1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong hoạt động quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng, quá trình quản lý diễn ra theo một chu trình với 4 chức năng cơ bản, đó là: kế hoạch hoá; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra, thanh tra. Trong đó, chức năng kiểm tra, thanh tra là chức năng giúp cho nhà quản lý xác định hệ quản lý đang ở tình trạng nào để có giải pháp điều chỉnh cho phù hợp; kiểm tra, thanh tra còn là cầu nối giữa nhà quản lý và đối tượng bị quản lý, là nơi diễn ra quá trình thu nhận thông tin để hệ vận động và phát triển. Do đó, việc nghiên cứu hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra là yêu cầu có tính cấp thiết và liên tục.
Thời gian qua, Sở Gíao dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức và tiến hành nhiều cuộc thanh tra toàn diện các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh, qua thanh tra đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, giữ vững kỷ cương, nề nếp, từng bước đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực. Tuy nhiên, so với mục đích thanh tra vẫn còn một số hạn chế, bất cập, chưa phát huy được hiệu quả, chưa có tác dụng điều chỉnh và định hướng quản lý công tác thanh tra toàn diện tại các trường trung học phổ thông trong tỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm tra, đánh giá hoạt động của các trường trung học phổ thông, từ đó chưa thực hiện tốt công tác tư vấn, thúc đẩy trong thanh tra, kiểm tra.
Mặt khác,từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT, ngày 20 tháng 10 năm 2006 V/v hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo thay thế cho Thông tư số 07/2004/TT-BGD&ĐT, ngày 30 tháng 03 năm 2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông đã có nhiều tranh luận, chưa thống nhất trong giáo viên, cán bộ quản lý, chuyên viên từ phòng Giáo dục và Đào tạo đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu:“Đổi mới công tác thanh tra tòan diện các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn tốt nghiệp.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý của Sở Gíao dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đối với công tác thanh tra toàn diện các trường trung học phổ thông, đề xuất các biện pháp của Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm đổi mới công tác thanh tra toàn diện các trường THPT để nâng cao hiệu quả thanh tra, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THPT trong giai đoạn hiện nay.
114 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3723 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới công tác thanh tra toàn diện các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Nguyễn Ngọc Thành
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THANH TRA TOÀN DIỆN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS Trần Kiểm
HÀ NỘI, NĂM 2011
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đở. Với tình cảm chân thành, tác già xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Khoa Quản lý Giáo dục, Phòng Đào tạo sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng các Thầy Cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy tận tâm, động viên và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cám ơn Thầy giáo- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Kiểm, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo Sở, Thanh tra Sở, các phòng, ban thuộc Sở, cán bộ quản lý, giáo viên các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn tấm lòng của tất cả những người thân yêu, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên khích lệ và giúp đở tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót, kính xin được góp ý và chỉ dẫn thêm.
Tác giả
Nguyễn Ngọc Thành
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Nội dung
QL : Quản lý
QLNN : Quản lý nhà nước
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
QLGD : Quản lý giáo dục
TT : Thanh tra
KT : Kiểm tra
TTGD : Thanh tra giáo dục
THPT : Trung học phổ thông
CBQL : Cán bộ quản lý
TTV : Thanh tra viên
CTVTT : Cộng tác viên thanh tra
HT : Hiệu trưởng
PHT : Phó hiệu trưởng
TTGDTX : Trung tâm Giáo dục thường xuyên
GV : Giáo viên
GV THPT : Giáo viên Trung học phổ thông
NV : Nhân viên
HS : Học sinh
KH : Kế hoạch
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
I. DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1. Những điểm khác nhau giữa Thanh tra và Kiểm tra……………..
Bảng 2.1. Số trường học của các cấp giai đoạn 2006-2011…………………
Bảng 2.2. Số lớp học của các cấp giai đoạn 2006-2011 ……………………
Bảng 2.3. Số học sinh của các cấp giai đoạn 2006-2011……………………
Bảng 2.4. Thống kê về tổng số, giới tính, dân tộc thiểu số, chính trị………..
Bảng 2.5. Thống kê về trình độ đạt chuẩn…………………………………..
Bảng 2.6. Kết quả xếp loại học lực bậc học tiểu học năm học 2010-2011……
Bảng 2.7. Kết quả xếp loại học lực bậc học trung học năm học 2010-2011….
