với sự xuất hiện rất đa dạng, phong phú các từ điển tục ngữ, những công
trình chuyên về nghiên cứu tục ngữ nói chung cũng như các công trình đối chiếu
tục ngữ Hán - Việt, Việt - Hán còn rất ít. Ngoài một số bài viết và luận án tiến sĩ
có đề cập đến việc so sánh tục ngữ, chẳng hạn, luận án tiến sĩ “Cấu trúc cú
pháp – ngữ nghĩa của tục ngữ Việt trong sự so sánh với tục ngữ của một số dân
tộc khác” (2001) của Nguyễn Quí Thành, chưa có công trình nào nghiên cứu
chuyên sâu và so sánh ngữ nghĩa cũng như cấu trúc giữa tục ngữ Hán và tục ngữ
Việt. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng tiến hành nghiên cứu, đối chiếu tục ngữ
Hán và tục ngữ Việt là việc làm có ý nghĩa và có giá trị nhất định.
Ngôn ngữ và văn hoá có quan hệ mật thiết với nhau. Hệ thống ngôn ngữ của
2
một dân tộc, trong đó tục ngữ là một bộ phận cấu thành, không những truyền tải
văn hoá của dân tộc đó, xét về góc độ lịch sử, còn là tinh hoa về văn hoá của
dân tộc. Tục ngữ Hán cũng như tục ngữ Việt đều mang đậm tính nhân văn. Nó
phản ánh một cách sâu sắc và toàn diện cuộc sống văn hoá xã hội của dân tộc
Hán và dân tộc Việt. Tục ngữ là kết tinh trí tuệ của quần chúng nhân dân qua
nhiều thế hệ, là sự tổng kết kinh nghiệm sản xuất và cuộc sống xã hội của
quảng đại quần chúng, và còn là sự thể hiện sâu sắc, sinh động văn hoá dân tộc
Việt và Hán. Vị trí địa lí và lịch sử giao lưu văn hoá lâu đời của nhân dân hai
nước Việt –Trung khiến cho tục ngữ Hán và tục ngữ Việt trong sự phát triển và
hình thành của mình đã có sự ảnh hưởng, thúc đẩy lẫn nhau. Do đó nghiên cứu
tục ngữ Hán và tục ngữ Việt là việc làm có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu văn
hoá dân tộc hai nước, việc đối chiếu tục ngữ Hán và Việt có giá trị tham khảo
quan trọng.
Việc nghiên cứu tục ngữ Hán cũng như tục ngữ Việt đã được giới nghiên cứu
tiến hành từ lâu và càng ngày càng nhận được nhiều quan tâm. Với nội dung
phong phú, bao quát nhiều lĩnh vực, với cấu trúc đặc thù, nhiều loại hình, tục
ngữ không chỉ là đối tượng nghiên cứu của ngành văn học dân gian, như quan
niệm của một số tác giả trước đây, mà trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học khác như triết học, dân tộc học, tâm lý học, xã hội học, đặc biệt
là ngôn ngữ học. Tục ngữ không chỉ được tìm hiểu ở phương diện giá trị phản
ánh đời sống, nhận thức; ở những đúc kết kinh nghiệm về tự nhiên, về xã hội mà
còn được khai thác ở nhiều góc độ khác.
Đứng từ phương diện ngôn ngữ học, luận án này xác định đối tượng nghiên
cứu là phương diện ngôn ngữ của tục ngữ và những vấn đề liên quan mật thiết
3
với phương diện này. Những vấn đề cơ bản về tục ngữ như cấu trúc cú pháp, các
mô hình ngữ nghĩa, nghĩa biểu trưng trong tục ngữ được đặc biệt chú ý. Vì nhiều
lí do, luận án chỉ tập trung tìm hiểu những phương diện trên thể hiện trong tục
ngữ Hán và tục ngữ Việt.
