Nhìn vào lịch sử dân tộc ta có một hiện tượng thật lạ là khi xã hội rối ren nhất, loạn
lạc nhất thì văn học lại đạt được những thành tựu rực rỡ nhất. Văn học Việt Nam nửa
cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX ra đời trong giai đoạn chế độ phong kiến tranh
giành quyền lợi, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, đói kém. Đặc biệt giai đoạn này
đã xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa với nội dung chủ yếu là giải phóng tình cảm,
đấu tranh để được tự do yêu đương và hàng loạt những cây bút đậm dấu ấn cá nhân
như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Phạm Thái
Tự bản thân cuộc đời Phạm Thái là một bài ca đẹp mà buồn còn thơ văn Phạm Thái
là mảng đề tài có sức hút lớn. Thế nhưng người ta cũng còn ngại viết về Phạm Thái và
những tác phẩm của ông vì những “bảo thủ”, “phản động” trong thiên kiến chính trị
của ông. Trong Văn học Việt Nam (1969), Nxb Tân Việt, Phạm Văn Diêu đã khái quát
nền văn học Việt đời Lê mạt – Nguyễn sơ nhưng ông không hề đề cập đến Phạm Thái
trong tác phẩm của mình. Hay công trình Phú Việt Nam cổ và kim (2002) (Nxb Văn
hóa thông tin) do Phong Châu và Nguyễn Văn Phú giới thiệu, sưu tầm, chú thích
không hề có bài Chiến tụng Tây Hồ phú và hai ông đã nói rõ quan điểm của mình
trong phần cước chú: “nội dung thể hiện tư tưởng phản động chống cuộc khởi nghĩa
Tây Sơn, nên bỏ không in” [8, tr. 203]. Nguyễn Nghiệp cũng đã kết luận chắc nịch
rằng: “ Xét về toàn bộ tác phẩm mà nói, thử hỏi tác dụng giáo dục của Sơ kính tân
trang đối với thế hệ chúng ta phỏng được bao nhiêu. Một con người với tư tưởng căn
bản là phản động và tiêu cực như Phạm Thái làm sao có thể tạo ra những giá trị nhân
đạo cao cả, có tác dụng cho thế hệ được” [91].
173 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đóng góp của Phạm Thái trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – Nửa đầu thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
__________________
Trần Văn Đúng
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
__________________
Trần Văn Đúng
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA
PGS.TS. LÊ THU YẾN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh đã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu.
Xin đặc biệt cảm ơn PGS. TS. LÊ THU YẾN đã không quản khó nhọc, vất
vả, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn đã dành
thời gian quý báu để đọc, góp ý và chấm luận văn này.
Xin cảm ơn quý trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn
Trần Văn Đúng
MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Nhìn vào lịch sử dân tộc ta có một hiện tượng thật lạ là khi xã hội rối ren nhất, loạn
lạc nhất thì văn học lại đạt được những thành tựu rực rỡ nhất. Văn học Việt Nam nửa
cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX ra đời trong giai đoạn chế độ phong kiến tranh
giành quyền lợi, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, đói kém. Đặc biệt giai đoạn này
đã xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa với nội dung chủ yếu là giải phóng tình cảm,
đấu tranh để được tự do yêu đương và hàng loạt những cây bút đậm dấu ấn cá nhân
như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Phạm Thái
Tự bản thân cuộc đời Phạm Thái là một bài ca đẹp mà buồn còn thơ văn Phạm Thái
là mảng đề tài có sức hút lớn. Thế nhưng người ta cũng còn ngại viết về Phạm Thái và
những tác phẩm của ông vì những “bảo thủ”, “phản động” trong thiên kiến chính trị
của ông. Trong Văn học Việt Nam (1969), Nxb Tân Việt, Phạm Văn Diêu đã khái quát
nền văn học Việt đời Lê mạt – Nguyễn sơ nhưng ông không hề đề cập đến Phạm Thái
trong tác phẩm của mình. Hay công trình Phú Việt Nam cổ và kim (2002) (Nxb Văn
hóa thông tin) do Phong Châu và Nguyễn Văn Phú giới thiệu, sưu tầm, chú thích
không hề có bài Chiến tụng Tây Hồ phú và hai ông đã nói rõ quan điểm của mình
trong phần cước chú: “nội dung thể hiện tư tưởng phản động chống cuộc khởi nghĩa
Tây Sơn, nên bỏ không in” [8, tr. 203]. Nguyễn Nghiệp cũng đã kết luận chắc nịch
rằng: “Xét về toàn bộ tác phẩm mà nói, thử hỏi tác dụng giáo dục của Sơ kính tân
trang đối với thế hệ chúng ta phỏng được bao nhiêu. Một con người với tư tưởng căn
bản là phản động và tiêu cực như Phạm Thái làm sao có thể tạo ra những giá trị nhân
đạo cao cả, có tác dụng cho thế hệ được” [91].
