Văn học Việt Nam phát triển gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của lịch sử.
Những thành tựu văn học mà chúng ta có được ngày nay là sự kế thừa thành quả lao
động nghệ thuật của cha ông ta ngày trước. Để tìm hiểu một bộ phận của văn học ta
cần đặt nó trong lịch sử văn học dân tộc.
Thể loại ký trung đại Việt Nam là một bộ phận không nhỏ trong di sản văn học
dân tộc. Ký ra đời từ rất sớm nhưng phải đến giai đoạn thế kỷ XVIII -XIX mới đạt đến
đỉnh cao. Ký không chỉ là những ghi chép thông thường mà nó còn phản ánh những
vấn đề mang tầm cỡ rộng lớn. Với thể ký người viết có thể bộc lộ một cách trực diện,
rõ ràng về bản thân cũng như để ghi lại các sự kiện diễn ra trong thực tế. Trước nay, đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam nhưng thể loại ký
dường như ít được đề cập đến trong các bộ sách viết về lịch sử văn học Việt Nam. Có
những công trình nghiên cứu nhưng chỉ dừng lại ở phương diện hạn hẹp mà chưa có
một phác thảo chung về đóng góp của bộ phận văn học này.
109 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3910 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------
VŨ THỊ HẠNG
ĐÓNG GÓP CỦA THỂ LOẠI KÝ
GIAI ĐOẠN VĂN HỌC THẾ KỶ XVIII
ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ THU YẾN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám hiệu trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học Công nghệ Sau đại học, quý
thầy cô khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin đặc biệt tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Thu Yến - người trực
tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn khoa học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những đóng góp quý báu của quý thầy cô trong
hội đồng chấm luận văn đã giúp tôi trong quá trình hoàn thành luận văn khoa học.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã động
viên, khích lệ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả.
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn học Việt Nam phát triển gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của lịch sử.
Những thành tựu văn học mà chúng ta có được ngày nay là sự kế thừa thành quả lao
động nghệ thuật của cha ông ta ngày trước. Để tìm hiểu một bộ phận của văn học ta
cần đặt nó trong lịch sử văn học dân tộc.
Thể loại ký trung đại Việt Nam là một bộ phận không nhỏ trong di sản văn học
dân tộc. Ký ra đời từ rất sớm nhưng phải đến giai đoạn thế kỷ XVIII -XIX mới đạt đến
đỉnh cao. Ký không chỉ là những ghi chép thông thường mà nó còn phản ánh những
vấn đề mang tầm cỡ rộng lớn. Với thể ký người viết có thể bộc lộ một cách trực diện,
rõ ràng về bản thân cũng như để ghi lại các sự kiện diễn ra trong thực tế. Trước nay, đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam nhưng thể loại ký
dường như ít được đề cập đến trong các bộ sách viết về lịch sử văn học Việt Nam. Có
những công trình nghiên cứu nhưng chỉ dừng lại ở phương diện hạn hẹp mà chưa có
một phác thảo chung về đóng góp của bộ phận văn học này.
Từ năm 2002, các tác phẩm ký trung đại Việt Nam được đưa vào giảng dạy
trong chương trình Văn 11 thí điểm phân ban ở cả hai bộ sách (bộ 1 do Trần Đình Sử
chủ biên; bộ 2 do Phan Trọng Luận chủ biên) với đoạn ký “Về thăm cố hương” (trích
Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác) và “Tự thuật” (trích Vũ trung tùy bút của Phạm
Đình Hổ). Đây là một sự ghi nhận đáng kể về vị trí của ký trung đại Việt Nam thế kỷ
XVIII đầu thế kỷ XIX đối với nền văn học nước nhà.
Từ thực tế trên, cùng với những hướng dẫn và gợi ý của PGS.TS. Lê Thu Yến,
chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài: “Đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế
kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX”. Thực hiện đề tài này là cơ hội để chúng tôi có cái nhìn
khoa học hơn về những đóng góp của một thể loại văn học đối với nền văn học nước
nhà. Do đặc trưng riêng của thể loại ký là ghi chép sự thật, con người có thật nên lịch sử
và xã hội nước ta được khắc họa một cách rõ nét. Và bên cạnh khả năng phản ánh hiện
thực ấy thì ký Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX còn là những tác
phẩm ký nghệ thuật đặc sắc và nó đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thẩm mỹ
thực sự.
