Kết quả hoạt động của bất kỳ một cơ quan Nhà nước, một lĩnh vực hay
một ngành, một tổ chức đoàn thể xã hội nào phụ thuộc bởi nhiều yếu tố. Một
trong những yếu tố ấy là hoạt động kiểm tra, thanh tra.
Hoạt động kiểm tra, thanh tra “nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính
sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp
khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của
hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân” [19, tr.8]
Với tư cách là thanh tra chuyên ngành, thanh tra giáo dục (TTrGD) đã
“thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý về giáo dục nhằm đảm bảo về
việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý các vi
phạm, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân trong lĩnh vực giáo dục” [6, tr.1]
70 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục trên địa bàn huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------------
VÕ ANH TUẤN
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA THANH TRA GIÁO DỤC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN AN,
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số : 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRƯƠNG VĂN SINH
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2006
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, các
phòng ban chức năng và khoa Tâm lý – Giáo dục học của trường đã tạo điều
kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình chúng tôi theo học Cao học
Quản lý Giáo dục khóa 14.
Các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ và các thầy giáo, cô giáo đã tận tình
dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho chúng tôi.
Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Thuận An tỉnh Bình Dương và bạn bè
đồng nghiệp đã giúp đỡ, hỗ trợ tích cực cho chúng tôi trong suốt quá trình chúng
tôi học tập và thực hiện luận văn.
Chúng tôi có lời cảm ơn đặc biệt đến Tiến sĩ Trương Văn Sinh đã dành
nhiều tâm huyết, công sức chỉ bảo, hướng dẫn chúng tôi hoàn thành luận văn
này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2006
Võ Anh Tuấn
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 7
1.1. Một số khái niệm có liên quan 7
1.2. Thanh tra giáo dục 14
1.3. Quan điểm của Đảng ta về thanh tra giáo dục 22
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA
GIÁO DỤC THUẬN AN THỜI GIAN QUA 25
2.1. Khái quát về huyện Thuận an 25
2.1.1. Khái quát về huyện Thuận An 25
2.1.2. Khái quát về giáo dục Thuận An 27
2.2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục Thuận An 29
2.2.1. Tổ chức của thanh tra giáo dục Thuận An 29
2.2.2. Hoạt động của thanh tra giáo dục Thuận An thời
gian qua (2000 – 2005) 32
2.3. Một số vấn đề đặt ra từ tổ chức và hoạt động của 39
thanh tra giáo dục Thuận An
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA THANH TRA GIÁO DỤC THUẬN AN THỜI GIAN TỚI 42
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp 42
3.1.1. Cơ sở lý luận 42
3.1.2. Cơ sở pháp lý 43
3.1.3. Cơ sở thực tiễn 43
3.2. Một số nguyên tắc và yêu cầu khi xây dựng giải pháp 43
3.2.1. Một số nguyên tắc 43
3.2.2. Một số yêu cầu 44
3.3. Một số giải pháp 45
3.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng một quan niệm đúng đắn về hoạt 45
động thanh tra giáo dục
3.3.2. Giải pháp 2: Đổi mới tổ chức bộ phận thanh tra 47
giáo dục huyện
3.3.3. Giải pháp 3: Đổi mới hoạt động của thanh tra 54
giáo dục Thuận an
3.3.4. Giải pháp 4: Tăng cường trao đổi, học hỏi và phối hợp công
tác với bộ phận thanh tra giáo dục của các đơn vị bạn 58
3.4. Kiến nghị, đề xuất 58
3.4.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo 58
3.4.2. Với Sở Giáo dục và Đào tạo 59
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGD & ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
CBCC Cán bộ công chức
CBQL Cán bộ quản lý
CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GD – ĐT Giáo dục – đào tạo
GDĐH & SĐH Giáo dục đại học và sau đại học
GDPT Giáo dục phổ thông
PCGDTHCS Phổ cập giáo dục trung học cơ sở
PCGDTHĐĐT Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
QLGD Quản lý giáo dục
QLNN Quản lý Nhà nước
SGD & ĐT Sở Giáo dục và Đào tạo
THPT Trung học phổ thông
TTCN Thanh tra chuyên ngành
TTND Thanh tra nhân dân
TTNN Thanh tra nhà nước
TTrGD Thanh tra giáo dục
XHCN Xã hội chủ nghĩa
XHHGD Xã hội hóa giáo dục
XMC – PCGDTH Xóa mù chữ – phổ cập giáo dục tiểu học
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa TTND, TTNN, TTCN 12
Bảng 2.1 Tổ chức đơn vị hành chính huyện Thuận An 26
Bảng 2.2 Sự phân bổ của 37 trường và TTGDTX ở Thuận An 28
Bảng 2.3 Số lượng học sinh, giáo viên, các bộ quản lý giáo dục 29
các cấp học
Bảng 2.4 Cơ cấu nhân sự của ba nhiệm kỳ cộng tác viên thanh tra 30
Giáo dục từ năm học 2000 – 2006
Bảng 2.5 Đặc điểm của đội ngũ TTGD Thuận An 32
Bảng 2.6 Hoạt động thanh tra chất lượng giảng dạy của giáo viên 33
Bảng 2.7 Thống kê số lượng các cuộc thanh tra không thường xuyên 34
từ năm học 2000 – 2005
Bảng 2.8 Tỷ lệ giáo viên được thanh tra sư phạm từ năm 2000 – 2005 35
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Kết quả hoạt động của bất kỳ một cơ quan Nhà nước, một lĩnh vực hay
một ngành, một tổ chức đoàn thể xã hội nào phụ thuộc bởi nhiều yếu tố. Một
trong những yếu tố ấy là hoạt động kiểm tra, thanh tra.
Hoạt động kiểm tra, thanh tra “nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính
sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp
khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của
hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân” [19, tr.8]
Với tư cách là thanh tra chuyên ngành, thanh tra giáo dục (TTrGD) đã
“thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý về giáo dục nhằm đảm bảo về
việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý các vi
phạm, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân trong lĩnh vực giáo dục” [6, tr.1]
1.2. Trong 60 năm qua (1945 – 2005), trong sự trưởng thành và phát triển
của ngành giáo dục – đào tạo (GD – ĐT) Việt Nam, có sự đóng góp không nhỏ
của TTrGD. Có thể khẳng định rằng, TTrGD không những đã ngăn ngừa, phát
hiện và xử lý những vi phạm pháp luật mà còn phát huy những nhân tố tích cực
đồng thời góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý của các cơ
quan quản lý nhà nước (QLNN) và các cơ quan quản lý giáo dục (QLGD); từ đó
bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức
và cá nhân trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp đáng kể
ấy, hoạt động TTrGD cũng còn không ít những khiếm khuyết, tồn tại. Địa phương
này hay địa phương khác, thời gian này hay thời gian khác, các cơ quan hay cán
2
bộ TTrGD chưa bám sát vào chức năng của mình. Không ít vụ việc sai phạm
trong lĩnh vực giáo dục do quần chúng nhân dân hay do đội ngũ giáo viên phát
hiện chứ không phải do TTrGD. Xử lý của TTrGD có khi còn chậm và hiệu quả
chưa cao. TTrGD chưa phát huy được dân chủ hóa cơ sở trong quá trình hoạt động
của mình. Cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”chưa được thể hiện
đầy đủ...
Có nhiều nguyên nhân đưa đến những khiếm khuyết, tồn tại nêu trên. Một
trong những nguyên nhân ấy chính là tổ chức và hoạt động của TTrGD chậm đổi
mới, chưa theo kịp với những biến đổi và phát triển của GD – ĐT, nhất là giai
đoạn 5 năm qua (2000 – 2005). Do đó, một trong những vấn đề cấp bách đặt ra
cho TTrGD là phải nhanh chóng đổi mới tổ chức và hoạt động của mình sao cho
phù hợp với tình hình mới, nhất là trong 5 năm tiếp theo (2006 – 2010), khi GD –
ĐT nước ta bước vào giai đoạn hai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 10
năm đầu thế kỷ XXI mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.
