Luận văn Động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh

Hiệu quả tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong học tập không những bị ảnh hưởng bởi những điều kiện bên ngoài, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan như: nhu cầu, động cơ, thái độ, hứng thú, lý tưởng của người học. Nếu không có động cơ học tập, người học sẽ thiếu đi sự khởi động, hướng dẫn, thúc đẩy, điều khiển và điều chỉnh hành vi, cũng như duy trì các hành động học tập và hoạt động học tập sẽ trở nên kém hiệu quả. Qúa trình hội nhập và phát triển ở Việt Nam đang đặt ra những cơ hội và thách thức, đòi hỏi phải có nhận thức sâu sắc và toàn diện về đất nước, về vị thế Việt Nam đối với khu vực và thế giới trong bối cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nghiên cứu và đào tạo về Việt Nam đã trở thành nhu cầu cấp thiết, một mặt đối với sự phát triển và hội nhập của Việt Nam, mặt khác đối với quá trình đầu tư và hợp tác của các nước và các tổ chức quốc tế với Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nhiều lĩnh vực giáo dục, việc đào tạo Việt Nam học ở bậc đại học và sau đại học đang được thực hiện ở nhiều trường đại học và viện nghiên cứu

pdf121 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1781 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ ANH THƯ ĐỘNG CƠ CHỌN HỌC NGÀNH VIỆT NAM HỌC CỦA SINH VIÊN NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC Mã số: ... LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG TÂM SƠN Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 Tri Ân Kính tặng Ba, Mẹ với lòng biết ơn sâu sắc EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN: □ PGS.TS Hoàng Tâm Sơn Phó Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn đã luôn nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn em hòan thành đề tài này. □ Các Thầy, Cô trong Khoa Tâm lý Giáo dục trườngg Đại học Sư phạm TPHCM, những người đã tận tâm giảng dạy, truyền thụ những tri thức Tâm lý học – Giáo dục học cho học viên trong suốt 3 năm qua. □ Ban Giám Hiệu, quý Thầy Cô và các bạn sinh viên trường Đại học Sư Phạm TPHCM, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ CỦA PGS.TS. HOÀNG TÂM SƠN ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiệu quả tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong học tập không những bị ảnh hưởng bởi những điều kiện bên ngoài, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan như: nhu cầu, động cơ, thái độ, hứng thú, lý tưởng của người học. Nếu không có động cơ học tập, người học sẽ thiếu đi sự khởi động, hướng dẫn, thúc đẩy, điều khiển và điều chỉnh hành vi, cũng như duy trì các hành động học tập và hoạt động học tập sẽ trở nên kém hiệu quả. Qúa trình hội nhập và phát triển ở Việt Nam đang đặt ra những cơ hội và thách thức, đòi hỏi phải có nhận thức sâu sắc và toàn diện về đất nước, về vị thế Việt Nam đối với khu vực và thế giới trong bối cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nghiên cứu và đào tạo về Việt Nam đã trở thành nhu cầu cấp thiết, một mặt đối với sự phát triển và hội nhập của Việt Nam, mặt khác đối với quá trình đầu tư và hợp tác của các nước và các tổ chức quốc tế với Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nhiều lĩnh vực giáo dục, việc đào tạo Việt Nam học ở bậc đại học và sau đại học đang được thực hiện ở nhiều trường đại học và viện nghiên cứu. Ở nước ta, ngành khoa học Việt Nam học xuất