Về tác phẩm, Phạm Thái viết không nhiều nhưng hầu hết bằng chữ Nôm. Cùng thời
có một số nhà nho vẫn dè dặt hoặc không sử dụng với thứ chữ dân tộc như Nguyễn
Huy Hổ, Cao Bá Quát thì việc Phạm Thái ưu tiên sử dụng chữ Nôm là một tiến bộ
đáng ghi nhận. Về loại thể, Phạm Thái viết rất đa dạng, cả truyện, văn xuôi lẫn thơ,
phú. Cụ thể có truyện thơ, phú, văn tế, thơ trữ tình Đường luật, thơ trữ tình theo thể
thơ dân tộc như lục bát, song thất lục bát, các dạng thơ chơiQuan trọng nhất là ở loại
thể nào Phạm Thái cũng có tác phẩm vào hàng đáng ghi nhận về nội dung lẫn nghệ
thuật, có những loại thể vào hàng hay nhất, tiêu biểu cho loại thể đó. Về đề tài, thơ văn
của ông chủ yếu chỉ tập trung vào tình yêu và ông đã góp công lớn vào trào lưu chủ
nghĩa nhân đạo chung của xã hội đương thời. Đó là tiếng kêu đòi quyền tự do yêu
đương và tiếng nói bênh vực người phụ nữ nói riêng và tiếng kêu đề cao quyền sống
của con người cá nhân nói chung. Nhìn chung, về nghệ thuật, Phạm Thái có những
bước đột phá trong việc phá vỡ những khuôn thước có tính quy phạm của thơ văn
trung đại đương thời và có những lúc thơ ông đã đạt đến trình độ điêu luyện về nghệ
thuật, trở thành kiểu mẫu đáng để học tập, phát huy và kế thừa cho những người cầm
bút sau ông. Tác phẩm của Phạm Thái ở nhiều phương diện đã trở thành tiếng nói mở
đầu cho một giai đoạn tân kỳ đang sắp sửa.
Chính vì những lẽ trên, Phạm Thái xứng đáng có một vị trí trong nền văn học nước
nhà. Chính bản thân Phạm Thái còn là nguồn cảm hứng cho thơ văn đời sau. Khái
Hưng viết Tiêu Sơn tráng sĩ, Phạm Khắc Khoan viết Kịch thơ Phạm Thái, Nghiêm
Phái – Thư Linh viết kịch thơ Phạm Thái - Quỳnh Như. Họ đã đồng cảm và khai thác
nỗi cô đơn, bất lực, chán chường của con người cá nhân trong thời đại của họ qua cuộc
đời, tình yêu và sự nghiệp thơ văn của Phạm Thái.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, đã có nhiều công trình, bài viết chú ý nghiên
cứu tác phẩm thơ văn của Phạm Thái nhưng phần lớn mới chú ý đến từng tác phẩm
đơn lẻ của Phạm Thái hoặc nhìn Phạm Thái như một nhà nho tài tử mà chưa có một
công trình đánh giá toàn diện, tổng quát đóng góp của thơ văn của Phạm Thái.
