Phê bình văn học là một thể loại quan trọng đã góp phần không nhỏ vào công cuộc hiện đại
hóa nền văn học dân tộc. Ngay từ trước Cách mạng tháng Tám 1945, nhờ việc sử dụng rộng rãi chữ
quốc ngữ và những hoạt động sôi nổi của báo chí, công tác lý luận, phê bình ở nước ta đã có những
bước phát triển mạnh mẽ với nhiều đại biểu xuất sắc. Trong số đó không thể không nhắc đến Vũ
Ngọc Phan, Trương Chính và Đinh Gia Trinh. Mặc dù số lượng tác phẩm và phong cách nghiên cứu
của ba nhà phê bình này có những nét khác nhau song đây đều là những tác giả đã để lại dấu ấn
riêng của mình trên văn đàn Việt Nam.
Khi tiến hành công việc phê bình văn học, các nhà phê bình chuyên nghiệp đều phải xác lập
cho mình một hệ thống các quan niệm văn học phù hợp và những cách thức tiếp cận cần thiết để
chiếm lĩnh đối tượng nghiên cứu. Có thể nói phương pháp phê bình của mỗi người sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến những thành tựu và hạn chế trong tác phẩm của họ. Vì vậy, xem xét một sự nghiệp khoa
học, một công trình lý luận, phê bình, bên cạnh việc ghi nhận những sự kiện, thông tin, tri thức mà
nhà khoa học cung cấp và luận giải, chúng ta còn phải xác định phương pháp tiếp cận của nhà khoa
học thể hiện trong công trình. Chỉ khi đó ta mới hình dung được vị trí của ông ta trong sự vận động
của phê bình theo dòng thời gian.
117 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đóng góp của vũ ngọc phan, trương chính, đinh gia trinh về mặt phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học trong giai đoạn 1930 – 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
Phạm Thị Thanh Nga
ĐÓNG GÓP CỦA VŨ NGỌC PHAN, TRƯƠNG
CHÍNH, ĐINH GIA TRINH VỀ MẶT PHƯƠNG
PHÁP PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
TRONG GIAI ĐOẠN 1930 – 1945
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THÀNH THI
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
LÔØI CAÛM ÔN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Thành Thi – người đã trực tiếp hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa
Ngữ văn – trường Đại học Sư phạm TP. HCM và các thầy cô đã giảng dạy Cao học khóa 16 ngành
Văn học Việt Nam.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô và cán bộ của Phòng Khoa học công nghệ và Sau Đại học
trường Đại học Sư Phạm TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học.
Tôi cũng vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình và bạn bè. Đó chính là nguồn
động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2008
Học viên thực hiện
Phạm Thị Thanh Nga
MÔÛ ÑAÀU
1. Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu
Phê bình văn học là một thể loại quan trọng đã góp phần không nhỏ vào công cuộc hiện đại
hóa nền văn học dân tộc. Ngay từ trước Cách mạng tháng Tám 1945, nhờ việc sử dụng rộng rãi chữ
quốc ngữ và những hoạt động sôi nổi của báo chí, công tác lý luận, phê bình ở nước ta đã có những
bước phát triển mạnh mẽ với nhiều đại biểu xuất sắc. Trong số đó không thể không nhắc đến Vũ
Ngọc Phan, Trương Chính và Đinh Gia Trinh. Mặc dù số lượng tác phẩm và phong cách nghiên cứu
của ba nhà phê bình này có những nét khác nhau song đây đều là những tác giả đã để lại dấu ấn
riêng của mình trên văn đàn Việt Nam.