hiện chậm hơn sơ với khá nhiều nước trên thế giới. Trong khi từ năm 1990, những người nghiên cứu Việt Nam ở Nhật Bản đã thành lập Hội Việt Nam học, đến nay Hội Việt Nam học đã được tổ chức ở nhiều nước như ở Hàn Quốc, ở Bắc Mỹ, hay mô hình EuroViet ở Châu Âu thì ở nước ta Việt Nam học chỉ thực sự được nhiều người quan tâm từ sau Hội thảo quốc tế I về Việt Nam học, diễn ra vào năm 1998 tại Hà Nội. Về mục đích đào tạo, Việt Nam học hướng tới người nước ngoài có nhu cầu tiếp cận để tạo cơ hội làm ăn. Với đối tượng trong nước, Việt Nam học nhằm giúp sinh viên tìm hiểu các kiến thức xã hội về Việt Nam. Đó là những vấn đề về lịch sử văn minh và phát triển văn hoá, những vấn đề xã hội, dân tộc, những vấn đề đổi mới kinh tế, về ngôn ngữ Vì thế, đào tạo ngành Việt Nam học không chỉ đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước mà còn góp phần đào tạo một số lượng đáng kể các chuyên gia Việt Nam học của nhiều quốc gia trên thế giới phục vụ chiến lược phát triển và hội nhập của Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, ngày càng có nhiều sinh viên người nước ngoài theo học ngành Việt Nam học tại Việt Nam cho thấy sự quan tâm của họ đối với Việt Nam, và vị thế của Việt Nam dần được khẳng định. Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại TPHCM là việc làm cần thiết. Trong nghiên cứu này chúng tôi quan niệm: động cơ học tập của sinh viên là một yếu tố tâm lý quy định sự lựa chọn, định hướng và duy trì hoạt động học tập nhằm chiếm lĩnh những tri thức khoa học, kinh nghiệm lịch sử - xã hội, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, góp phần hình thành và hòan thiện nhân cách người sinh viên. Động cơ vừa là mục đích, vừa là yếu tố thúc đẩy hoạt động học tập. 2. Mục đích nghiên cứu * Khảo sát động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại TPHCM. * Trên cơ sở khảo sát, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo ngành Việt Nam học cho sinh viên người nước ngoài. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu * Sinh viên ngành Việt Nam học trường Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn TPHCM. 3.2. Đối tượng nghiên cứu * Động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại TPHCM. 4. Giả thuyết nghiên cứu * Đa số sinh viên người nước ngoài chọn học ngành Việt Nam học tại TPHCM xuất phát từ động cơ tích cực. * Động cơ học tập tốt ảnh hưởng một cách hiệu quả đến kết quả học tập của sinh viên người nước ngoài. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: * Động cơ, động cơ học tập * Đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh viên * Ngành Việt Nam học 5.2. Nghiên cứu thực trạng * Động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài * Mối liên hệ giữa động cơ và hiệu quả học tập * So sánh động cơ học tập giữa sinh viên nam và nữ. * So sánh động cơ học tập giữa sinh viên các khối lớp. * So sánh động cơ học tập giữa sinh viên các nước khác nhau: Hàn Quốc, Nhật Bản và nhóm các nước khác (gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ). 5.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo Việt Nam học cho sinh viên người nước ngoài 6. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này, người nghiên cứu đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: * Nhóm phương pháp lý luận: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm tổng hợp tài liệu làm cơ sở lý luận cho đề tài. * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp phỏng vấn: Nhằm mục đích làm rõ những ý nghĩ, động cơ của sinh viên người nước ngoài khi chọn ngành Việt Nam học. - Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi: Nhằm làm rõ thực trạng về các động cơ của sinh viên người nước ngoài. Dụng cụ nghiên cứu là bảng thăm dò ý kiến được tiến hành qua hai giai đoạn: + Giai đọan 1: Trên cơ sở lý luận và những đề tài có liên quan, người nghiên cứu tiến hành sọan thảo bảng thăm dò mở gồm 7 câu hỏi: Câu 1: Lí do bạn chọn học ngành Việt Nam học? Câu 2: Động cơ học tập hiện nay của bạn là gì? Câu 3: Bạn có kế hoạch học tập như thế nào? Câu 4: Những khó khăn bạn gặp phải trong quá trình học? Câu 5: Bạn đang có nhu cầu học tập hàng đầu về vấn đề nào? Câu 6: Mục đích học ngành Việt Nam học ở trường của bạn là gì? Câu 7: Bạn thường đến lớp vì lí do gì? Phiếu này được phát cho 60 sinh viên ngành Việt Nam học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM trả lời. Sau khi thu về, người nghiên cứu đọc, phân loại các câu trả lời trong từng câu hỏi theo phương pháp phân tích nội dung. + Giai đọan 2: Từ kết qủa thăm dò mở, tiếp tục tham khảo các công trình nghiên cứu trước và các vấn đề lý luận của đề tài, người nghiên cứu tiến hành xây dựng bảng thăm dò chính thức gồm 10 phần, có hướng dẫn cách trả lời rõ ràng, chi tiết cho từng câu (xin xem phần phụ lục). Phần 1: Lí do chọn học ngành Việt Nam học. Phần 2: Động cơ học tập hiện nay. Phần 3: Kế hoạch học tập. Phần 4: Khó khăn trong quá trình học tập. Phần 5: Nhu cầu học tập hàng đầu hiện nay. Phần 6: Mục đích học tập. Phần 7: Kết quả học tập học kì vừa qua Phần 8: Lí do đến lớp. Phần 9: Hứng thú học tập. Phần 10: Hành vi học tập. Việc phát và thu thập số liệu ở giai đoạn 2 được tiến hành như sau: Người nghiên cứu chọn tòan bộ sinh viên ngành Việt Nam học người nước ngoài thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn làm khách thể nghiên cứu của đề tài, được chia cho cả nam và nữ và cho cả 4 năm: I, II, III, IV. Việc phát và thu việc được thực hiện thông qua thư ký và giảng viên của Bộ môn Việt Nam học. Sau khi loại bỏ những phiếu trả lời không đúng quy cách, mẫu nghiên cứu sử dụng trong đề tài là 104 sinh viên người nước ngoài thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM. - Phương pháp tóan thống kê: Xử lý thống kê theo chương trình SPSS For Wins 11.5. Tính tần số, tỉ lệ phần trăm, tính trung bình, độ lệch tiêu chuẩn, kiểm nghiệm Chi-square, tính hệ số tương quan, xếp thứ hạng. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu * Giới hạn về không gian nghiên cứu: Do tại TPHCM, chỉ có trường Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn có đào tạo ngành Việt Nam học cho đối tượng sinh viên người nước ngoài, nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu ở trường này. * Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu về động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo. 8. Kế hoạch nghiên cứu * Tháng 09/2009: + Đọc tài liệu, chọn đề tài + Viết đề cương nghiên cứu * Tháng 10-11/2009: + Hoàn thành cơ sở lý luận * Tháng 12/2009: + Phát phiếu câu hỏi mở sơ khởi, để xây dựng bảng câu hỏi chính thức * Tháng 01/2010: + Xây dựng bảng câu hỏi chính thức * Tháng 02-03/2010: + Phát phiếu điều tra, thu thập và xử lí số liệu * Tháng 04-05/2010: + Trên cơ sở số liệu thu thập được, viết lời bình * Tháng 06-08/2010: + Hoàn chỉnh luận văn, chỉnh sửa theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn. NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ĐỘNG CƠ 1.1.1. Một số quan điểm phi Mac-xít về động cơ: Từ thời cổ đại, vấn đề nguyên nhân thúc đẩy bên trong hoạt động của con người đã được các nhà khoa học đặt ra. Và lúc này, tâm lý học chưa trở thành một bộ môn khoa học độc lập, mà nó còn là một bộ môn của triết học. Do đó, những kết luận trong thời kỳ bấy giờ thiếu cơ sở khoa học để chứng minh động cơ một cách rõ ràng. Xocrate (469-399 TCN), một triết gia Hy Lạp thời cổ đại đã từng phát biểu: “Tôi biết chắc một điều là tôi không biết gì cả”. Theo Xocrate, từ chỗ “không biết gì” thúc đẩy con người hoạt động nhận thức [6, 20]. Aristote (384-322 TCN), tác giả cuốn Tâm lý học đầu tiên “Bàn về tâm hồn” đã xem “ước muốn cùng với trí tuệ là những năng lực của tâm hồn đưa tới hoạt động”. Ông dựa trên cơ sở sinh vật học để giải thích động cơ hoạt động. Ông cho rằng nhiều hành vi con người được thúc đẩy bởi “sự thèm muốn”. Hành động luôn hướng tới thỏa mãn “sự thèm muốn”. Nghĩa là hành vi được thúc đẩy bởi các trạng thái nội tại như đói, khát, ham muốn tình dục Nếu hành động thành công con người sẽ cảm thấy khoái lạc. Tuy nhiên, Aristote cũng đã chỉ ra được rằng, con người khác con vật ở chỗ “con người có khả năng dùng lý trí của mình để ức chế các thèm muốn” [234, 20]. Nhìn chung, các nhà triết học trước kia có sự hiểu lầm rằng, cái thúc đẩy con người hành động là ý thức của anh ta về cái đó. Sai lầm ấy xuất phát từ việc quen giải thích hoạt động con người từ tư duy. Thực ra, cái thúc đẩy con người hoạt động không phải ý thức, nhận thức hay tư duy mà là nhu cầu. Nhiều thế kỷ sau đó, vẫn chưa có một tác giả nào nghiên cứu về động cơ một cách hoàn thiện, do họ chưa có một cơ sở lý luận liên quan thật sự mang tính khoa học. Mãi đến đầu thế kỷ XX, cùng với sự xuất hiện các trường phái Tâm lý học khách quan, vấn đề động cơ mới thật sự được chú ý đến. Tâm lý học hành vi cổ điển của John B.Watson (1878-1958) chỉ quan tâm đến những sự kiện, hành vì bên ngoài mà không xét đến yếu tố tiềm ẩn đằng sau nó, thúc đẩy con người hoạt động. Chủ nghĩa hành vi cổ điển coi hoạt động của con người chỉ là một dòng phản ứng theo công thức S->R. Theo lý thuyết này, khi có kích thích (S) thì tất yếu có phản ứng (R) cũng như khi biết yếu tố này có thể suy ra được yếu tố kia và ngược lại. Hành vi được coi là mối liên hệ trực tiếp giữa kích thích và phản ứng do kích thích tạo ra. Kích thích thuộc về thế giới tác động, và hành vi con người do phản ứng của cơ thể tạo ra khi có kích thích. Tâm lý học hành vi của Watson đi đến quan niệm coi con người như là “một cơ thể phản ứng”, thích nghi thụ động dưới ảnh hưởng của môi trường. Sau này, K.Hull và E.Tolman đã đi tìm mô hình động cơ và quy luật của nó trong nghiên cứu động vật, kết quả là bổ sung vào công thức S->R trong thuyết hành vi cổ điển của Watson bằng “yếu tố trung gian”. Theo hai tác giả này, cái quy định (động cơ) của phản ứng vẫn là những kích thích từ bên ngoài vào nhu cầu của cơ thể lúc tiếp nhận kích thích đó. Lúc này, thuyết hành vi S->R phải có dạng S-O-S hay S-r-s-R. Các biến trung gian là những gì gắn O, tức gắn với cơ thể, hình thành phản ứng với hành vi đối với kích thích đã cho” [106, 12]. Cả chủ nghĩa hành vi cổ điển lẫn chủ nghĩa hành vi mới đều mắc phải sai lầm là đã sinh vật hóa con người, “xóa mọi ranh giới có tính nguyên tắc giữa hành vi