1.3. Những đóng góp, khiếm khuyết, tồn tại và vấn đề đặt ra cho TTrGD
cả nước nêu trên đây cũng là những đóng góp, khiếm khuyết, tồn tại và vấn đề
đặt ra cho TTrGD huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Trên tinh thần ấy, chúng tôi
lựa chọn đề tài “Đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục trên
địa bàn huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương” nhằm nâng cao năng lực và hiệu
quả hoạt động của TTrGD Thuận An trong thời gian tới (2006 – 2010), từ đó góp
phần nâng cao chất lượng GD – ĐT của địa phương.
2. Lịch sử vấn đề:
2.1. Vai trò, chức năng, tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của TTrGD
đã được đề cập trong một số văn bản của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào
tạo (BGD & ĐT) (Nghị định số 101/2002/NĐ – CP ngày 10/12/2002 của Chính
phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục, Thông tư 07/2004/TT-BGD
3
& ĐT về hướng dẫn thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động
sư phạm của giáo viên phổ thông ) và một số công trình của một số tác giả
(Lê Thanh – Hoàng Dân trong Quản trị và thanh tra học đường). Tuy nhiên, số
tác giả và công trình trực tiếp đề cập đến việc tổ chức và hoạt động của TTrGD
nói chung, của TTrGD các địa phương nói riêng thời gian qua hết sức hiếm hoi.
Nếu có chăng chỉ là những đánh giá trong báo cáo tổng kết của các cơ quan GD –
ĐT, của TTrGD.
2.2. TTrGD huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương rơi vào tình trạng tương
tự.Tổ chức và hoạt động của TTrGD Thuận An cũng chỉ được đề cập trong các
báo cáo tổng kết (hàng quý, hàng năm) của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương
(SGD&ĐT), của Phòng Giáo dục Thuận An và của TTrGD Thuận An. Nói khác
đi, chung hơn, hiện nay chưa có một công trình khoa học nào trực tiếp đề cập đến
TTrGD Bình Dương cũng như TTrGD huyện Thuận An. Đây là một trong những
khó khăn khi chúng tôi triển khai luận văn này.
3. Mục đích nghiên cứu:
Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hướng đến những mục đích sau đây:
Một là: Từ việc chỉ rõ những đóng góp, tồn tại, khiếm khuyết của TTrGD
Thuận An trong thời gian qua và từ những yêu cầu đặt ra đối với TTrGD trong
giai đoạn mới, luận văn đề xuất một số giải pháp đổi mới về tổ chức và hoạt
động của TTrGD Thuận An trong giai đoạn tới, từ đó nâng cao hiệu lực và hiệu
quả hoạt động của TTrGD ở địa phương.
Hai là: Từ đổi mới tổ chức và hoạt động của TTrGD Thuận An, luận văn
mong muốn góp phần nâng cao chất lượng và phát triển GD – ĐT của địa
phương.
4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tổ chức và hoạt động của TTrGD huyện Thuận
An, tỉnh Bình Dương
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: tổ chức và hoạt động của TTrGD Thuận An, tỉnh Bình
Dương
Về thời gian: Luận văn khảo sát hai mặt tổ chức và hoạt động của TTrGD
Thuận An trong 5 năm qua (2000 – 2005)
5. Giá trị của luận văn
Luận văn này có giá trị cả về lý luận và thực tiễn.
5.1. Về mặt lý luận
Luận văn góp phần xác định rõ vai trò, chức năng của TTrGD đối với việc
thi hành pháp luật, phát huy những nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý các vi
phạm, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá
nhân trong lĩnh vực giáo dục, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và phát triển
GD – ĐT
5.2. Về mặt thực tiễn
Các giải pháp đưa ra sẽ trực tiếp khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết
về tổ chức và hoạt động của TTrGD ở Thuận An, theo đó nâng cao vai trò và
phát huy năng lực hoạt động của bộ phận này. Đồng thời, qua đó cung cấp những
bài học bổ ích cho TTrGD của các địa bàn trong quá trình triển khai hoạt động.
6. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu ba nội dung, mỗi nội dung làm
thành một chương.
5
- Cơ sở lý luận của đề tài: Trong nội dung này, ngoài một số khái niệm có
liên quan với đề tài, luận văn đi sâu làm rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
TTrGD đối với việc phát triển sự nghiệp GD – ĐT, và quan điểm của Đảng ta về
TTrGD. Đây là cơ sở để chúng tôi xây dựng các giải pháp đổi mới tổ chức và
hoạt động của TTrGD Thuận An.
- Tổ chức và hoạt động của TTrGD Thuận An thời gian qua: Ở đây,
chúng tôi phân tích, đánh giá hai mặt tổ chức và hoạt động của TTrGD Thuận
An, chỉ rõ cái được và cái chưa được của TTrGD ở đây về hai mặt này. Đây cũng
là một cơ sở (cơ sở thực tiễn) để chúng tôi đi đến chương 3.
- Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, chúng tôi đề xuất một số giải pháp
đổi mới tổ chức và hoạt động của TTrGD Thuận An trong thời gian tới, nhằm góp
phần nâng cao chất lượng và phát triển GD – ĐT trên địa bàn.
6.2. Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Khi triển khai đề tài, chúng tôi nghiên cứu và xem xét trong mối quan hệ
biện chứng giữa:
- Thanh tra Nhà nước với thanh tra giáo dục
- Thanh tra giáo dục với chất lượng và phát triển GD – ĐT
- Tổ chức với hoạt động của TTrGD
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Tùy từng chương, từng phần, chúng tôi sử dụng một hay một số phương
pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp đối chiếu so sánh
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
6
7. Kết cấu luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, luận văn này được tổ chức thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
1.1. Một số khái niệm có liên quan
1.2. Thanh tra giáo dục
1.3. Quan điểm của Đảng ta về thanh tra
Chương 2: Tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục Thuận An
thời gian qua
2.1. Khái quát về giáo dục Thuận An
2.2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục Thuận An.
2.3. Một số vấn đề đặt ra từ tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục
Thuận An.
Chương 3: Một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh
tra giáo dục Thuận An thời gian tới.
3.1. Cơ sở để đề xuất các giải pháp
3.2. Một số nguyên tắc và yêu cầu khi xây dựng các giải pháp
3.3. Một số giải pháp
3.4. Một số kiến nghị.
YZ
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
1.1.1. Kiểm soát, kiểm tra, thanh tra
Trong đời sống thường ngày và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các
tổ chức đoàn thể xã hội, các thuật ngữ kiểm tra, kiểm soát, thanh tra xuất hiện
rất nhiều. Ở đây, chúng tôi đề cập đến các thuật ngữ này từ góc độ quản lý.
1.1.1.1. Kiểm soát
Theo các tác giả của “Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính”, kiểm soát
được hiểu là” xem xét để phát hiện, ngăn ngừa kịp thời việc làm sai trái với thỏa
thuận, với quy định Kiểm soát thường do các cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền bố trí việc tiến hành ở các địa điểm dễ xảy ra vi phạm, hoặc ở một
khâu trong quá trình hoạt động của các đối tượng cần kiểm soát” [26, tr. 369]
Gắn với thuật ngữ kiểm soát là thuật ngữ kiểm sát. Cũng theo các tác giả
của công trình vừa nêu, kiểm sát là “hoạt động của hệ thống các cơ quan viện
kiểm sát là một trong bốn hệ thống các cơ quan nhà nước được xác lập trong
Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), thực
hiện chức năng kiểm sát việc tuân thủ theo pháp luật, thực hiện quyền công tố
theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.” [26, tr. 367 – 368]
1.1.1.2. Kiểm tra
Khái niệm kiểm tra được các nhà quản lý và giáo dục học hiểu có phần
khác nhau.