Khi tiến hành công việc phê bình văn học, các nhà phê bình chuyên nghiệp đều phải xác lập
cho mình một hệ thống các quan niệm văn học phù hợp và những cách thức tiếp cận cần thiết để
chiếm lĩnh đối tượng nghiên cứu. Có thể nói phương pháp phê bình của mỗi người sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến những thành tựu và hạn chế trong tác phẩm của họ. Vì vậy, xem xét một sự nghiệp khoa
học, một công trình lý luận, phê bình, bên cạnh việc ghi nhận những sự kiện, thông tin, tri thức mà
nhà khoa học cung cấp và luận giải, chúng ta còn phải xác định phương pháp tiếp cận của nhà khoa
học thể hiện trong công trình. Chỉ khi đó ta mới hình dung được vị trí của ông ta trong sự vận động
của phê bình theo dòng thời gian.
Trong những năm gần đây, do ý thức được sự phát triển của phương pháp đánh dấu sự trưởng
thành của lý luận, phê bình trên con đường hiện đại hóa nên vấn đề phương pháp và phương pháp
luận nghiên cứu văn học đã được đặt ra và đang thu hút sự chú ý của nhiều học giả. Tuy nhiên số
công trình nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này vẫn chưa nhiều. Viết về các nhà phê bình, người ta
mới chỉ quan tâm đến sự nghiệp trước tác và những đóng góp của họ cho văn học chứ chưa thực sự
bàn luận về những phương pháp đã được họ sử dụng khi nghiên cứu các tác giả, tác phẩm cũng như
các giai đoạn văn học.
Việc tìm hiểu về phương pháp phê bình sẽ cho ta thấy con đường hình thành và quá trình hiện
đại hóa của phê bình văn học Việt Nam thế kỉ XX, các luồng tiếp thu và ảnh hưởng, nguyên nhân
của nhiều cuộc tranh luận, tức là những điều mà nếu ta chỉ mô tả các tác giả, tác phẩm, các hiện
tượng một cách riêng lẻ thì khó có thể thấy rõ được. Đồng thời việc nghiên cứu như vậy cũng giúp
ích nhiều cho việc giảng dạy văn trong trường THPT khi các tác phẩm lý luận, phê bình ngày càng
chiếm một vị trí quan trọng hơn.
Chính vì những lý do trên, tác giả luận văn quyết định chọn cho mình đề tài “Đóng góp của Vũ
Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh về mặt phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học
trong giai đoạn 1930 – 1945”. Nghiên cứu đề tài này, tác giả luận văn muốn hướng đến các mục
đích sau:
- Xác định sơ bộ tiến trình phát triển của các phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học ở
Việt Nam để từ đó thấy được sự tự ý thức về mình của văn học qua các thời kỳ.
- Khảo sát toàn diện phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học của Vũ Ngọc Phan, Trương
Chính, Đinh Gia Trinh trong những tác phẩm trước Cách mạng tháng Tám. Đây cũng là cách để có
thể đánh giá đúng đắn vị trí của các ông trong lịch sử văn học cũng như góp thêm một số kiến thức
lý thuyết và thực hành cho nền lý luận, phê bình nước nhà.
2. Phạm vi đề tài và tư liệu nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nghiên cứu nêu trên, người viết sẽ phải quan tâm đến toàn bộ
những tác phẩm phê bình, nghiên cứu văn học của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh
trong giai đoạn 1930 – 1945. Do điều kiện và khả năng hạn hẹp, người viết chưa thể tìm được tất cả
những bài viết đã xuất hiện trên mặt báo của các tác giả này. Vì vậy, phạm vi khảo sát của luận văn
sẽ chỉ gồm những tác phẩm đã được in thành sách. Cụ thể đó là các tác phẩm sau:
- Vũ Ngọc Phan (1960), Nhà văn hiện đại, NXB Thăng Long, Sài Gòn.
- Vũ Ngọc Phan (1963), Trên đường nghệ thuật, NXB Đời nay, Sài Gòn.
- Đinh Gia Trinh (2005), Hoài vọng của lý trí, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
Riêng với Trương Chính, do hai tập Dưới mắt tôi và Những bông hoa dại của ông chỉ được in
lại trong những tuyển tập nên người viết sẽ tìm hiểu văn bản của chúng trong quyển Văn học Việt
Nam thế kỷ XX (Quyển 5 – Phần lý luận, phê bình) (Tập 4) do Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên, NXB
Văn học, Hà Nội xuất bản năm 2005.
