Luận văn Dự báo nhu cầu giao thông và đánh giá khả năng thông hành qua nút giao tại Quận 10 đến năm 2020

Trong quá trình quy hoạch một mạng lưới giao thông bất kì cho một vùng hay một địa phương thì vấn đề dự báo nhu cầu đi lại phát sinh trong tương lai đóng vai trò hết sức quan trọng, nó là tiền đề cho việc định hướng các công tác thực tiện của quy hoạch, nếu công tác dự báo không phản ánh đúng với nhu cầu thực tế sẽ dẫn đến việc các tuyến đường được vạch ra không phát huy được hiệu quả, đồng thời không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Luận văn này với mục đích “ Dự báo nhu cầu giao thông và đánh giá khả năng thông hành qua nút giao tại Quận 10 đến năm 2020 ”. Nhằm xác định lưu lượng qua các tuyến đường, đánh giá khả năng thông hành qua một số nút chính (Ngã 4 Lê Hồng Phong – Ba Tháng Hai và Ngã 4 Nguyễn Tri Phương – Bà Hạt) của năm dự báo năm 2020. Phương pháp dự báo nghiên cứu trong đồ án là dự báo nhu cầu đi lại theo lý thuyết mô hình 4 bước và sử dụng phần mền Cube Citilabs trong quá trình tính toán, mô hình 4 bước là một trong những phương pháp dự báo được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Phương pháp này chủ yếu dựa vào các số liệu điều tra thực tế từng hộ gia đình, hành trình đi lại, kết hợp với các đặc điểm kinh tế - xã hội của khu vực Quận 10.

pdf129 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 2638 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dự báo nhu cầu giao thông và đánh giá khả năng thông hành qua nút giao tại Quận 10 đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÕ THANH TUẤN_QG10 Trang 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ 1. Đặt vấn đề nghiên cứu Tóm tắt: Trong quá trình quy hoạch một mạng lưới giao thông bất kì cho một vùng hay một địa phương thì vấn đề dự báo nhu cầu đi lại phát sinh trong tương lai đóng vai trò hết sức quan trọng, nó là tiền đề cho việc định hướng các công tác thực tiện của quy hoạch, nếu công tác dự báo không phản ánh đúng với nhu cầu thực tế sẽ dẫn đến việc các tuyến đường được vạch ra không phát huy được hiệu quả, đồng thời không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Luận văn này với mục đích “ Dự báo nhu cầu giao thông và đánh giá khả năng thông hành qua nút giao tại Quận 10 đến năm 2020 ”. Nhằm xác định lưu lượng qua các tuyến đường, đánh giá khả năng thông hành qua một số nút chính (Ngã 4 Lê Hồng Phong – Ba Tháng Hai và Ngã 4 Nguyễn Tri Phương – Bà Hạt) của năm dự báo năm 2020. Phương pháp dự báo nghiên cứu trong đồ án là dự báo nhu cầu đi lại theo lý thuyết mô hình 4 bước và sử dụng phần mền Cube Citilabs trong quá trình tính toán, mô hình 4 bước là một trong những phương pháp dự báo được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Phương pháp này chủ yếu dựa vào các số liệu điều tra thực tế từng hộ gia đình, hành trình đi lại, kết hợp với các đặc điểm kinh tế - xã hội của khu vực Quận 10. Trong Luận văn này thực hiện 2 vấn đề chính sau đây: Nghiên cứu áp dụng mô hình 4 bước và sử dụng phần mền Cube Citilas để tính toán nhu cầu đi lại năm dự báo năm 2020 trong mạng lưới giao thông cho khu vực