Lời nói đầu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện tầm quan trọng của gia đình: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”.
Gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Mỗi ngành khoa học có cách nhìn khác nhau, nghiên cứu về gia đình với những mục tiêu khác nhau. Nói đến gia đình là nói đến các thành viên gia đình cùng chung sống, đùm bọc và giúp đỡ nhau.
113 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 21350 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Gia đình trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng Luận văn này là công trình nghiên cứu hoàn toàn của tôi dưới sự hộ trợ của giáo viên hướng dẫn. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về Luận văn này nếu có sự tranh chấp.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Văn Duy
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lời nói đầu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện tầm quan trọng của gia đình: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”.
Gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Mỗi ngành khoa học có cách nhìn khác nhau, nghiên cứu về gia đình với những mục tiêu khác nhau. Nói đến gia đình là nói đến các thành viên gia đình cùng chung sống, đùm bọc và giúp đỡ nhau. Dưới góc độ pháp lý, nghiên cứu về gia đình nhằm xác định thành viên gia đình, mối quan hệ giữa những thành viên gia đình để từ đó quy định nghĩa vụ và quyền tương ứng đối với mỗi thành viên. Trải qua các thời kỳ khác nhau thành viên gia đình cũng có sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên, xác định quan hệ gia đình vẫn dựa trên các mối quan hệ chính là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng.
Theo pháp luật hiện hành, quan hệ gia đình được hiểu theo nghĩa rất hẹp. Chẳng hạn, quan hệ hôn nhân chỉ được hiểu là quan hệ giữa người nam và người nữ có đăng ký kết hôn. Quan hệ huyết thống dường như cũng chỉ được hiểu là quan hệ giữa những người có cùng huyết thống về trực hệ và những người có họ trong phạm vi ba đời. Trong quan hệ nuôi dưỡng cũng chỉ có quan hệ giữa cha mẹ và các con của người nhận nuôi với người con nuôi. Các thuật ngữ mà trong đời sống hàng ngày người Việt Nam vẫn sử dụng như quan hệ họ hàng, thân thích, thân thuộc.
Trước thực tiễn đó đòi hỏi phải nghiên cứu để làm sáng tỏ về gia đình phải có sự nghiên cứu và tìm hiểu về, để từ đó xây dựng những quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình, sao cho các hành vi của các thành viên gia đình phải đúng chuẩn mực đạo đức xã hội. Nghiên cứu đề tài “Gia đình trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam” để phục vụ cho mục đích đó.
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay đã có nhiều học giả nghiên cứu về gia đình, không chỉ có riêng ngành luật mà nhiều ngành khoa học khác cũng tham gia vào vấn đề này. Trong lĩnh vực pháp luật, chuyên ngành Luật Hôn nhân và gia đình đã có nhiều bài viết về các khía cạnh của gia đình như: Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng; quan hệ cha mẹ con, Một số đề tài hiện đã đề cập đến thành viên gia đình như: Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam , Tập I – Gia đình , NXB Trẻ TP.HCM của TS.Nguyễn Ngọc Điện (2002); Việt Nam dân luật lược giảng – Luật gia đình. Quyển tập 1, tập 1 của Vũ Văn Mẫu (1973); ... Tuy nhiên, những tác phẩm này còn phân tích một cách rời rạc và chưa tạo ra cách nhìn có hệ thống về gia đình
Đây là công trình nghiên cứu về gia đình một cách có hệ thống và hoàn chỉnh, có sự so sánh đối chiếu với một số ngành khoa học khác, có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đưa ra được sự điều chỉnh của pháp luật về gia đình một cách phù hợp nhất. Công trình là cái nhìn xuyên suốt các quy phạm pháp luật quy định về thành viên gia đình trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là nghiên cứu vấn đề lý luận chung về gia đình, cơ sở để phát sinh, hình thành gia đình, mối quan hệ, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình theo quy định của pháp luật. Đồng thời nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các thành viên gia đình, từ đó làm rõ những điểm đã đạt được, vướng mắc hạn chế cần hoàn thiện
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận gia đình từ nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt là từ góc độ luật HN&GĐ . Nghiên cứu về các mối quan hệ tạo thành gia đình theo luật HNGĐ Việt Nam năm 2014, trên cơ sở phân tích, so sánh với các quy định điều chỉnh quan hệ gia đình trong các văn bản pháp luật trước đây. Đồng thời nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định điều chỉnh về gia đình trong cuộc sống hiện tại.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về những vấn đề lý luận về gia đình theo quan điểm luật học mà chủ yếu là luật HNGĐ. Những quy định của pháp luật điều chỉnh về gia đình và các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về gia đình
Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của luận văn, vấn đề gia đình được xem xét, nghiên cứu theo Luật HN&GĐ năm 2014 theo 3 mối quan hệ cơ bản tạo thành gia đình là quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình. Trong quá trình nghiên cứu có sự so sánh, đối chiếu với các quy định điều chỉnh về gia đình trong hệ thống pháp luật HNGĐ Việt Nam. Trên cơ sở đó đánh giá về hiệu quả điều chỉnh, việc áp dụng các quy định hiện hành về gia đình để phát hiện những điểm vướng mắc, bất cập và đưa ra các đề xuất, kiến nghị.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, hệ thống, diễn giải, quy nạp ..để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra
Tính mới và đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu, tương đối toàn diện, có hệ thống về sự điều chỉnh của pháp luật về gia đình từ góc độ lý luận và thực tiến theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
- Luận văn đã: phân tích khái quát trên cơ sở khoa học để xây dựng khái niệm gia đình và thành viên gia đình, cũng như khắc họa được những chức năng cơ bản của gia đình trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, để từ đó làm rõ cơ sở xây dựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình hiện nay một cách hiệu quả..
Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh gia đình về tính khả thi, hiệu quả điều chỉnh cũng như những vướng mắc, bất cập còn tồn tại cần khắc phục, sửa đổi
Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Một số lý luận chung về gia đình
Chương 2. Nội dung điều chỉnh về gia đình theo luật hôn nhân gia đình năm 2014
Chương 3. Thực tiễn thực hiện các quy định về gia đình trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam và một số kiến nghị
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIA ĐÌNH
1.1. KHÁI NIỆM GIA ĐÌNH
1.1.1. Gia đình theo quan điểm triết học
Triết học nghiên cứu gia đình trong quá trình phát triển của lịch sử và các hình thái kinh tế - xã hội. Theo quan điểm triết học, hôn nhân và gia đình không ngừng vận động và phát triển. Theo C.Mac – Ph.Anghen thì có ba hình thức hôn nhân chính tương ứng với ba giai đoạn phát triển của nhân loại: Ở thời đại mông muội có chế độ quần hôn; ở thời đại dã man có chế độ hôn nhân cặp đôi; ở thời đại văn minh có chế độ một vợ một chồng [2 tr55-129].
Gia đình là một phạm trù lịch sử, các hình thái và chức năng của gia đình là do tính chất của quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội cũng như trình độ phát triển văn hóa của xã hội quyết định. Trong lịch sử đã trải qua bốn hình thái gia đình, đó là gia đình huyết tộc, gia đình pu-na-lu-an, gia đình cặp đôi, gia đình một vợ một chồng.
Gia đình huyết tộc là hình thái gia đình đầu tiên trong lịch sử. Lúc này các tập đoàn hôn nhân đều phân theo thế hệ: Trong phạm vi gia đình, tất cả ông và bà đều là vợ chồng với nhau; các con của ông bà tức là các người cha và các bà mẹ cũng là vợ chồng với nhau; đến lượt con cái của những người này tức là cháu của ông bà cũng hợp thành một nhóm vợ chồng thứ ba; đến lượt con cái của những người con ấy là chắt của ông bà nói đầu tiên lại hợp thành nhóm vợ chồng thứ tư. Như vậy, những người cùng thế hệ là vợ chồng của nhau, những người khác thế hệ không có quyền và không có nghĩa vụ vợ chồng với nhau.
Gia đình pu-na-lu-an: Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định, một hay nhiều nhóm chị em gái trở thành hạt nhân của một cộng đồng, còn những anh em trai cùng mẹ của họ lại trở thành hạt nhân của một cộng đồng khác. Bằng cách này mà từ hình thái gia đình huyết tộc đã xuất hiện hình thái gia đình pu-na-lu-na. Theo hình thái gia đình pu-na-lu-an, một số chị em gái cùng mẹ hay xa hơn đều là vợ chung của những người chồng chung, trừ những anh em trai của những người này. Khi các anh em trai cùng có vợ chung thì họ trở thành chồng chung. Lúc đó, những người này không cần coi nhau là anh em mà gọi nhau là “người bạn đường” hay “người cùng hội cùng thuyền”. Một cách tương tự, một số anh em trai cùng mẹ hoặc xa hơn, đều lấy chung một số vợ không phải là chị em gái của họ và những người vợ ấy đều gọi nhau là pu-na-lu-a. Đây là hình thức cổ điển của một kết cấu gia đình có đặc trưng là: Chung chồng, chung vợ với nhau trong phạm vi một gia đình nhất định, nhưng phải loại trừ những anh em trai của các người vợ, đồng thời cũng loại trừ những chị em gái của những người chồng.