Ngoài ra, để có cái nhìn chính xác, khách quan, khoa học, người viết cũng sẽ khảo sát một số
tài liệu phê bình của các tác giả khác trong giai đoạn này hoặc giai đoạn sau cũng như các công
trình và bài viết có liên quan đến đề tài. Những tác phẩm và bài viết về lý thuyết văn học cũng được
tham khảo để làm cơ sở về mặt lý luận cho công trình.
3. Lịch sử vấn đề
Vũ Ngọc Phan và Trương Chính là hai cái tên quen thuộc của phê bình văn học Việt Nam thế
hệ 1932. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một chuyên luận, chuyên khảo nào nghiên cứu một cách
toàn diện và hệ thống về Trương Chính. Riêng với Vũ Ngọc Phan, năm 1998, Trần Thị Lệ Dung đã
chọn đề tài “Đóng góp của Vũ Ngọc Phan cho phê bình – nghiên cứu văn học qua Nhà văn hiện
đại” cho luận văn thạc sĩ của mình. Rất tiếc do luận văn này được thực hiện ở Đại học Sư phạm
Vinh nên người viết không có điều kiện tìm đọc.
Vì nhiều lý do nên trước đây Đinh Gia Trinh ít được nhắc tới, số bài viết về ông chỉ đếm trên
đầu ngón tay. Người viết nhận thấy Đinh Gia Trinh viết không nhiều song phần lớn những bài viết
của ông đều có giá trị. Chúng là sự kết tinh của một trí tuệ mẫn tiệp và thái độ làm việc nghiêm túc,
khoa học. Sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta bỏ qua không nhắc đến con người này và những phương
pháp nghiên cứu, phê bình văn học của ông. .
3.1. Khi mới xuất hiện, có khá nhiều luồng dư luận trái ngược nhau xung quanh tác phẩm Nhà
văn hiện đại. Các tờ Dân báo và Tin mới khen ngợi Vũ Ngọc Phan vì thái độ làm việc nghiêm túc,
khoa học, cách hành văn sáng suốt và những nhận định xác đáng [46, tr.142]. Trong khi đó, Lê
Thanh lại cho rằng Vũ Ngọc Phan đã viết một lối “phê bình tỉ mỉ”, thiếu khoa học, “ghi cả những
điều nhỏ quá” và “bỏ qua những điều rất quan trọng” [101, tr.368-372]. Ý kiến của Lê Thanh có
nhiều nét giống với ý kiến của nhóm Thanh Nghị khi nhóm này chê trách Vũ Ngọc Phan đã thực
hành một “lối văn nhà trường”, “một lối phê bình hoàn toàn Việt Nam”, “thích tỉ mỉ soi mói và
không ưa nghĩ xa, nhìn rộng” [101, tr.379]. Tuy nhiên nhóm Thanh Nghị mà đại diện là Đinh Gia
Trinh cũng công nhận Nhà văn hiện đại là “một công trình khảo cứu và phê bình có công phu, viết
bằng một thứ văn linh hoạt và khá trau chuốt” [119, tr.292].
Trong lời tựa tập Dưới mắt tôi, Văn Ngoạn khẳng định các bài viết của Trương Chính đều
“vâng theo một phương pháp nhất định” [104, tr.842] song ông không nói rõ đó là phương pháp gì.
Căn cứ vào nhận xét sau đó của ông về Trương Chính: “hễ gặp một vấn đề xã hội chẳng hạn, ông
Trương Chính rời địa vị khách quan, bước vào địa vị chủ quan mà hăng hái lập luận. Sau nhà phê
bình, ta thấy hiện rõ nhà xã hội” [104, tr.842], ta có thể suy ra phần nào Văn Ngoạn đã thấy Trương
Chính sử dụng phương pháp xã hội học.
Theo Vũ Ngọc Phan, “lối phê bình của Trương Chính đã bắt đầu kỹ càng và có phương pháp.