động vật và hành vi con người”, đồng nhất tâm lý con người và tâm lý động vật. Các tác giả này cũng chưa giải thích được nguyên nhân nào thúc đẩy con người thực hiện các hành động. Họ cho rằng, nhu cầu con người cũng tương đương với nhu cầu của động vật, bỏ qua tính chất xã hội của con người. Tâm lý học Ghetalt (hay còn gọi là Tâm lý học Cấu trúc) bởi ba tác giả: M.Wertheimer (1880-1943), V.Kohler (1887-1967) và K.Kofka (1886-1941). Trường phái này nghiên cứu về tri giác và một ít về tư duy. Riêng K.Lewin nghiên cứu về nhân cách, về trạng thái xúc động, lấy khái niệm “trường lực” làm cơ sở nghiên cứu tâm lý con người. Ông đã tập trung sự chú ý đến khái niệm “nhu cầu”, trong đó ý đồ là một dạng nhu cầu làm xuất hiện trạng thái căng thẳng. Những nhân tố này ít được nhận thức nhưng tương đối có hiệu lực, nó quy định việc lựa chọn hành động, phương thức và mục đích của con người, đó chính là động cơ của hoạt động. Như vậy, đông cơ là sự tương tác của lực bên trong trường lực, phủ nhận tác động từ thế giới bên ngoài. K.Lewin và các cộng sự của ông mới chỉ có thể nói đến những dấu hiệu đặc trưng tiến trình vận động của động cơ, những yếu tố tâm lý ảnh hưởng tiến trình đó, làm động cơ mạnh lên hay ngược lại. Lewin đã không quan tâm đến kinh nghiệm con người, đánh giá thấp những đặc điểm nhân cách, nhu cầu và khát vọng đã có ở một người. Nhược điểm của Lewin là chỉ mới chú ý đến mặt cơ động của động cơ mà chưa chú ý đến mặt nội dung của nó. Bên cạnh đó, ông đã phủ nhận vai trò của những tác động bên ngoài trong việc hình thành động cơ. Phân tâm học của Sigmund Freud xem con người có hai loại bản năng: bản năng sống và bản năng chết. Đời sống con người do bản năng tình dục (libido) chi phối tất cả các hoạt động. Năng lượng ấy thoát ra ngoài ở những dạng hoạt động khác nhau. Nếu nhu cầu về bản năng ấy không được thỏa mãn, con người sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng. Atler, nhà tâm lý học theo trường phái Phân tâm học kiểu mới cho rằng, động lực cơ bản của hành vi quyết định mục đích cũng như con đường của hoạt động. Mối quan hệ giữa khát vọng hùng mạnh và cảm giác yếu kém quy định tính chất những động cơ khi con người hành động. Atler phê phán luận điểm của S.Freud, ông không đồng ý tính không thay đổi của bản năng trong tiến trình phát triển lịch sử loài người nói chung cũng như trong đời sống cá thể nói riêng. Ông cho rằng, văn hóa xã hội cũng ảnh hưởng đến tâm lý con người, đặc biệt là thể hiện ở động cơ hoạt động. Đối với K.Horney, con người có sức mạnh bẩm sinh, cơ sở là sự lo sợ cô đơn thời còn thơ ấu ảnh hưởng đến động cơ thúc đẩy hành vi sau này. Động cơ con người không có nguồn gốc từ hiện thực khách quan, mà nó được nảy sinh từ những biểu tượng chủ quan của mỗi người. Và vô thức là động lực của hành vi con người quy định những hình thức động cơ cụ thể của cuộc sống thực. E.Formm bổ sung vào lực thúc đẩy hành vi con người bao gồm yếu tố xã hội và sức mạnh bẩm sinh. Nhìn chung, lý thuyết Phân tâm nhìn nhận động cơ con người như những bản năng. Cách lý giải như vậy dẫn đến chỗ đối lập cá nhân với xã hội và xem xét môi trường sống chỉ như những điều kiện để bản năng con người vốn có từ lúc sinh ra, được bộc lộ dần trong quá trình phát triển của cá thể. 1.1.2. Quan điểm của tâm lý học Mac-xít về động cơ Tâm lý học Mac-xít dựa trên cơ sở phương pháp luận Triết học Mac-Lenin, xem con người là sản phẩm của