Bảng 2.8. Kết quả xếp loại hạnh kiểm bậc học trung học năm học 2010-2011.. Bảng 2.9. Kết quả nhận thức về hệ thống, vai trò, vị trí của TTGD…………
Bảng 2.10. Kết quả nhận thức về mục đích và thẩm quyền công tác TT toàn diệntrườngTHPT…………………………………………………………
Bảng 2.11. Kết quả nhận thức về tầm quan trọng của các nội dung TT toàn diện trường THPT.......................................................................................................................
Bảng 2.12.Thống kê số lượng TTV trong 5 năm qua………………………….
Bảng 2.13. Thống kê CTVTT các bậc học 3 nhiệm kỳ qua……………………
Bảng 2.14. Thống kê CTVTT bậc học THPT 3 nhiệm kỳ qua……………
Bảng 2.15. Kết quả đánh giá của HT và GV THPT về phẩm chất, năng lực, uy tín của lực lượng CTVTT bậc học THPT……………
Bảng 2.16. Kết quả tự đánh giá của CTVTT về phẩm chất, năng lực, uy tín………
Bảng 2.17. Kết quả tự đánh giá của TTV, CTVTT bậc học THPT về khả năng
thực hiện các nhiệm vụ trong công tác TT toàn diện trường THPT…………..
Bảng 2.18. Mức độ, kết quả thực hiện việc xây dựng kế hoạch TT toàn diện trường THPT của Sở GD&ĐT……………
Bảng 2.19. Đánh giá thực trạng mức độ hợp lý các hình thức tổ chức thực hiện TT bậc học THPT……………………
Bảng 2.20. Mức độ, kết quả thực hiện việc chỉ đạo của Sở GD&ĐTđối với công tác TT toàn diện trường THPT......................................................
Bảng 2.21. Mức độ, kết quả thực hiện việc kiểm tra của Sở GD&ĐT đối với công tác TT toàn diện trường THPT......................................................
Bảng 2.22. Mức độ, kết quả thực hiện về tổ chức sử dụng kết quả thanh tra…..
Bảng 2.23. Mức độ, kết quả thực hiện về các điều kiện hỗ trợ cho công tác TT….
Bảng 3.1. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính hợp lý và khả thi của các biện pháp…
Bảng 3.2.Tương quan giữa tính rất phù hợp và tính rất khả thi của các biện pháp…
II. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1. Mô hình quản lý……………………………………………..
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa 1
Lời cảm ơn 2
Danh mục các chữ viết tắt 3
Danh mục các bảng biểu, sơ đồ 4
Mục lục…………………………………………………………………………...…6
Mở đầu……………………………………………………………………………… …9
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THANH TRA TOÀN DIỆN TRƯỜNG THPT 13
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 13
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 16
1.2.1. Quản lý, Quản lý giáo dục 16
1.2.2. Thanh tra, Thanh tra giáo dục 18
1.2.3. Thanh tra toàn diện nhà trường, Thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo 22
1.3. Vai trò, vị trí, chức năng của Thanh tra giáo dục 23
1.3.1. Vai trò của Thanh tra giáo dục 23
1.3.2. Vị trí của Thanh tra giáo dục 24
1.3.3. Chức năng của Thanh tra giáo dục 24
1.4. Nguyên tắc thanh tra và yêu cầu đổi mới hoạt động thanh tra giáo dục trong điều kiện hiện nay 26
1.4.1. Nguyên tắc thanh tra 26
1.4.2. Yêu cầu đổi mới hoạt động thanh tra giáo dục trong điều kiện hiện nay 27
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra giáo dục 28
1.5.1. Yếu tố chủ quan 28
1.5.2. Yếu tố khách quan 29
1.6. Tổ chức Thanh tra Sở GD&ĐT; nội dung, nhiệm vụ và trình tự thanh tra toàn diện trường THPT…………………………………………………………………29
1.6.1.Tổ chức Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo………………………………29..