quận 10, đánh giá khả năng thông hành qua một số nút giao chính cụ thể là hai nút điển hình cho khu vực Quận 10: Ngã 4 Lê Hồng Phong – Ba Tháng Hai và Ngã 4 Nguyễn Tri Phương – Bà Hạt năm dự báo năm 2020. Tính cấp thiết của đề tài: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÕ THANH TUẤN_QG10 Trang 2 Mạng lưới giao thông là xương sống của một vùng, có tính quyết định đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng đó. Chính vì vậy, mạng lưới giao thông được quy hoạch tốt sẽ giải quyết được rất nhiều bài toán vận tải được đặt ra, tạo hiểu quả cao trong việc lưu thông trên toàn mạng lưới cũng như tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực. Quận 10 là một trong các quận trung tâm của thành phố đi cùng với nó như Quận 3, Quận 1, là đầu nối trung tâm kinh tế, có vị trí hết sức quan trọng, đặc biệt về giao thông cũng như là hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên, nền kinh tế của Quận 10 đang trên bước đường phát triển cùng với nền kinh tế của Thành Phố, nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn chưa được hoàn chỉnh, mạng lưới giao thông vận tải chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Để đáp ứng được các yêu cầu trong tương lai nhằm phát triển kinh tế - xã hội, Quận 10 cần phải đầu tư phát triển hơn nữa việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đặt biệt là hệ thống mạng lưới giao thông. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng này thì trước hết phải đánh giá lại mạng lưới giao thông và khả năng phục vụ hiện tại từ đó có những định hướng chiến lược đầu tư phát triển phù hợp cho từng giai đoạn, tạo tiền đề cho Quận 10 phát triển bền vững đến năm tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của đề tài “ Dự báo nhu cầu giao thông và đánh giá khả năng thông hành qua nút giao tại Quận 10 đến năm 2020 ” là xác định lưu lượng qua các tuyến đường, đánh giá khả năng thông hành qua một số nút chính (Ngã 4 Lê Hồng Phong – Ba Tháng Hai và Ngã 4 Nguyễn Tri Phương – Bà Hạt) của năm dự báo 2020. Qua đó có những giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao năng lực phục vụ trong năm tương lai. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÕ THANH TUẤN_QG10 Trang 3 3. Phương pháp nghiên cứu Trong một quy trình quy hoạch mạng lưới giao thông thì một trong các khâu quan trọng nhất đó là phân tích dự báo nhu cầu đi lại (Travel demand forecasting), nó sử dụng dữ liệu thu thập được về giao thông hiện tại, để dự báo nhu cầu nhu giao thông vận tải trong tương lai như thế nào? (về hệ thống đường bộ, đường sắt, phương tiện GT cá nhân, phương tiện GTCC) Trong Luận văn sử dụng lý thuyết mô hình 4 bước và phần mền Cube Citilas để tính toán. Với giả định rằng nhu cầu của các chuyến đi trong khu vực không phụ thuộc vào các chính sách tác động đến giao thông. Nghĩa là đối với kịch bản giữ nguyên mạng lưới giao thông hoặc mở rộng mạng lưới giao thông thì nhu cầu đi lại của khu vực vẫn không thay đổi. Trong luận văn bỏ qua vận chuyển hàng hóa qua khu vực quận 10, chỉ tính nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực. Quy trình này bao gồm bốn bước: 1. Phát sinh hành trình (Trip generation – Hành trình xuất phát ở đâu?) 2. Phân phối hành trình, (Trip distribution - Hành trình đi đến đâu) 3. Phương thức phân chia (Modal split – Loại mô hình nào được sử dụng, phương tiện giao thông cá nhân hoặc phương tiện giao thông công cộng). 