Luận văn Động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trường đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh

Xuất phát từ quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Đảng và Nhà nước đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, học tập là nhiệm vụ thường xuyên và suốt đời. Một quốc gia có nền kinh tế phát triển vững mạnh khi và chỉ khi quốc gia ấy có một đội ngũ nhân lực dồi dào và trình độ dân trí không ngừng được nâng cao

pdf124 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 5794 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trường đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Hải Yến ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC ĐẠI HỌC THỨ HAI TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM LUÂ N VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Hải Yến ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC ĐẠI HỌC THỨ HAI TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM Chuyên ngành : Tâm lí học Mã số : 60 31 04 01 LUÂ N VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ TỨ Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những thông tin và nội dung nêu trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu lí luận và thực tế, hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác. Tp. HCM, ngày 23 tháng 9 năm 2014 Tác giả luận văn Trần Hải Yến LỜI CẢM ƠN Để thực hiện luận văn này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến: Quý Thầy Cô trong Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, Khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học Sư Phạm Tp. HCM đã tạo môi trường học tập và trực tiếp giảng dạy cho tôi những kiến thức vô cùng hữu ích trong suốt khóa học. Quý Thầy Cô trong Hội đồng khoa học bảo vệ đề cương, Hội đồng khoa học bảo vệ luận văn đã góp ý, hướng dẫn, chỉ ra những thiếu sót giúp tôi thực hiện tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Quý Thầy Cô trong Phòng công tác chính trị, giảng viên và sinh viên trường Đại học Kinh tế Tp. HCM đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và xử lý số liệu. Tiến sĩ Nguyễn Thị Tứ, người hướng dẫn khoa học, đã rất thông cảm, tận tụy dành nhiều thời gian hướng dẫn, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tp. HCM, tháng 9 năm 2014 Tác giả Trần Hải Yến MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC ĐẠI HỌC THỨ HAI ...................................................... 5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 5 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 5 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................. 7 1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ..................................................... 11 1.2.1. Động cơ .................................................................................................... 11 1.2.2. Động cơ học tập ........................................................................................ 25 1.2.3. Đại học thứ hai và sinh viên học đại học thứ hai ..................................... 35 1.3. Lý luận về động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trường ĐHKT Tp. HCM ............................................................................................ 36 1.3.1. Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên học đại học thứ hai .............. 36 1.3.2. Đặc điểm tâm lý của sinh viên học đại học thứ hai ................................. 39 1.3.3. Biểu hiện động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai ................. 40 1.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai ............................................................................................... 45 Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 47 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC ĐẠI HỌC THỨ HAI TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM ...................................................................................... 48 2.1.Thể thức nghiên cứu ........................................................................................ 48 2.1.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 48 2.1.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 48 2.1.3. Công cụ nghiên cứu .................................................................................. 48 2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 49 2.2. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu .............................................................. 50 2.3. Thực trạng động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trường ĐHKT Tp. HCM ............................................................................................ 52 2.3.1. Mục đích học tập của SV ĐHTH ............................................................. 52 2.3.2. Hứng thú học tập của SV ĐHTH ............................................................. 58 2.3.3. Thái độ học tập của sinh viên ĐHTH ...................................................... 61 2.3.4. Hành vi học tập của sinh viên ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ........ 65 2.3.5. So sánh tương quan giữa mục đích học tập với hứng thú, thái độ, hành vi học tập ......................................................................................... 68 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ................................................................................ 69 2.4.1. Nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập ........................ 69 2.4.2. So sánh sự ảnh hưởng theo giới tính, theo khóa, theo vùng miền ........... 71 2.4.3. Khó khăn trong học tập của sinh viên ĐHTH .......................................... 72 2.5. Các biện pháp nhằm thúc đẩy động cơ học tập của sinh viên ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ................................................................................ 75 2.5.1. Cơ sở đề xuất biện pháp........................................................................... 75 2.5.2. Một số biện pháp ..................................................................................... 