Tìm hiểu kỹ về đề tài trên, chúng tôi nghĩ không chỉ là dịp có điều kiện đi sâu để
phát hiện những nét độc đáo riêng của thể loại văn học giai đoạn này, mà trên cơ sở
đó còn mở ra một cái nhìn mới với loại ký hiện đại về sau. Hơn nữa nó còn giúp cho
người viết có thêm một lượng kiến thức về giai đoạn văn học trung đại để giảng dạy
được tốt hơn.
2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Ký Việt Nam thời trung đại phát triển qua ba giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ
XIX. Để tìm hiểu một vấn đề rộng lớn như vậy thiết nghĩ phải cần đến công sức của
nhiều nhà nghiên cứu với những điều kiện cho phép.
Tiếp thu những thành tựu có trước, với quy mô vừa của một luận văn chúng tôi
chỉ nghiên cứu, tìm hiểu những đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế kỷ
XVIII đến giữa thế kỷ XIX. Chúng tôi cũng chỉ tập trung vào ba tác phẩm tiêu biểu
trong số các tác phẩm ký trung đại Việt Nam.
- Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác
- Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ
- Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng so sánh với một số tác phẩm khác để làm rõ vấn đề
mà ký phản ánh. Dẫu sao với một vấn đề rộng lớn như vậy, thì việc khai thác này
cũng chưa thể nói hết được tất cả những đóng góp của ký trung đại Việt Nam đối với
nền văn học dân tộc. Nó chỉ là một bước khởi đầu cho những công trình lớn hơn, toàn
diện hơn.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Thể loại ký trung đại Việt Nam đã đi hết hành trình lịch sử mười thế kỷ của
mình và nhường chỗ cho thể loại ký hiện đại. Mặc dầu kết thúc vai trò lịch sử nhưng
ký viết bằng chữ Hán đã để lại cho văn học dân tộc một kho tàng quý giá về kinh
nghiệm nghệ thuật cũng như nội dung phản ánh.
Trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam, các tác phẩm ký có một vị trí đặc
biệt quan trọng. Tuy nhiên, những đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế kỷ
XVIII đến giữa thế kỷ XIX chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo. Song, tài năng
và sự kết tinh nghệ thuật ở các tác phẩm ký giai đoạn văn học này vẫn được bạn đọc
nhiều thế hệ yêu thích. Cho đến nay, các tác phẩm ký trung đại được tái bản và đến
với bạn đọc rộng rãi hơn. Vì thế, đã có những công trình nghiên cứu về giai đoạn văn
học cũng như những tác phẩm ký giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, việc nghiên cứu ký trung đại còn nhiều
khó khăn. Thời gian này các bộ lịch sử văn học Việt Nam lần lượt ra đời như Đại Việt
văn học lịch sử, Việt Nam cổ văn học sử, Việt Nam văn học sử yếu, Sau Cánh mạng
lại có thêm bộ Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến
nửa đầu thế kỷ XVIII, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ
XIX, Đó là chưa kể đến các bộ sách lịch sử văn học Việt Nam của các trường Đại
học tổng hợp Hà Nội, Đại học sư phạm Hà Nội Trong quá trình phác thảo xây dựng
các bộ sách trên, các nhà nghiên cứu luôn chú ý đến hiện thực lịch sử chi phối đến văn
học.
Nhìn chung, việc nghiên cứu thể ký trung đại ở giai đoạn trước Cách mạng
tháng Tám chủ yếu tập trung vào các bộ lịch sử văn học mà chưa có những công trình
độc lập riêng. Việc đánh giá về những đóng góp của ký trung đại Việt Nam giai đoạn
thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX vì vậy khó tránh khỏi nhiều chỗ còn sơ sài.
Từ sau những năm 1990 một số công trình nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam
ra đời. Chẳng hạn công trình Đặc trưng văn học trung đại của giáo sư Lê Trí Viễn
(1996), Văn học trung đại Việt Nam do GS. Lê Trí Viễn chủ biên (1997), Lý luận văn
học do GS. Hà Minh Đức chủ biên (1998), Văn học Việt Nam - Văn học trung đại:
Những công trình nghiên cứu của Lê Thu Yến, Đoàn Thị Thu Vân, Lê Văn Lực (2000).
Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 2: Ký của Nguyễn Đăng Na (2001), Lý luận
và phê bình văn học của Trần Đình Sử (2003) Khi nghiên cứu về Văn xuôi tự sự Việt
Nam thời trung đại, Nguyễn Đăng Na đã đưa ra nhận định: “Ký trước hết là một bộ phận
cùng với truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi hợp thành văn xuôi tự sự” [35, tr.22]. Và
từ đó đi đến kết luận: Ký trung đại là loại hình văn xuôi tự sự dùng để ghi chép về con
người, sự vật, phong cảnh, Ký của Việt Nam khá đa dạng, phong phú và thực sự ra
đời vào thế kỷ XVIII. Mở đầu cho ký trung đại thế kỷ XVIII - XIX là Công dư tiệp ký
của Vũ Phương Đề. Tiếp theo là hàng loạt các tác phẩm ký khác như Cát xuyên tiệp bút
của Trần Tiến, Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Bắc hành tùng ký của Lê Quýnh, Vũ
trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Đến thế kỷ XIX, những tác phẩm ký viết về phương
Tây bắt đầu xuất hiện như: Tây hành kiến văn kỷ lược của Lý Văn Phức, Giá viên biệt
lục của nhóm tác giả Phạm Phú Thứ Trong công trình nghiên cứu Lý luận văn học
(1998) Hà Minh Đức cho rằng: “Các thể ký văn học chủ yếu là những hình thức ghi
chép linh hoạt trong văn xuôi với nhiều dạng tường thuật, miêu tả, biểu hiện, bình luận
về những sự kiện và con người có thật trong cuộc sống, với nguyên tắc phải tôn trọng
tính xác thực và chú ý đến tính thời sự của đối tượng được miêu tả” [17, tr.217].
Cũng trong thời gian này, trên những tạp chí khoa học chuyên ngành xuất hiện
một số bài báo có liên quan đến vấn đề mà chúng tôi đang khảo sát. Một số bài
nghiên cứu về tác phẩm ký nổi tiếng Thượng kinh ký sự được đăng trên tạp chí Văn
học như:
“Mấy suy nghĩ về thơ văn Lê Hữu Trác”, 1964 của Nguyễn Huệ Chi.
“Lê Hữu Trác và con đường của một người trí thức trong cơn phong ba dữ dội
nửa cuối thế kỷ XVIII”, 1970 của Nguyễn Huệ Chi.
“Mấy đoạn văn hay của Lê Hữu Trác”, 1971 của Nguyễn Huệ Chi.
Nhà phê bình Nguyễn Huệ Chi đã đưa ra nhận định và đánh giá về tác phẩm
Thượng kinh ký sự trên Tạp chí Văn học số 6/1970: “Đây là cuốn ký sự về chuyến đi
thăm kinh đô năm 1782 của Lê Hữu Trác, theo lệnh của chúa Trịnh. Con đường dẫn
nhà danh y ra Thăng Long chữa bệnh cho cha con Trịnh Sâm cũng là con đường dẫn
ông trở lại quá khứ, trở lại cái xã hội “trâm anh thế phiệt” cũ, thậm chí nếu muốn, còn
có thể trở lại cái địa vị một “bề tôi” của thiên tử, mà ông từng rời bỏ xưa kia. Cho nên
Thượng kinh ký sự trước hết là câu chuyện của một tâm trạng: bàng hoàng thao thức,
đấu tranh với mình, chống lại mọi cám dỗ, tìm mọi cách để được trở về”.
Bên cạnh đó còn có những bài nghiên cứu về Vũ trung tùy bút của Phạm Đình
Hổ.
“Đọc Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ”, của Mai Trân (Nghiên cứu văn
học số 7/1960).
“Phạm Đình Hổ - nhà khảo cứu, nhà văn”, của Trần Thị Băng Thanh (Nghiên
cứu văn học nghệ thuật, số 5/1993).