4. Ấn định mạng lưới (Traffic assignment – Tuyến đường nào được sử dụng với mỗi loại mô hình). CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÕ THANH TUẤN_QG10 Trang 4 Hình 1.1 Quy trình dự báo phân tích nhu cầu đi lại theo Mô hình 4 bước của Cube Citilabs Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sử dụng CUBE của Citilabs Mặc dù mô hình gồm 4 bước chính nhưng sẽ có rất nhiều bước phụ bên trong để bổ trợ, thực hiện các phương pháp tính toán của mô hình. Hình 1.2 Các vấn đề cơ bản cho mô hình 4 bước Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sử dụng CUBE của Citilabs CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÕ THANH TUẤN_QG10 Trang 5 4. Giới hạn nghiên cứu Giới hạn phương pháp nghiên cứu Hiện nay mô mình Cube Citilab là một trong những mô hình đang được sử dụng rộng rãi cho việc dư báo trên khắp thế giới, tuy nhiên mô hình hình tính toán này chưa được kiểm định để đảm bảo sai số giữa thực tế và mộ hình là ít nhất. Những đề cập trong Luận văn chỉ mới xây dựng bước đầu tiên trong việc dự báo giao thông trong tương lai, Luận văn hầu hết bỏ qua các bước ước lượng, kiểm định, đánh giá sai số của mô hình, do đó cần phải có thời gian kiểm định, hiệu chỉnh các thông số đầu vào phù hợp hơn. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu Khu vực nghiên cứu bao gồm toàn bộ 15 phường của Quận 10. Chủ yếu tập trung vào các tuyến đường đối ngoại ( Ba Tháng Hai, Cách Mạng Tháng Tám, Lý Thường Kiệt..) và các đường chính trong khu vực Quận 10 (Sư Vạn Hạnh, Tô Hiến Thành, Nguyễn Tri Phương,) các tuyến đường này có ý nghĩa hết sức quan trọng của Khu vực Quận 10 nói riêng và của cả Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung. Tập trung đánh giá 2 nút giao chính là: Ngã 4 Lê Hồng Phong – Ba Tháng Hai và Ngã 4 Nguyễn Tri Phương – Bà Hạt tại thời điểm dự báo năm 2020. Giới hạn dữ liệu đầu vào Các số liệu đầu vào của mô hình được lấy từ các nghiên cứu quy hoạch giao thông, quy hoạch chung của khu vực. Đối với một số trường hợp thiếu thì dữ liệu được giả định tính toán thông qua các năm trước bằng phương pháp ngoại suy. Do đó sẽ không tránh khỏi các sai số trong quá trình tính toán. Vì vậy mô hình chỉ được xem xét ở mức độ giả định, dự báo khu vực theo quan điểm của riêng tác giả. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÕ THANH TUẤN_QG10 Trang 6 5. Cấu trúc đồ án Cấu trúc đồ án “ Dự báo nhu cầu giao thông và đánh giá khả năng thông hành qua nút giao tại Quận 10 đến năm 2020 ” bao gồm 5 chương như sau: CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ CHƯƠNG II. KHU VỰC NGHIÊN CỨU CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHỎNG VẤN CHƯƠNG IV: DỰ BÁO NHU CẦU GIAO THÔNG CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU VÕ THANH TUẤN_QG10 Trang 7 CHƯƠNG 2 KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 