Cùng với các lĩnh vựckhác của đời sống chính trị,xã hội, giáo dục và
đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu, là “một động lực thúc đẩy và là
một điều kiện cơ bảnbảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế-xã hội,
xây dựngvà bảo vệ đất nước”[17;tr.507]. Trong điều kiện đất nước ta hiện
nay, đổi mới nền giáo dục và đào tạo có ý nghĩa vô cùng lớn lao, là yếu tố
quan trọng hàng đầu nhằm “đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa”.Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã đề
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
ra “Định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo trong thời kỳ CNHHĐH” chỉ rõ nhiệm vụ giáo dục nước ta đến năm 2010 là: “Nhằm xây dựng
những con ngườivà thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộcvà
Chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chíkiên cường xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa; gìn giữ và phát huy các giá
trị văn hóa của dân tộc, có năng lục tiếp thu tinhhóa văn hóa nhân loại;
phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng
và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức và khoa học công
nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có tính tổ chức kỷ luật cao; có sức khỏe là
những người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa“chuyên”
nhưlời căn dặn của Bác Hồ”[18;tr.27].
Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mà Đảng đã đề rangoài việchoàn
thiện một khối lượng tri thức khoa học, đổi mới nội dungthì cần thiết phải
không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Trong nhà trường Việt Nam
hiện nay “lĩnh vực phương pháp giáo dục trở thành lạc hậunhất cản trở
việc thực hiện mục tiêu giáo dục tiên tiến” [47;tr.170]. Vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học lịch sử nói riêng là
một trong những mặt mang tính chiến lược, cấp thiết trước những yêu cầu
đổi mới toàn diện của đất nước.Trong nghị quyết của Hội nghị Ban chấp
hành trung ương Đảng lần thứ II, khóa VIII đã nêu rõ “Đổi mới phương
pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiềurèn luyện thành
nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp
tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện
và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh viên đại
học”[18;tr.30]. Quan điểm này đã được thể chế hóa trong Điều 28 của bộ
Luật giáo dục 2005 như sau: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học;bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng
làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụngkiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”
113 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2549 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sửcủa học sinh trong dạy học Lịch sửViệt Nam từnăm 1954 đến năm 1975 ở lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
Luận văn
“Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết
quả học tập lịch sử của học sinh trong
dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm
1954
đến năm 1975 ở lớp 12 trung học
phổ thông (chương trình chuẩn)”
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. 4
2. Lịch sử vấn đề. ................................................................................................ 7
3. Giới hạn của đề tài........................................................................................ 13
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. .................................................................. 13
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu................................ 14
6. Ý nghĩa. ......................................................................................................... 11
7. Cấu trúc của khóa luận. ............................................................................... 14
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG............................................................................................................. 15
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề ....................................................... 15
1.1.1. Cơ sở lý luận. ........................................................................................... 15
1.1.2. Thực trạng vấn đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập Lịch sử của học
sinh ở trường trung hoc phổ thông hiện nay. ................................................... 35
1.2. Phương hướng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
trong dạy học Lịch sử. ...................................................................................... 41
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP LỊCH SỬ CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH
SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN 1975 Ở LỚP 12 THPT (CHƯƠNG
TRÌNH CHUẨN).............................................................................................. 42
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cở bản của “Lịch sử Việt Nam từ 1954 đến
