Luận văn Dự án quản lý nội dung cho trang báo điện tử

Báo điện tử là một giải pháp làm báo và đọc báo dựa trên nền tảng công nghệ Internet với khởi điểm ban đầu là các trang thông tin điện tử. Do mang đặc tính của các trang thông tin điện tử là thường xuyên được cập nhật nên thông tin luôn đến với độc giả nhanh hơn và mới hơn. Tuy nhiên, báo điện tử có điểm khác biệt chính so với trang tin điện tử về tần suất cập nhật, nguồn gốc và độ tin cậy của thông tin, số người thường xuyên truy cập. Xét về khía cạnh người làm báo thì báo điện tử thay đổi phương thức làm báo. Phóng viên đi tác nghiệp có thể gửi bài viết của mình bao gồm cả hình ảnh, âm thanh, các đoạn video clip về tòa soạn qua môi trường Internet. Tùy thuộc vào từng báo mà tin bài có thể đưa luôn lên mặt báo để độc giả xem hoặc sẽ qua khâu biên tập, kiểm duyệt. Trong trường hợp này thì báo giấy không thể thực hiện ngay được mà phải đợi in ấn và phát hành mới đến được độc giả. Xét về khía cạnh bạn đọc thì ngoài những lợi ích nhìn thấy được như tra cứu thông tin nhanh chóng, tham khảo toàn diện các nguồn tin thì có những lợi ích vật chất không phải ai cũng nhìn thấy. Khi mua một tờ báo về đọc thì không phải ai cũng đọc hết toàn bộ tờ báo, nói cách khác thì không phải toàn bộ các thông tin trên báo đều cần cho người đọc. Như vậy, độc giả phải bỏ tiền ra mua một lượng thông tin mà mình không cần đến (thường chiếm khoảng 30 – 50% nội dung tờ báo). Trong khi đó với báo điện tử thì độc giả có thể chủ động với thông tin mình đọc, lưu lại hoặc in ấn chỉ những thông tin cần thiết. Ngoài ra, khi thực hiện xây dựng báo điện tử thì có thể thu thêm các lợi ích như: xây dựng một tòa soạn điện tử tích hợp dùng chung cho cả báo giấy và báo điện tử, thu tiền từ quảng cáo trực tuyến của các đối tác đặt logo trên site hoặc phát hành báo giấy qua mạng Tại sao phải xây dựng toà soạn điện tử? Trong thời đại số hóa, toà soạn điện tử là sự phát triển và lựa chọn tất yếu đối với các tòa soạn báo. Tòa soạn điện tử cung cấp những công cụ quản lý tiện ích, hiện đại, đáp ứng mục tiêu tin học hoá, hiện đại hoá quá trình làm báo và nâng cao chất lượng phục vụ độc giả. Toà soạn điện tử cho phép tạo quy trình khép kín về viết bài, gửi bài, biên tập và xuất bản; cho phép quản lý, tìm kiếm, lưu trữ bài viết; quản lý, thống kê, báo cáo hoạt động của phóng viên.

pdf64 trang | Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dự án quản lý nội dung cho trang báo điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VŨ ĐOÀN DỰ ÁN QUẢN LÝ NỘI DUNG CHO TRANG BÁO ĐIỆN TỬ LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VŨ ĐOÀN DỰ ÁN QUẢN LÝ NỘI DUNG CHO TRANG BÁO ĐIỆN TỬ Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sĩ Vũ Duy Linh Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đồ án của riêng tôi, không sao chép từ bất kì công trình nào khác, các tài liệu có liên quan tôi đều ghi rõ nguồn gốc xuất sứ. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung của đồ án này! Sinh viên thực hiện MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ...................................................................................................... Lời cam đoan ..................................................................................................... Mục lục................................................................................................................ Danh mục các hình vẽ ...................................................................................... LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. 3 MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chương 1 .............................................................................................................. 3 TỔNG QUAN ...................................................................................................... 3 1.1. Vì sao chọn “Hệ quản lý nội dung” cho trang báo điện tử .......... 3 1.1.1. Cách nhìn nhận về báo điện tử ...................................... 3 1.1.2. Sự vượt trội của báo điện tử so với báo giấy ................ 4 1.1.3. Sự thành công của báo điện tử ...................................... 5 1.2. Khảo sát các hệ quản lý nội dung .............................................. 7 1.2.1 Khái niệm cơ bản ............................................................ 