76 2.5.3. Khảo sát về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ........................ 85 Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 95 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐC : Động cơ ĐCHT : Động cơ học tập ĐHKT : Đại học Kinh tế ĐHTH : Đại học thứ hai ĐLC : Độ lệch chuẩn ĐTB : Điểm trung bình GV : Giảng viên Nxb : Nhà xuất bản Sig : Mức ý nghĩa STT : Số thứ tự SV : Sinh viên TB : Trung bình TH : Thứ hạng Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................................................. 50 Bảng 2.2. Mục đích học tập của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ................ 52 Bảng 2.3. So sánh mục đích học tập theo giới tính ......................................................... 56 Bảng 2.4. So sánh mục đích học tập theo khóa học ........................................................ 57 Bảng 2.5. So sánh mục đích học tập theo vùng miền ..................................................... 57 Bảng 2.6. Hứng thú học tập SV ĐHTH trường ĐHKT Tp.HCM ............................... 58 Bảng 2.7. So sánh giữa các nhóm khách thể về hứng thú học tập của SV ĐHTH ...................................................................................................................... 60 Bảng 2.8. Thái độ học tập tích cực của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ... 62 Bảng 2.9. So sánh giữa các nhóm khách thể về thái độ học tập tích cực của SV ĐHTH ............................................................................................................... 63 Bảng 2.10. So sánh giữa các nhóm khách thể về thái độ học tập tiêu cực của SV ĐHTH ............................................................................................................... 64 Bảng 2.11. Hành vi học tập của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ................... 65 Bảng 2.12. So sánh giữa các nhóm khách thể về hành vi học tập của SV ĐHTH .... 67 Bảng 2.13. Mối tương quan giữa giữa động cơ bên trong với hứng thú, thái độ và hành động học tập ........................................................................................... 68 Bảng 2.14. Mối tương quan giữa giữa động cơ bên ngoài với hứng thú, thái độ và hành động học tập ........................................................................................... 69 Bảng 2.15. Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ................................................................................................................. 70 Bảng 2.16. Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ................................................................................................................. 71 Bảng 2.17. Khó khăn trong học tập của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM .... 72 Bảng 2.18. So sánh giữa các nhóm khách thể về khó khăn trong học tập của SV ĐHTH ...................................................................................................................... 73 Bảng 2.19. Mối tương quan giữa những khó khăn với thái độ tiêu cực trong học tập ...... 74 Bảng 2.20. Mức độ cần thiết của các biện pháp thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ..................................................................................... 86 Bảng 2.21. So sánh giữa các nhóm khách thể về mức độ cần thiết của các biện pháp thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ................ 86 Bảng 2.22. Mức độ khả thi của các biện pháp thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ..................................................................................... 87 Bảng 2.23. So sánh giữa các nhóm khách thể về mức độ khả thi của các biện pháp thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ................ 88 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Cấu trúc chung của hoạt động ................................................................. 16 Sơ đồ 1.2. Quá trình hình thành động cơ .................................................................. 21 Sơ đồ 1.3. Cấu trúc vĩ mô của hoạt động học tập ..................................................... 32 Biểu đồ 2.1. Phân bố mẫu nghiên cứu theo khoa ...................................................... 51 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ các lý do sinh viên học đại học thứ hai ....................................... 53 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Xuất phát từ quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Đảng và Nhà nước đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, học tập là nhiệm vụ thường xuyên và suốt đời. Một quốc gia có nền kinh tế phát triển vững mạnh khi và chỉ khi quốc gia ấy có một đội ngũ nhân lực dồi dào và trình độ dân trí không ngừng được nâng cao. Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 22/2001/QĐ – BGD&ĐT, quy định về đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai, tại điều 1, mục 2 đã đề cập đến mục tiêu đào tạo: “Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và nâng cao tính thích ứng của nguồn nhân lực trước những đòi hỏi ngày càng tăng của xã hội”. Trong giáo dục để đào tạo được những con người có năng lực, có phẩm chất, vừa có “đức” vừa có “tài” là nhiệm vụ không chỉ bởi ngành giáo dục, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực học tập của chính bản thân người sinh viên. Hoạt động học tập hay quá trình lĩnh hội tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo của sinh viên là một hoạt động có tính chất đặc biệt và bị chi phối bởi động cơ học tập. Theo như Tâm lý học giáo dục, khi người học thiếu động cơ học tập thì họ rất khó có khả năng tập trung và duy trì việc tiếp thu tri thức một cách tích cực trong khi học. Theo thống kê tại Tp. HCM, có đến 17 trường Đại học, Học viên tuyển sinh hệ Văn bằng đại học thứ hai. Số lượng thí sinh đăng kí dự thi đại học thứ hai cũng lên đến hàng chục ngàn. Vậy động cơ nào thúc đẩy những