1975” trong sách giáo khoa lớp 12 THPT. ...................................................... 42
2.1.1. Vị trí. ........................................................................................................ 42
2.1.2. Mục tiêu. .................................................................................................. 43
2.2. Yêu cầu khi xác định và sử dụng một số biện pháp đổi mới kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam
từ năm 1954 đến 1975 lớp 12 THPT. ............................................................... 47
2.3. Một số biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của
học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở lớp 12
THPT. ............................................................................................................... 51
2.3.1. Xây dựng các quy định, quy chế về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh nói chung và học tập lịch sử nói riêng................................................ 51
2.3.2. Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, hướng thái độ để đảm bảo tính
toàn diện về nội dung kiểm tra, đánh giá. ......................................................... 53
2.3.3. Kết hợp nhuần nhuyễn, đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá. .............. 57
2.3.4 Kết hợp phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi tự luận với phương
pháp kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan......................... 68
2.3.5. Tiến hành ra đề kiểm tra, thi theo quy trình đổi mới.............................. 74
2.3.6. Cải tiến khâu coi, chấm kiểm tra, thi....................................................... 84
2.4. Thực nghiệm sư phạm. .............................................................................. 86
2.4.1. Khái quát quá trình thực nghiệm. ........................................................... 86
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
2.4.2. Kết quả thực nghiệm................................................................................ 87
2.4.3. Ý kiến của giáo viên và học sinh về việc sử dụng các biện pháp đổi mới
kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh. ................................... 90
KẾT LUẬN....................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAO KHẢO................................................................................. 94
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 99
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Cùng với các lĩnh vực khác của đời sống chính trị, xã hội, giáo dục và
đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu, là “một động lực thúc đẩy và là
một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế- xã hội,
xây dựng và bảo vệ đất nước” [17;tr.507]. Trong điều kiện đất nước ta hiện
nay, đổi mới nền giáo dục và đào tạo có ý nghĩa vô cùng lớn lao, là yếu tố
quan trọng hàng đầu nhằm “đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa”. Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã đề
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
ra “Định hướng chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo trong thời kỳ CNH-
HĐH” chỉ rõ nhiệm vụ giáo dục nước ta đến năm 2010 là: “Nhằm xây dựng
những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và
Chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa; gìn giữ và phát huy các giá
trị văn hóa của dân tộc, có năng lục tiếp thu tinh hóa văn hóa nhân loại;
phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng
và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức và khoa học công
nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có tính tổ chức kỷ luật cao; có sức khỏe là
những người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”
như lời căn dặn của Bác Hồ” [18;tr.27].
Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mà Đảng đã đề ra ngoài việc hoàn
thiện một khối lượng tri thức khoa học, đổi mới nội dung thì cần thiết phải
không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Trong nhà trường Việt Nam
hiện nay “lĩnh vực phương pháp giáo dục trở thành lạc hậu nhất cản trở
việc thực hiện mục tiêu giáo dục tiên tiến” [47;tr.170]. Vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học lịch sử nói riêng là
một trong những mặt mang tính chiến lược, cấp thiết trước những yêu cầu
đổi mới toàn diện của đất nước. Trong nghị quyết của Hội nghị Ban chấp
hành trung ương Đảng lần thứ II, khóa VIII đã nêu rõ “Đổi mới phương
pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều rèn luyện thành
nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp
tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện
và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh viên đại
học”[18;tr.30]. Quan điểm này đã được thể chế hóa trong Điều 28 của bộ
Luật giáo dục 2005 như sau: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng
làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh” [39].
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
Như vậy, vấn đề đổi mới giáo dục đào tạo nói chung và đổi mới