Vì vậy, theo chúng tôi, việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá toàn diện về THƠ VĂN
PHẠM THÁI để thấy rõ ĐÓNG GÓP CỦA PHẠM THÁI TRONG VĂN HỌC VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỶ XVIII – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX là việc cần
thiết và có giá trị, không chỉ trên bình diện lí luận, phê bình mà còn giúp ích cho thực
tiễn dạy và học tác giả Phạm Thái trong nhà trường phổ thông cũng như đại học.
2. Lịch sử vấn đề
Những công trình, tác phẩm có liên quan đến Phạm Thái cũng không đến nỗi hiếm
hoi, song trong đó những tác phẩm đi sâu vào nghiên cứu riêng Phạm Thái thì rất ít.
Có thể tạm chia những tác phẩm có liên quan đến Phạm Thái thành hai loại. Loại thứ
nhất là những công trình biên khảo, sưu tầm, hiệu đính, chú giải, trích dẫn, giới thiệu
thơ văn Phạm Thái. Loại thứ hai là những giáo trình, công trình nghiên cứu, bài viết về
thơ văn Phạm Thái hoặc có đề cập nhiều đến thơ văn Phạm Thái.
Loại thứ nhất có thể kể đến những công trình: Văn đàn bảo giám (1926) - Trần
Trung Viên; Phổ Chiêu thiền sư thi tập (1932) - Sở Cuồng (Lê Dư); Việt Nam thi văn
hợp tuyển (1943) và Việt Nam văn học sử yếu (1944) - Dương Quảng Hàm; Lịch sử
văn học Việt Nam (1962) của Lê Trí Viễn – Phan Côn - Đặng Thanh Lê – Phạm Văn
Luận – Lê Hoài Nam đồng biên soạn; Bảng lược đồ văn học Việt Nam (1967), quyển
thượng: nền văn học cổ điển từ thế kỷ XIII đến năm 1862 - Thanh Lãng; Việt Nam văn
học giảng minh (1974) - Vũ Tiến Phúc; Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ XVIII –
nửa đầu thế kỷ XIX (tái bản năm1978) (Nxb VHVN); Tổng tập văn học Việt Nam
(1997) do Nguyễn Quảng Tuân biên soạn; Tinh tuyển văn học Việt Nam, tập 5, quyển
2: văn học thế kỷ XVIII (2004) do Nguyễn Thạch Giang chủ biên; Giai thoại làng nho
– Lãng Nhân; Thơ văn Việt Nam thơ Nôm Đường luật từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XIX
- Hà Xuân Liêm sưu tầm và biên soạn; Trần Đình Sử - Những công trình thi pháp học
(2005) - tuyển tập, tập 1- Nguyễn Đăng Điệp giới thiệu và tuyển chọn.
Trong các công trình trên, các tác giả thường nêu tiểu sử Phạm Thái, giới thiệu tên
tác phẩm, sau đó, trích một vài tác phẩm tiêu biểu của Phạm Thái như Sơ kính tân
trang, Chiến tụng Tây Hồ phú hoặc một số bài thơ yết hậu, tự thuật
Có trường hợp như Kiều Thu Hoạch trong tác phẩm Truyện Nôm – Lịch sử phát
triển và thi pháp thể loại (2007) chỉ tóm tắt truyện Châu sơ kim kính lục (Sơ kính tân
trang). Công trình tuy không đi sâu vào nghiên cứu truyện Sơ kính tân trang nhưng đã
giúp người viết có cái nhìn khái quát về cấu trúc truyện thơ Nôm. Ngoài ra, có những
tác phẩm bên cạnh việc giới thiệu tiểu sử, tác phẩm, trích dẫn một vài tác phẩm thơ
văn Phạm Thái còn bước đầu nhận xét về nội dung, nghệ thuật, thể tài trong thơ văn
Phạm Thái như Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, (tập 2),(tái bản 1997), Phạm
Thế Ngũ có nhận định chung về nội dung thơ văn của Phạm Thái, nhận xét sơ lược về
bài Chiến tụng Tây Hồ phú, tóm tắt truyện Sơ kính tân trang, đề cập sơ lược về thể Từ.