7 1.2.2. Giới thiệu về các hệ quản lý nội dung mã nguồn mở .. 7 1.2.3. Giới thiệu các hệ quản lý nội dung đang sử dụng cho một số trang điện tử .................................................................. 11 1.3. Mục tiêu của đề tài .................................................................... 13 Chương 2 .................................................................................... 15 PHÂN TÍCH YÊU CẦU DỰ ÁN ..................................................................... 15 2.1. Tổng quan về dự án .................................................................. 15 2.1.1. Phạm vi dự án quản lý nội dung ................................... 15 Danh sách nhóm người sử dụng .............................................. 15 2.2. Quy trình hoạt động ...................................................................... 18 2.2.1. Sơ đồ tổ chức ................................................................... 18 2.2.2. Mô tả hoạt động .............................................................. 20 2.2.3. Mô hình DFD quan niệm hệ thống................................ 21 2.3. Yêu cầu chức năng .................................................................... 27 2.3.1. Quản lý tin bài ................................................................. 27 2.3.2. Quản lý tài nguyên .......................................................... 28 2.3.3. Quản lý người dùng ........................................................ 28 2.3.4. Quản lý phân quyền ........................................................ 28 2.3.5. Quản lý quảng cáo .......................................................... 28 2.3.6. Thăm dò dư luận ............................................................. 29 2.3.7. Hệ thống Newsletter ....................................................... 29 2.4. Yêu cầu khác ............................................................................. 29 2.4.1. Yêu cầu bảo mật ........................................................... 29 2.4.2. Yêu cầu sao lưu ............................................................. 29 2.4.3. Yêu cầu về tính ổn định ................................................ 30 2.4.4. Yêu cầu về hiệu năng .................................................... 30 2.4.5. Yêu cầu về công nghệ và các ràng buộc ..................... 30 2.4.6. Yêu cầu về giao tiếp ...................................................... 30 Chương 3 ............................................................................................................ 32 THIẾT KẾ.......................................................................................................... 32 3.1. Kiến trúc ứng dụng ................................................................... 32 3.1.1. Mô hình phân lớp ......................................................... 32 3.1.2. Mô hình phân rã chức năng/phân hệ .......................... 33 3.1.3. Mô hình tổng thể của hệ thống .................................... 33 3.1.4. Mô hình Back-end ........................................................ 34 3.1.5. Phân hệ SMS ................................................................. 36 3.2. Kiến trúc về dữ liệu .................................................................. 36 3.2.1. Các thành phần dữ liệu chính ..................................... 36 3.2.2. Kiến trúc trao đổi dữ liệu với các hệ thống khác ...... 37 3.3. Kiến trúc về vật lý ..................................................................... 37 3.3.1. Kiến trúc triển khai vật lý của hệ thống ..................... 37 3.3.2. Năng lực đáp ứng của hệ thống ..................................... 38 3.4. Giải pháp kiến trúc khác .......................................................... 39 3.4.1. Kiến trúc bảo mật ......................................................... 39 3.4.2. Kiến trúc sao lưu và phục hồi dữ liệu ......................... 39 3.4.3. Các giải pháp đối với các yêu cầu đặc biệt khác ....... 39 Chương 4 ............................................................................................................ 40 CÀI ĐẶT ............................................................................................................ 40 4.1. Công cụ và môi trường phát triển hệ thống ................................ 40 4.1.1. Xây dựng “Hệ quản lý nội dung” .................................. 