Luận văn Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam

Điện lực Quảng Nam là đơn vị đại diện cho ngành điện kinh doanh điện năng trên địa b àn tỉnh Quảng Nam, là một doanh nghiệp nhà nước nhưng hạch toán phụ thuộc vào Công ty Điện lực 3 (PC3)-Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN). Tính chất kinh doanh điện năng của Điện lực, mang tính độc quyền tự nhiên do Nhà nước qui định, nên tồn tại nhiều hạn chế trong việc phục vụ khách hàng sử dụng điện. Hơn nữa, yếu tố kinh doanh điện năng còn gắn liền với việc phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; lại hạch toán phụ thuộc (vào Công ty Điện lực 3), nên hoạt động kinh doanh ở trong ngành điện nói chung và Điện lực Quảng Nam nói riêng chưa rõ ràng và đi vào thực chất kinh doanh vì tư tưởng còn "trông chờ, ỷ lại, mang nặng tính bao cấp" còn khá phổ biến đã ảnh hưởng nhất định và làm cho hiệu quả kinh doanh của Điện lực Quảng Nam chưa thật sự là tốt. Việc " Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam ", là tìm các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam, là phù hợp với xu thế đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) và là tìm chỗ đứng hợp lý cho Điện lực Quảng Nam. Do đó, nghiên cứu đề tài này là cần thiết cho Điện lực Quảng Nam trong điều kiện thực tế hiện nay.

pdf104 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3340 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam 2 mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Điện lực Quảng Nam là đơn vị đại diện cho ngành điện kinh doanh điện năng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, là một doanh nghiệp nhà nước nhưng hạch toán phụ thuộc vào Công ty Điện lực 3 (PC3)-Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN). Tính chất kinh doanh điện năng của Điện lực, mang tính độc quyền tự nhiên do Nhà nước qui định, nên tồn tại nhiều hạn chế trong việc phục vụ khách hàng sử dụng điện. Hơn nữa, yếu tố kinh doanh điện năng còn gắn liền với việc phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; lại hạch toán phụ thuộc (vào Công ty Điện lực 3), nên hoạt động kinh doanh ở trong ngành điện nói chung và Điện lực Quảng Nam nói riêng chưa rõ ràng và đi vào thực chất kinh doanh vì tư tưởng còn "trông chờ, ỷ lại, mang nặng tính bao cấp" còn khá phổ biến đã ảnh hưởng nhất định và làm cho hiệu quả kinh doanh của Điện lực Quảng Nam chưa thật sự là tốt. Việc " Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam ", là tìm các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam, là phù hợp với xu thế đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) và là tìm chỗ đứng hợp lý cho Điện lực Quảng Nam. Do đó, nghiên cứu đề tài này là cần thiết cho Điện lực Quảng Nam trong điều kiện thực tế hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu, tài liệu về nội dung đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết 3 Trung ương (khóa VIII) tương đối nhiều, ở các góc độ và chuyên ngành khác nhau. 3 Tuy nhiên, về loại hình doanh nghiệp điện năng - kinh doanh mang đặc thù - thì phạm vi nghiên cứu này tương đối ít hơn. Có thể tham khảo cho việc nghiên cứu đề tài này ở một số tài liệu sau: - Luận văn thạc sĩ: Cải tiến kinh doanh của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội, của Trần Đức Hùng, 1996. - Luận văn thạc sĩ: Đổi mới tổ chức quản lý kinh doanh bán điện trên địa bàn quận (ở Điện lực Đống Đa), của Quách Thị Hằng, 1996. - Một số đề tài nghiên cứu theo từng mảng công việc của cán bộ nghiệp vụ Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Trường Cao đẳng Điện lực. Việc Cải tổ công nghiệp điện lực của các nước châu á của Thạc sĩ Phạm Lê Phú- EVN, cho biết thêm các thông tin về kết quả đổi mới ngành điện của các nước châu á đã đăng 2 kỳ trên Tạp chí Điện và Đời sống năm 2006. Mặt khác, xu thế hội nhập, chủ trương sắp xếp lại tổ chức ngành điện và lộ trình cổ phần hóa các Điện lực đã làm cho tình hình nghiên cứu mang tính thực tiễn hơn. Do đó, việc nghiên cứu đối tượng cần bám sát thực tế và có giải pháp linh hoạt hơn. Ngoài ra, với sự động viên khuyến khích của các đồng nghiệp trong việc tìm cách giải quyết áp lực xã hội “đòi đáp ứng nhu cầu”, "đòi xóa