Theo V.G.Afanaxep quan niệm: “Kiểm tra, đó là lao động để quan sát và
kiểm nghiệm sự phù hợp của quá trình hoạt động của khách thể với các quyết
định quản lý đã lựa chọn – các đạo luật, các kế hoạch, các định mức, các tiêu
chuẩn, các quy tắc, các mệnh lệnh,v.v; xác định kết quả tác động của chủ thể
8
tới khách thể, xác định những sai lệch so với yêu cầu của quyết định quản lý, so
với các nguyên tắc tổ chức và điều hòa đã áp dụng. Khi phát hiện những sai lệch
và nguyên nhân gây ra sai lệch, các nhân viên kiểm tra sẽ quyết định các biện
pháp điều chỉnh đối với tổ chức của khách thể quản lý, xác định các phương pháp
tác động đến khách thể nhằm khắc phục những sai lệch, loại trừ những trở ngại
trên con đường hoạt động tối ưu của hệ thống.” [29, tr. 173]
Gần gũi với quan niệm của V.G.Afanaxep là quan niệm của L.P.Rachenco:
“Kiểm tra, kiểm soát là tìm kiếm, phát hiện và lượng định những sai sót cùng
những quy luật các sai sót hiện hữu đang nẩy sinh hoặc có thể nẩy sinh trong
các hoạt động và kết quả hoạt động của con người trong các hệ thống làm việc
của con người.” [16]
Các nhà hành chính học, quản lý nhà nước nhìn nhận kiểm tra ở góc độ
chức năng của hoạt động này. Họ quan niệm: “Kiểm tra là một chức năng quản
lý có liên quan mật thiết với các chức năng kế hoạch hóa; nó cho phép các nhà
quản lý biết được các mục tiêu của tổ chức có đạt được hay không hoặc đạt
đuợc như thế nào, cũng như những nguyên nhân tạo nên tình hình đó, tạo ra sự
linh hoạt trong hoạt động vận hành của một hệ thống. Tiến trình kiểm tra là đo
lường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo các mục tiêu và các kế hoạch
hướng vào các mục tiêu này đã và đang được hoàn thành; gồm có các bước: xây
dựng các tiêu chuẩn kiểm tra, đo lường việc thực hiện và so sánh với tiêu chuẩn,
điều chỉnh sai lệch” [26, tr.372]
Cũng theo các nhà hành chính học, công tác kiểm tra là một hệ thống phản
hồi bao gồm nhiều loại hình:
- Kiểm tra lường trước (được tiến hành trước khi hoạt động được diễn ra
để tiên liệu các vấn đề có thể phát sinh và tìm cách ngăn ngừa trước)
- Kiểm tra đồng thời (được tiến hành trong khi hoạt động đang diễn ra)
9
- Kiểm tra phản hồi (được thực hiện sau khi hoạt động đã diễn ra)
Công tác kiểm tra thường diễn ra ở năm lĩnh vực trọng tâm: kiểm tra
nhân sự, kiểm tra tài chính, kiểm tra tác nghiệp, kiểm tra thông tin và kiểm tra
thành tích toàn bộ tổ chức.
Theo chúng tôi, cả hai quan niệm trên đều đúng, tuy nhiên chưa thật đầy
đủ, cần phải kết hợp cả hai quan niệm với nhau, có nghĩa là: nói đến kiểm tra là
nói đến:
- Chức năng của một loại hoạt động cho phép các nhà quản lý nhận biết
được các mục tiêu của tổ chức có đạt đuợc hay không hoặc đạt được như
thế nào và nguyên nhân tạo nên tình hình ấy.
- Thao tác của một loại hoạt động nhằm phát hiện những sai sót và
nguyên nhân đưa đến sai sót, để từ đó nhà quản lý có thể đưa ra những
xử lý thích hợp.
1.1.1.3. Thanh tra
Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