Luận văn Gia công phần mềm của Trung Quốc và Ấn Độ, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bước vào thế kỉ XXI, cuộc cách mạng KHCN hiện đại tiếp tục có tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội. Phát triển dựa vào KHCN trở thành xu hướng tất yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi KHCN là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết trung ương II (khoá VIII ) về KHCN đã khẳng định vai trò động lực của KHCN đối với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đại hội IX của Đảng đã khẳng định nước ta cần và có thể rút ngắn quá trình CNH-HĐH bằng cách phát triển mạnh mẽ năng lực KHCN, nắm bắt và vận dụng sáng tạo những thành tựu KHCN mới của thế giới. Cựu tổng thống B.Clinton đã từng nói ‘đầu tư vào công nghệ chính là đầu tư vào tương lai của nước Mỹ". Với sự phát triển như vũ bão của KHCN thì hiện nay ngành công nghiệp phần mềm đang phát triển rất nhanh chóng và mang tính chất toàn cầu. Ngành này rất hấp dẫn giới trẻ bởi tính năng động, khả năng sáng tạo, cơ hội cập nhật và tiếp xúc thông tin, chuyên gia và công nghệ hàng đầu. Tại nhiều nước trên thế giới ngành này được coi là kinh tế mũi nhọn.

pdf62 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2732 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Gia công phần mềm của Trung Quốc và Ấn Độ, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Gia công phần mềm của Trung Quốc và Ấn Độ, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Danh mục từ viết tắt CNTT : Công nghệ thông tin CNPM : Công nghệ phần mềm GCPM : Gia công phần mềm VN : Việt Nam DNPM : Doanh nghiệp phần mềm CMMI : Tiêu chuẩn quốc tế xác nhận độ trưởng thành về quy trình sản xuất phần mềm R&D : Nghiên cứu và phát triển DN : Doanh nghiệp DNPMVN : Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Bước vào thế kỉ XXI, cuộc cách mạng KHCN hiện đại tiếp tục có tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội. Phát triển dựa vào KHCN trở thành xu hướng tất yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi KHCN là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết trung ương II (khoá VIII ) về KHCN đã khẳng định vai trò động lực của KHCN đối với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đại hội IX của Đảng đã khẳng định nước ta cần và có thể rút ngắn quá trình CNH-HĐH bằng cách phát triển mạnh mẽ năng lực KHCN, nắm bắt và vận dụng sáng tạo những thành tựu KHCN mới của thế giới. Cựu tổng thống B.Clinton đã từng nói ‘đầu tư vào công nghệ chính là đầu tư vào tương lai của nước Mỹ". Với sự phát triển như vũ bão của KHCN thì hiện nay ngành công nghiệp phần mềm đang phát triển rất nhanh chóng và mang tính chất toàn cầu. Ngành này rất hấp dẫn giới trẻ bởi tính năng động, khả năng sáng tạo, cơ hội cập nhật và tiếp xúc thông tin, chuyên gia và công nghệ hàng đầu. Tại nhiều nước trên thế giới ngành này được coi là kinh tế mũi nhọn. Trên thực tế thì Trung Quốc và Ấn Độ là hai cường quốc trong việc phát triển gia công phần mềm, họ đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn. Họ có nhiều lợi thế cho việc phát triển ngành công nghiệp phần mềm như: lao động dồi dào, trình độ cao, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt… Gia công phần mềm là ngành đem lại giá trị gia tăng lớn.Với Việt Nam thì ngành gia công phần mềm vẫn được coi là non trẻ, chính vì vậy chúng ta cần phải học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước. Hơn nữa, để theo kịp các nước phát triển trên thế giới thì vấn đề đầu tư vào công