Chế Lan Viên là một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới
trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông cũng là tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt
Nam hiện đại. Trong khoảng năm mươi năm sáng tác, nhà thơ đã cống hiến cho nền
thơ ca dân tộc khối lượng tác phẩm đồ sộ và đa dạng: 14 tập thơ, 7 tập văn xuôi, 8 tập
tiểu luận, cùng hàng trăm trang di cảo thơ giá trị. Ngay từ buổi đầu vào nghề, nhà thơ
đã sớm định hình cá tính sáng tạo, để rồi, qua từng chặng đường sáng tác, phong cách
nghệ thuật Chế Lan Viên ngày càng đậm nét. Thậm chí, khi tác giả đã ra đi, với gia tài
văn chương giá trị, đồ sộ, phong cách duy biệt ấy vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến những thi
sĩ thế hệ sau. Với quan niệm nghệ thuật và ý thức sáng tạo nghiêm túc, quá trình lao
động của Chế Lan Viên bền bỉ, hiệu quả và để lại nhiều thành tựu giá trị. Bên cạnh đó,
con đường sáng tạo của ông còn song hành với các giai đoạn lịch sử của dân tộc. Bởi
thế, việc nghiên cứu các sáng tác của Chế Lan Viên không dừng ở giá trị nội tại của
tác phẩm mà còn phần nào giúp hiểu hơn cả nền thơ và tâm hồn thời đại.
149 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của Chế Lan Viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Võ Thị Mỹ Thơ
GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN THỰC
TRONG DI CẢO THƠ CỦA CHẾ LAN VIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Võ Thị Mỹ Thơ
GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN THỰC
TRONG DI CẢO THƠ CỦA CHẾ LAN VIÊN
Chuyên ngành : Lí luận văn học
Mã số : 60 22 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Người thực hiện
Võ Thị Mỹ Thơ
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lí luận văn học
với đề tài Giá trị nhân văn hiện thực trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên, tôi
đã nhận được sự quan tâm của Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư
phạm Tp. Hồ Chí Minh, của quí thầy cô giảng dạy chuyên ngành Lí luận văn
học (Cao học khóa 23 – Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh). Đặc biệt, tôi vinh
dự nhận được sự giúp đỡ hết sức tận tình và nhiệt thành của Phó Giáo sư – Tiến
sĩ Phùng Quý Nhâm, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin kính gửi lời cảm ơn đến Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phùng Quý Nhâm,
Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ văn, quí thầy cô, các phòng ban của trường Đại học
Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (Phòng Sau đại học, Thư viện trường) và gia đình,
bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện
Võ Thị Mỹ Thơ
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chương 1. GIỚI THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN THỰC .................. 10
1.1. Giá trị nhân văn ................................................................................................. 10
1.1.1. Cơ sở của giá trị nhân văn .......................................................................... 10
1.1.2.Vấn đề thuật ngữ của giá trị nhân văn ......................................................... 12
1.1.3. Bản chất của giá trị nhân văn ..................................................................... 14
1.2. Giá trị nhân văn hiện thực ................................................................................. 18
1.2.1. Cơ sở của giá trị nhân văn hiện thực .......................................................... 18
1.2.2. Bản chất của giá trị nhân văn hiện thực ..................................................... 21
1.2.3. Biểu hiện của giá trị nhân văn hiện thực .................................................... 22
1.2.4. Vai trò của giá trị nhân văn hiện thực ........................................................ 29
Chương 2. NỘI DUNG BIỂU HIỆN GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN THỰC
TRONG DI CẢO THƠ CỦA CHẾ LAN VIÊN .................................. 31
2.1. Thái độ đa chiều đối với chiến tranh ................................................................. 31
2.1.1. Đau xót, cảm thương nỗi đau chiến tranh .................................................. 31
2.1.2. Căm phẫn, tố cáo tội ác chiến tranh ........................................................... 35
2.1.3. Trân trọng, tôn vinh vẻ-đẹp-Người trong chiến tranh ................................ 38
2.1.4. Băn khoăn, suy tư về thực trạng sau chiến tranh ........................................ 42
2.2. Thái độ đa chiều đối với thực tại ....................................................................... 44