Phân tích và đánh giá hiện trạng 2.1.1 Vị trí, giới hạn khu vực nghiên cứu Quận 10 nằm ở vùng giữa của Thành phố Hồ Chí Minh, có ranh giới hành chính tiếp giáp với các quận huyện sau:  Phía Bắc giáp Quận Tân Bình, giới hạn bởi đường Bắc Hải;  Phía Nam giáp Quận 5, giới hạn bởi đường Hùng Vương và đường Nguyễn Chí Thanh;  Phía Đông giáp Quận 3, giới hạn bởi đường Cách mạng tháng 8, Điện Biên Phủ và đường Lý Thái Tổ;  Phía Tây giáp Quận 11, giới hạn bởi đường Lý Thường Kiệt. Hình2.1: Vị trí và ranh giới Quận 10 CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU VÕ THANH TUẤN_QG10 Trang 8 Tổng diện tích tự nhiên Quận 10 là 571,81 ha (theo số liệu bản đồ địa chính) là quận có diện tích tương đối nhỏ và chiếm 0,24% diện tích đất đai toàn Thành phố. Quận 10 được chia thành 5 khu với tổng số 15 Phường từ Phường 1 đến Phường 15, các Phường lớn nhỏ không đều nhau, chênh lệch giữa Phường lớn nhất (Phường 12) và Phường nhỏ nhất (Phường 3) là 119,14 ha tương ứng 12,8 lần. Quận 10 là một trong những quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các quận trung tâm và ngoại thành, là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quận trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội khu vực 2.1.2.1 Dân số - lao động: a. Dân số: Theo số liệu thống kê hàng năm của Cục Thống Kê TP.Hồ Chí Minh, dân số trung bình toàn Quận 10 năm 2011 là 235.024 người tang 2.573 người so với năm 2010 (dân số năm 2009-2010 tăng là 0,005%), chiếm 3,12% dân số toàn Thành phố, là Quận có số dân đứng thứ 16 trong Thành phố. Tuy nhiên nếu so sánh về đơn vị diện thì tương ứng với số dân thì dân số khá cao. Với mật độ dân số là 41.621 người/ Km2, thành phần dân số có khoảng 4 dân tộc anh em sinh sống là: Kinh, Hoa, Khơ Me, Chăm, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 90% dân số toàn Quận. CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU VÕ THANH TUẤN_QG10 Trang 9 Hình 2.2: Biểu đồ dân số Quận 10 các năm Nguồn: Cục Thống Kê TP.Hồ Chí Minh Với tốc độ gia tăng dân số của quận 10 nói chung và 15 phường nói riêng khá là thấp, nhưng năm gần đây mức độ gia tăng này còn đang có xu hướng giảm dần do việc đô thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn, các dãy nhà cá nhân dần được thay thế bằng các cao ốc, văn phòng cho thuê ngày càng tăng dẫn đến dân số của nội vùng trung tâm Tp. Hồ Chí Minh nói chung cũng như quận 10 nói riêng ngày càng giảm xuống. Dân số Quận 10 năm 2014 được ước tính như sau: Bảng 2.1: Thống kê dân số khu vực Quận 10 Phường 2002 2003 2004 2005 2006 2014 1 13.412 13.340 13.365 13.459 14.779 15.122 2 18.373 18.274 18.309 18.437 18.020 17.931 3 9.302 9.251 9.269 9.334 7.478 7.020 4 13.025 12.954 12.979 13.070 12.641 12.545 5 11.553 11.490 11.512 11.593 11.055 10.930 6 8.405 8.360 8.376 8.434 9.075 9.243 7 11.118 11.058 11.079 11.156 8.059 7.292 8 11.878 11.814 11.837 11.920 11.548 11.465 CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU VÕ THANH TUẤN_QG10 Trang 10 9 18.862 18.760 18.796 18.927 18.530 18.446 10 11.996 11.931 11.953 12.037 10.511 10.138 11 12.724 12.655 12.679 12.768 