Sự khen chê của ông đã có căn cứ, không đến nỗi vu vơ () Đối với cái “phương pháp ba W” của
người Anh, Trương Chính là người rất trung thành” [78, tr.649]. Tuy vậy, Vũ Ngọc Phan chê
Trương Chính “không sâu sắc”, “lời phê bình nhiều khi không nhất trí, khó mà biết được ý kiến rõ
rệt của ông về một nhà văn”, đã thế ông lại còn “hay bắt bẻ thiên vị” [78, tr.654-655].
Trong giai đoạn này, người viết không tìm được bài viết nào đề cập đến phương pháp phê bình
của Đinh Gia Trinh.
3.2. Ở miền Bắc, sau năm 1945, do những yêu cầu của nền văn nghệ cách mạng, những tác
phẩm của giai đoạn trước ít được đề cập. Ở miền Nam thời gian này, Vũ Ngọc Phan và Trương
Chính được các tác giả Thanh Lãng, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Tấn Long, Phạm Thế Ngũ, Thế
Phong nhắc tới trong một số công trình về phê bình văn học Việt Nam của họ. Tuy nhiên hai ông
không phải là đối tượng nghiên cứu chính nên họ chỉ dành cho hai ông những đánh giá chung về vị
trí, quan niệm (Nguyễn Văn Trung xếp Vũ Ngọc Phan, Trương Chính vào quan niệm phê bình ấn
tượng chủ quan giáo điều), khuynh hướng (Thanh Lãng xếp Vũ Ngọc Phan vào khuynh hướng phê
bình văn học sử, Trương Chính vào khuynh hướng phê bình cổ điển). Nhìn chung các tác giả này
đều ghi nhận đóng góp của hai ông. Riêng Thanh Lãng trong quyển Phê bình văn học Việt Nam thế
hệ 1932 cho rằng Trương Chính đã tiến hơn Thiếu Sơn và Phạm Quỳnh, Phan Khôi, thậm chí khởi
sắc hơn cả Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan ở chỗ không tỉ mỉ, vụn vặt như hai tác giả này. Đáng
nói là sau khi ca ngợi, Thanh Lãng lại chê phương pháp phê bình của Trương Chính rời rạc, không
khái quát, nhìn tác phẩm như một hiện tượng riêng lẻ, cô lập và cuối cùng là không đem lại cái gì
mới mẻ. Chính vì tiền hậu bất nhất như vậy nên lời bình luận của Thanh Lãng không thật thuyết
phục.
Trong bộ Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, khi viết về tạp chí Thanh Nghị, Phạm Thế
Ngũ tỏ ra biệt nhãn Đinh Gia Trinh hơn cả. Theo ông, đây là ngòi bút khả ái bậc nhất ở Thanh Nghị
với “một khiếu phân tích sắc bén”, “một cái nhìn hơi nghiêm khắc nhưng công minh, nhiều nhận
định đúng và hay” [71, tr.660].
3.3. Từ những năm 1980, cùng với sự đổi mới của văn học nước ta, vấn đề nghiên cứu di sản
lý luận, phê bình trước 1945 được đặt ra một cách nghiêm túc. Nhiều bài viết có giá trị về Vũ Ngọc
Phan lần lượt xuất hiện.
Trần Thị Việt Trung tin tưởng Vũ Ngọc Phan là nhà phê bình có ý thức nghề, có “trình độ lý
thuyết vững vàng” và “phương pháp phê bình bài bản nhất” trong số các nhà phê bình trước 1945.
Vì vậy, bà ngạc nhiên trước “thái độ khe khắt” của Vũ Ngọc Phan đối với các nhà phê bình đương
thời [46, tr.143].
Đặng Tiến đề cao vai trò “kẻ vạch lối trong rừng hoang“ của Vũ Ngọc Phan. Theo Đặng Tiến,
Vũ Ngọc Phan có lối phê bình “khoa học, khách quan, vừa tổng hợp vừa phân tích”, “công tâm và
công bình” [46, tr.125, 127, 129].