Thông qua luận án này, chúng tôi mong muốn được góp một phần sức lực
vào việc so sánh đối chiếu, tìm ra những nét tương đồng, dị biệt giữa tục ngữ hai
nước Việt – Trung. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo tin cậây,
có giá trị cho những người muốn nghiên cứu, tìm hiểu tục ngữ Hán. Những nội
dung của luận án cũng sẽ góp phần nhất định vào việc gìn giữ sự trong sáng của
tiếng Việt.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Tình hình nghiên cứu tục ngữ ở Trung Quốc
Theo chuyên khảo nghiên cứu tục ngữ tiếng Hán ở thế kỉ XX [135], từ “tục
ngữ” xuất hiện sớm nhất trong “Sử kí” của Tư Mã Thiên. Nếu từ “tục ngữ” trong
“Sử kí” là từ thông thường, chỉ cách nói lưu truyền trong dân gian, thì từ “tục
ngữ” trong “Thuyết uyển” của Lưu Hướng đã mang tính thuật ngữ, chỉ những
ngữ cố định lưu truyền trong dân gian. Vào thời Tiên Tần và thời nhà Hán, tục
ngữ và ngạn ngữ thuộc về cùng một khái niệm, cho nên sau này còn có tên gọi
là “tục ngạn”. Nếu tính từ thế kỉ XVIII, có thể nói là việc sưu tầm và chú thích
tục ngữ ở Trung Quốc cũng khá rầm rộ và đạt được những kết quả nhất định.
Những đầu sách tiêu biểu là “Thông tục biên”, “Hằng ngôn lục”, “Cổâ dao
ngạn”, “Thường ngữ lục nguyên”, v.v. Tuy nhiên, những sách về tục ngữ của
thời kì này chủ yếu thiên về sưu tầm, thu thập các câu tục ngữ, không mang tính
chất lí luận, nghiên cứu. Ngay cả nhận thức về vấn đề cơ bản nhất “tục ngữ là
4
gì” cũng rất mơ hồ. Nhận định về việc nghiên cứu tục ngữ trong giai đoạn này,
tác giả cho rằng: “我国古代的俗语研究虽然取得了不少成就,但总的来说,还
是处在不自觉的朦胧状态 (nghiên cứu tục ngữ thời cổ của nước ta tuy đạt được
một số thành tựu, nhưng tóm lại vẫn ở trong tình trạng mông lung, không rõ
ràng)” [135, tr.32].
Sau khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949), công việc nghiên
cứu và thu thập, chỉnh lí tục ngữ đạt được rất nhiều thành quả và có những bước
phát triển mới. Những chuyên khảo nghiên cứu lí luận về tục ngữ được triển khai
toàn diện. Có thể kể đến “Ngạn ngữ” của Ôn Đoan Chính [134]; “Tục ngữ” của
Mã Quốc Phàm, Mã Thúc Tuấn [127]; “Trung Hoa ngạn dao nghiên cứu” của
Vũ Chiêm Khôn [138]; “Tục ngữ” của Từ Tông Tài [141] và nhiều bài nghiên
cứu khác đăng trên tạp chí khoa học.
Nhìn chung, phạm vi nghiên cứu tục ngữ ngày nay tương đối sâu, rộng. Các
tác giả không những chỉ chú ý đến tính chất, nội dung và hình thức của tục ngữ
mà còn chú ý nghiên cứu phương diện ngữ dụng nữa.
2.1.1. Nghiên cứu tục ngữ từ góc độ cấu trúc cú pháp
Như trên đã nói, các sách nghiên cứu tục ngữ Hán hiện nay đa số đều đề cập
đến nhiều khía cạnh của tục ngữ. Nhưng cũng có thể nhận thấy khuynh hướng đi
sâu nghiên cứu tục ngữ ở một số lĩnh vực của một số tác giả. Chú ý phân tích
cấu trúc cú pháp tục ngữ có Mã Quốc Phàm, Mã Thúc Tuấn [127], Vũ Chiêm
Khôn [138]. Đồng tình với quan điểm chung của các nhà Hán học, cho rằng tục
ngữ tương đương với đơn vị câu, tác giả Mã và Vũ đều phân tích tục ngữ theo
quan điểm ngữ pháp truyền thống của tiếng Hán [x. chương 2]. Theo họ, cấu trúc
5
cú pháp tục ngữ cũng có các kiểu câu đơn, câu ghép và một số cấu trúc đặc thù.
Trong các tài liệu chúng tôi khảo sát không thấy có ý kiến khác biệt, không thấy
khuynh hướng nghiên cứu khác về cấu trúc cú pháp tục ngữ, các nhà nghiên cứu
hoặc không phân tích sâu, hoặc đều phân tích chúng theo cấu trúc cú pháp
truyền thống.