phương pháp dạy học nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và
được đặt ra một cách cấp thiết ở trường phổ thông. Đổi mới phương pháp
dạy học còn là một trong những biện pháp hữu hiệu để nhà trường và giáo
viên hoàn thành những mục tiêu giáo dục đào tạo thời kỳ đổi mới. Một cuộc
“cách mạng về phương pháp giáo dục sẽ đem lại một bộ mặt mới, sức sống
mới cho nhà trường ở thời đại mới” [47; tr.170]
Đổi mới phương pháp dạy học không thể tách rời đổi mới kiểm tra,
đánh giá. Bởi vì mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh
giá là những thành tố quan trọng của quá trình dạy học ở trường phổ thông,
chúng có quan hệ mật thiết và biện chứng với nhau. Do đó, trong Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã nêu rõ cần “tiếp tục đổi mới mạnh
mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học,
khắc phục lối truyền thụ một chiều. Hoàn thiện hệ thống đáng giá và kiểm
định chất lượng giáo dục. Cải tiến nội dung và phương pháp thi cử nhằm
đánh giá đúng trình độ tiếp thu tri thức, khả năng học tập. Khắc phục những
mặt yếu kém và tiêu cực của giáo dục” [16; tr.97]. Kiểm tra- đánh giá có vai
trò vô cùng quan trọng là một biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học bộ
môn, đó là khâu mở đầu của quá trình dạy học, đồng thời cũng là khâu kết
thúc của quá trình dạy học này để mở ra một quá trình dạy học khác cao hơn
đồng thời nó cũng có tác động điều tiết trở lại quá trình đào tạo. Dạy học là
một quá trình khép kín, để điều chỉnh quá trình này một cách có hiệu quả cả
người dạy và người học đều phải tiếp thu được những thông tin ngược từ
việc kiểm tra, đánh giá tri thức. Việc kiểm tra, đánh giá có nhiệm vụ làm
sáng rõ tình hình lĩnh hội kiến thức của học sinh, sự hình thành kỹ năng, kỹ
xảo, góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập, tự giác trong mỗi
học sinh. Đồng thời thông qua kiểm tra đánh giá giáo viên có thể rút kinh
nghiệm quá trình dạy học của mình để từ đó có những điều chỉnh biện pháp
sư phạm hợp lý hơn. Song thực tiễn việc kiểm tra đánh giá trong dạy học
lịch sử ở trường phổ thông cho thấy: quan niệm về kiểm tra đánh giá của
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
giáo viên, học sinh và xã hội cũng có nhiều bất cập, kiểm tra đánh giá còn
nặng về ghi nhớ các sự kiện mà không kiểm tra được học sinh hiểu và vận
dụng sự kiện; kỹ năng kiểm tra đánh giá học sinh chưa thực sự được giáo
viên quan tâm; việc đánh giá còn nặng về hình thức, về điểm, độ chính xác
chưa cao. Chính vì vậy việc kiểm tra đánh giá chưa phát huy được đúng vai
trò và khả năng của nó.
Chương trình lịch sử lớp 12 (chuẩn) mới được đưa vào dạy ở trường
trung hoc phổ thông từ năm 2008. Cho đến nay, trong quá trình dạy học lịch
sử lớp 12 nhiều giáo viên còn khó khăn trong việc lựa chọn nội dung,
phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá để phù hợp với chương trình
mới này. Hơn nữa phải thấy rằng, học sinh lớp 12 phải chuẩn bị cho những
kỳ thi quan trọng như thi tốt nghiệp, thi đại học mà lịch sử là một trong
những môn có thể có trong chương trình thi. Do đó, việc tăng cường kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh lớp 12 là hết sức cần thiết
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi thấy rằng thực hiện việc
kiểm tra đánh giá trong học tập lịch sử ở trường trung học phổ thông theo
yêu cầu đổi mới là hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng bộ môn. Vì vậy
chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Đổi mới việc kiểm tra- đánh giá kết quả
học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954
đến năm 1975 ở lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)”.
2. Lịch sử vấn đề.
Trong hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá tri thức học sinh được
coi là một bộ phận cấu thành của quá trình dạy học. Vì lý do đó, trong lịch
sử phát triển của nền giáo dục, ngay từ rất sớm đã xuất hiện các hình thức
kiểm tra, đánh giá và cũng sớm xuất hiện những công trình nghiên cứu về
quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2.1. Tài liệu nước ngoài.
Trên cơ sở tiếp cận nguồn tài liệu dịch, chúng tôi thấy có một số công
trình đề cập đến vấn đề này như sau:
Theo như Nguyễn Hứu Chí trong cuốn “Bài học lịch sử và việc kiểm
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử ở trường trung học phổ thông” thì trên
thế giới từ những năm 70 của thế kỷ XX các nhà giáo dục học đã có những
quan niệm về kiểm tra, đánh giá khác nhau.
Năm 1977, Becbi nhìn nhận vấn đề kiểm tra theo khía cạnh khác khá
chính xác và đầy đủ. Theo ông “đánh giá giáo dục là sự thu thập và xử lý
một cách có bằng chứng một phần của quá trình dẫn tới sự phán xét về giá
trị theo quan niệm hành động” [11; tr.34].
Theo nhà giáo dục học nổi tiếng Hoa Kỳ RanTaylơ, nghiên cứu về
vấn đề đánh giá, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá giáo dục
và đưa ra định nghĩa như sau: “quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác
định mức độ thực hiện được của các mục tiêu trong chương trình giáo
dục”(19840 [11; tr.33].