Cùng một cách suy nghĩ như vậy, nhiều tác giả khác (Tô Hoài, Huy Cận, Phong Lê ) ca ngợi
năng lực tổng hợp, khái quát, cách làm việc khoa học, “nói có sách, mách có chứng” và khả năng
đưa ra những nhận định văn học chính xác của Vũ Ngọc Phan.
Bùi Hiển nhận xét Vũ Ngọc Phan luôn đối chiếu “cái đang đọc” với “thực tế Việt Nam thời
bấy giờ” [46, tr.39], nói cách khác ông thấy được tính xã hội trong phương pháp phê bình của Vũ
Ngọc Phan.
Khi “học tập nhà văn Vũ Ngọc Phan”, Vũ Ngọc Khánh rút ra kết luận: vào những ngày đầu
xây dựng nền quốc văn, Vũ Ngọc Phan là “người trước nhất, nhiều nhất nếu không phải là duy nhất
đề cập đến vấn đề xác định thể loại” [46, tr.56].
Phát triển ý kiến trên, Nguyễn Ngọc Thiện có bài nghiên cứu “những đóng góp buổi đầu của
Vũ Ngọc Phan trong nghiên cứu văn học theo đặc trưng thể loại và phong cách”, đặc biệt là trong
nghiên cứu tiểu thuyết. Nguyễn Ngọc Thiện nhận xét “Vũ Ngọc Phan đã cố gắng trung thành với
phương pháp so sánh, phân định nhà văn và tác phẩm theo nhóm và loại mà ông tâm đắc” [103,
tr.73]. Vấn đề này cũng đã được sách Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (Le roman Vietnamien
contemporain) của Bùi Xuân Bào nói đến từ năm 1972.
Năm 1995, ở cuối bài viết Vũ Ngọc Phan và sự nghiệp phê bình, nghiên cứu văn học hiện đại,
Phan Cự Đệ khẳng định “phương pháp khoa học” “căn cứ vào những bằng chứng xác thực để phê
bình” của Vũ Ngọc Phan đã tiến bộ hơn nhiều so với lối phê bình ấn tượng và quan điểm “nghệ
thuật vị nghệ thuật” của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam. Tuy nhiên hạn chế của Vũ Ngọc
Phan là chưa vượt qua được “lý thuyết phê bình của Brunetière về luật tiến hóa” [13, tr.665].
Trong chuyên đề Lí luận văn học so sánh, Nguyễn Văn Dân kể ra “người đầu tiên có ý thức
bàn luận đến văn học so sánh về mặt phương pháp luận” là Vũ Ngọc Phan. Tuy mới chỉ dùng
phương pháp thực chứng nhưng ông đã sớm “đề cập đến cả ba đối tượng của văn học so sánh”.
Quan điểm so sánh tương đồng của ông thậm chí đã “đi trước các nhà so sánh luận thế giới” [7,
tr.30, 31, 33].
Bên cạnh những ý kiến khen ngợi như trên, không ít tác giả cho rằng phương pháp phê bình
văn học của Vũ Ngọc Phan vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Trần Đình Sử nhận thấy Vũ Ngọc Phan đã
biết sử dụng “phương pháp thực chứng” trong nghiên cứu văn học đáng tiếc là phê bình của ông
còn “giới hạn trong việc phẩm bình văn, tính chủ quan rất đậm” [15, tr.704, 705]. Trần Đình Sử
cũng đồng ý với Đỗ Lai Thúy khi khẳng định Vũ Ngọc Phan “không cắt nghĩa, lí giải tác phẩm như
một hiện tượng nghệ thuật văn hóa xã hội, mà chỉ vẽ hay dở cho nhà văn, nên nhiều khi rơi vào bắt
bẻ vụn vặt” [15, tr.709].