40 4.1.2. Xây dựng công cụ hỗ trợ thu thập tin tức trong “Hệ quản lý nội dung” ...................................................................... 40 4.2. Một vài giao diện của chương trình ............................................. 40 4.2.1. Phân hệ tòa soạn báo điện tử ......................................... 40 4.2.2. Phân hệ công cụ hỗ trợ thu nhập tin tức ...................... 51 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 56 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 2.1 Mô hình tổng thể ............................................................................................ 16 Hình 2.2 Mô hình database ............................................................................................ 17 Hình 2.3 Mô hình mạng nội bộ ..................................................................................... 18 Hình 2.4 Sơ đồ tổ chức .................................................................................................. 19 Hình 2.5 Mô tả hoạt động .............................................................................................. 21 Hình 2.6 Phân hệ báo chí ............................................................................................... 21 Hình 2.7 Phân hệ quản lý .............................................................................................. 22 Hình 2.8 Phân rã ô xử lý Nhận bài và trả bài ................................................................ 23 Hình 2.9 Phân rã ô xử lý Duyệt bài, sửa bài .................................................................. 24 Hình 2.10 Phân rã ô xử lý phân công công việc ............................................................ 25 Hình 2.11 Phân rã ô xử lý xuất bản báo ........................................................................ 26 Hình 2.12 Phân rã ô xử lý kiểm tra những bài viết cần xử lý ....................................... 27 Hình 3.1 Mô hình phân lớp ........................................................................................... 32 Hình 3.2 Mô hình phân rã chức năng ............................................................................ 33 Hình 3.3 Mô hình tổng thể của hệ thống ....................................................................... 34 Hình 3.4 Phân hệ Back-end ........................................................................................... 35 Hình 3.5 Phân hệ SMS .................................................................................................. 36 Hình 3.6 Kiến trúc triển khai vật lý hệ thống ................................................................ 38 Hình 4.1 Giao diện Wapsite 3G .................................................................................... 42 Hình 4.2 Giao diện Wapsite 2G .................................................................................... 44 Hình 4.3 Giao diện Website .......................................................................................... 46 Hình 4.4 Giao diện CMS nhập tin bài ........................................................................... 47 Hình 4.5 Giao diện quản lý quảng cáo .......................................................................... 48 Hình 4.6 Giao diện quản lý danh mục ........................................................................... 49 Hình 4.7 Giao diện quản lý nhóm ................................................................................. 50 Hình 4.8 Giao diện crawler tin bài ................................................................................ 51 Hình 4.9 Giao diện Config Crawler .............................................................................. 52 Hình 4.10 Danh sách các nguồn báo Crawler ............................................................... 53 Hình 4.11 Danh sách các dll nguồn báo ........................................................................ 