2.2.1. Tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn người đương thời ............................................... 44
2.2.2. Trăn trở trước tình trạng xã hội đương thời ............................................... 50
2.3. Khơi dậy vẻ-đẹp-Người từ những vấn đề quá khứ và tương lai ....................... 56
2.3.1. Nghĩ khác về quá khứ ................................................................................. 57
2.3.2. Dự đoán về tương lai .................................................................................. 64
2.4. Suy nghiệm vấn đề thuộc bản chất con người ................................................... 67
2.4.1. Suy nghiệm về cuộc đời ............................................................................. 68
2.4.2. Suy nghiệm về thời gian ............................................................................. 72
2.4.3. Suy nghiệm về cái chết ............................................................................... 76
2.5. Gửi gắm tâm sự cá nhân .................................................................................... 80
2.5.1. Tâm sự con người xã hội ............................................................................ 81
2.5.2. Tâm sự con người văn chương ................................................................... 84
Chương 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN
THỰC TRONG DI CẢO THƠ CỦA CHẾ LAN VIÊN ..................... 90
3.1. Tu từ nghệ thuật ................................................................................................. 92
3.1.1. Tu từ đối lập ............................................................................................... 92
3.1.2. Tu từ so sánh ............................................................................................. 100
3.1.3. Tu từ ẩn dụ ................................................................................................ 108
3.1.4. Câu hỏi tu từ ............................................................................................. 110
3.1.5. Tu từ liệt kê ............................................................................................... 113
3.2. Biểu tượng nghệ thuật ..................................................................................... 118
3.2.1. Biểu tượng về cái đẹp ............................................................................... 120
3.2.2. Biểu tượng về nỗi đau .............................................................................. 124
3.2.3. Biểu tượng về thời gian ............................................................................ 125
3.2.4. Biểu tượng về cái chết .............................................................................. 127
3.3. Giọng điệu nghệ thuật ..................................................................................... 129
3.3.1. Giọng điệu trăn trở, suy tư ........................................................................ 130
3.3.2. Giọng điệu đối thoại, chất vấn .................................................................. 131
3.3.3. Giọng điệu trữ tình đằm thắm .................................................................. 133
3.3.4. Giọng điệu đời thường chân mộc ............................................................. 134
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 139
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Chế Lan Viên là một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới
trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông cũng là tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt
Nam hiện đại. Trong khoảng năm mươi năm sáng tác, nhà thơ đã cống hiến cho nền
thơ ca dân tộc khối lượng tác phẩm đồ sộ và đa dạng: 14 tập thơ, 7 tập văn xuôi, 8 tập
tiểu luận, cùng hàng trăm trang di cảo thơ giá trị. Ngay từ buổi đầu vào nghề, nhà thơ
đã sớm định hình cá tính sáng tạo, để rồi, qua từng chặng đường sáng tác, phong cách
nghệ thuật Chế Lan Viên ngày càng đậm nét. Thậm chí, khi tác giả đã ra đi, với gia tài
văn chương giá trị, đồ sộ, phong cách duy biệt ấy vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến những thi
sĩ thế hệ sau. Với quan niệm nghệ thuật và ý thức sáng tạo nghiêm túc, quá trình lao
động của Chế Lan Viên bền bỉ, hiệu quả và để lại nhiều thành tựu giá trị. Bên cạnh đó,
con đường sáng tạo của ông còn song hành với các giai đoạn lịch sử của dân tộc. Bởi
thế, việc nghiên cứu các sáng tác của Chế Lan Viên không dừng ở giá trị nội tại của
tác phẩm mà còn phần nào giúp hiểu hơn cả nền thơ và tâm hồn thời đại.