Nguyễn Thị Thanh Xuân chỉ ra “phương pháp hệ thống” và phần nào những mầm mống của
“phương pháp tiếp cận văn học theo đặc trưng thể loại” trong quyển Nhà văn hiện đại [123, tr.299,
305]. Tuy vậy, theo bà, những phương pháp này chưa được Vũ Ngọc Phan áp dụng một cách nhuần
nhuyễn, do đó chúng chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
Cũng như Nguyễn Thị Thanh Xuân, Nguyễn Đăng Điệp nhận thấy Vũ Ngọc Phan đã tiến
hành một phương pháp làm việc khoa học [103, tr.413], song “ông còn quá nghiêng về mặt cảm thụ
nghệ thuật mà chưa thật sự sâu về mặt logic khoa học, tính khái quát các vấn đề văn học chưa cao”
[103, tr.421].
Lại Nguyên Ân đề cập đến “lối viết chân phương” “dạng bút ký của nhà biên khảo”. Ông cho
rằng “giá trị chủ yếu của Nhà văn hiện đại là ở “chất” nghiên cứu của nó” chứ không phải chất
phê bình [46, tr.137, 138, 140].
Theo Mộng Bình Sơn, Đào Đức Chương, Vũ Ngọc Phan đã “chối bỏ lập trường phê bình
khách quan, bằng cách tách rời thân thế của tác giả với tác phẩm” [89, tr.196]. Ông không lý giải
thơ văn từ cuộc đời tác giả mà lựa chọn cho mình một phương hướng chủ quan, cổ điển, thiên về
khen chê vụn vặt. Đây cũng là nhận xét của Trịnh Bá Đĩnh trong bài Ba kiểu nhà phê bình hiện đại.
Ở bài viết này, Trịnh Bá Đĩnh xếp Vũ Ngọc Phan vào nhóm các nhà bình giải văn học – những
người giới hạn cảm quan và sự hoạt động của mình chỉ trong lĩnh vực văn học, tránh việc cắt nghĩa
văn học từ các lĩnh vực khác.
Trên Tạp chí Văn học số 6 năm 2000, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan được Đỗ Lai Thúy
nhắc đến như “một cố gắng không thành đưa phê bình văn học Việt Nam lên trình độ khoa học”.
3.4. Khi nghiên cứu phê bình văn học giai đoạn 1930 – 1945 hầu như không nhà nghiên cứu
nào không nhắc tới Trương Chính và tác phẩm Dưới mắt tôi. Tuy vậy, họ thường chỉ điểm qua vài
nét về nội dung tập sách chứ không nói gì đến phương pháp phê bình của ông. Ở thời điểm hiện tại,
số lượng bài nghiên cứu có chất lượng về Trương Chính mới chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Mộng Bình Sơn, Đào Đức Chương cho rằng Trương Chính “không tạo cho mình một khuynh
hướng nào rõ rệt, mà chỉ đi theo lối cũ tức là khuynh hướng phê bình chủ quan, cổ điển, không
thoát ra khỏi tư tưởng giáo điều của những nhà phê bình trước đây đã áp dụng” [89, tr.173]. Ông
đánh giá sự hay dở của tác phẩm chủ yếu dựa trên cảm nhận riêng tư chứ không đứng ra ngoài tác
phẩm để nhìn nhận một cách khách quan.
Có lẽ cũng cùng ý kiến như vậy nên Tôn Thảo Miên nhận định Trương Chính “viết phê bình
hoàn toàn dựa vào trực giác, vào lòng mến yêu văn chương, vào khiếu thẩm mỹ của mình”, ở
nhiều chỗ ông đánh giá “chưa chuẩn xác và khách quan” [103, tr.377-378] còn Trịnh Bá Đĩnh xếp
Trương Chính vào hình thái tư duy phê bình mĩ học – loại phê bình có tính chất chủ quan, thiên về
việc thể hiện cảm xúc và suy tưởng của nhà phê bình đối với đối tượng là tác phẩm văn học [103,
tr.202].