Đồng thời hàng loạt bài viết về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí có liên quan
trực tiếp đến đề tài luận văn:
“Tính cách điển hình trong Hoàng Lê nhất thống chí”, của Đỗ Đức Dục (Tạp
chí Văn học số 9/1968).
“Phong trào khởi nghĩa nông dân và văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu
thế kỷ XIX” của Nguyễn Văn Hoàn (Tạp chí Văn học số 4/1973).
“Hoàng Lê nhất thống chí và sự thật lịch sử chung quanh việc Quang Trung
phá quân Thanh” của Vũ Đức Phúc (Tạp chí Văn học số 3/1974).
“Mấy vấn đề Ngô Thì Nhậm, một mưu sỹ lỗi lạc của Quang Trung” của Văn
Tân (Nghiên cứu lịch sử số 154/1974).
“Những nhân vật nữ trong Hoàng Lê nhất thống chí” của Phạm Tú Châu (Tạp
chí Văn học số 1/1978).
“Đọc lại Hoàng Lê nhất thống chí” của Phạm Tú Châu (Tạp chí Văn học số
2/1979).
“Bàn thêm về Ngô Thì Chí - Ngô Thì Du, tác giả của Hoàng Lê nhất thống
chí” của Phạm Tú Châu (Tạp chí Văn học số 6/1982).
“Hoàng Lê nhất thống chí và truyền thống của tiểu thuyết Viễn Đông” của
B.LRiptin (Tạp chí Văn học số 2/1984).
Những bài viết trên đã đưa ra những nhận xét rất xác đáng về đóng góp của tác
phẩm đối với nền văn học. Đặc biệt, những bài viết phần nào cho thấy bức tranh xã
hội phong kiến nước ta vào thời kỳ ấy. Vấn đề hiện thực luôn được các tác giả quan
tâm. Tuy nhiên, vì chỉ dừng ở phạm vi những bài viết ngắn nên còn nhiều vấn đề tác
giả chưa bàn sâu được.
Gần đây hơn, có công trình luận án tiến sĩ với đề tài Sự tiếp nhận văn xuôi tự sự
Trung Quốc trong văn học trung đại Việt Nam của tiến sĩ Đinh Phan Cẩm Vân
(2001). Công trình nghiên cứu này đề cập đến vấn đề tiếp nhận văn xuôi tự sự Trung
Quốc trong văn học trung đại Việt Nam trong đó có tác phẩm Hoàng Lê nhất thống
chí.
Có thể nói từ khi Hoàng Lê nhất thống chí ra đời đã có nhiều công trình nghiên
cứu tác phẩm ở bình diện văn học cũng như sử học. Trong khi xem xét về vấn đề thể
loại của Hoàng Lê nhất thống chí, nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc đã gọi nó là một cuốn
ký sự lịch sử. Có thể nói, Nguyễn Lộc đã đi khai thác một cách tổng quan hầu hết các
mặt của tác phẩm, từ tác giả, tác phẩm cho đến nội dung phản ánh hay nghệ thuật của
nó. Đồng thời với việc điểm qua một vài nhân vật tiêu biểu cho thấy phần nào bức
tranh xã hội phong kiến nước ta vào thời điểm ấy. Hoàng Lê nhất thống chí là một tác
phẩm ký sự lịch sử có giá trị to lớn cả về sử học lẫn văn học.
Nguyễn Phương Chi cũng cho rằng Hoàng Lê nhất thống chí thuộc thể ký như
Thượng kinh ký sự và Vũ trung tùy bút khi bàn về tính hiện thực trong tác phẩm. Nói
như Nguyễn Phương Chi: “Cùng với Hoàng Lê nhất thống chí và Thượng kinh ký sự,
Vũ trung tùy bút là thiên ký tiêu biểu xuất sắc của mảng văn xuôi giàu tính hiện thực
của văn học Việt Nam thế kỷ XVIII” [18, tr.2037].
Về hình thức ký sự nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong công trình Lý luận văn
học (1998) cho rằng: “Hình thức ký sự đã có từ lâu trong văn học Việt Nam như
Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, một số bài ký trong Vũ trung tùy bút của Phạm
Đình Hổ Hoàng Lê nhất thống chí là một thiên ký sự lịch sử có giá trị. Tính xác
thực lịch sử của những sự kiện được tôn trọng. Tác phẩm lại dựng được khá rõ và
đầy đủ bộ mặt chung của thời đại qua những bức tranh miêu tả sinh động” [17,
tr.288]. Từ khi những tác phẩm ký ra đời đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu
về nhiều khía cạnh sử học cũng như văn học.