nghệ thông tin là con đường đúng đắn. Với mong muốn giúp cho các doanh nghiệp gia công phần mềm ở Việt Nam có được cái nhìn sâu hơn nữa về thực trạng phát triển gia công phần mềm để từ đó có chiến lược làm thế nào nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, và cao hơn là chúng tôi tin rằng ngành gia công phần mềm của Việt Nam sẽ được nâng tầm trong thời gian không xa, vì vậy chúng tôi chọn đề tài: " Gia công phần mềm của Trung Quốc và Ấn Độ, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. Kết cấu đề tài: Chương 1. Ngành gia công phần mềm Trung Quốc và Ấn Độ 1. Quan niệm về gia công phần mềm. 2. Ngành gia công phần mềm Trung Quốc 3. Ngành gia công phần mềm Ấn Độ Chương 2. Thực trạng ngành gia công phần mềm ở Việt Nam và những bài học kinh nghiệm quý báu từ Trung Quốc và Ấn Độ 1. Thực trạng ngành gia công phần mềm ở Việt Nam 2. Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc v à Ấn Độ. Chương 1. Ngành gia công phần mềm Trung Quốc và Ấn Độ. 1. Quan điểm về gia công phần mềm: Như chúng ta đã biết cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất có bản chất là quá trình cơ khí hoá, nội dung là sử dụng máy móc thay thế lao động chân tay. Kết quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật này là sự ra đời của các nước công nghiệp, cơ cấu kinh tế được chuyển đổi từ thuần tuý nông nghiệp sang công nghiệp với tỷ trọng cao hơn nhiều lần. Từ những năm 50 con người bắt đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai có bản chất là quá trình tin học hoá nội dung là sử dụng “công nghệ thông tin” để thay thế một phần lao động trí óc, để trợ giúp phần điều khiển bằng trí tuệ của con người. Công nghệ thông tin là tập hợp các ngành khoa học kỹ thuật nhầm giải quyết vấn đề thu nhận thông tin, quản lý thông tin, xử lý thông tin, truyền thông tin và cung cấp thông tin. Ở Việt Nam khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993 : Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. CNTT bao gồm: công nghiệp phần mềm, công nghiệp phần cứng, và công nghiệp nội dung. Phần cứng là sản phẩm thiết bị hoàn chỉnh, cụm linh kiện, linh kiện, bộ phận của thiết bị số, cụm linh kiện, linh kiện. Phần mềm là chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống kí hiệu, mã hoặc ngôn ngữ điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định. Trong công nghiệp CNTT thế giới, các nước công nghiệp phát triển chiếm lợi thế và vị trí độc tôn về công nghiệp phần cứng, do ngành này có đòi hỏi rất cao về vốn đầu tư, trình độ khoa học công nghệ, năng lực nghiên cứu phát triển. Các tập đoàn lớn của Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức như Intel, IBM, Fujitsu, Hitachi, Samsung,... chi phối sự phát triển công nghiệp phần cứng toàn cầu. Các nước đang phát triển hầu như không có cơ hội trong sản xuất phần cứng, nhưng lại có lợi thế so sánh rất tốt trong công nghiệp phần mềm. Do đặc thù của ngành phần mềm phát triển chủ yếu dựa vào nguồn lực con người, khả năng cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và chi phí lao động. Công nghiệp phần mềm có tỷ lệ giá trị gia tăng rất cao trong doanh thu sản phẩm, qui trình sản xuất mang tính quốc tế hoá cao, không phụ thuộc biên giới vật lý, chi phí đầu tư cho máy móc, thiết bị sản xuất không cao… nên thực sự là cơ hội lịch sử hiếm có cho các nước đang phát triển đi tắt, đón đầu bắt kịp các nước phát triến. Hiện nay nhiều nước coi trọng phát triển gia công phần mềm và có xu hướng biến ngành này thành ngành kinh tế mũi nhọn. Gia công là quá trình