11.919 11.717 12 23.294 23.168 23.212 23.374 25.649 26.239 13 24.411 24.279 24.325 24.496 21.992 21.385 14 22.205 22.085 22.127 22.282 27.053 28.269 15 25.503 25.366 25.414 25.592 29.825 30.909 Tổng 236.061 234.785 235.232 236.879 238.134 238.651 Nguồn ngoại suy từ niêm giám thống kê Quận 10 năm 2006 Theo số liệu điều tra dân số 1/10/2004, tổng số nhân khẩu thực tế thường trú tại quận 10 là 42.226 hộ, trong đó :  Hộ có từ 1 – 3 người là 15.369 người, chiếm 32,42%.  Hộ có từ 4 – 6 người là 21.666 người, chiếm 45,71%.  Hộ có từ 7 – 9 người là 7.008 người, chiếm 14,78%.  Hộ có trên 10 người là 3.361 người, chiếm 7.09%. Như vậy theo thống kê thì số người bình quân trên 1 hộ là 5 người Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi : quan sát tháp tuổi, nhận thấy dân số quận 10 thuộc dân số tương đối trẻ, tháp tuổi phình khá to ở độ tuổi 15 – 49 tuổi, và tóp lại ở phía trên, song nhận thấy tỷ lệ dân ở nhóm 0 đến 4 tuổi, 5 đến 9 tuổi, 9 – 10 và 10- 14 tuổi giao động trong khoảng 5,66 – 6,83%/nhóm là nhờ thực hiện kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ từ nhóm tuổi 15-49 tuổi chiếm cao, đây là nguồn lao động dồi dào của quận.  Nhóm tuổi 0 – 14 tuổi : 42.941 người Chiếm 18,54% tổng số dân toàn quận.  Nhóm tuổi 15 – 59 tuổi : 167.981người Chiếm 72,54% tổng số dân toàn quận.  Nhóm tuổi 60 tuổi trở lên : 20.643 người Chiếm 8,92% tổng số dân toàn quận. CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU VÕ THANH TUẤN_QG10 Trang 11 Hình 2.3: Biểu đồ dân số theo độ tuổi Quận 10 b. Lao động: Những người trong độ tuổi lao động của quận 10 hiện có khoảng hơn 167.981 người, chiếm 72,54% tổng số dân. Số người tham gia làm việc trong các ngành kinh tế chủ yếu là ngành dịch vụ thương mại và công nghiệp - TTCN chiếm 65,0% nguồn lao động, ước tính khoảng 10% người đang đi học, nội trợ 15% và 10% người chưa có việc làm . 2.1.2.2 Tăng trưởng kinh tế: Trong những năm qua kinh tế của quận 10 phát triển theo hướng dịch vụ thương mại– tiểu thủ công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quận luôn đạt mức khá cao trên 30%/năm, trong đó giá trị sản xuất khu vực dịch vụ thương mại tăng bình quân 31%/năm, cao hơn nhiều so với mức tăng bình quân của Thành phố và khu vực công nghiệp xây dựng tăng 10%/năm. GDP/người trong mức 68,2 triệu đồng/ người. (Theo các chỉ tiêu kinh tế xã hội chung của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011). CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU VÕ THANH TUẤN_QG10 Trang 12 Bảng 2.2: Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Tp.Hồ Chí Minh Với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất kinh doanh như đã phân tích ở trên, trong những năm qua, tốc độ chuyển dịch kinh tế giữa các khu vực trên địa bàn Quận không có những thay đổi lớn và vẫn phát triển cơ cấu kinh tế theo hứơng dịch vụ thương mại – sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng tăng do nhiều chính sách mở cửa của nhà nước. 2.1.2.3 Tình hình sử dung đất: Đất đai của quận cơ bản được sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng và phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất. Đất