Năm 2001, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na cho ra đời công trình Văn xuôi tự
sự Việt Nam thời trung đại, tập 2: ký (Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội). Trong khi
nghiên cứu những vấn đề thể loại ký trung đại Việt Nam, tác giả cũng có bàn đến
một số điểm có liên quan đến đề tài. Nguyễn Đăng Na cho rằng: “Ký là loại hình
văn học phức tạp nhất trong văn xuôi tự sự thời trung đại bởi bản thân khái niệm ký
hàm chứa một nội diên có biên độ hết sức co dãn” [35, tr.9].
Đến năm 2003, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na cho ra đời công trình Đặc
điểm văn học Việt Nam trung đại - những vấn đề văn xuôi tự sự (Nhà xuất bản Giáo
dục, Đà Nẵng). Trong công trình này tác giả bàn đến những vấn đề văn xuôi tự sự
trung đại Việt Nam. Tác giả đã mở ra một cách tiếp cận, đi sâu vào việc nghiên cứu
văn xuôi tự sự trên cơ sở khảo sát các tác phẩm.
Trên đây là những bước phác thảo về quá trình nghiên cứu các tác phẩm ký từ
trước Cách mạng tháng Tám - 1945 đến sau 1975. Nhìn chung việc nghiên cứu về
việc đóng góp của thể loại ký trung đại giai đoạn thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX đã
có nhiều bước phát triển đáng kể. Những công trình lớn với nội dung phong phú đã
chứng minh thể ký giai đoạn này đã có bước phát triển mới. Song đi sâu vào vấn đề
đóng góp của thể ký như một công trình chuyên biệt thì chưa có.
Với đề tài “Đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đến giữa
thế kỷ XIX”, người viết nghiêm túc lĩnh hội và phát triển sâu hơn một mảng nhỏ
trong thể loại ký trung đại Việt Nam.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Do tính chất, đặc điểm của đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
4.1 . PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ - PHÂN LOẠI
Luận văn đặt vấn đề tìm hiểu những đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học
thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, do vậy, phương pháp thống kê - phân loại được
dùng để nghiên cứu những cứ liệu cụ thể, chính xác, giúp cho việc trình bày vấn đề
trong luận văn thêm thuyết phục.
4.2 . PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH ĐỐI CHIẾU
Phương pháp này được áp dụng để làm rõ những đóng góp của thể loại ký trung
đại Việt Nam đối với nền văn học dân tộc. Nhưng một điều quan trọng hơn nữa là
bằng phương pháp này chúng tôi muốn chỉ ra nét đặc sắc riêng của từng tác phẩm.
Hơn nữa phương pháp so sánh đối chiếu sẽ làm phong phú thêm cho luận văn.
Việc tiến hành đối chiếu giữa các giai đoạn ký trung đại để làm rõ những đóng góp
của thể loại ký giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX trong lịch sử văn học
dân tộc.
4.3 . PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỔNG HỢP
Phương pháp này giúp phân loại nội dung để làm rõ vấn đề. Sau đó ở từng nội
dung phân tích theo các khía cạnh khác nhau của nó. Trong quá trình phân tích, người
viết trình bày lần lượt các nội dung theo các vấn đề cụ thể. đặc biệt, người viết chú
tâm đến hiện thực lịch sử xã hội để làm rõ vấn đề mà các tác phẩm ký giai đoạn này
phản ánh.
5. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu trình bày những vấn đề mang tính trường quy, trọng tâm
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về thể loại ký trung đại Việt Nam
Chương 2: Đóng góp của thể loại ký về phương tiện nội dung
Chương 3: Đóng góp của thể loại ký về phương diện hình thức
Cuối cùng là Kết luận và Tài liệu tham khảo
Chương 1 - KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI KÝ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM
1.1.1. KHÁI NIỆM
Trong văn xuôi, bên cạnh tiểu thuyết, ký có một tầm quan trọng đặc biệt. Ký là
thể loại cơ động, linh hoạt trong việc phản ánh hiện thực một cách sinh động nhất.