Philip cho rằng “đánh giá là sự phân tích tác động của chương trình
vào cá nhân, vào hệ thống giáo dục và vào hệ thống phát triển kinh tế- xã
hội của cộng đồng” [11; tr.34].
Nhà nghiên cứu người Pháp R.F.Mager lại cho rằng: “Đánh giá là
việc miêu tả tình hình của học sinh và giáo viên để quyết định công việc cần
phải tiếp tục và giúp học sinh tiến bộ” [11; tr.34] (1993).
Ngoài ra, Savin trong cuốn Giáo dục học tập 1 ở chương X “Kiểm tra,
đánh giá tri thức kỹ năng, kỹ xảo của học sinh” ông nêu rõ quan niệm về
kiểm tra-đánh giá. Theo ông “kiểm tra là một phương tiện quan trọng không
chỉ để ngăn ngừa việc lãng quên mà còn để nắm được tri thức một cách
vững chắc hơn”[43; tr.231]. Đồng thời ông cũng nhận thấy “Đánh giá có
thể trở thành một phương tiện quan trọng để điều khiển sự học tập của học
sinh, đẩy mạnh sự phát triển về công tác giáo dục của các em. Đánh giá
được thực hiện trên cơ sở kiểm tra và đánh giá theo hệ thống 5 bậc: Xuất
sắc (điểm 5), Tốt (4 điểm), Trung bình (3 điểm), Xấu (điểm 2), Rất xấu
(điểm 1)” [43; tr.246]. Như vậy, Savin đã quan niệm kiểm tra, đánh giá là
hai hoạt động khác nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng. Đặc biệt ông
nhấn mạnh việc kiểm tra không dừng lại ở việc kiểm tra tri thức mà còn
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
kiểm tra kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
Theo Ilina trong cuốn “Giáo dục học, tập II” đã nghiên cứu và nhấn
mạnh vai trò của kiểm tra- đánh giá, bà coi “việc kiểm tra và đánh giá kiến
thức, kỹ năng và kỹ xảo là rất quan trọng và là thành phần cấu tạo cần thiết
của quá trình dạy học” [26; tr.117]. Đồng thời bà cũng đưa ra hệ thống các
phương pháp kiểm tra, đánh giá kiến thức trong nhà trường Xô Viết với
những ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương pháp. Còn về vấn đề đánh
giá thì Ilina cho rằng “đánh giá là một phương tiện kích thích mạnh mẽ và
có một ý nghĩa giáo dục to lớn trong điều kiện nếu như nó được giáo viên sử
dụng đúng đắn”[26; tr.147]
Hay theo P.E.Griffin (1996) “Đánh giá là đưa ra phán quyết về giá
trị của một sự kiện, nó bao hàm việc thu thập thông tin sử dụng trong việc
đánh giá của một chương trình, một sản phẩm, một tiến trình, mục tiêu hay
tiềm năng ứng dụng của một cách thức đưa ra nhằm mục đích nhất định”
[42; tr.8]
Còn N.G.Đairi trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?”
đã khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập trong nhà trường. Theo ông “Kiểm tra không chỉ giới hạn ở chỗ phát
hiện và cho điểm kiến thức mà kiểm tra còn thúc đẩy học sinh học tập.
Ngoài những chức năng kiểm tra và giáo dục, kiểm tra còn có chức năng
giáo dưỡng và phát triển tư duy” [15; tr.64].
Như vậy, vấn đề kiểm tra- đánh giá được nhiều học giả nước ngoài
nghiên cứu và tìm hiểu. Mặc dù có những quan điểm và cách nhìn nhận
khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất trong việc khẳng định vai trò
của kiểm tra, đánh giá.