dân dụng chủ yếu đất ở và đất giao thông chiếm tỉ lệ cao nhất với 478,77 ha chiếm 83,72% toàn diện tích đấtt khu vực. CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU VÕ THANH TUẤN_QG10 Trang 13 Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình sử dụng đất Quận 10 Nguồn: Theo Điều Chỉnh Quy Hoạch Chung Xây Dựng Quận 10 dến năm 2020 2.1.3 Hiện trạng giao thông: Quận 10 là một trong nhưng khu vực trung tâm của Thành Phố Hồ Chí Minh, có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển kinh tế, vì vậy hệ thống giao thông đường bộ chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Trong những năm gần đây mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn quận đã được đầu tư đáng kể, đáp ứng cho nhu cầu đi lại trên địa bàn quận, điển hình là đưa vào sử dụng cầu vượt bằng thép tại Ngã tư Nguyễn Tri Phương – Ba Tháng Hai đã giải quyết đáng kể tình trạng kẹt cho khu vực này vào giờ cao điểm, việc tu bổ nâng cấp các tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám, Ba Tháng Hai, Nguyễn Tri Phương, Lý Thường Kiệt, Điện Biên Phủđã tạo điều kiện phát triển các trục giao thông chính thêm vững chắc. CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU VÕ THANH TUẤN_QG10 Trang 14 2.1.3.1 Hiện trạng giao thông đối ngoại Trên địa bàn Quận 10 chỉ có loại hình giao thông đường bộ (Các loại hình khác hầu như không có). Hình 2.4: Hiện trạng giao thông Quận 10 Giao thông đường bộ: có 6 tuyến hiện hữu vừa sử dụng chức năng đối ngoại, vừa sử dụng chức năng đối nội là đường Lý Thái Tổ, đường Cách Mạng Tháng Tám, đường 3 tháng 2, đường Lý Thường Kiệt, đường Nguyễn Tri Phương và đường Điện Biên Phủ. Tổng chiều dài hơn 11.100m. Cụ thể như sau:  Đường Lý Thái Tổ có chiều rộng lòng đường 18 m, dài 1.535 m, chiều rộng lòng đường từ 18 m, lộ giới 30m.  Đường Cách Mạng Tháng Tám với chiều dài tổng cộng 2.125m, chiều rộng lòng đường từ 11m, lộ giới 18m.  Đường Ba Tháng Hai với chiều dài tổng cộng 2.857 m, chiều rộng lòng đường từ 17m, lộ giới 30m CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU VÕ THANH TUẤN_QG10 Trang 15  Đường Nguyễn Tri Phương với chiều dài tổng cộng 923m, chiều rộng lòng đường từ 14m, lộ giới 25m  Đường Lý Thường Kiệt với chiều dài tổng cộng hơn 2.220m, chiều rộng lòng đường từ 18m, lộ giới 30m  Đường Điện Biên Phủ với chiều dài tổng cộng 1.500m, chiều rộng lòng đường từ 12m, lộ giới 20m 2.1.3.2 Hiện trạng giao thông nội thị: a. Chiều dài, chiều rộng, mật độ đường:  Tổng chiều dài mạng lưới đường trên địa bàn Quận 10 do Sở GTVT phân cấp cho khu QLGT đô thị số 1 quản lý là 31.910 m (khoảng 33 tuyến - không kể các đường nhỏ, đường trong khu ở có lộ giới nhỏ hơn 12m). Với tổng diện tích mặt đường là 353.287 m2. Ngoài ra còn khoảng 5.000m đường nhỏ, đường trong khu ở có lộ giới nhỏ hơn 12m do Quận quản lý. (Xem bảng thống kê hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ Quận 10)  Chiều rộng lòng đường bình quân 11,1m.  Trên phạm vi Quận không có kênh rạch nào đi qua.  