2.1.2. Nghiên cứu tục ngữ từ góc độ ngữ nghĩa
Các nhà Hán học nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm vững ngữ nghĩa
tục ngữ vì nó liên quan trực tiếp đến việc lí giải và vận dụng tục ngữ một cách
chính xác. Ngoài ra họ còn đề cập cụ thể đến những vấn đề như: nghĩa mặt chữ
và nghĩa thực tế của tục ngữ; tính đơn nghĩa và tính đa nghĩa của tục ngữ; tục
ngữ đồng nghĩa và tục ngữ phản nghĩa.
Theo Ôn Đoan Chính [134], nghĩa mặt chữ (字面意义 tự diện ý nghĩa) của
tục ngữ là nghĩa được suy ra trực tiếp từ những từ và quan hệ ngữ pháp bao hàm
trong tục ngữ. Nghĩa thực tế (实际意义 thực tế ý nghĩa)của tục ngữ chỉ nghĩa
được sử dụng trong thực tế của tục ngữ. Sau khi phân tích mối quan hệ giữa
nghĩa mặt chữ và nghĩa thực tế, tác giả phân chúng thành ba nhóm sau:
(1) Nghĩa mặt chữ và nghĩa thực tế giống nhau, nghĩa mặt chữ là nghĩa đen.
(2) Nghĩa mặt chữ và nghĩa thực tế không giống nhau. Nghĩa mặt chữ không
có tác dụng biểu ý, nghĩa thực tế trong câu mới là nghĩa được sử dụng.
(3) Có hai nghĩa thực tế, một nghĩa giống nghĩa mặt chữ, còn một nghĩa là
nghĩa phái sinh.
Về tính đơn nghĩa và đa nghĩa của tục ngữ, tác giả Ôn cho rằng tục ngữ đơn
nghĩa là một câu tục ngữ chỉ truyền thụ tri thức ở một lĩnh vực nào đó, những tri
6
thức đó được xác nhận và chỉ có một cách giải thích. Tục ngữ đa nghĩa là tục ngữ
có từ hai ý nghĩa trở lên. Trong tục ngữ không hiếm hiện tượng “nhất ngữ đa
ngôn”, có tục ngữ có hai nghĩa thực tế – nghĩa đen và nghĩa phái sinh, từ đó hình
thành hiện tượng cùng tồn tại tầng nghĩa bề mặt (浅层义 thiển tầng nghĩa) và
tầng nghĩa bên trong (深层义 thâm tầng nghĩa). Tuy có thể đa nghĩa, nhưng
khi sử dụng trong ngữ cảnh cụ thể, mỗi câu tục ngữ thường cũng chỉ mang một
nghĩa nhất định.
Cùng quan điểm trên còn có Từ Tông Tài [141], ngoài việc đề cập tới tính
đơn nghĩa và đa nghĩa của tục ngữ, ông còn đưa ra một loại nữa là tính thiên
nghĩa (偏义性). Tục ngữ thiên nghĩa là dạng thức tục ngữ do hai bộ phận tạo
thành, trong đó một bộ phận là chính, một bộ phận là phụ. Bộ phận chính biểu
thị nghĩa chính của tục ngữ, bộ phận phụ biểu thị nghĩa phụ, nó có tác dụng so
sánh và làm rõ nghĩa mà tục ngữ muốn biểu đạt. Câu tục ngữ “饭多伤胃,话多
伤人 phạn đa thương vị, thoại đa thương nhân” (cơm nhiều hại dạ dày, lời nhiều
hại người), trong đó cơm nhiều hại dạ dày là nghĩa phụ để nhấn mạnh, làm nổi
rõ nghĩa chính lời nhiều hại người.
Thực ra, nghĩa mặt chữ hay nghĩa thực tế (dùng theo thuật ngữ các nhà Hán
học) cũng tương đương với nghĩa đen hay nghĩa bóng hoặc nghĩa biểu trưng trong
tục ngữ Việt (x. 2.2). Thiết nghĩ, đó cũng là những đặc điểm chung về mặt ngữ
nghĩa của tục ngữ nhiều dân tộc.