2.2. Tài liệu trong nước.
Cùng với các học giả nước ngoài, các học giả, các nhà nghiên cứu
giáo dục nước ta cũng tìm hiểu và nghiên cứu khá sâu sắc về vấn đề kiểm
tra, đánh giá. Đặc biệt trong những năm gần đây vấn đề đổi mới kiểm tra-
đánh giá đang rất được quan tâm.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
Hà Thế Ngữ- Đặng Vũ Hoạt trong cuốn Giáo dục học” tập 1, NXB
Giáo Dục, 1987 đã quan niệm về kiểm tra- đánh giá như sau: “Kiểm tra và
đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh là một khâu quan trọng của
quá trình dạy học. Xét theo các cách thức thực hiện hệ thống các khâu của
quá trình dạy học, kiểm tra và đánh giá có thể xem xét như là một nhóm
phương pháp dạy học”[41; tr.258]
Theo PTS Trần Kiều trong bài “Đổi mới đánh giá, đòi hỏi bức thiết của
phương pháp dạy học”, tạp chí Ngiên cứu giáo dục số 11/1995 thì “Kiểm tra-
đánh giá là một bộ phận hợp thành không thể thiếu của quá trình giáo dục.
Các yếu tố xác định mục tiêu giáo dục soạn thảo và thực hiện chương trình
giáo dục. Kiểm tra, đánh giá là một chỉnh thể tạo thành chu trình kín. Mối
quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố trên được đảm bảo sẽ tạo thành một quá trình
giáo dục đạt hiệu quả cao” [28; tr.18]. Tác giả coi “đổi mới phương pháp dạy
học gắn liền với đổi mới việc đánh giá nói chung và thi cử nói riêng”.
GS. Trần Bá Hoành trong cuốn “Đánh giá trong giáo dục” xuất bản
năm 1997 thì cho rằng “việc kiểm tra, đánh giá không thể chỉ dừng lại ở yêu
cầu tái hiện các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đã học mà phải khuyến
khích tư duy năng động sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến về xu hướng
hành vi của học sinh trước các vấn đề của đời sống gia đình và cộng đồng,
rèn luyện khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong những
tình huống thực tế” [22;tr.12-13].
Trang Thị Lân trong bài “Về việc kiểm tra- đánh giá kết quả học tập
của học sinh”, tạp chí nghiên cứu giáo dục số 5/1998 có viết: “Trong lý luận
dạy học, kiểm tra là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy học, kiểm tra
có ba chức năng là: đánh giá, phát hiện lệch lạc và điều chỉnh, trong đó có
chức năng đánh giá là chủ đạo. Đánh giá trong dạy học là một vấn đề hết
sức phức tạp, luôn luôn chứa đựng nguy cơ không chính xác, dễ sai lầm. Vì
thế đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải đổi mới cách thức kiểm tra
đánh giá, sử dụng kỹ thuật ngày càng tiên tiến và có độ tin cậy cao để dễ
thao tác hơn.”[29; tr.24].
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Quỳnh Trang-K56TN
Theo Trần Thị Tuyết Oanh trong cuốn “Đánh giá và đo lường kết
quả học tập” thì cho rằng “Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập
và xử lý thông tin về trình độ, khả năng mà người học thực hiện các mục
tiêu học tập đã xác định, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm
của giáo viên, cho nhà trường và bản thân học sinh để giúp họ học tập tiến
bộ hơn” [42; tr.12].
Năm 1992, trong cuốn giáo trình phương pháp dạy học lịch sử do
Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị chủ biên, Nguyễn Hữu Chí đã viết “Kiểm
tra và đánh giá kết quả học tập là nhằm cho học sinh nắm vững nội dung và
kiểm soát mức độ nắm vững nội dung học tập (mức độ lĩnh hội kiến thức,
rèn luyện kỹ năng và bồi dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị) qua đó giúp
giáo viên hiểu kết quả công việc giảng dạy” [31; tr.223]
GS.TS Nguyễn Thị Côi, trong các công trình của mình đã đi sâu
nghiên cứu về vấn đề kiểm tra- đánh giá kết quả học tập lịch sử như:
“chương XIII giáo trình phương pháp dạy học lịch sử- tập II, Nxb Đại học
sư phạm 2002”, “Tài liệu hội nghị đổi mới phương pháp giảng dạy và học
tập môn lịch sử ở trường PTTH 4/1999”, “Các con đường biện pháp nâng
cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông” (2006)...Trong các công
trình trên tác giả đã đề cập tới những lý luận cơ bản của kiểm tra- đánh giá
kết quả học tập lịch sử ở trường phổ thông. Theo tác giả “Kiểm tra- đánh giá
có nhiệm vụ làm rõ tình