người đã có một bằng đại 2 học bỏ thời gian, công sức và tiền bạc để tiếp tục học thêm một bằng đại học thứ hai, khi mà họ có thể tham gia học những khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn? Tại sao họ lại chọn học bằng đại học thứ hai chứ không phải học sâu hơn chuyên ngành ở bằng một? Trong khi mà lẽ ra ở giai đoạn lứa tuổi này, con người đã có nghề và đang đi vào giai đoạn hành nghề một cách tích cực. Hay do xuất phát từ động cơ muốn chuyển đổi nghề nghiệp, phải chăng thiếu sót ngay từ chính công tác hướng nghiệp tại trường trung học phổ thông? Đã có nhiều nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên. Phần nhiều, các nghiên cứu này tập trung vào đối tượng là sinh viên học đại học thứ nhất. Có thể kể tên một số công trình nghiên cứu như luận văn Thạc sĩ Động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Bình Dương (2012) của Nguyễn Thị Bình Giang, luận văn Thạc sĩ Động cơ học tập của sinh viên ngành Tâm lý học Trường Đại học Văn Hiến, Tp. HCM (2010) của Phạm Thị Hồng Thái, luận văn Thạc sĩ Động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh (2012) của Phạm Văn Sỹ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại Đại học Kinh tế Tp. HCM. Trên cơ sở nghiên cứu, đề ra một số biện pháp phù hợp nhằm cải thiện động cơ học tập cho sinh viên. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai. 3.2 Khách thể nghiên cứu Sinh viên khóa 15 và 16 đang học đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM. 3 4. Giả thuyết nghiên cứu Hoạt động học tập của sinh viên học đại học thứ hai được thúc đẩy bởi động cơ bên ngoài nhiều hơn bởi động cơ bên trong. Động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai chịu sự tác động bởi các yếu tố khách quan nhiều hơn yếu tố chủ quan. Có sự khác biệt ý nghĩa giữa sinh viên khóa 15 và sinh viên khóa 16, giữa nam và nữ về động cơ học tập và mức độ biểu hiện động cơ. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: động cơ học tập, đặc điểm của sinh viên học đại học thứ hai,... 5.2. Khảo sát thực trạng về động cơ học tập của sinh viên đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM. Trên cơ sở kết quả thực trạng nghiên cứu thu được, đề xuất một số biện pháp phù hợp nhằm cải thiện động cơ học tập cho sinh viên học đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu sau: 6.1. Về nội dung nghiên cứu Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM. 6.2. Về khách thể nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng trên 247 sinh viên đang theo học đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM. Khách thể bổ trợ: Giảng viên dạy đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp sau: 7.1 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa lý thuyết để làm rõ cơ sở lý luận của động cơ học tập sinh viên học đại học thứ hai. 4 7.2 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng dưới dạng phiếu thăm dò ý kiến. - Phương pháp phỏng vấn: Chọn một số vấn đề nổi trội trong phần trả lời để phỏng vấn một số đối tượng sinh viên. - Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20 xử lý các số liệu thu được. 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC ĐẠI HỌC THỨ HAI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới Tâm lý học thế giới có lịch sử nghiên cứu về động cơ học tập từ rất sớm và đến nay đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu mạnh cả về lý luận lẫn thực hành. Dưới đây sẽ trình bày tóm tắt một số tác giả tiêu biểu trên thế giới. - E. L. Thorndike (1874 - 1949), (người đại diện cho Thuyết hành vi tạo tác, là nhà tâm lý học Động vật Mỹ uy tín). Theo ông ĐCHT là sự kích thích hướng hành vi đạt tới một kết quả. Cho nên các yếu tố của ĐCHT bao gồm yếu tố bên trong mang tính chủ quan và các yếu tố bên ngoài mang tính khách quan [33, tr.52-59]. - C. Hull (1943, 1951) cho rằng: động cơ là cần thiết cho quá trình học tập và là điều cốt lõi cho sự thích nghi có hiệu quả. Ông nhấn mạnh vai trò sự căng thẳng trong động cơ và cho rằng việc giảm căng thẳng có ý nghĩa củng cố. Theo quan điểm này, các xung năng sơ cấp có cơ sở sinh học được khơi dậy khi sinh vật bị tước đoạt. Những xung năng này hoạt hóa sinh vật, khi được thỏa mãn hoặc giảm thiểu thì sinh vật ngừng hoạt động. Thuyết giảm xung năng mang ý nghĩa cân bằng nội tại vì nó cho rằng một sinh vật bị khơi dậy xung năng là để duy trì thế cân bằng nội tại, một thế cân bằng bên trong các hệ và các quá trình của cơ thể. Thuyết giảm xung năng cân bằng nội tại này của động cơ và học tập đã có ảnh hưởng cho tới giữa những năm 1950 khi nó bị thách thức bởi các dữ kiện mới [18, tr.368]. - J. Bruner cho rằng: cái bắt buộc học sinh phải học có thể được quyết định không chỉ là những mục đích nằm ngoài học tập mà còn có những kích thích nằm ngay trong hoạt động học tập. Vì vậy, nên phát triển động lực bên trong hơn là tác động bên ngoài, vì khi đã đạt được một kết quả nào đó trong quá trình học tập, người học sẽ cảm thấy thỏa mãn với những gì mà mình đã làm và sẽ có ham muốn hướng tới những công việc khó hơn, đó chính là động lực bên trong [67]. - X. L. Runbinstein khi phân tích ĐCHT, ông mô tả các loại ĐCHT biểu hiện 6 ra bên ngoài thông qua hứng thú của học sinh. Theo ông ĐCHT như là mối quan hệ của trẻ đối với cái thúc đẩy trẻ học tập. Tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng lại mô tả các loại ĐCHT trên bình diện chủ quan, mà tác giả chưa chú ý đến mặt khách quan của ĐCHT, cái phản ánh bản chất của ĐCHT [55, tr.30]. - Năm 1946, A. N. Leonchiev với công trình “Sự phát triển ĐCHT của học sinh”cho rằng ĐCHT là sự định hướng của trẻ vào việc lĩnh hội tri thức và đạt được điểm số cao, cũng như để cha mẹ, thầy cô giáo và các bạn khen. Cũng trong công trình nghiên cứu của mình, ông chia động cơ thành động cơ “hiểu biết” và động cơ“hành động”. Động cơ “hiểu biết” trong những điều kiện nhất định nào đó sẽ trở thành động cơ “hành động”. Ông cho rằng quá trình học tập của học sinh chỉ có kết quả tốt khi học sinh có thái độ cần thiết đối với quá trình đó. Vì vậy, theo ông thì việc
Luận văn liên quan