54 1 MỞ ĐẦU Báo điện tử là một giải pháp làm báo và đọc báo dựa trên nền tảng công nghệ Internet với khởi điểm ban đầu là các trang thông tin điện tử. Do mang đặc tính của các trang thông tin điện tử là thường xuyên được cập nhật nên thông tin luôn đến với độc giả nhanh hơn và mới hơn. Tuy nhiên, báo điện tử có điểm khác biệt chính so với trang tin điện tử về tần suất cập nhật, nguồn gốc và độ tin cậy của thông tin, số người thường xuyên truy cập... Xét về khía cạnh người làm báo thì báo điện tử thay đổi phương thức làm báo. Phóng viên đi tác nghiệp có thể gửi bài viết của mình bao gồm cả hình ảnh, âm thanh, các đoạn video clip về tòa soạn qua môi trường Internet. Tùy thuộc vào từng báo mà tin bài có thể đưa luôn lên mặt báo để độc giả xem hoặc sẽ qua khâu biên tập, kiểm duyệt. Trong trường hợp này thì báo giấy không thể thực hiện ngay được mà phải đợi in ấn và phát hành mới đến được độc giả. Xét về khía cạnh bạn đọc thì ngoài những lợi ích nhìn thấy được như tra cứu thông tin nhanh chóng, tham khảo toàn diện các nguồn tin thì có những lợi ích vật chất không phải ai cũng nhìn thấy. Khi mua một tờ báo về đọc thì không phải ai cũng đọc hết toàn bộ tờ báo, nói cách khác thì không phải toàn bộ các thông tin trên báo đều cần cho người đọc. Như vậy, độc giả phải bỏ tiền ra mua một lượng thông tin mà mình không cần đến (thường chiếm khoảng 30 – 50% nội dung tờ báo). Trong khi đó với báo điện tử thì độc giả có thể chủ động với thông tin mình đọc, lưu lại hoặc in ấn chỉ những thông tin cần thiết. Ngoài ra, khi thực hiện xây dựng báo điện tử thì có thể thu thêm các lợi ích như: xây dựng một tòa soạn điện tử tích hợp dùng chung cho cả báo giấy và báo điện tử, thu tiền từ quảng cáo trực tuyến của các đối tác đặt logo trên site hoặc phát hành báo giấy qua mạng Tại sao phải xây dựng toà soạn điện tử? Trong thời đại số hóa, toà soạn điện tử là sự phát triển và lựa chọn tất yếu đối với các tòa soạn báo. Tòa soạn điện tử cung cấp những công cụ quản lý tiện ích, hiện đại, đáp ứng mục tiêu tin học hoá, hiện đại hoá quá trình làm báo và nâng cao chất lượng phục vụ độc giả. Toà soạn điện tử cho phép tạo quy trình khép kín về viết bài, gửi bài, biên tập và xuất bản; cho phép quản lý, tìm kiếm, lưu trữ bài viết; quản lý, thống kê, báo cáo hoạt động của phóng viên. 2 Tòa soạn điện tử khắc phục những bất cập trong cơ chế họat động và quản lý của phần lớn các tòa soạn báo hiện nay như thất lạc, nhầm lẫn, lưu giữ bài viết, tính cập nhật,quản lý nhân viên từ xa, thông tin kịp thời... Để xây dựng được Tòa soạn điện tử, hệ thống quản trị nội dung ra đời để đáp ứng mục tiêu tin học hoá, hiện đại hoá quá trình làm báo và nâng cao chất lượng phục vụ độc giả, sản phẩm tòa soạn báo điện tử ra đời đã tạo một quy trình khép kín về viết, gửi, biên tập và xuất bản, giúp việc quản trị, lưu trữ, tìm kiếm các bài viết của phóng viên nhanh chóng, hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của Đề tài được trình bày trong hai bản báo cáo: Báo cáo tóm tắt và Báo cáo kết quả đề tài đầy đủ gồm:  Chương 1: Tổng quan  Chương 2: Phân tích yêu cầu hệ thống  Chương 3: Thiết kế  Chương 4: Cài đặt  Tổng kết 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Vì sao chọn “Hệ quản lý nội dung” cho trang báo điện tử 1.1.1. Cách nhìn nhận về báo điện tử Ngày nay, công nghệ thông tin đã trở thành “Một phần tất yếu của cuộc sống”. Sự phát triển công nghệ thông tin là tiền đề cho sự phát triển các ngành khoa học khác. Song song với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, nhu cầu cập nhật thông tin của con người ngày càng nâng cao. Có thông tin thì con người mới có thể tiếp cận, nắm bắt và hiểu biết được sự thay đổi của thế giới xung quanh. Nhưng việc cung cấp thông tin như thế nào mới là vấn đề cần đặt ra cho tất cả những nhà thiết kế, những nhà làm công nghệ thông tin như chúng ta. Một thông tin để được xem là đạt yêu cầu thì thông tin đó cần thỏa mãn 5 điều kiện: nhanh, chính xác, đầy đủ, được cập nhật kịp thời và cách trình bày phải thu hút. Chính vì để thoải mãn những yêu cầu trên người ta mới nghĩ đến vai trò của việc phát hành một tờ báo điện tử. Vậy “Báo điện tử là gì ?”, báo điện tử hay báo mạng là loại báo được xuất bản bởi tòa soạn điện tử mà người ta đọc nó trên máy tính, điện thoại di dộng, máy tính bảng... khi có kết nối internet. Khác với báo in, báo điện tử cập nhật thường xuyên tin tức và thông tin có được từ nhiều nguồn khác nhau. Nó cũng khác so với trang thông tin điện tử về tần suất cập nhật. Báo điện tử cho phép mọi người trên thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng không phụ thuộc vào không gian và thời gian, sự phát triển của báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều có ảnh hưởng đến việc phát triển báo giấy truyền thống. Báo điện