độc quyền" của ngành điện là động cơ thúc đẩy cho tôi trong việc chọn lựa đề tài này, với trách nhiệm là một người đang làm công tác quản lý ở Điện lực Quảng Nam. Và, việc chọn đề tài này là hoàn toàn mới, chưa được ai nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác tổ chức, quản lý kinh doanh của Điện lực Quảng Nam (thuộc Công ty Điện lực 3, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam). Đối tượng nghiên cứu là một quá trình vận động đòi hỏi phải quan sát, phân tích việc tổ chức và quản lý kinh doanh trong một thời gian nhất định. Để có thể đi sâu và làm rõ, theo qui mô luận văn này, học viên sẽ cố gắng tập trung ở phạm vi tổ chức, quản lý kinh doanh của Điện lực Quảng Nam trong 4 bối cảnh kinh doanh điện năng cả nước và tại tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, sẽ cố gắng đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam. - Số liệu phân tích thực trạng được lấy trong giai đoạn (1997 - 2005), có dự kiến cho 2006, là thời gian từ khi Điện lực Quảng Nam thành lập đến nay. - Số liệu cho tương lai được dự báo cho giai đoạn (2006 - 2010), có xét đến 2015, cũng là khung thời gian sử dụng phổ biến theo quy hoạch của công nghiệp điện năng cho giai đoạn hiện nay. 4. Mục đích, nhiệm vụ Trên cơ sở kiến thức cơ bản đã tiếp thu được ở khóa Cao học Tại chức miền Trung - Tây Nguyên (2004 - 2007) của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được tổ chức tại Đà Nẵng, cũng như kinh nghiệm công tác tại cơ sở, học viên vận dụng các lý luận vào thực tiễn của nội dung về đổi mới tổ chức, quản lý doanh nghiệp đối với Điện lực Quảng Nam. Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản của việc tổ chức, quản lý kinh doanh đối với ngành điện nói chung và đối với Điện lực Quảng Nam nói riêng. - Nghiên cứu, phân tích thực trạng tổ chức, quản lý kinh doanh của Điện lực Quảng Nam từ 1997 đến 2005. - Từ đó, đưa ra các giải pháp hợp lý để đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh Điện lực Quảng Nam theo xu thế cải thiện Pareto. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận được dựa trên các yếu tố cơ bản của: 5 + Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Đặc biệt là yêu cầu đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần của Nghị quyết TW 3, Khoá IX. + Chiến lược phát triển kinh doanh điện năng và tổ chức, sắp xếp các đơn vị của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. + Những kiến thức thu được qua khóa học và thực tiễn công tác quản lý của bản thân học viên. - Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, để thực hiện các nội dung luận văn, học viên sử dụng phương pháp khảo sát, phân tích để đánh giá cho đúng được thực trạng của tổ chức, quản lý kinh doanh Điện lực Quảng Nam. Để chọn được giải pháp phù hợp cho việc đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh của Điện lực Quảng Nam, học viên dùng phương pháp tổng hợp và dự báo trên cơ sở thực chứng ở Điện lực Quảng Nam và bối cảnh chung của ngành điện cả nước. 6. Đóng góp về khoa học của luận văn Phạm vi nghiên cứu và áp dụng đối với đề tài là công tác tổ chức, quản lý kinh doanh của Điện lực Quảng Nam. Tuy nhiên, do tính thống nhất của ngành điện về chức năng, nhiệm vụ kinh doanh, thì nội dung công tác tổ chức, quản lý kinh doanh của một Điện lực gần như nhau ở 61 tỉnh thành trong toàn quốc, nên có thể nghiên cứu áp dụng cho các Điện lực khác. Về lý luận, học viên cố gắng tập hợp đầy đủ các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới doanh nghiệp ngành điện. Ngoài ra, còn xem xét kinh nghiệm về tổ chức, quản lý kinh doanh của các Điện lực trong và ngoài nước ở khu vực châu á. Cho nên, cơ sở và lý luận lý giải cho tổ chức, quản lý kinh doanh và yêu cầu đổi mới ở Điện lực có thể phục vụ cho yêu cầu của công tác nghiên cứu khoa học không những ở cấp Điện lực mà cả cho ngành điện. 6 Về thực tiễn, qua kinh nghiệm công tác 25 năm trong ngành điện và cơ sở lý luận đầy đủ; đánh giá thực trạng xác thực, dự báo chặt chẽ thì các giải pháp sẽ có tính khả thi cao. Nói chung, việc áp dụng các nội dung của luận văn vào thực tế đổi mới ngành điện, về mặt khoa học, có thể nên được ưu tiên xem xét. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kiến nghị, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về tổ chức, quản lý kinh doanh điện ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam. Chương 3: Phương hướng và giải pháp đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam. Chương 1 Một số vấn đề cơ bản về tổ chức, quản lý kinh doanh điện ở Việt Nam 1.1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm, vai trò của ngành điện đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Sự hình thành và phát triển ngành điện Việt Nam gắn liền với sự văn minh hoá đô thị ở Việt Nam, đồng thời là tiền đề cho việc công nghiệp hoá và tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Đặc điểm của điện năng, do tính chất sản phẩm qui định; từ sản xuất đến tiêu dùng gần như đồng thời, không có dự trữ. Và vai trò của ngành điện thể hiện rõ ở việc cung cấp nguyên liệu đầu vào của sản xuất và ở tính độc quyền tự nhiên Nhà nước. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành điện ở Việt Nam Công nghiệp điện ra đời ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, bắt đầu từ một số xưởng phát điện hoạt động độc lập và cung cấp dòng một chiều. Thời bấy giờ, điện chiếu sáng được ưu tiên trước điện động lực. Cho đến năm 1954, tổng 7 công suất nguồn điện toàn quốc mới đạt khoảng 100MW và một lưới hệ manh mún với lưới truyền tải cao nhất là 30,5kV. Từ năm 1954, sau ngày tiếp quản, điện mới được sử dụng rộng rãi hơn và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Thời kỳ 1961- 1965, ở miền Bắc công suất tăng bình quân 20% hằng năm. Cùng với một số nhà máy điện được xây dựng dưới sự giúp đỡ của các nước XHCN; mạng lưới điện 35kV đến 110kV đã được xây dựng, nối liền các nhà máy điện và các trung tâm phụ tải, hình thành nên hệ thống điện non trẻ của Việt Nam; với mức tăng công suất đặt trung bình là 15%. Trong giai đoạn 1966 - 1975 do chiến tranh phá hoại ác liệt nên mức tăng công suất đặt bình quân chỉ đạt 2,6%/ năm. Giai đoạn 1975 - 1994, hệ thống điện được phát triển mạnh với việc đưa vào vận hành một số nhà máy lớn với công nghệ tiên tiến như nhiệt điện Phả Lại 440MW, thuỷ điện Trị An 420MW và đặc biệt là thuỷ điện Hoà Bình 1920MW... Đồng bộ với các nguồn phát điện, hệ thống phát điện được phát triển rộng khắp cả nước trên cơ sở đường trục là lưới điện 220kV. Năm 1994, việc đưa vào vận hành hệ thống truyền tải 500kV đã đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử phát triển của hệ thống điện Việt Nam. Từ đây, Việt Nam đã có một hệ thống điện thống nhất trong toàn quốc, làm tiền đề cho việc hỗ trợ năng lượng các miền sau này. Năm 1995, thực hiện chủ trương cải cách cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đổi mới, trên cơ sở quyết định 91/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã ra đời, với chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh điện trong phạm vi toàn quốc. Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước chuyển đổi sâu sắc về tổ chức quản lý, nâng cao tính chủ động trong sản xuất, kinh doanh, tạo tiền đề cho sự phát triển ngành điện Việt Nam mạnh mẽ, năng động. ở mỗi tỉnh, thành các Sở Điện lực, sau được đổi thành Điện lực thực hiện chức năng (sản 8 xuất) - kinh doanh điện năng; còn việc quản lý nhà nước về điện được chuyển cho Sở Công nghiệp của tỉnh, thành đó. Đến cuối năm 2005 tổng công suất đặt của toàn quốc là 13.000MW, tăng trên 115 lần so với năm 1954. Về sản lượng điện tăng gấp hơn 1.000 lần so với năm 1954. Hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối đã trải rộng khắp mọi miền tổ quốc. Sự phát triển của ngành điện đã đáp ứng kịp thời, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Về chỉ tiêu điện năng tính trên đầu người, năm 1965 mới đạt 30kWh/người/ năm, năm 1975 đạt 56,2kWh/người/năm, năm 1980 đạt 67,7kWh/người/năm, năm 1985 đạt 85kWh/người/năm, năm 1995 là 198kWh/người/năm, thì đến năm 2005 đã đạt trên 500kWh/người/năm. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trên, CBCNV ngành điện đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng (năm 2004) [30]. 