Hay Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam từ khởi thủy đến cuối thế kỷ 20 (2005), Bùi
Đức Tịnh có nêu hoàn cảnh sáng tác bài Chiến tụng Tây Hồ phú và tóm tắt truyện Sơ
kính tân trang.
Đặc biệt có những công trình chỉ sưu tầm, giới thiệu thơ văn của Phạm Thái như
Chiêu - Lỳ Phạm – Thái thi – tập (1959) - Hoàng Xuân. Tác phẩm này sưu tập và chú
dẫn, phẩm bình sơ lược về thơ văn Phạm Thái.
Ở loại thứ hai có thể kể đến các công trình, giáo trình, tác phẩm sau: Phạm Thái,
Sơ kính tân trang (1960), Nxb Văn hóa của Lại Ngọc Cang là công trình khảo dị và
hiệu đính rất công phu về tác phẩm Sơ kính tân trang. Ông đã tìm hiểu chung cuộc đời,
bối cảnh thời đại Phạm Thái sinh sống, nêu thành công và hạn chế của Sơ kính tân trang.
Trong Việt Nam thi văn giảng luận (tái bản 2000), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà
Như Chi tuyển chọn những tác giả, tác phẩm tiêu biểu để phác thảo được một cách đầy
đủ, trung thực diện mạo nền văn học dân tộc từ khởi thủy cho đến cuối thế kỷ XIX.
Trong đó, có tiểu sử, có nhận xét văn chương bài “Chiến tụng”, giọng điệu thơ văn
Phạm Thái.
Trong Từ điển văn học từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX (1994), Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội, Lại Nguyên Ân giới thiệu tiểu sử, tên tác phẩm chính và nhận định thơ văn
Phạm Thái.
Trong Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam (1997), Nxb Giáo dục, Tp.
HCM của tập thể tác giả Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang, Trần Ngọc
Vương, Trần Nho Thìn, Đoàn Thị Thu Vân có những nhận định về tác phẩm Sơ kính
tân trang như nói về ngoại hình nhân vật, cách miêu tả thiên nhiên đẹp.
Trong Phê bình bình luận văn học: Phạm Thái (.), Phạm Đình Toái (1998), Nxb
Văn nghệ Tp.HCM, Vũ Tiến Quỳnh có viết về tiểu sử Phạm Thái, giới thiệu sơ lược
nội dung và nghệ thuật của Chiến tụng Tây Hồ phú.
Trong Văn học Việt Nam - nửa cuối thế kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX (1999), ở chương
IV, Nguyễn Lộc có viết về tiểu sử Phạm Thái và tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ
thuật tác phẩm Sơ kính tân trang.
Trong Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường Phạm Thái - Nguyễn Công Trứ -
Cao Bá Quát (1999) (tuyển chọn và biên soạn), Nxb Giáo Dục, Vũ Dương Quỹ có nêu
tiểu sử, giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu, giới thiệu nét lớn về nội dung và nghệ thuật
thơ văn Phạm Thái. Trong đó có gợi ý phân tích Cảnh chùa chiền (trích Sơ kính tân
trang).
Ở Tạp chí văn học số 8 - 2000, Nguyễn Thị Nhàn có viết về Mô hình kết cấu
truyện“Sơ kính tân trang”.
Trong quyển Trên hành trình văn học trung đại (2001), Nxb Đại học quốc gia Hà
Nội, Nguyễn Mạnh Hùng có đề cập đôi nét về Sơ kính tân trang. Tác giả chỉ ra sự yếu
kém về nghệ thuật của tác phẩm Sơ kính tân trang như kết cấu không chặt chẽ và cũng
nhận ra được nét phóng túng của nhà thơ trong khi bày tỏ tâm trạng qua các cảnh ngộ
khác nhau nhưng rất ít có phân tích.