Gia đình cặp đôi: Một loại hình thức kết hôn từng cặp, lúc bấy giờ, trong số những người vợ của mình, người đàn ông có một vợ chính, và trong số nhiều người chồng khác, anh ta là người chồng chính của người đàn bà ấy. Do thị tộc ngày càng phát triển và những nhóm “anh em trai” và “chị em gái” không còn có thể lấy nhau được nữa ngày càng nhiều, càng mở rộng và phát triển hơn nữa thì tất cả những người bà con họ hàng cùng dòng máu đều không được lấy nhau. Trong tình trạng cấm kết hôn ngày càng phức tạp thì chế độ quần hôn ngày càng không thể thực hiện được, chế độ ấy đang bị gia đình cặp đôi ngày càng lấn át và thay thế. Một người đàn ông sống với một người đàn bà với một sự gắn bó với nhau rất lỏng lẻo, mối liên hệ vợ chồng vẫn có thể bị bên này hay bên kia cắt đứt một cách dễ dàng và con cái lúc này cũng chỉ thuộc về người mẹ.
Gia đình một vợ một chồng: Gia đình một vợ một chồng nảy sinh từ gia đình cặp đôi, nó đánh dấu cho buổi ban đầu của thời đại văn minh. Gia đình ấy dựa trên sự thống trị của người chồng, nhằm chủ đích là làm cho con cái sinh ra phải có cha đẻ rõ ràng không ai tranh cãi được và sự rõ ràng về dòng dõi đó là cần thiết, vì những đứa con đó sau này sẽ được thừa hưởng tài sản của người cha với tư cách là người kế thừa trực tiếp. Gia đình một vợ một chồng khác với gia đình cặp đôi ở chỗ là quan hệ vợ chồng chặt chẽ hơn nhiều, hai bên không còn có thể tùy ý bỏ nhau được nữa.
Qua bốn hình thái gia đình trên ta thấy triết học không nghiên cứu gia đình cụ thể ở từng giai đoạn mà nghiên cứu sự vận động và phát triển của nó theo các hình thái kinh tế - xã hội. Các hình thái gia đình cũng vận động và phát triển theo quy luật của sự vận động phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội.
1.1.2. Gia đình theo quan điểm xã hội học
Rất nhiều ngành cùng tham gia nghiên cứu về gia đình cố gắng đưa ra khái niệm về gia đình như các nhà triết học, tâm lý học, giáo dục học, văn hóa nhưng chưa có ngành nào nghiên cứu về gia đình nhiều như ngành xã hội học. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về gia đình. Tùy vào từng lĩnh vực nghiên cứu mà mỗi nhà khoa học lại có một khái niệm gia đình riêng phù hợp với lĩnh vực mà mình nghiên cứu. Có thể nói, chưa có ngành nào lại đưa ra nhiều khái niệm gia đình như ngành xã hội học.
Trong Tập bài giảng Xã hội học của Trường Đại học luật Hà nội, nhóm tác giả đã nêu hai khái niệm về gia đình để phục vụ cho việc giảng dạy:
Gia đình là một thiết chế xã hội, trong đó những người có quan hệ ruột thịt (hoặc đặc biệt cùng chung sống). Gia đình là một phạm trù biến đổi mang tính lịch sử và phản ánh văn hóa của dân tộc và thời đại. Gia đình là trường học đầu tiên có mối quan hệ biện chứng với tổng thể xã hội [8 tr335].
Gia đình – đơn vị xã hội (nhóm xã hội nhỏ), là hình thức tổ chức xã hội quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân dựa trên hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức là quan hệ vợ chồng, giữa cha và mẹ, giữa anh chị em và người thân thuộc khác cùng chung sống và có kinh tế chung [8 tr335].