1.1.2. Đặc điểm và tác dụng của sản phẩm điện năng Sản phẩm điện năng của ngành điện là hàng hoá đặc biệt, là loại hàng hoá không có hình thái vật chất cụ thể, không thể tách rời quá trình sản xuất với quá trình tiêu dùng. Do tính chất sản phẩm quy định, sản phẩm điện năng từ sản xuất đến tiêu dùng gần như xảy ra đồng thời, không dự trữ. Vì vậy, không đem điện năng lúc thừa bù với khi thiếu hụt và việc hỏng hóc xảy ra ở một nơi nào đó trong hệ thống điện cũng có thể gây nên mất điện một phần hay toàn bộ hệ thống, gây thiệt hại cho ngành điện và các hộ dùng điện. Điện năng không có hình thái vật chất cụ thể, nên quá trình mua - bán điện được xác định sản lượng điện (kWh) qua công tơ điện. Nội dung này được quy định và quản lý theo Pháp lệnh đo lường và Luật Điện lực. Quá trình sản xuất và tiêu dùng xảy ra đồng thời, cho phép ngành điện không cần kho dự trữ. Tuy nhiên, việc sử dụng điện thay đổi có độ chênh lệch 9 rất lớn giữa cao điểm và thấp điểm, giữa các mùa đã gây ra khó khăn rất lớn trong điều hành hệ thống, đặc biệt là lúc thiếu nguồn cung cấp. Do đó, trong quản lý ngành điện đòi hỏi tính thống nhất và đồng bộ rất cao. Ngoài ra, sản phẩm điện năng có tính xã hội hoá rất cao, có tính định hướng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội. Do sản phẩm điện là sản phẩm trung gian, là yếu tố đầu vào và đối tượng phục vụ rất rộng của các ngành, các vùng khu vực nên có tính xã hội hoá cao và còn phải xác định kinh doanh gắn với phục vụ nữa. Do sản phẩm điện là yếu tố đầu vào, cần phải có đủ, kịp thời cho sản xuất tiêu dùng... nên nó cần phải đi trước; và ngược lại sự tăng trưởng kinh tế - xã hội sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng điện năng. Sản phẩm điện năng tuy kinh doanh trong cơ chế thị trường nhưng hiện nay vẫn còn độc quyền về mặt Nhà nước và cung vẫn chưa đáp ứng cầu. Do đó, biện pháp để chống những biểu hiện độc quyền và thường xuyên phải tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm, hợp lý là những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước và ngành điện. Sản phẩm ngành điện không thực hiện cơ chế “kích cầu” tiêu dùng sản phẩm, thiếu quảng bá, thiếu cạnh tranh làm cho hoạt động kinh doanh điện năng kém linh hoạt và trong một thời gian dài nữa vẫn sẽ còn áp dụng phương thức kinh doanh đi đôi với dịch vụ công cộng và phúc lợi xã hội. Không có đối thủ cạnh tranh, không có đầu cơ, tích trữ nên giá cả ổn định và theo quy định thống nhất của Nhà nước (trong từng giai đoạn). Sản phẩm điện là sản phẩm vô hình, vận chuyển trên hệ thống lưới và thiết bị phân phối định sẵn, không thể cải tiến mẫu mã sản phẩm mà chỉ cải tiến phong cách phục vụ khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Vì điện năng là một dạng năng lượng quan trọng, tạo ra động lực cho tất cả các thành phần kinh tế nên cần phải đảm bảo an toàn nghiêm ngặt 10 trong tất cả các khâu công việc, từ sản xuất - truyền tải - đến phân phối. Và khi có vi phạm an toàn về điện, thì sẽ không còn có cơ hội để sửa chữa hoặc rút kinh nghiệm. Như vậy, sản phẩm điện năng là một loại hàng hoá đặc thù, là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất và đời sống xã hội, nhất là trong điều kiện hiện nay Nhà nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điện không thể tích trữ được trong kho như các loại hàng hoá khác, đặc thù này dẫn đến những đặc điểm riêng của hoạt động sản xuất kinh doanh điện. Sản xuất và tiêu thụ điện năng xảy ra đồng thời, có sự ràng buộc chặt chẽ với nhau. Quá trình giao dịch mua bán điện trên thị trường điện lực rất phức tạp, nó không chỉ có mối quan hệ với lĩnh vực thương mại, tài chính mà còn có mối quan hệ trực tiếp với quá trình sản xuất, tiêu thụ, công nghệ, thông tin liên lạc, xã hội và an ninh quốc phòng nữa. 1.1.3. Vai trò của ngành điện đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Ngành điện là một ngành kinh tế - kỹ thuật có vị trí, vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước; là một yếu tố của kết cấu hạ tầng cơ bản (điện- đường- trường- trạm) để thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vai trò của ngành điện thể hiện rõ ở việc cung cấp nguyên liêu đầu vào của sản xuất và ở tính độc quyền tự nhiên Nhà nước. Sản phẩm được sản xuất tại các nhà máy điện trên ba miền, nhưng được tiêu dùng cho