2.2. Tình hình nghiên cứu tục ngữ ở Việt Nam
Việc sưu tầm biên soạn tục ngữ ở Việt Nam cũng xuất hiện từ rất sớm. Chỉ
7
tính trong khoảng 40 năm nửa đầu thế kỉ XX, khá nhiều sách về tục ngữ được
biên soạn, xuất bản. Cuốn sách biên soạn tục ngữ in bằng chữ quốc ngữ đầu tiên
là “Tục ngữ cổ ngữ gia ngôn”, tác giả là Huỳnh Tịnh Của, xuất bản năm 1896
[dẫn theo 68, tr.28]. Ngoài ra có thể kể đến một số sách khác như “Nam ngạn
chích cẩm” của Phạm Quang Sán (1918), “Việt Nam ngạn ngữ phương ngôn
thư” của Nguyễn Văn Lễ (1931), v.v. Những sách này chủ yếu dừng lại ở mức
thu thập, biên soạn, cùng lắm là có thêm phần chú giải tục ngữ. Tuy nhiên,
những tư liệu thu thập tục ngữ đó rất có giá trị về phương diện bảo tồn phong tục
tập quán, nói rộng hơn là bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt.
Chúng ta có thể nhận thấy điều này trong lời tựa của “Nam âm sự loại”: “Nước
Nam ta phương ngôn tục ngữ cùng là lời ca, câu dở, câu hay cũng đều truyền cả.
Câu hay để cho người bắt chước, câu dở để cho người răn chừa, không mất tiền
mua, đáng trăm quan quý” [dẫn theo 74, tr. 509].
Năm 1975, miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất. Trang sử mới của
nước nhà tạo cơ hội tốt cho sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên cũng
như xã hội. Nhiều nhà Việt ngữ học quan tâm nghiên cứu tục ngữ và một số
công trình chuyên khảo về tục ngữ được ra đời. Những chuyên khảo này không
đơn thuần chỉ là sưu tầm và chú giải tục ngữ, mà còn tìm hiểu tục ngữ từ nhiều
khía cạnh, trong đó cấu trúc và ngữ nghĩa của tục ngữ được các tác giả đi sâu
khai thác, nghiên cứu.
Chúng ta có thể kể đến những công trình nghiên cứu về tục ngữ như: “Tục
ngữ Việt Nam” của nhóm Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri [27];
“Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc & thi pháp” của Nguyễn Thái Hòa [59], “Tìm hiểu
thi pháp tục ngữ Việt Nam” của tác giả Phan Thị Đào [35] và hàng loạt các bài
8
nghiên cứu tục ngữ đăng trong các tạp chí: Ngôn ngữ, Văn hoá dân gian, Văn học
cùng một số luận án tiến sĩ nghiên cứu về tục ngữ trong mấy năm gần đây.
Ở Việt Nam, có thể thấy cách tiếp cận nghiên cứu tục ngữ theo các khuynh
hướng sau:
2.2.1. Tiếp cận cấu trúc cú pháp tục ngữ theo quan điểm ngữ pháp chức năng
Theo quan điểm ngữ pháp chức năng, cấu trúc câu là mô hình Đề –Thuyết.
Quan điểm phân tích cú pháp tục ngữ theo mô hình đề thuyết đầu tiên có thể kể
đến tác giả Cao Xuân Hạo trong Ngữ pháp chức năng tiếng Việt [54]. Theo ông,
mô hình đề thuyết có thể phân nhỏ thành câu một bậc (kiểu câu mà cả Đề lẫn
Thuyết đều không thể chia tiếp thành hai phần đề và thuyết ở bậc thấp hơn) và
câu nhiều bậc (kiểu câu mà Đề hoặc/ và Thuyết bậc trên được cấu tạo bằng một
cấu trúc đề thuyết bậc dưới). Ông dùng biểu đồ hình cây biểu diễn cấu trúc cú
pháp tiếng Việt trong đó bao gồm cấu trúc cú pháp tục ngữ Việt [54, tr.72,73].
Ngoài ra để có thể dễ dàng phân định ranh giới giữa Đề và Thuyết, các tác giả
còn đưa ra một số từ giữ vai trò là phương tiện phân giới Đề – Thuyết. Đó chủ
yếu là các từ “thì”, “là”, “mà”.