Trong Tự sự học (2003), Nxb Đại học Sư phạm, Trần Đình Sử chủ biên có bài viết
Kết cấu truyện Nôm của Đinh Thị Khang. Khi tác giả đề cập đến cốt truyện thơ Nôm
nói chung, tác giả có chỉ ra những ngoại lệ của Sơ kính tân trang như lắp ghép hai
truyện về hai cuộc tình trong một cấu trúc tác phẩm, sử dụng mô típ “tái thế tương
phùng” của dân gian để gắn kết mối hận tình của đời thực với một mối tình trong
mộng.
Gần đây hơn, Hồ Thị Kiều Chinh trong luận văn thạc sĩ năm 2007 của mình
(Trường KHXH và Nhân văn) với đề tài Phạm Thái trong dòng nhà nho tài tử. Trong
chương 2 của luận văn với đề mục Chất tài tử trong thơ văn Phạm Thái, Hồ Thị Kiều
Chinh có giới thiệu tiểu sử và văn bản tác phẩm Phạm Thái, nghiên cứu Phạm Thái từ
anh hùng thời loạn đến nhà nho tài tử và những biểu hiện của chất tài tử trong thơ văn
Phạm Thái và chương 3 là phần làm rõ những đóng góp về nghệ thuật của văn chương
tài tử Phạm Thái. Trong đó, chủ yếu nêu bật chất tài tử trong thơ văn Phạm Thái ở
những khía cạnh: “Tài - tài hoa”; “Tình – đa tình”; “Cá tính”. Đây là tài liệu giúp ích
rất nhiều cho chúng tôi trong việc khái quát hình ảnh con người cá nhân trong thơ văn
Phạm Thái.
Nhìn chung, ở loại thứ nhất, các tác giả thường nêu tiểu sử Phạm Thái và trích dẫn,
giới thiệu tác phẩm thơ văn ông. Ở loại thứ hai, các tác giả đã có sự chú ý nghiên cứu
đáng kể đối với truyện thơ Nôm Sơ kính tân trang. Những tác phẩm còn lại của Phạm
Thái ít được các tác giả đề cập, nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu trong sự đối sánh
với các tác giả viết cùng thể tài. Hơn nữa, các tác giả chưa nghiên cứu sâu sắc, toàn
diện thơ văn Phạm Thái và nhìn nhận sự đóng góp của Phạm Thái ở tất cả các loại thể,
đặc biệt như phú, thơ trữ tình Đường luật, thơ lục bát, song thất lục bát, văn xuôi.
Tất cả các tài liệu kể trên, đặc biệt là công trình của Lại Ngọc Cang, Vũ Tiến
Quỳnh, Hồ Thị Kiều Chinh đã giúp chúng tôi khơi mở, củng cố cũng như mạnh dạn
khẳng định sự đóng góp của Phạm Thái trên hành trình văn học trung đại nói riêng,
hành trình văn học dân tộc nói chung.
Với một nhiệt tâm cố gắng tìm hiểu đóng góp của toàn bộ thơ văn Phạm Thái đối
với văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, hướng
triển khai của luận văn sẽ kế thừa những phần các tác giả, các nhà nghiên cứu đi trước
đã nói đến. Quan trọng hơn, luận văn sẽ đi vào tìm hiểu những điều mà các tác giả, các
nhà nghiên cứu đề cập sơ lược hoặc chưa đề cập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu ở đây là thơ văn của Phạm Thái và
đặt thơ văn của ông trong dòng chảy văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ
XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX để thấy được đóng góp của ông. Phạm Thái hầu như chỉ
sáng tác bằng chữ Nôm và có các loại như truyện thơ, văn xuôi, phú, thơ. Chúng tôi sẽ
bàn về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cũng như sự đóng góp của Phạm Thái đối với
nền văn học nước nhà. Trong đó, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu tất cả các tác phẩm
thơ văn của Phạm Thái và cố gắng so sánh đối chiếu tác phẩm của Phạm Thái với
những tác phẩm tiêu biểu có liên quan của những ngôi sao nổi bật trên vòm trời văn
học trong giai đoạn ấy như Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huy Lượng, công chúa Ngọc
Hân, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn
Huy Tự, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp như hệ thống, phân
tích - tổng hợp, so sánh đồng đại và lịch đại; phương pháp liên ngành (văn học, sử học,
văn hóa); phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp so sánh loại hình (loại hình
tác giả và cả tác phẩm) kết hợp với những thao tác như thống kê, phân loại.