Tác phẩm ký vừa có khả năng đáp ứng yêu cầu của thời đại nhưng đồng thời vẫn
mang đậm chất trữ tình.
Ký bao gồm nhiều thể loại khác nhau như ký sự, phóng sự, tùy bút, bút ký Ký
có khả năng bám sát cuộc sống và phản ánh hiện thực bằng nhiều dạng thức khác
nhau. Ký sự thiên về tái hiện những sự kiện phong phú của đời sống; hồi ký ghi lại
những diễn biến của câu chuyện và nhân vật theo bước đi của thời gian qua sự hồi
tưởng; bút ký thể hiện một cách linh hoạt việc phản ánh cuộc sống khách quan Có
thể nói tùy theo hình thức khác nhau của đối tượng miêu tả mà ký có cách tái hiện
riêng cho phù hợp.
Trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam, các tác phẩm ký có một vị trí đặc
biệt quan trọng, từ hình thức truyện ký như Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, Lĩnh
Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp, đến Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Vũ
trung tùy bút của Phạm Đình Hổ và đặc biệt là thiên ký sự lịch sử Hoàng Lê nhất
thống chí của Ngô gia văn phái.
Từ sau Cách mạng tháng Tám thể loại ký phát triển gắn liền với những chuyển
biến của xã hội qua hai cuộc kháng chiến cứu nước. Rất nhiều tác phẩm có giá trị như
Truyện và ký của Trần Đăng, Ký sự Cao - Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Tùy bút
kháng chiến và Sông Đà của Nguyễn Tuân, Sống như anh của Trần Đình Vân, Người
mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Những ngày nổi giận của Chế Lan Viên, Họ sống và
chiến đấu của Nguyễn Khải, Hà Nội ta đánh mỹ giỏi của Nguyễn Tuân, Rất nhiều
ánh lửa của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Theo Hà Minh Đức: “Các thể ký văn học chủ yếu là những hình thức ghi chép
linh hoạt trong văn xuôi với nhiều dạng tường thuật, miêu tả, biểu hiện, bình luận
về những sự kiện và con người có thật trong cuộc sống, với nguyên tắc phải tôn
trọng tính xác thực và chú ý đến tính thời sự của đối tượng được miêu tả” [17,
tr.217].
Do nguyên tắc tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả nên ký có những
mối liên hệ chặt chẽ với hiện thực xã hội. Nếu nhà thơ quan tâm đến những tâm
trạng và cảm xúc thẩm mỹ, tác giả kịch chú ý đến xung đột hành động kịch thì
người viết ký quan tâm đến tính tự nhiên của đối tượng. Ký là ghi lại những cái có
thật trong cuộc sống, tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả cho dù đó là một
tác phẩm tường thuật lại những sự kiện hoặc phát biểu cảm nghĩ về những sự việc
trong đời sống hay thiên về sự bình luận phân tích.
Ký văn học rất đa dạng và phong phú và tùy theo hình thức khác nhau của đối
tượng miêu tả mà ký có những cách tái hiện riêng. Từ các loại ký tự sự như phóng
sự, ký sự, hồi ký, ký sự lịch sử... đến các loại ký trữ tình như tùy bút, nhật ký hoặc
ký chính luận như các dạng tiểu phẩm văn học, tạp văn, tạp ký...
Loại ký tự sự nghiêng về miêu tả những sự kiện và con người trong đời sống
khách quan. Ký tự sự bảo đảm tính xác thực trong miêu tả. Ký sự chủ yếu ghi lại
những diễn biến khách quan của cuộc sống và con người thông qua những sự kiện.
Người viết chọn lọc và làm nổi lên những điển hình xã hội tiêu biểu, những con
người và sự việc có sức khái quát. Ký sự ngắn hay dài tùy theo nội dung câu chuyện
thực mà tác giả tham dự. Ký sự khác với hồi ký ở chỗ sự việc được kể trong thì hiện
tại. Nhưng so với phóng sự, ký sự lại ít chất thời sự hơn. Phóng sự thật sự ra đời khi
báo chí hiện đại đã xuất hiện còn