1.2. Sinh thời, bằng tư duy nghệ thuật không ngừng vận động, Chế Lan Viên đưa
người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với hàng loạt tập thơ ghi dấu sự chuyển
biến về nội dung tư tưởng cùng cách tân hình thức nghệ thuật. Đến khi nhà thơ qua
đời, những sáng tác chưa được công bố của ông một lần nữa khiến độc giả không khỏi
ngạc nhiên, trầm trồ, thán phục trước chiều kích mới của ngọn tháp nghệ thuật Chế
Lan Viên. Hàng trăm vần thơ di cảo được nhà văn Vũ Thị Thường, người bạn đời -
bạn văn của ông, dày công góp nhặt, tuyển chọn. Ba tập Di cảo thơ – tập 1 (1992), Di
cảo thơ – tập 2 (1993), Di cảo thơ – tập 3 (1996) do nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành,
tập hợp những bài thơ của Chế Lan Viên chưa từng công bố hoặc có đăng báo nhưng
không tập hợp vào tập thơ nào. Chiếm số lượng chủ yếu trong ba tập thơ là các sáng
tác hoàn chỉnh hay chưa hoàn chỉnh nhà thơ viết vào những năm cuối đời. Vì vậy, có
thể xem những bài thơ này trước hết là trang nhật kí bằng thơ Chế Lan Viên viết cho
chính mình. Bởi thế, việc tìm hiểu Di cảo thơ giúp người tiếp nhận hiểu trọn vẹn, toàn
diện, chân xác hơn con người xã hội lẫn con người văn chương Chế Lan Viên. Đồng
thời, Di cảo thơ – tập 2 của Chế Lan Viên được trao giải thưởng Văn học của Hội Nhà
2
văn Việt Nam năm 1994. Điều đó chứng tỏ những sáng tác nhà thơ viết riêng cho mình
vào cuối đời, tưởng chỉ dừng ở ý nghĩa cá nhân, lại được công nhận vị trí quan trọng
trong sự nghiệp thơ ca Chế Lan Viên nói riêng và nền văn học Việt Nam hiện đại nói
chung. Với ý nghĩa quan trọng và giá trị đặc sắc, Di cảo thơ của Chế Lan Viên cần
được nghiên cứu toàn diện, hệ thống, chuyên sâu và đa chiều hơn so với hiện trạng
nghiên cứu Di cảo thơ từ trước đến nay.
1.3. Giá trị nhân văn hiện thực là phẩm chất muôn thuở, toàn vẹn của văn
chương, là tiêu chí đánh giá chất lượng tác phẩm văn học. Nó có ý nghĩa hoàn thiện
hóa giá trị nhân văn. Với đề tài Giá trị nhân văn hiện thực trong Di cảo thơ của Chế
Lan Viên, chúng tôi mong muốn tiếp nối tiền nhân, đi sâu nghiên cứu về giá trị văn
học toàn năng này. Điều này còn có ý nghĩa đối với thời đại mà giá trị văn học đích
thực có nhiều biến động như hiện nay.
1.4. Xét tổng thể ba tập Di cảo thơ, chúng tôi nhận thấy giá trị nhân văn hiện thực
thể hiện tập trung và sâu sắc. Một mặt, Di cảo thơ mang những biểu hiện bản chất của
giá trị nhân văn hiện thực mẫu mực; mặt khác, vẻ đẹp nhân văn hiện thực lại được
khúc xạ qua lăng kính tâm hồn và tâm sự vào cuối đời, cùng dấu ấn phong cách độc
đáo, duy biệt của Chế Lan Viên. Nhờ vậy, việc nghiên cứu giá trị nhân văn hiện thực
trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên sẽ giúp ta hiểu sâu sắc, toàn vẹn hơn về hiện thực
xã hội và hiện thực tâm hồn, chất nhân văn đời sống và nhân văn hồn người. Không
chỉ vậy, qua đó, ta còn phát hiện được nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật cho phong cách
sáng tạo Chế Lan Viên ở giai đoạn cuối đời.