nhiều nơi, nhiều mục đích, nhiều loại khách hàng và được vận chuyển trên một loại phương tiện đặc biệt, liên kết trong một hệ thống quy trình khép kín là hệ thống lưới điện quốc gia. Do đó sự thống nhất và phụ thuộc vào nhau rất nhiều; hỗ trợ 11 nguồn điện giữa các khu vực với nhau, nhưng một sự cố trên lưới quốc gia thì có thể ảnh hưởng đến toàn quốc. Ngành điện có tác động trực tiếp đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, tới sự phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh... của đất nước; có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống cũng như sự an toàn về tính mạng của những người sử dụng điện. Vai trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thể hiện bởi: một là, đảm bảo năng lượng điện cho sản xuất, kinh doanh dịch vụ và các hoạt động khác; hai là, tác động mạnh đến việc đẩy nhanh tốc độ, quá trình tái sản xuất, góp phần rút ngắn chu kỳ sản xuất và giảm bớt một cách tương ứng chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Như vậy, ngành điện có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia; đồng thời góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của từng đơn vị kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của ngành điện là một trong những điều kiện vật chất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời kết quả sự phát triển đó của ngành điện làm cơ sở cho việc đánh giá trình độ phát triển của một đất nước, thông qua chỉ tiêu sản lượng điện tiêu dùng bình quân của một người dân trong một năm (số kWh/ người/năm). Trong thời gian đến, ngành điện Việt Nam cần nâng cao hơn nữa vai trò đi trước của mình trong việc đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ cho sản xuất, quốc phòng và đời sống của nhân dân; đặc biệt là cung cấp điện kịp thời cho sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phục vụ tốt hơn nữa cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1.2. Nội dung, đặc điểm tổ chức, quản lý kinh doanh điện ở nước ta 12 1.2.1. Nội dung tổ chức, quản lý kinh doanh điện ở nước ta Kinh doanh điện năng là ngành kinh doanh cung cấp năng lượng điện nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng của xã hội. Kinh doanh điện năng là loại hình kinh doanh đặc thù, vì tác động rất lớn đến nền kinh tế quốc dân cho nên bị quản lý rất chặt chẻ bởi tiêu chuẩn sản phẩm điện năng, khung giá bán điện thống nhất và tổ chức hoạt động. Ngoài ra, tính chất hoạt động kinh doanh còn mang nặng tính xã hội hay mang yếu tố phục vụ - là một yếu tố khác biệt so với các ngành kinh doanh thông thường khác. Do đó, công tác tổ chức, quản lý kinh doanh điện năng có tính hệ thống, có sự thống nhất rất cao và cơ bản giống nhau trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Các nội dung cơ bản của kinh doanh điện năng bao gồm: - Lập kế hoạch kinh doanh: Trên cơ sở yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hay từng địa phương, theo phương pháp dự báo mức yêu cầu dùng điện gia tăng theo từng thành phần kinh tế, từng khu vực mà lập nên kế hoạch kinh doanh năm sau (hay 5 năm). Kế hoạch được lập theo các chỉ tiêu chính là: sản lượng điện năng thương phẩm(kWh), doanh thu(VNĐ) theo một số thành phần cơ bản (Công nghiệp, Dịch vụ, Nông nghiệp và ánh sáng sinh hoạt); một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cơ bản khác như tỉ lệ điện năng dùng cho phân phối, tỉ lệ điện tự dùng, suất tiêu hao nhiên liệu cho phát điện; đầu tư xây dựng; lao động và chi phí. - Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nguồn - lưới: Việc sử dụng điện tăng lên mỗi năm, cần thiết phải tăng cường năng lực của nguồn điện và hệ thống điện truyền tải - phân phối. Chính vì vậy, cần thiết phải tính toán để đầu tư xây dựng thêm nguồn điện mới (hay phải mua điện từ các nguồn bên ngoài), cần cải tạo nâng cấp lưới điện hiện có như thế nào hay phải xây dựng thêm lưới điện cho các phụ tải điện mới. 13 Việc đầu tư xây dựng nguồn - lưới, ngoài việc phải đảm bảo theo trình tự đầu tư xây dựng, cần phải đáp ứng kịp thời nhu cầu dùng điện của khách hàng sử dụng điện và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng. Đây là công việc khó khăn, yêu cầu phải quản lý chặt chẽ và khoa