Trong đó chúng tôi sẽ:
- Đi vào thống kê, phân tích, tổng hợp những khía cạnh độc đáo về nội dung và
nghệ thuật thơ văn Phạm Thái.
- Đối chiếu, so sánh thơ văn Phạm Thái với thơ văn của các tác giả khác cùng
thời nhằm mục đích cuối cùng là rút ra những đóng góp của tác giả.
5. Những đóng góp của luận văn
Qua luận văn này, chúng tôi mong muốn hệ thống hoá các quan điểm đánh giá, phê
bình về thơ văn Phạm Thái. Sau đó, chúng tôi sẽ chỉ ra những đóng góp mới của thơ
văn Phạm Thái đặt trong mối tương quan so sánh với thơ văn của các tác giả cùng thời
với Phạm Thái. Đề tài nghiên cứu thành công sẽ góp phần mang lại giá trị đích thực
cho thơ văn Phạm Thái và góp phần xác định vị trí xứng đáng cho tác giả trong nền
văn học nước nhà.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu có 7 trang, luận văn gồm nội dung chính có tất cả 3 chương.
Trong đó:
Chương 1 : Giới thiệu chung về Phạm Thái (14 trang). Trong chương này, chúng
tôi sẽ trình bày các vấn đề:
- Bối cảnh thời đại
- Chân dung Phạm Thái
- Thơ văn Phạm Thái
Chương 2: Nội dung thơ văn và những đóng góp của Phạm Thái (70 trang).
Chúng tôi sẽ giới thiệu, luận giải các vấn đề như sau:
- Thơ văn Phạm Thái và hiện thực xã hội đương thời
- Thơ văn Phạm Thái và hình ảnh con người cá nhân
- Thơ văn Phạm Thái và hình ảnh thiên nhiên
- Thơ văn Phạm Thái và tam giáo
Chương 3: Nghệ thuật thơ văn và những đóng góp của Phạm Thái (62 trang).
Chương này chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu những đóng góp độc đáo trong nghệ thuật
của Phạm Thái ở các phương diện:
- Thể loại
- Từ ngữ
- Giọng điệu
Cuối cùng là Kết luận (4 trang) và Tài liệu tham khảo (191 đề mục)
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHẠM THÁI
1.1. Bối cảnh thời đại
Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XV, chế độ phong kiến Việt Nam vẫn còn trong thời
thịnh. Từ thế kỷ XVI, nó suy vi, xã hội đã trở nên bất ổn. Đến giai đoạn nửa cuối thế
kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, nhiều mâu thuẫn trở nên gay gắt, xã hội Việt Nam trở
nên rối ren, chiến tranh loạn lạc chưa từng có trong lịch sử trước đó. Đó là mâu thuẫn
giữa các tập đoàn phong kiến với nhau như vua Lê – chúa Trịnh và nhà Nguyễn. Trong
thế kỷ XVIII, nước Đại Việt nằm dưới quyền cai trị tượng trưng của vua Lê, có danh
mà không có quyền hành chính trị. Quyền lực thực sự nằm trong tay hai gia đình
phong kiến, các chúa Trịnh ở phía Bắc kiểm soát nhà vua và điều khiển triều đình ở
Thăng Long và các chúa Nguyễn ở phía Nam đóng đô tại thành Phú Xuân (Huế), chia
đất nước thành Đàng Ngoài và Đàng Trong.
Mặt khác, xã hội giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX còn có
mâu thuẫn giữa các tập đoàn phong kiến và phong trào nông dân cụ thể là vua Lê –
chúa Trịnh, nhà Nguyễn và phong trào nông dân. Phong trào nông dân tiêu biểu và đạt
được thành tựu to lớn nhất là phong trào Tây Sơn. Chính vì vậy, “thế kỷ XVIII được
giới sử học mệnh danh là thế kỷ của chiến tranh nông dân” [166, tr. 5].
