Luận văn Dự báo nhu cầu vốn và giải pháp tạo lập nguồn vốn cho các doanh nghiệp ngành xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010-2020
1. Sự cần thiết của đề tài: Trong những năm gần đây, hoà nhập với những biến đổi lớn lao của nền kinh tế, ngành công nghiệp xây dựng nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Hiện nay ngành đã thu hút hàng triệu lao động tham gia trong các hình thức tổ chức kinh doanh xây dựng khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế. Hàng năm, vốn đầu tư vào lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và trong ngân sách Nhà nước. Ngành xây dựng cũng đã vươn lên về mọi mặt để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh về xây dựng của các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp cũng như cáchộ dân cư trong cả nước. Nhiều công ty xây dựng của nước ta đã và đang thamgia đấu thầu và thi công một số công trình quốc tế. Có thểnói, thị trường xây dựng nước ta ngày nay là khá sôi động và ngày càng mở rộng. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước với tốc độ tăng trưởng cao và thường ở mức cách biệt với tốc độ tăng trưởng chung của cả nước từ 2-3%. Trong quy hoạch tổng thể phát triển Thành phố đến năm 2010-2020 thì ngành xây dựng là mộttrong 9 ngành chủ lực của Thành phố. Với mối liên hệ chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, ngành xây dựng giữ một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy các ngànhkinh tế khác phát triển và đạt được mục tiêu phát triển từ nay đến năm 2010-2020 của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Hiện nay, các doanh nghiệp ngành xây dựng của Thành phố Hồ Chí Minh đang gặp phải vấn đề thiếu vốn cho đầu tư máy móc thiết bị, đổi mớicông nghệ; thiếu vốn để hoàn thiện các dự án đang dở dang và vốn đầu tư cho dự án mở rộng sản xuất kinh doanh. Và thực tế đã cho thấy có rất nhiều dự án xây dựng do thiếu vốn nên bị chậm tiến độ, chất lượng công trình cũng bị ảnh hưởng. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của vốn đốivới tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và của ngành xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong giai đoạn thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước từ nay đến năm 2020, đề tài luận văn cao học “Dự báo nhu cầu vốn và giải pháp tạo lập nguồn vốn cho các doanh nghiệp ngành xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010-2020” được hình thành. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài + Cung cấp những thông tin lý luận về vốn, vai trò của vốn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế quốc gia nói chung, các phương thức huy động vốn cho doanh nghiệp + Khái quát đặc điểm của ngành xây dựng, đánh giá thực trạng nhu cầu về vốn và khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua và dự báo nhu cầu vốn của ngành xây dựng Thành phố đến năm 2010-2020 + Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo lập nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của các doanh nghiệp xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2010-2020 theo quy hoạch phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tạo lập nguồn vốn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế là một vấn đề mang tính rộng rãi, phổ biến không chỉ ở phạm vi một doanh nghiệp, một ngành, một địa phương, một quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên trong phạm vi giới hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề tạo lập vốn cho các doanh nghiệp ngành xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh,trong mối quan hệ với các ngành kinh tế của Thành phố cũng như ngành xây dựng trên cả nước. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chung là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đề tài đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa tư duy biện chứng với quan điểm lịch sử, xuất phát từ những yêu cầu cụ thể của thực tiễn để xem xét một cách toàn diện và khái quát những sự tác động qua lại lẫn nhau. Đề tài chủ yếu sử dụng dạng thiết kế nghiên cứumô tả và thiết kế nghiên cứu dự báo. Đi sâu tìm hiểu nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp và thực trạng đáp ứng nhu cầu về vốn của cácdoanh nghiệp. Sử dụng các mô hình toán kinh tế (hàm sản xuất Cobb-Douglas, ) và các công cụ toán kinh tế để phân tích dự báo nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp xây dựng TP.HCM. Đồng thời kết hợp với việc nghiên cứu, xem xét những bất cập trong những quiđịnh của Chính phủ về việc tạo cơ chế thông thoáng cho thị trường vốn phát triển, cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến việc cởi trói vốn cho doanh nghiệp. Trên cơ sở đó sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh tìm ra những nguyên nhân gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn. Từ đó đề ra những giải pháp kiến nghị nhằm tạo lập thêm nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp ngành xâydựng phát triển theo quy hoạch phát triển chung của Thành phố.