1.6.2. Nội dung, nhiệm vụ và trình tự thanh tra toàn diện trường THPT……….31.
1.7. Nội dung đổi mới công tác thanh tra toàn diện trường THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo. 35
1.7.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của TTGD và mục đích TT toàn diện trường THPT cho CBQL, TTV, CTVTT và GV THPT 35
1.7.2. Xây dựng kế hoạch TT toàn diện trường THPT ……………………..36
1.7.3. Tổ chức bộ máy TT 37
1.7.4. Xây dựng lực lượng TTV, CTVTT 38
1.7.5. Chỉ đạo công tác TT toàn diện các trường THPT 40
1.7.6. Kiểm tra công tác TT toàn diện các trường THPT 41
1.7.7. Tổ chức sử dụng kết quả thanh tra 42
1.7.8. Tạo dựng các điều kiện hỗ trợ cho công tác thanh tra 42
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC THANH TRA TOÀN DIỆN CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK… 45
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk 45
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk 45
2.1.2. Tình hình GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk 46
2.2. Thực trạng việc triển khai công tác thanh tra toàn diện các trường THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk 51
2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, TTV, CTVTT và GV THPT về vai trò, vị trí của TTGD; mục đích, thẩm quyền và tầm quan trọng của các nội dung TT toàn diện các trường THPT 51
2.2.2. Thực trạng về công tác xây dựng lực lượng TTV và CTVTT 58
2.2.3. Thực trạng về xây dựng kế hoạch TT 68
2.2.4. Thực trạng về tổ chức bộ máy TT 70
2.2.5. Thực trạng về chỉ đạo công tác thanh tra 71
2.2.6. Thực trạng về kiểm tra công tác thanh tra 74
2.2.7. Thực trạng về tổ chức sử dụng kết quả thanh tra 76
2.2.8. Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ cho công tác thanh tra 78
2.3. Đánh giá chung 79
2.3.1. Những ưu điểm 80
2.3.2. Những tồn tại 80
Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CỦA SỞ GD&ĐT NHẰM ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TT TOÀN DIỆN CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 82
3.1. Những nguyên tắc xác lập biện pháp 82
3.1.1. Nguyên tắc về tính định hướng đảm bảo mục tiêu GD&ĐT 82
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 84
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 86
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 86
3.2. Các biện pháp cụ thể………………………………………………………..87
3.2.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, TTV, CTVTT, GV về công tác thanh tra 87
3.2.2. Xây dựng kế hoạch công tác TT toàn diện trường THPT ……………… 88
3.2.3. Đổi mới tổ chức công tác TT toàn diện trường THPT 90
3.2.4. Xây dựng đội ngũ TTV, CTVTT bậc THPT đáp ứng yêu cầu công tác TT…………………………………………………………………………………92
3.2.5. Chỉ đạo triển khai công tác TT toàn diện các trường THPT 95
3.2.6. Kiểm tra công tác TT toàn diện các trường THPT 99
3.2.7. Sử dụng kết quả TT nhằm phát hiện nguồn nhân lực giáo dục 101
3.2.8. Xây dựng các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động TT 103
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 105
3.4. Khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 105
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……………………………………………..109.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong hoạt động quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng, quá trình quản lý diễn ra theo một chu trình với 4 chức năng cơ bản, đó là: kế hoạch hoá; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra, thanh tra. Trong đó, chức năng kiểm tra, thanh tra là chức năng giúp cho nhà quản lý xác định hệ quản lý đang ở tình trạng nào để có giải pháp điều chỉnh cho phù hợp; kiểm tra, thanh tra còn là cầu nối giữa nhà quản lý và đối tượng bị quản lý, là nơi diễn ra quá trình thu nhận thông tin để hệ vận động và phát triển. Do đó, việc nghiên cứu hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra là yêu cầu có tính cấp thiết và liên tục.
Thời gian qua, Sở Gíao dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức và tiến hành nhiều cuộc thanh tra toàn diện các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh, qua thanh tra đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, giữ vững kỷ cương, nề nếp, từng bước đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực. Tuy nhiên, so với mục đích thanh tra vẫn còn một số hạn chế, bất cập, chưa phát huy được hiệu quả, chưa có tác dụng điều chỉnh và định hướng quản lý công tác thanh tra toàn diện tại các trường trung học phổ thông trong tỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm tra, đánh giá hoạt động của các trường trung học phổ thông, từ đó chưa thực hiện tốt công tác tư vấn, thúc đẩy trong thanh tra, kiểm tra.