Mật độ chiều dài đường nội thị là 17,9 km/km2 và mật độ diện tích là 1,5m2/người. CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU VÕ THANH TUẤN_QG10 Trang 16 Bảng2.4: Thống kê hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ Quận 10 Stt Tên đường Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài đường Chiều rộng mặt cắt ngang đường Diện tích mặt đường Kết cấu mặt đường Loại đường Ghi chú Hè trái Mặt đường Hè phải (m) (m) (m) (m) (m2) 1 Ba Tháng Hai Cách Mạng Tháng Tám Lý Thường Kiệt 2,857.00 4-6 17.00 4-6 48,569.00 BTN Đô Thị Tốt 2 Bà Hạt Ngô Gia Tự Nguyễn Kim 1,405.00 1-3 7.00 1-3 9,835.00 BTN Đô Thị Khá 3 Bắc Hải Cách Mạng Tháng Tám Đồng Nai 597.00 1.5 6.00 1.5 3,582.00 BTN Đô Thị Khá Đồng Nai Sn 346 68.00 1 7.00 1 476.00 BTN Đô Thị Khá Sn 346 Lý Thường Kiệt 620.00 4 19.00 4 11,780.00 BTN Đô Thị Khá 4 Cách Mạng Tháng Tám Bắc Hải Công Trường Dân Chủ 2,125.00 3-4 11.00 3-4 23,375.00 BTN Đô Thị Khá 5 Cao Thắng Điện Biên Phủ Đường 3/2 146.00 4 10.00 4 1,460.00 BTN Đô Thị Khá Đường 3/2 Hoàng Dư Khương 670.00 4 11.00 4 7,370.00 BTN Đô Thị Khá 6 Đào Duy Từ Nguyễn Tri Phương Lý Thường Kiệt 818.00 3-4 8.00 3-4 6,544.00 BTN Đô Thị Khá CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU VÕ THANH TUẤN_QG10 Trang 17 7 Đồng Nai Tô Hiến Thành Bắc Hải 723.00 1-3 6.50 1-3 4,699.50 BTN Đô Thị Khá 8 Đường nối Thành Thái ra Sư Vạn Hạnh Sư Vạn Hạnh Khoa cấp cứu BV 115 220.00 3 8.00 3 1,760.00 BTN Đô Thị Tốt Khoa cấp cứu BV 115 Thành Thái 149.00 3 11.00 5 1,639.00 BTN Đô Thị Tốt 9 Hồ Bá Kiện Tô Hiến Thành Trường Sơn 535.00 1.5 8.00 1.5 4,280.00 BTN Đô Thị Khá 10 Hòa Hảo Trần Nhân Tôn Ngô Quyền 1,062.00 1,5-3 7.00 1.5-3 7,434.00 BTN Đô Thị Khá Nguyễn Kim Lý Thường Kiệt 143.00 4 7.00 4 1,001.00 BTN Đô Thị Khá 11 Lê Hồng Phong Hùng Vương Hoàng Dư Khương 1,677.00 4 15.00 4-5 25,155.00 BTN Đô Thị Tốt 12 Lý Thái Tổ Hùng Vương Đường 3/2 1,535.00 3-5 18.00 3-5 27,630.00 BTN Đô Thị Khá 13 Ngô Gia Tự Vòng Xoay Ngã 7 Nguyễn Tri Phương 1,044.00 6 14.00 6 14,616.00 BTN Đô Thị Khá 14 Ngô Quyền Đường 3/2 Nguyễn Chí Thanh 780.00 2-4 8.00 2-4 6,240.00 BTN Đô Thị Tốt 15 Nguyễn Duy Dương Nguyễn Chí Thanh Bà Hạt 652.00 2 8.00 2 5,216.00 BTN Đô Thị Khá 16 Nguyễn Giản Thanh Bắc Hải Sn JJ12C 400.00 10.00 4,000.00 BTN Đô Thị Khá Sn JJ12C Cuối đường 150.00 7.00 1,050.00 BTN Đô Thị Khá 17 Nguyễn Kim Nguyễn Chí Thanh Đường 3/2 674.00 3-5 12.00 3-5 8,088.00 BTN Đô Thị Khá 18 Nguyễn Tri Phương Ngô Gia Tự Đường 3/2 923.00 5-6 14.00 5-6 12,922.00 BTN Đô Thị Khá 19 Nguyễn Tiểu La Đường 3/2 Hòa Hảo 603.00 2-3 8.00 2-3 4,824.00 BTN Đô Thị Khá CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU VÕ THANH TUẤN_QG10 Trang 18 Đào Duy Từ Nguyễn Chí Thanh 90.00 3 8.00 3 720.00 BTN Đô Thị Khá 20 Nhật Tảo Nguyễn Tri Phương Lý Thường Kiệt 1,052.00 1-3 6.00 1-3 6,312.00 BTN Đô Thị Khá 21 Sư Vạn Hạnh Nguyễn Chí Thanh Tô Hiến Thành 2,130.00 2-4 10.00 2-4 21,300.00 BTN Đô Thị Khá 22 Tân Phước Ngô Quyền Lý Thường Kiệt 456.00 5 9.00 1 4,104.00 BTN Đô Thị Khá 23 Thành Thái Đường 3/2 Tô Hiến Thành 1,010.00 3 14.00 3 14,140.00 BTN Đô Thị Tốt Tô Hiến Thành Bắc Hải 690.00 4 18.00 4 12,420.00 BTN Đô Thị Tốt 24 Tô Hiến Thành Cách Mạng Tháng 8 Lý Thường Kiệt 2,082.00 2-5 10.00 2-5 20,820.00 BTN Đô Th