Như vậy, bởi vị trí đặc biệt của Chế Lan Viên trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại
và vị trí đặc biệt của Di cảo thơ trong sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên, chúng tôi
mạnh dạn nghiên cứu đề tài Giá trị nhân văn hiện thực trong Di cảo thơ của Chế
Lan Viên. Hi vọng việc phát hiện vẻ đẹp giá trị nhân văn hiện thực ánh chiếu trong
nội dung và nghệ thuật của ba tập thơ sẽ giúp nhận cảm sâu sắc, xác đáng giá trị đích
thực của ba tập thơ đặc biệt và tầm vóc toàn diện của nhà thơ đặc biệt.
3
2. Mục đích nghiên cứu
Với luận văn, chúng tôi mong muốn đi sâu tìm hiểu ba tập Di cảo thơ của Chế
Lan Viên nhằm phát hiện, lí giải và phân tích giá trị nhân văn hiện thực thông qua biểu
hiện nội dung và thể hiện hình thức. Qua đó, chúng tôi có nguyện vọng liên hệ mở
rộng về sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật thơ Chế Lan Viên từ thuở Điêu tàn
đến thời Di cảo thơ. Từ đó, hi vọng có thể góp thêm tiếng nói khẳng định vị trí đặc
biệt của ba tập Di cảo thơ trong hành trình nghệ thuật thơ Chế Lan Viên và phần nào
nhận diện toàn vẹn, chính xác hơn chân dung nghệ thuật của nhà thơ. Đồng thời, về
mặt lí luận, chúng tôi cố gắng khẳng định thêm vai trò sống còn của giá trị nhân văn
hiện thực đối với sinh mệnh văn chương nghệ thuật.
3. Lịch sử vấn đề
Sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên bắt đầu từ khá sớm (vào năm 1937, khi nhà
thơ chỉ mới 17 tuổi) với nhiều thành tựu đặc sắc và tiêu biểu. Từ khi tác phẩm Điêu
tàn ra đời (1937) cho đến lúc ba tập Di cảo thơ được công bố (1992, 1993, 1996), thơ
Chế Lan Viên luôn nhận được sự quan tâm của công chúng yêu thơ và các nhà nghiên
cứu. Các bài viết về thơ Chế Lan Viên nhìn chung khá phong phú và đa dạng gồm cả
phê bình, nghiên cứu, chân dung văn học được triển khai chủ yếu theo hai hướng:
nghiên cứu thơ Chế Lan Viên đặt trong thành tựu chung của thơ ca Việt Nam hiện đại
và tìm hiểu thơ Chế Lan Viên xét trong sự nghiệp thơ ca của chính nhà thơ. Số lượng
bài viết có đến vài trăm bài, chưa kể các công trình lí luận văn học, nghiên cứu lịch sử
văn học Việt Nam hiện đại có đề cập, diễn giải, liên hệ tác phẩm của ông.
Những người đầu tiên có công giới thiệu, bình giải thơ Chế Lan Viên phải kể đến
Hoài Thanh, Hàn Mặc Tử... Đến giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám 1945, khi thơ
Chế Lan Viên bắt mạch với nền văn học Cách mạng, tác giả cho ra đời hàng loạt tập
thơ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp chung của dân tộc, hiện tượng nghiên cứu thơ Chế
Lan Viên ngày càng sâu rộng. Có thể kể đến bài viết của các tác giả như Xuân Diệu,
Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức...
Sau năm 1975, khi những tác phẩm của Chế Lan Viên được tôn vinh bằng các
giải thưởng, nhiều công trình nghiên cứu thơ Chế Lan Viên công phu và hệ thống ra
đời, tiêu biểu là công trình của hai tác giả Đoàn Trọng Huy, Hồ Thế Hà. Bên cạnh đó
4
còn nhiều bài nghiên cứu, cảm nhận như Hoa trên đá và Ánh Trăng (Văn nghệ, số 15,
12-04-1986) của Tế Hanh, Từ Điêu tàn đến Hoa trên đá (Văn nghệ, số 15, 12-04-
1986) của Ngô Văn Phú, Đọc Hoa trên đá của Chế Lan Viên (Văn nghệ, số 13, 30-
03-1985) của Nguyễn Xuân Nam...