Mặt khác,từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT, ngày 20 tháng 10 năm 2006 V/v hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo thay thế cho Thông tư số 07/2004/TT-BGD&ĐT, ngày 30 tháng 03 năm 2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông đã có nhiều tranh luận, chưa thống nhất trong giáo viên, cán bộ quản lý, chuyên viên từ phòng Giáo dục và Đào tạo đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu:“Đổi mới công tác thanh tra tòan diện các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn tốt nghiệp.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý của Sở Gíao dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đối với công tác thanh tra toàn diện các trường trung học phổ thông, đề xuất các biện pháp của Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm đổi mới công tác thanh tra toàn diện các trường THPT để nâng cao hiệu quả thanh tra, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THPT trong giai đoạn hiện nay.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý của Sở Gíao dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đổi mới công tác thanh tra toàn diện các trường trung học phổ thông.
4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
4.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk nhằm đổi mới công tác thanh tra toàn diện các trường trung học phổ thông.
4.2. Giới hạn về khách thể điều tra
Khách thể điều tra 360 người, bao gồm: 60 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; 140 thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra và 160 giáo viên THPT.
4.3. Giới hạn về địa bàn khảo sát
Địa bàn khảo sát là một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Chất lượng công tác thanh tra toàn diện các trường THPT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Nếu có sự nghiên cứu, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đối với công tác thanh tra toàn diện các trường THPT, có thể xác lập được các biện pháp hợp lý, khả thi, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác thanh tra toàn diện các trường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác thanh tra toàn diện các trường trung học phổ thông.
6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đối với công tác thanh tra toàn diện các trường trung học phổ thông .
6.3. Đề xuất các biện pháp của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk nhằm đổi mới công tác thanh tra toàn diện các trường trung học phổ thông, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
6.4. Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và phân loại các tài liệu nhằm thu thập thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phương pháp: quan sát, điều tra giáo dục, phỏng vấn, trò chuyện, tổng kết kinh nghiệm … nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng và xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp và sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia nhằm khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi của các biện pháp nhằm làm sáng tỏ tính thực tiễn của luận văn.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Xử lý số liệu đã thu thập được bằng thống kê toán học trong quá trình nghiên cứu.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN: Gồm có 3 phần
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đổi mới công tác thanh tra toàn diện trường THPT.
Chương 2: Thực trạng việc triển khai công tác thanh tra toàn diện các trường THPT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3: Đề xuất các biện pháp của Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm đổi mới công tác thanh tra toàn diện các trường THPT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Phần 3: Kết luận và khuyến nghị: Tóm tắt, đánh giá kết quả nghiên cứu và khuyến nghị các giải pháp để thực thi đề tài.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Phụ lục
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THANH TRA
TOÀN DIỆN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Thanh tra (TT) là một phạm trù lịch sử, TT gắn liền với quá trình lao động xã hội. Chính bản chất của quá trình lao động xã hội đã đòi hỏi tính tất yếu phải có sự quản lý để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động của cả cơ chế sản xuất với sự vận động của các yếu tố khách quan, độc lập hợp thành cơ chế sản xuất đó.
Với tư cách là một chức năng, là một giai đoạn của chu trình quản lý nhà nước (QLNN), Thanh tra gắn liền với QLNN. Các nhà khoa học quản lý ở trong nước cũng như trên thế giới đã xác định TT, kiểm tra (KT) là một trong 4 chức năng của QL.
Trong sự nghiệp cách mạng của nước ta, Đảng và Nhà nước luôn luôn coi trọng và đặt TT vào vị trí quan trọng. Chỉ sau tuyên ngôn độc lập 2 tháng, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 64-SL, thành lập Ban thanh tra đặc biệt. Đó là sắc lệnh lịch sử đối với ngành TT, đồng thời điều đó cũng nói lên sự quan tâm của Đảng, của Bác Hồ đối với công tác TT.
Nhìn lại quá trình hoạt động Thanh tra Giáo dục (TTGD), từ khi có Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng, Bộ Giáo dục-nay là Bộ GD&ĐT đã có Quyết định 1019/QĐ-BGD ngày 29/10/1988 ban hành bản quy định về tổ chức và hoạt động của hệ thống TTGD. Ngày 28/9/1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Nghị định 358/NĐ-HĐBT về tổ chức và hoạt động của TTGD. Sau đó Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định 478/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/3/1993 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra GD&ĐT. Tháng 12/1998, Luật Giáo dục nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành, tại mục 4 chương VII từ điều 98 đến điều 103 đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của TTGD và đối tượng TT. Ngày 10/12/2002, Chính phủ ra Nghị định 101/2002/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của TTGD. Luật Giáo dục năm 2005, tại chương VII “Quản lý Nhà nước về giáo dục” gồm có 4 mục thì có một mục về “Thanh tra giáo dục” (mục 4) đã quy định một cách cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, tổ chức và hoạt động của TTGD phù hợp với Luật TT . Ngày 18/8/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 85/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của TTGD và thay thế Nghị định 101/2002/NĐ-CP. Vậy, qua những văn bản pháp luật của Nhà nước và Chính phủ đã thể hiện tầm quan trọng của TTGD trong sự nghiệp đổi mới quản lý giáo dục (QLGD) nước nhà.