Môn Xã hội học được giảng dạy ở trường Đại học luật là môn học nhằm mục đích giúp người học hiểu biết hơn về xã hội nhằm nhanh chóng tiếp cận hiểu biết pháp luật. Thực hiện ba chức năng cơ bản là chức năng nhận thức, chức năng thực tiễn và chức năng tư tưởng. Khái niệm gia đình được nhóm tập thể đưa ra cũng không nằm ngoài ba chức năng trên. Do đó, hai khái niệm trên của tập thể tác giả đã chưa phản ánh một cách đầy đủ về gia đình. Ngoài hai khái niệm trên thì còn có những khái niệm khác nhau của các tác giả xã hội học khác khi nghiên cứu về gia đình.
Trong cuốn “Gia đình trong bối cảnh đổi mới”, gia đình được định nghĩa như sau: Gia đình là một nhóm người có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống, hoặc quan hệ nuôi dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn nhân, cùng chung sống, có chung ngân sách [31 tr114]. Do trong thực tiễn tồn tại nhiều loại mô hình gia đình nên việc nghiên cứu gia đình và giới trong thời kỳ đổi mới nhằm thực hiện quản lý xã hội của các nhà quản lý cũng chỉ nghiên cứu những gia đình mang tính chất tiêu chuẩn. Do vậy, khái niệm nêu trên cũng chưa thực sự đầy đủ và bao quát hết mọi gia đình trong xã hội.
Khi nghiên cứu xã hội học về “Một số lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học”, nhóm tác giả đã đưa ra khái niệm về gia đình cho lĩnh vực mình nghiên cứu như sau. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù,một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi,bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người [35 tr310]. Khái niệm do tác giả đưa cũng chưa phản ánh đầy đủ về gia đình bởi hình thức gia đình rất đa dạng. Khái niệm này khá tương đồng với quy định tại khoản 10 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Mặc dù chưa có một khái niệm chung về gia đình nhưng các nhà xã hội học đều ghi nhận gia đình là một nhóm xã hội nhỏ, trong đó các thành viên có quan hệ quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng, cùng chung sống. Bởi tính đa dạng của gia đình mà làm cho bất cứ một khái niệm nào về gia đình cũng trở nên lỏng lẻo, điều này đã tạo nên nhiều tranh luận giữa các nhà khoa học, nó đã và đang thách thức các nhà khoa học xã hội học đưa ra một định nghĩa đầy đủ về khái niệm gia đình.
Xã hội học coi gia đình là một thể chế xã hội luôn vận động và phát triển. Vì gia đình là một thể chế nên mỗi con người từ khi sinh ra đã đặt vào những quan hệ nhất định. Gia đình là một cơ thể sống, nằm trong quá trình phát triển không ngừng, gắn với sự phát triển chung của xã hội. Khi xã hội phát triển, sự phân chia lao động càng được đẩy mạnh, gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa sẽ dẫn đến sự xé nhỏ gia đình, từ gia đình lớn trong đó có nhiều thế hệ chuyển sang gia đình nhỏ chỉ có bố mẹ và con cái. Sự phát triển từ gia đình gia trưởng sang gia đình hạt nhân trở thành một quá trình có tính quy luật.
Nhìn chung thì các nhà xã hội học vẫn nhìn nhận gia đình là một thiết chế xã hội gồm những người dựa trên ba mối quan hệ truyền thống là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng mà chưa có nhà xã hội học nào mở rộng ba mối quan hệ trên khi nghiên cứu về gia đình.
1.1.3. Gia đình theo quan điểm luật học
Gia đình theo luật La Mã
Nhà nước La Mã rộng lớn ra đời, phát triển và tồn tại trong một thời kỳ dài của lịch sử. Sự xuất hiện gia đình La Mã là một hiện tượng xã hội tự nhiên mà theo đó Nhà nước luôn có những quy định nhằm điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình theo từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Do trải qua nhiều thời kỳ khác nhau nên những quy định trong các thời kỳ cũng có nhiều sự khác nhau.
Qua nghiên cứu của nhiều học giả, gia đình La Mã là loại hình gia đình phụ hệ với quyền lực của người chủ Pater familias. Đó là sự thống nhất giữa vợ, con cái, họ hàng, kẻ làm thuê và nô lệ dưới sự điều khiển của gia chủ. Pater familias – chủ hộ theo chế độ hôn nhân và gia đình La Mã – là thể nhân có toàn quyền (manus) duy nhất trong gia đình. Pater familias tập trung trong tay mọi quyền lực và quyết định tất cả mọi vấn đề liên quan đến mọi thành viên gia đình. Chủ gia – Pater familias trong gia đình La Mã là công dân đầy đủ quyền hạn. Thuật ngữ familia lúc đầu được dùng để chỉ nô lệ trong thành phần kinh tế gia đình, sau đó được dùng để gọi tất cả những gì thuộc về kinh tế gia đình: Tài sản và lực lượng lao động, lực lượng lao động trong gia đình La Mã bao gồm vợ, con, họ hàng, nô lệ, kẻ làm thuê.