Từ khi Trịnh Giang lên nắm quyền (năm1729) phong trào khởi nghĩa nông dân
Đàng Ngoài liên tiếp xảy ra. Nhưng đa số lãnh tụ cuộc khởi nghĩa xuất sắc đương thời
chủ yếu là nông dân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ như: Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Vũ
Trác Oánhvà nổi bật hơn nữa là Nguyễn Danh Phương (1741 - 1751), Nguyễn Hữu
Cầu (1741 - 1751), Hoàng Công Chất (1739 – 1769), Lê Duy Mật (1738 - 1770)
Ở Đàng Trong, vào khoảng giữa thế kỷ XVIII, nổ ra cuộc khởi nghĩa của Chàng
Lía vùng Quy Nhơn. Nhưng đỉnh cao chói lọi nhất của chiến tranh nông dân thế kỷ
XVIII là phong trào Tây Sơn của ba anh em Nguyễn Huệ (1771 - 1801) xuất phát từ
Bình Định đã nhanh chóng phá tan chế độ mục nát vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài
và lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong.
Đến khi Nguyễn Ánh giành được ngôi báu (1802) thì các cuộc khởi nghĩa cũng vẫn
tiếp tục nổ ra. Như vậy, rõ ràng nguyên nhân chính là do tình trạng nông dân bị áp
bức. Trong bốn đời vua từ Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức đã có 500 cuộc
khởi nghĩa lớn nhỏ chống lại triều đình. Trong đó, có 50 cuộc diễn ra dưới thời Gia
Long. Ban đầu là các cuộc khởi nghĩa của Tống Cả và Nguyễn Trọng Phan (1807)
(Hải Dương), Hầu Tạo (Nghệ Tĩnh) rồi đến Lê Văn Khôi (1833 - 1835), Lê Duy
Lương (1831 - 1834), Nùng Văn Vân (1833 - 1835), Phan Bá Vành (1824 - 1827), Cao
Bá Quát (năm 1854)
Hơn thế nữa, đó còn là mâu thuẫn tranh đoạt quyền lực trong nội bộ của các tập
đoàn phong kiến. Trong nội bộ vua Lê – chúa Trịnh cũng xảy ra nhiều cuộc thanh
trừng đẫm máu lẫn nhau giữa anh em nhà chúa (Trịnh Lệ và Trịnh Sâm (1767) Trịnh
Khải và Trịnh Cán (1782)), giữa chúa và vua (Lê Đế Duy Phường (1729 - 1732) bị
chúa Trịnh giết [166, tr.66]), giữa kiêu binh với quần thần vua Lê chúa Trịnh. Trong
triều Tây Sơn, anh em Nguyễn Huệ - Nguyễn Nhạc, bác cháu Nguyễn Nhạc - Quang
Toản bất hoà, lục đục. Sự xung đột, tranh quyền nghiêm trọng của hàng ngũ quan lại,
tướng lĩnh Tây Sơn (Vũ Văn Dũng giết Bùi Đắc Tuyên và Ngô Văn Sở (1795))
Trong triều Nguyễn, cũng xảy ra việc giết công thần (Đỗ Thành Nhơn, Nguyễn Văn
Thành, Đặng Trần Thường).
Không chỉ có các mâu thuẫn trên, thời kỳ này còn xảy ra mâu thuẫn dân tộc gay gắt
như phong trào Tây Sơn và quân Thanh, quân Xiêm La (nay là Thái Lan), Vạn Tượng
(vương quốc của người Lào, được thành lập từ thế kỷ XIV, cố đô là Luang Prabang);
nhà Nguyễn và Chân Lạp Người anh hùng “áo vải cờ đào” Nguyễn Huệ đã quét
sạch “29 vạn quân” [166, tr.53] Thanh do Lê Chiêu Thống rước vào miền Bắc, trên 2
vạn quâ