chuyển một phần công việc sang làm tại nước khác để tận dụng nguồn nhân lực và các tài nguyên khác(cả trực tiếp mở chi nhánh, trung tâm nghiên cứu sản xuất lẫn thuê các công ty bản địa thực hiện). Gia công phần mềm được hiểu như việc làm thuê một phần hay toàn phần các dự án phần mềm với tư cách gia công sản phẩm thay vì sở hữu sản phẩm. Việc định đoạt sản phẩm thuộc về nơi thuê gia công phần mềm. Nhiệm vụ của đơn vị gia công phần mềm là làm ra sản phẩm thoả mãn yêu cầu của đơn vị, tổ chức thuê gia công, không tham gia vào việc kinh doanh sản phẩm . Như vậy GCPM chỉ là 1 giai đoạn trong quá trình sản phẩm đến với người dùng. Các công ty GCPM phải tính toán chi phí phù hợp được trả ngay khi gia công, vì thực chất họ không được sở hữu sản phẩm hay các lợi ích từ thương hiệu, uy tín của sản phẩm đó. Giá trị của phần mềm khi xuất hiện trên thị trường có thể rất lớn nhưng phần được hưởng của công ty GCPM nói chung là nhỏ. Việc Kinh doanh phần mềm trên thị trường Quốc tế và sự đáp ứng cầu về phần mềm chủ yếu rơi vào các tập đoàn lớn - và cách của các Tập đoàn lớn làm là thuê các công ty bé (trong nước hay nước ngoài, nước kém phát triển hay nhân lực rẻ mạt...) sản xuất sản phẩm. Luôn có rất nhiều dự án phần mềm cần được gia công dành cho các công ty được coi là "làm thuê". Khi một công ty nhận gia công một phần mềm, tuy công ty này làm trọn vẹn, toàn phần phần mềm nhưng việc đó khác cơ bản so với việc mua hay đặt hàng phần mềm. Điển hình thành công là Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan,... Ấn Độ từ một quốc gia nghèo nhưng có nguồn lực con người dồi dào, nhờ tập trung phát triển ngành phần mềm mà trong 15 năm đã vươn lên thành cường quốc phần mềm hàng đầu thế giới, chỉ riêng xuất khẩu phần mềm năm 2006 đạt tới trên 23 tỷ USD (xét về giá trị gia tăng thu về cho quốc gia, 1 USD xuất khẩu phần mềm tương đương 5-6 USD xuất khẩu của các ngành dệt may, đồ gỗ,...). Qui mô thị trường công nghiệp CNTT thế giới năm 2005 đã đạt tới 1080 tỷ USD, riêng công nghiệp phần mềm là 633 tỷ USD (năm 2004 là 580 tỷ USD), trong đó khu vực Bắc Mỹ là 313 tỷ USD USD (chiếm 49,5%), Tây Âu là 193 tỷ USD (chiếm 30,5%), khu vực châu Á – Thái Bình Dương là 103 tỷ USD (chiếm 16,3%). Hiện nay ở Việt Nam có thể chia gia công phần mềm làm 2 loại: Thứ nhất, để giảm chi phí các công ty nước ngoài thuê lại các công ty Việt Nam viết một phần mềm nào đó dựa trên một mã code của họ, loại phần mềm này được xếp vào loại hàng hoá “Made in Vietnam” tức là “Được sản xuất tại Việt Nam”. Thứ hai là, các công ty nước ngoài đưa ra đơn đặt hàng cho các công ty Việt Nam viết một phần mềm hoặc ứng dụng để giải quyết một vấn đề nào đó trong quá trình vận hành một doanh nghiệp. Trong trường hợp này, phần mềm đó được gọi là “Designed in Vietnam” tức là “Được thiết kế tại Việt Nam” và các công ty phần mềm tại Việt Nam chủ yếu ở nhóm thứ nhất. Các cấp của công đoạn gia công phần mềm được chia thành 5cấp từ thấp lên cao: Nhập dữ liệu: đây là công việc đơn giản, người lao động chỉ việc nhập dữ liệu theo mẫu và yêu cầu có sẵn, với cấp độ này thì người lao động có trình độ thấp hay trung bình đều có thể làm được. Kiểm tra(test): đây là việc kiểm tra xem dữ liệu nhập vào có đúng với chương trình đã được thiết kế hay không, vì vậy đòi hỏi người lao động phải có hiểu biết nhất định về phần mềm. Phát triển công đoạn(component) theo yêu cầu của khách hàng: Ngoài việc kiểm tra chương trình đã được thiết kế sẵn thì người lao động cần phải có khả năng phát triển công đoạn nào đó trong