Chế độ gia đình La Mã cổ xưa cũng như chế độ quyền sở hữu lúc đó còn mang dấu ấn của một hình thái đầu tiên, tiền nhà nước – chế độ công xã nguyên thủy mà đặc điểm cơ bản là sở hữu chung về phương tiện sản xuất và sản phẩm lao động. Cùng với sự xuất hiện của nhà nước đã xảy ra sự phân hóa tài sản trong thị tộc: Quyền lực dần dần rơi vào tay những gia đình giàu có mà đứng đầu những gia đình này là các gia chủ đầy quyền lực. Lúc đầu gia chủ có quyền lực như nhau (manus) đối với vợ, con, nô lệ, đồ vật. Sau đó quyền lực nói trên được tách riêng thành quyền lực đối với vợ (manus mariti) và quyền đối với con cái (manus patria potertas). Gia đình đối ngẫu với sự phụ thuộc vào một gia chủ đã là sự biểu hiện rõ nhất về quyền lực gia chủ Pater familias. Trong trường hợp con gái đã đi lấy chồng thì không còn quan hệ với gia đình đối ngẫu nữa.
Vào thời cổ xưa quyền lực của gia chủ là vô hạn. Tuy nhiên, dần dần quyền lực đó cũng bắt đầu có những giới hạn nhất định, manus Pater familias – nội dung quyền lực của chủ hộ qua từng thời kỳ tồn tại phát triển của nhà nước La Mã cũng thay đổi. Tư cách của những người phụ thuộc vào gia chủ đã được công nhận trong luật dân sự, những thành viên gia đình về sau đã có quyền tư pháp. Sự suy yếu quyền lực của gia chủ là hậu quả của những biến đổi các quan hệ sản xuất của sự tan rã gia đình phụ hệ, sự phát triển thương mại và tiếp theo là sự khẳng định vai trò của những thành viên lớn tuổi trong gia đình, những người này đã có sự độc lập tương đối. Quan hệ họ hàng dần dần đã thay thế cho các quan hệ đối ngẫu. Như vậy, hình thái gia đình La Mã là hình thái chuyển tiếp của chế độ gia đình phụ hệ với đặc thù quyền lực tập trung trong tay chủ hộ.
Với các đặc trưng của thời kỳ bấy giờ nên khái niệm gia đình trong thời kỳ La Mã theo các tư liệu lịch sử cổ đại là sự liên minh, liên kết giữa chồng, vợ, con, những người thân thuộc ruột thịt và cả nô lệ dưới quyền của chủ hộ [6 tr39].
Từ khái niệm trên của gia đình La Mã cho ta thấy trong gia đình của người La Mã có các thành viên: Chủ hộ, vợ, con cái, họ hàng, nô lệ và người làm thuê. Trong đó chủ hộ (pater familias) là người có quyền lực tuyệt đối, những thành viên khác trong gia đình như vợ, con cái, những người thân thuộc ruột thịt và nô lệ được coi là lực lượng lao động trong gia đình.
1.1.3.2. Gia đình theo pháp luật Việt Nam
Luật học nhìn nhận gia đình là sự liên kết của nhiều người có quan hệ với nhau do có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng.
Hôn nhân là mối quan hệ giữa vợ và chồng, là tiền đề để xây dựng gia đình. Khoản 6 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 giải thích: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”. Quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam, nữ được xác lập khi tuân thủ các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn. Như vậy, khi một người nam và một người nữ kết hôn với nhau thì giữa hai người này tồn tại quan hệ hôn nhân và hai người trở thành những thành viên của gia đình.
Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa cha mẹ và con; ông bà và cháu; cụ và chắt; cô, dì, chú, bác, cậu và cháu; anh chị em với nhau phát sinh do sự kiện sinh đẻ. Cụ là người sinh ra ông bà và các anh em của ông bà, thế hệ ông bà là thế hệ tiếp theo của cụ; ông bà là người sinh ra cha