Nguyễn Đức Dương trong “Tìm về linh hồn tiếng Việt” [32] cùng một quan
điểm về mô hình đề-thuyết. Ông đã sử dụng cách biểu diễn cấu trúc cú pháp
bằng biểu đồ hình cây của Cao Xuân Hạo để tiến hành phân tích cấu trúc cú
pháp tục ngữ. Theo ông, vận dụng mô hình đề-thuyết giúp nhận diện cấu trúc cú
pháp của mọi đơn vị tục ngữ dễ dàng, mau lẹ.
Có thể tìm thấy cùng chung cách tiếp cận tục ngữ từ góc độ ngữ pháp chức
năng trong luận án tiến sĩ “So sánh cấu trúc – chức năng của thành ngữ và tục
ngữ tiếng Việt” của Hoàng Diệu Minh [79]. Theo tác giả trong tiếng Việt, câu có
9
cấu trúc đề-thuyết, tục ngữ cũng vậy. Hoàng Diệu Minh dùng cách phân tích câu
và dựa vào các dấu hiệu hình thức và các tác tử phân giới thì, là, mà để phân
tích và phân loại tục ngữ theo cấu trúc câu đơn, câu ghép. Vấn đề được nghiên
cứu trong luận án về ngữ pháp chức năng đối với cú pháp tục ngữ là sự tiếp thu
những thành tựu các công trình đi trước. Bằng cách nhìn của phương pháp nghiên
cứu ngôn ngữ học hiện đại, liên quan chặt chẽ với lí thuyết ngữ pháp chức năng,
luận án giúp chúng ta có thể nhận rõ mối quan hệ tất yếu giữa ba bình diện: Kết
học, Nghĩa học và Dụng học. Đó là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức,
mục đích và phương tiện.
Cách tiếp cận cấu trúc cú pháp tục ngữ Việt theo quan điểm ngữ pháp chức
năng có nhiều thuận lợi và cũng có những cơ sở thuyết phục (như các tác giả đã
chứng minh), nhất là đối với những kiểu chuỗi câu rút gọn thường xuất hiện trong
tục ngữ như: Chó treo mèo đậy; Nhất vợ, nhì trời; Bố gậy tre, mẹ gậy vông, v.v.
2.2.2. Tiếp cận cú pháp tục ngữ từ góc độ cấu trúc lôgích - ngữ nghĩa
Đi theo hướng khảo sát, phân tích tục ngữ từ góc độ lôgích, Nguyễn Đức
Dân [25] gợi mở hướng nghiên cứu cấu trúc tục ngữ theo quan điểm lô gích –
ngữ nghĩa. Tác giả đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho thấy rằng tục ngữ có
những cấu trúc đặc thù ít thấy ở câu thông thường. Bằng những cấu trúc lô gích -
ngữ nghĩa khái quát, tác giả chứng minh rằng một số câu tục ngữ tuy dùng những
phương thức biểu đạt ngôn ngữ khác nhau nhưng lại có cấu trúc lô gích như nhau.
Giải mã nghĩa tục ngữ theo kiểu này tương đối chặt chẽ và chuẩn xác.
Chúng ta có thể hiểu rằng cấu trúc lô gích là bất biến ngữ nghĩa của hai hay
nhiều câu tục ngữ. Đặc trưng của mối quan hệ giữa các quan hệ và thuộc tính
của chúng đã tạo ra nghĩa cơ bản của tục ngữ. Thực tế cho thấy một số câu tục
10
ngữ là những biến thể ngôn ngữ của một bất biến ngữ nghĩa, bất biến ngữ nghĩa
chính là nghĩa khái quát hay nghĩa biểu trưng của tục ngữ.
Gần đây, Nguyễn Quí Thành trong luận án tiến sĩ Cấu trúc cú pháp – ngữ
nghĩa của tục ngữ Việt trong sự so sánh với tục ngữ của một số dân tộc khác [95]
tập trung nghiên cứu cấu trúc cú pháp tục ngữ xuất phát từ đặc điểm nội dung
khái quát nhất của tục ngữ để tìm hiểu các cấu trúc đặc thù một cách có hệ
thống. Từ việc phân tích nội dung, hình thức của từng câu tục ngữ Việt, tiếp thu
quan điểm của cấu trúc lôgích – ngữ nghĩa, tác giả rút ra ba cặp mệnh đề ngữ
nghĩa khái quát nhất phản ánh nhận thức chung của dân gian về thế giới. Đó là:
(1) Cái này thì có/ không có đặc điểm này; (2) Cái này thì tương đương/