Trong cuốn Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (1900 – 1945), Nguyễn Thị Thanh
Xuân đưa ra nhiều ý kiến xác đáng về lối phê bình của Trương Chính. Bà đánh giá “những bài phê
bình tác phẩm của Trương Chính thường mang lại cho người đọc cảm giác đó là sự thực hành chưa
thật nhuần nhuyễn những kiến thức trong nhà trường về phê bình văn học”. “Về phương pháp,
Trương Chính thiên về phê bình xã hội học” [123, tr.274-275].
3.5. Đinh Gia Trinh là một trong những tên tuổi lý luận, phê bình văn chương trước cách
mạng hiện còn bị khuất lấp sau lớp bụi thời gian. Mãi đến năm 1996, khi tác phẩm Hoài vọng của lý
trí tập hợp những bài phê bình và tùy bút của ông được xuất bản người ta mới nhận ra Đinh Gia
Trinh là một cây bút phê bình và tiểu luận văn học rất đáng trân trọng.
Viết về nhóm Thanh Nghị, Nguyễn Thị Thanh Xuân dành khá nhiều thiện cảm cho Đinh Gia
Trinh. Bà cho đây là cây bút “am hiểu tri thức lý luận văn học phương Tây và vận dụng vào lí giải
các hiện tượng văn học Việt Nam khá uyển chuyển” [123, tr.82].
Nhận xét trên cũng tương tự như nhận xét của Vương Trí Nhàn ở bài viết Khuôn mặt tinh thần
của một trí thức hoạt động văn học. Trong bài viết này, Vương Trí Nhàn cho rằng Đinh Gia Trinh
đã tiếp thu được “óc khoa học” của phương Tây, điều đó thể hiện rõ qua bài tranh luận của ông với
Nguyễn Bách Khoa về vấn đề Truyện Kiều [119, tr.463].
*
* *
Điểm lại tất cả những ý kiến trong gần bảy thập kỷ vừa qua, ta thấy giữa các nhà nghiên cứu
có sự thống nhất và cũng có những khác biệt.
Nhìn chung các bài viết về Đinh Gia Trinh không nhiều và khá nhất quán. Các tác giả đều
nhận thấy nhờ tiếp thu được hệ thống tri thức lý luận phương Tây và biết cách vận dụng chúng một
cách nhuần nhuyễn nên những trang viết của ông có nhiều chỗ vẫn còn giữ nguyên giá trị đến ngày
hôm nay.
Về phía Trương Chính, phần lớn các nhà nghiên cứu đều đồng ý với ý kiến của Vũ Ngọc
Phan: lối phê bình của Trương Chính đã bắt đầu kỹ càng và có phương pháp, mọi sự khen chê đều
dựa trên những căn cứ xác thực, tuy nhiên dấu ấn chủ quan, giáo điều thể hiện rõ nét trong những
nhận xét của ông khiến cho bài phê bình nhiều lúc chưa thật thuyết phục.
Khác với trường hợp của Đinh Gia Trinh và Trương Chính, những ý kiến đánh giá về Vũ
Ngọc Phan tương đối phong phú và phức tạp. Mặc dù ai cũng khẳng định tầm vóc đồ sộ của bộ Nhà
văn hiện đại và những đóng góp của Vũ Ngọc Phan cho nền văn học nước nhà nhưng về phương
pháp phê bình của ông thì mọi người vẫn chưa hoàn toàn nhất trí. Có người bảo ông đã thực hiện
một lối phê bình theo phương pháp khoa học, cụ thể là ông đã sử dụng phương pháp hệ thống,
phương pháp thực chứng, phương pháp so sánh, phương pháp tiếp cận theo đặc trưng thể loại vào
việc nghiên cứu tác phẩm văn học. Nhưng cũng có người lại cực lực phản đối lối phê bình vụn vặt,
tùy tiện, thấy cây không thấy rừng của ông. Họ cho rằng cái cách Vũ Ngọc Phan bắt bẻ từng li từng
tí những chỗ hay dở không giúp ích gì nhiều cho việc soi rọi tác phẩm; có thể nói ông đã thực hiện
một lối phê bình hoàn toàn chủ quan, ấn tượng, tách rời tác giả v