toàn bộ chương mà khách hàng yêu cầu. Phân tích -thiết kế một ứng dụng (module) đã có sẵn: đây là công việc có độ phức tạp và đòi hỏi trình độ cao, người lao động phải có chuyên môn sâu để có thể phân tích chính xác, cụ thể một ứng dụng có sẵn. Tư vấn: đây là cấp độ cao nhất, người lao động có thể thiết kế, kiểm tra một chương trình phần mềm nào đó, có sự đánh giá, phân tích và giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định cuối cùng. Có thể nói, gia công phần mềm là một ngành chiến lược của rất nhiều các công ty hiện nay ở Việt Nam. Khi mà sự đòi hỏi về tin học hóa hoạt động doanh nghiệp ngày càng lớn, nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, hơn nữa khi mà sự thiếu hụt về chuyên gia trong lĩnh vực phần mềm và công nghệ thông tin đã trở nên khẩn thiết, thì việc chuyển giao việc phát triển quản lý một phần hoặc toàn bộ mảng tin học bao gồm phần cứng và phần mềm cho một đội ngũ chuyên nghiệp, có chất lượng cao, sẵn sàng phục vụ đúng lúc và đáng tin cậy, trở thành một trong những lựa chọn tốt nhất để giải quyết tình trạng này. 2. Ngành gia công phần mềm Ấn Độ: 2.1. Một vài nét về Ấn Độ: Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết tiểu lục địa Ấn Độ. Đây là quốc gia đông dân thứ nhì trên thế giới ( hiện nay dân số Ấn Độ đã gần 1,1 tỷ người ít hơn Trung Quốc 200 triệu người), và đồng thời lớn thứ 7 về diện tích. Ấn Độ có nền văn minh Ấn Hà phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm, đây là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới (Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh). Kinh tế Ấn Độ là nền kinh tế thứ tư thế giới nếu tính theo sức mua ngang giá, với GDP tính theo đôla Mỹ đạt 3,63 nghìn tỷ. Nếu tính theo tỷ giá hối đoái với đôla Mỹ thì đây là nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới với GDP tính theo đôla Mỹ đạt 775 tỷ (2005). Ấn Độ là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai thế giới với tỷ lệ tăng trưởng GDP là 8,1% ở cuối quý đầu tiên năm 2005- 2006. Tuy nhiên dân số khổng lồ của Ấn Độ khiến thu nhập trên đầu người đứng ở mức 3400 USD được xếp hạng vào nước đang phát triển. Ấn Độ có lực lượng lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao. Gần đây, Ấn Độ đã tận dụng số lượng dân số có trình độ học vấn cao, thành thạo tiếng Anh để trở thành vị trí quan trọng về dịch vụ thuê làm bên ngoài (outsourcing), tư vấn khách hàng ( customer service), và hỗ trợ kỹ thuật của các công ty toàn cầu. Đây cũng là nước xuất khẩu hàng đầu về nhân lực trình độ cao lĩnh vực dịch vụ phần mềm. tài chính, và chế tạo phần mềm. Đây là một trong những lý do giải thích tại sao ngành gia công phần mềm của Ấn Độ lại phát triển nhanh chóng và trở thành quốc gia hàng đầu về lĩnh vực này. 2.2. S ự phát triển của gia công phần mềm Ấn Độ Ấn Độ là mô hình quốc gia tạo được thành công đột phá nhờ phát triển ngành công nghiệp phần mềm, dùng ngành phần mềm là mũi nhọn đột phá phát triển kinh tế, chiếm vị trí đỉnh cao trên thế giới, đem lại lợi ích kinh tế, sự hưng phấn tinh thần quốc gia, lòng tự tin dân tộc, từ đó tạo ra sự bùng nổ phát triển ở nhiều ngành kinh tế khác (thép, cơ khí, điện tử,...) . Sự đột phá của Ấn Độ trong lĩnh vực CNTT, đặc biệt là phần mềm đã từng khiến cả thế giới phải sửng sốt. Nhưng ngay cả khi Ấn Độ liên tục đạt được hết thành tựu này đến thành tựu kia và trở thành một trong những văn phòng của thế giới, người ta vẫn không thôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi rằng: “điều gì làm cho một ngành kinh tế non trẻ như ngành phần mềm có thể sinh trưởng và phát triển được, thậm chí thành công rực rỡ ngay cả trong những điều kiện ngặt nghèo nhất trên đất nước Ấn Độ?”