Bàn về công tác TT, KT trong giáo dục, các nhà khoa học giáo dục trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận giáo dục, đặc biệt là về QLGD, các tác giả: Nguyễn Ngọc Quang-“Những khái niệm cơ bản về QLGD”, Đặng Quốc bảo-“Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục”, M.I Kônđacôp-“Cơ sở lý luận khoa học QLGD”, Trần Kiểm-“ Những vấn đề cơ bản của khoa học QLGD”... Các công trình trên thực sự là cẩm nang vô cùng cần thiết cho các nhà QLGD các cấp về lý luận cũng như về thực tiễn QLGD, quản lý nhà trường .
Các tác giả Hà Sỹ Hồ, Nguyễn Ngọc Quang, Đặng Quốc Bảo đã nêu lên những nguyên tắc chung của việc QL hoạt động dạy học, từ đó đã chỉ ra một số biện pháp QL nhà trường. Một trong số biện pháp hữu hiệu để duy trì, điều chỉnh hoạt động của hệ QL đi đúng mục tiêu, kế hoạch, đó là các biện pháp KT, TT, đánh giá kết quả công việc trong từng giai đoạn nhất định.
Tác giả Hà Sỹ Hồ, trong cuốn “Những bài giảng về quản lý trường học” tập 2-NXBGD đã cho rằng: “Chức năng KT đặc biệt quan trọng vì quá trình QL đòi hỏi những thông tin chính xác, kịp thời về thực trạng của đối tượng QL, về việc thực hiện các quyết định đã đề ra, tức là đòi hỏi những liên hệ ngược chính xác, vững chắc giữa các phân hệ QL, và phân hệ được QL...”. Ông khẳng định: “QL mà không kiểm tra thì QL sẽ ít hiệu quả và trở thành QL quan liêu” [12, tr. 126].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang, trong cuốn “Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục” cho rằng: Quá trình QL diễn ra qua năm giai đoạn: “Chuẩn bị kế hoạch, kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra; trong đó kiểm tra là giai đoạn cuối cùng, kết thúc một chu trình QL. KT giúp cho việc chuẩn bị tích cực cho kỳ KH tiếp theo. KT tốt sẽ đánh giá được sâu sắc và chuẩn bị trạng thái cuối cùng của hệ thì đến kỳ KH tiếp theo là việc soạn thảo KH năm học mới sẽ thuận lợi, kế thừa mặt mạnh để tiếp tục phát huy, phát hiện được lệch lạc để uốn nắn, loại trừ”. Tác giả kết luận: “Như vậy, theo lý thuyết Xibecnetic, KT giữ vai trò liên hệ nghịch trong quá trình QL, nó giúp cho chủ thể QL điều khiển tối ưu hệ QL. Không có KT không có QL” [20, tr. 35].
Tác giả Đặng Quốc Bảo (1997) - “Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục” xác định: “KT là công việc gắn bó với sự đánh giá, tổng kết kinh nghiệm giáo dục, điều khiển mục tiêu” [1, tr. 125].
Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “ Cuối cùng, người QL phải thực hiện chức năng kiểm tra nhằm đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Điều cần lưu ý là khi kiểm tra phải theo chuẩn. Chuẩn phải xuất phát từ mục tiêu, là đòi hỏi bắt buộc đối với mọi thành viên của tổ chức”[ 15, tr.45]
Vậy KT, TT có tác dụng rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động QLNN nói chung, hoạt động QLGD nói riêng. Qủan lý đồng thời là kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra nằm trong bản thân sự hoạt động QL.
Gần đây, một số Luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLGD đã nghiên cứu về các biện pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động TT góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TTGD. Có thể nói số công trình nghiên cứu về hoạt động thanh tra giáo dục không nhiều. Tại trườn