lịch sử, xã hội, và là thực thể mang những phẩm chất, những thuộc tính được hình thành trong quá trình lao động và trong mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người trong xã hội. Quan điểm này không quá đề cao yếu tố xã hội, cũng không phủ nhận yếu tố sinh học trong bản thân con người. K.Marx chỉ ra rằng: “con người là một thực thể tự nhiên trực tiếp. Với tư cách là một thực thể tự nhiên, con người được phú cho những sức mạnh tự nhiên, những sức sống đã trở thành thực thể tự nhiên hoạt động” [18, 1]. Con người không phải là cái túi đựng đầy phản xạ và hoạt động, không phải là dòng phản ứng, cử động sống mà là một dòng hoạt động. Trong đó bao gồm cả “dòng tư tưởng” (R.Descarte), “dòng ý thức” (W.Jeans), đơn vị của cuộc sống là từng hoạt động cụ thể (A.N.Leonchiev) được hiểu là một tổ hợp các quá trình con người tác động vào đối tượng, nhằm mục đích thỏa mãn một nhu cầu nhất định. Kết quả của hoạt động là kích thích tạo ra hoạt động và sự cụ thể hóa nhu cầu của chủ thể. Chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất, hoạt động bao gồm cả hành vi, lẫn tâm lý, ý thức, công việc chân tay và công việc trí óc. Mà nó được xây dựng trên cơ sở triết học về hoạt động, đó là mối quan hệ biện chứng giữa chủ thể và khách thể, bao gồm quá trình khách thể hóa chủ thể (chuyển năng lượng con người vào sản phẩm hoạt động) và quá trình chủ thể hóa khách thể (con người phản ánh vật thể, tiếp thu đặc điểm vật thể chuyển thành năng lượng con người). Như vậy, trong khi tạo ra và chiếm lĩnh các mối quan hệ xã hội, con người hình thành nên bộ mặt tâm lý, hình thành nên động cơ hoạt động. Vào năm 1926, L.X.Vưgôtxki đã đề xuất phải xây dựng “một khoa học về hành vi con người”. Ông đề xuất nghiên cứu hành vi con người trong mối quan hệ con người với thực tại xung quanh. Mặc dù chưa đề cập đến động cơ thúc đẩy hành vi con người, nhưng Vưgôtxki đã xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận làm nền tảng cho hàng loạt công trình nghiên cứu về động cơ sau này. Năm 1953, X.L.Rubinstein xem “hành động ý chí nhất thiết bao hàm động cơ cho nên có thể phân biệt mức độ của hành động ý chí tùy thuộc tính chất của những động cơ chủ đạo”. Theo tác giả, động cơ ý chí có thể bắt nguồn từ những ham muốn, nhu cầu, cảm xúc, tính cách, tư tưởng, nhận thức trước những nhiệm vụ mà đời sống xã hội đặt ra. X.L.Rubinstein mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu nhiệm vụ chính của phạm trù động cơ và chỉ ra con đường giải quyết nhiệm vụ. Đến năm 1966 xuất hiện lý thuyết “tâm thế” của D.N.Uzanadze, cho rằng động cơ thúc đẩy hành vi con người tuân theo lý thuyết tâm thế. Ông cho rằng “nhu cầu là nguồn gốc tính tích cực” của nhân cách. Khi chủ thể hướng ra môi trường bên ngoài nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu trước mắt, thì mọi tình trạng xuất hiện nhất định gây ra trong chủ thể một tâm thế nhất định, và thông qua tâm thế này hướng dẫn toàn bộ hành vi tiếp theo của nó. Ông không tán thành việc đưa khái niệm “đấu tranh động cơ” vào tâm lý học. Vì ông cho rằng, mọi hành vi chỉ có một động cơ đem lại ý nghĩa cho hành vi đó. Quan điểm của ông bị các nhà tâm lý học khác phê phán, bởi động cơ tồn tại như một hệ thống những động cơ. Khi thực hiện một hoạt động bất kỳ, bao giờ cũng có sự đấu tranh giữa các động cơ đó. Tuy nhiên, ông đã vạch ra được những hiểu biết mới về khái niệm nhu cầu, các
Luận văn liên quan