. Xuất phát là một quốc gia nghèo, lạc hậu, nhưng Ấn Độ đã tiên phong đầu tư phát triển ngành công nghiệp phần mềm từ những năm 1990. Chọn lựa này đã giúp Ấn Độ khai thác thế mạnh về nguồn nhân lực, hạn chế các điểm yếu của 1 quốc gia đang phát triển là thiếu khả năng đầu tư lớn vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng, vốn,… Năm 2006, ngành phần mềm Ấn Độ đạt doanh số 29,5 tỷ USD, trong đó doanh số xuất khẩu đạt tới 23,4 tỷ USD. Tất cả 500 tập đoàn và công ty lớn nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes đều đang phải sử dụng các chuyên gia CNTT trong quản lý, điều hành hệ thống CNTT của mình. Tầm nhìn của Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Ấn Độ NASSCOM là đưa Ấn Độ trở thành một trung tâm quyền lực phần mềm của thế giới đang trở thành hiện thực. Bảng doanh số của ngành công nghiệp CNTT Ấn Độ: Đơn vị: Tỷ USD 2004 2005 2006 Công nghiệp phần mềm và dịch vụ Riêng xuất khẩu 16.7 22.6 29.5 12.9 17.7 23.4 Công nghiệp phần cứng 5.0 5.9 6.9 Tổng doanh thu công nghiệp CNTT 21.6 28.4 36.3 ( Nguồn: Nasscom, busisessweek.com) Theo bảng số liệu cho thấy tổng doanh số công nghiệp CNTT năm 2006 ước đạt 36,3 tỷ USD, trong đó công nghiệp phần mềm và dịch vụ chiếm 81%, phần cứng chiếm 19%. Như vậy ngành công nghiệp phần mềm chiếm tỷ trọng rất cao, đem lại doanh thu lớn. Mặt khác liên tục từ năm 1999 tốc độ tăng trưởng trung bình 28% mỗi năm, nếu tính riêng cho công nghiệp phần mềm là 32%. Điều này cho thấy ngành công nghiệp phần mềm đang được chú trọng phát triển và dần giữ vai trò chủ đạo. Ngoài ra xuất khẩu chiếm 64% tổng doanh thu công nghiệp CNTT cho thấy xu hướng gia công phần mềm được ưa chuộng và ngày càng tăng. Đồ thị tỷ trọng xuất khẩu phần mềm trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ Đơn vị :% (Nguồn: Nascom; businessweek.com) Qua đồ thị cho thấy tỷ trọng xuất khẩu phần mềm liên tục tăng qua các năm, cụ thể xuất khẩu phần mểm trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng t ừ 2% năm 1996 đến mức 20,3% năm 2003. Để có được thành công như vậy là do Ấn Độ có ưu thế vượt trội và sự đầu tư đúng đắn. Điểm nổi trội của Ấn Độ trước Trung Quốc là đã đi vào lĩnh vực công nghệ cao trong nhiều năm. Với bề dày như vậy, Ấn Độ đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm cũng như khả năng nắm 0 5 10 15 20 25 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 bắt những xu thế mới của ngành. Giữa thập kỷ 80, khi công nghiệp phần mềm bắt đầu phát triển, Ấn Độ nhận thấy đây là cơ hội cho hướng phát triển mới và áp dụng mọi biện pháp để thúc đẩy ngành công nghiệp này. Một loạt các chính sách được thực hiện như bãi bỏ các rào cản và tự do hóa nhập khẩu đầu vào nhằm tạo một môi trường đầu tư thuận lợi cho ngành công nghiệp phần mềm. Kết quả là công nghiệp phần mềm đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Ấn Độ. Có thể không cần phải nói quá nhiều về những con số, những thành công liên tiếp mà ngành phần mềm Ấn Độ đạt được bắt đầu từ những bước đi đầu tiên, những đầu tư liên tục, mạnh mẽ và quyết liệt của chính phủ nước này với phương châm đưa "công nghiệp phần mềm Ấn Độ lên thành kiểu mẫu của sức mạnh và thành công". Ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, đi cùng với chủ trương tự do hoá và mở cửa kinh tế, chính phủ Ấn Độ đã có những đầu tư chiến lược để đạt được mục tiêu đưa Ấn Độ trở thành một siêu cường về IT của thế giới. Đưa CNTT lên làm ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung nhanh, mạnh vào lĩnh vực phần mềm, Ấn Độ đã nhanh chóng có được thành công vượt trội. Ngành công nghiệp công nghệ cao của Ấn Độ đã được biết đến với tên gọi trung tâm gia công phần mềm, một ngành đem lại khoản lợi nhuận khổng lồ. Hiện nay, tổng giá trị xuất khẩu của ngành IT Ấn Độ chiếm khoảng 35% tổng giá trị xuất khẩu của nền kinh tế, chiếm 75% GDP, khoảng 200 trong tổng số 500 công ty lớn nhất của Mỹ đã mua các sản phẩm phần mềm của Ấn Độ. Hiện nay Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của ngành phần mềm Ấn Độ với thị phần 61%. Giờ đây "India is IT" đã không còn là một khẩu hiệu suông mà thực sự trở thành một phương châm đưa Ấn Độ lên hàng top trong danh sách những địa chỉ gia công phần mềm của thế giới với tốc độ phát triển vài trăm phần trăm mỗi năm. Năm 2007, lĩnh vực IT-PBO của Ấn Độ đạt mức tăng trưởng 28%, doanh số đạt 47,8 triệu USD, tăng gấp 10 lần so với báo cáo của năm 1998. Đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân của riêng ngành phần mềm nước này đạt tới 5,4%, cao hơn nhiều so với mức 1,2% của năm 1998. Còn theo báo cáo mới nhất, chỉ tính riêng doanh thu của ngành phần mềm, Ấn Độ đã thu về tới 39 tỷ USD. Nếu so sánh với ngành phần cứng của chính đất nước này, chỉ với 6 tỷ USD, thì 39 tỷ USD doanh số cũng đã là một con số thành công thật sự nổi bật. Nghe đến những con số, biết được những thành tựu này của Ấn Độ từ trước khi đặt chân đến đất nước này, nhưng đến khi "chạm" vào thực tiễn sản xuất, được tiếp xúc với các doanh nghiệp và tổ chức trong lĩnh vực phần mềm ngay tại Bangalore và New Dehli, tận mắt chứng kiến những điều kiện mà từ đó phần lớn sản lượng phần mềm xuất khẩu của Ấn Độ cất cánh, chúng ta sẽ thực sự ngỡ ngàng về sức mạnh của ngành công nghiệp mới mẻ này trên đất thung lũng rộng mênh mông với những toà nhà chọc trời, cả khu công nghiệp phần mềm Ấn Độ nằm giữa Bangalore chỉ sở hữu một cơ sở hạ tầng vào loại thường thường bậc trung, với những điều kiện không hơn Việt Nam. Ngay cạnh những toà nhà cao tầng là những cánh đồng rộng với đàn bò thủng thẳng gặm cỏ. Nối giữa những khu nhà là những con đường nhỏ nhắn rợp bóng. Nếu không được giới thiệu trước, thực sự sẽ rất khó hình dung đây là một khu công nghệ cao, nơi được mệnh danh là trái tim của ngành phần mềm Bangalore, trái tim của phần mềm Ấn Độ. Tất cả những gì mà Ấn Độ đã đạt được khẳng định được sức mạnh và vị thế của ngành gia c ông phần mềm Ấn Độ. 2.3. Nguyên nhân của những thành công: Có thể nói ngành gia công phần mềm của Ấn Độ rất phát triển và Việt Nam có thể học hỏi vì có được thành công đó là nhờ nhưng tiền đề rất vững chắc như: Điều đầu tiên trực tiếp có thể nhìn thấy ngay đã tạo nên thành công cho ngành phần mềm Ấn Độ chính là nguồn nhân lực. Hệ thống giáo dục tuyệt vời với các học viện công nghệ quốc gia được trang bị các trang thiết bị hiện đại nhất, mạng lưới hơn 1000 trường đại học và cao đẳng đào tạo chuyên ngành về CNTT nằm rải rác khắp cả nước, chưa kể các cơ sở đào tạo tư nhân uy tín, các trung tâm đào tạo và đào tạo lại của các doanh nghiệp lớn... tất cả đã tạo cho nguồn nhân lực phần mềm của quốc gia này một căn bản cực tốt. Cộng thêm thuận lợi sẵn có, tiếng Anh là thứ ngôn ngữ chính thống dùng giảng dạy, các kỹ sư CNTT, kỹ sư phần mềm của Ấn Độ ngay khi ra trường đã có thể làm việc ngay tại môi trường quốc tế với chất lượng đạt chuẩn toàn cầu. Đó là chưa kể khả năng thích ứng cực tốt của các kỹ s