tử không chỉ tập trung vào việc trao đổi thông tin, dịch vụ nhằm phát sinh lợi nhuận mà còn hỗ trợ cho các nhu cầu khác của độc giả. Hay nói cách khác, báo điện tử là một hình thức kinh doanh trong đó người bán và người mua không cần trao đổi trực tiếp mà vẫn hiểu nhau và ngày càng xích lại gần nhau hơn. Dữ liệu để trao đổi thông tin có thể ở dạng văn bản, biểu mẫu, đồ họa, các video clip, âm thanh hay hình ảnh động Bạn có thể bắt gặp các trang báo điện tử hiện nay trên mạng mà mọi người thường xuyên truy cập nhất như là 4 Báo điện tử đã thu hút được một lượng độc giả nhanh chóng đáng kể ngay từ khi mới ra đời, nó chia sẻ số lượng độc giả của các loại hình báo chí khác, Cùng với sự phát triển của internet và máy tính, mạng 3g và smartphone loại hình báo chí này đã trở thành loại báo được nhiều người đọc nhất. Theo số liệu của cung cấp số lượng pageview trung bình mỗi ngày hiện nay của báo là 34 triệu lượt truy cập ( hoi/2012/02/vnexpress-tron 11-tuoi/. 1.1.2. Sự vượt trội của báo điện tử so với báo giấy Trước kia, nếu muốn có một tờ báo thì người ta phải ra tiệm hoặc sạp báo để mua. Ngày nay, chỉ với một chiếc máy tính có nối mạng internet, hoặc thiết bị smartphone có kết nối mạng 3g, internet,.. chúng ta đã có thể truy cập thông tin của bất kỳ tờ báo nào có thiết lập trang báo điện tử. Với trang báo điện tử, ngay tại nhà, bạn sẽ biết được thông tin mua, bán, giá cả thị trường, tư vấn sức khỏe, thông tin việc làm Không những vậy, báo điện tử còn đáp ứng được nhiều thắc mắc, góp ý của những khách hàng khó tính. Nó phục vụ nhiều loại hình dịch vụ đa dạng cho nhiều khách hàng khác nhau. Với báo điện tử, cơ hội mở rộng giao dịch trao đổi mua bán là rất lớn. Không chỉ giữa doanh nghiệp và khách hàng thông qua loại hình dịch vụ quảng cáo mà còn giữa các khách hàng với nhau. Chỉ sau vài năm xuất hiện, các báo điện tử đã khẳng định được thế mạnh không thể phủ nhận của mình. Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, báo điện tử đã cho phép chuyển tải những thông tin tới người đọc gần như tức thời bằng cả chữ viết, tiếng nói, video và hình ảnh. Đây là lợi ích hơn hẳn so với các loại hình báo khác, nhất là loại hình báo giấy khi phải chờ đợi in ấn theo định kỳ xuất bản. Ngoài ưu thế có thể truyền tải thông tin một cách nhanh nhất tới bất kỳ nơi nào trên thế giới, một trong những lợi thế hơn hẳn của báo điện tử là không mất chi phí và thời gian cho công việc in ấn, vấn đề nan giải thường gặp đối với các tờ báo giấy. 5 Trong khi một tờ báo giấy phải tính toán hàng loạt những vấn đề liên quan tới chi phí như: số lượng trang in mầu, đen trắng, số lượng báo cần in thì đối với báo điện tử, điều này gần như vô nghĩa. Đặc tính thiết kế nhiều tầng lớp của báo điện tử giúp cho người làm báo có thể xuất bản theo nhu cầu mà không bị giới hạn về số lượng chữ viết, hình ảnh và số lượng trang báo. Thêm vào đó, những tờ báo điện tử còn có lợi thế hơn hẳn trong việc giao tiếp hai chiều với bạn đọc. Những cuộc phỏng vấn trực tuyến được các báo điện tử thực hiện liên tục trong thời gian gần đây đã chứng minh điều đó. Người đọc có thể tham gia gửi câu hỏi ngay trong lúc xem thông tin qua mạng. Khả năng này đã tạo cảm giác gần gũi hơn giữa bạn đọc và báo. Báo điện tử cũng dễ dàng thực hiện các cuộc thăm dò dư luận ngay trên mặt báo của mình. Điều mà các tờ báo khác không thể làm được. Người đọc có thể điền thông tin ngay trên mặt báo và hồi âm lại chỉ bằng một động tác click chuột. Những thế mạnh trên đã giải thích vì sao báo điện tử trên thế giới và Việt Nam lại có tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt. Chỉ sau vài năm ra đời, Việt Nam đã hình thành cả một mạng lưới lên tới hàng chục tờ báo điện tử. Các tờ báo này cũng đều có mức gia tăng người đọc (được tính bằng số lượt truy cập) liên tục hàng giờ và thậm chí hàng giây. 1.1.3. Sự thành công của báo điện tử 1.1.3.1. Trong nước Bước ngoặt của báo điện tử ở Việt Nam đã được đánh dấu bằng sự ra đời của các báo điện tử như Laodong, Vneconomy (Thời báo Kinh tế Việt Nam), VneXpress, Vietnamnet, Báo chí điện tử phát triển ở nước ta trong 14 năm qua đã đạt được rất nhiều thành tích. Năm 1997, báo chí điện tử ở Việt Nam mới chỉ có một tạp chí điện tử (tạp chí Quê hương), đến nay Việt Nam đã có trên 50 tờ báo. Theo báo cáo mới nhất của của Bộ TT-TT tiến hành, tỷ lệ người dùng Inter
Luận văn liên quan