Đến năm 1994, khi Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng cho Di cảo thơ – tập
2 của Chế Lan Viên, xuất hiện thêm nhiều bài viết nghiên cứu về Di cảo thơ như của
các tác giả Nguyễn Bá Thành, Phong Lê, Trần Mạnh Hảo... Trong đó, Phong Lê với
bài Chế Lan Viên, trải nghiệm và kiếm tìm đã khẳng định: “Di cảo thơ tiếp tục
khuấy động, gây tranh luận, và có mặt làm mới suy nghĩ của tôi trong bối cảnh công
cuộc đổi mới hôm nay. Lại thấy ở Chế Lan Viên những suy tư về nghệ thuật trong gắn
bó thiết cốt, máu thịt với Cách mạng, với cuộc đời...” [35, tr.186].
Sang năm 1995, những bài viết đi sâu tìm hiểu giá trị của hai tập Di cảo thơ xuất
hiện ngày càng nhiều với nhiều quan điểm đa dạng. Nguyễn Thái Sơn trong Chế Lan
Viên và Di cảo thơ mạnh dạn khẳng định: “Chế Lan Viên ở những sáng tác trước Di
cảo thơ mới ở trên một mặt phẳng còn thơ chưa in và thơ in sau khi nhà thơ từ trần đã
tạo nên một diện mạo có chiều kích khác. Đó là phù điêu. Đó là tượng tròn. Đó là
tượng đài.” [1, tr.413]. Phạm Quang Trung trong Đọc Chế Lan Viên và Di cảo thơ đã
trao đổi với Nguyễn Thái Sơn về cách nhìn thỏa đáng và phù hợp đối với vị trí của Di
cảo thơ trong tổng thể sự nghiệp thơ Chế Lan Viên. Trong bài viết Di cảo thơ của Chế
Lan Viên, Võ Tấn Cường đưa ra nhận định thâu tóm tinh thần chung của tập thơ: “Di
cảo thơ là di chúc về cuộc đời và nghệ thuật [...] đã gây nên những dao động về cảm
xúc thẩm mỹ trong người đọc với những triết lý nhân sinh sâu thẳm và sinh tồn của
nhân loại.” [1, tr.422].
Trong dịp tưởng niệm 10 năm ngày mất của nhà thơ (1999), có nhiều bài viết về
sự nghệp thơ ca của ông nói chung và Di cảo thơ nói riêng. Riêng phần Di cảo thơ, có
các bài viết Di cảo thơ Chế Lan Viên, hành trình tìm lại chính mình của Nguyễn
Quốc Khánh, Chế Lan Viên trong Di cảo của Vũ Quần Phương... Thu thập những bài
viết trong dịp tưởng niệm này, cùng các nghiên cứu trước đây, nhiều công trình sưu
tầm, biên soạn công phu, dày dặn ra đời như Chế Lan Viên, về tác gia và tác phẩm
5
của Vũ Tuấn Anh, Chế Lan Viên giữa chúng ta của Lê Quang Trang, La Yên, Thơ
Chế Lan Viên và những lời bình của Mai Hương, Thanh Việt.
Vào những dịp tưởng niệm 15 năm (2004), 20 năm (2009) ngày mất và kỉ niệm
90 năm (2010) ngày sinh của nhà thơ, nhiều bài nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên cùng
Di cảo thơ ra đời tiếp tục góp phần khẳng định đóng góp quan trọng của sự nghiệp thơ
Chế Lan Viên nói chung và Di cảo thơ nói riêng trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
Nhìn chung, những bài nghiên cứu về Di cảo thơ đều tập trung khẳng định giá trị
của ba tập thơ, xem đây là đỉnh cao mới trong sự nghiệp thơ ca kì vĩ của Chế Lan
Viên. Đồng thời, các nhà nghiên cứu xem Di cảo thơ là mặt còn khuất bấy lâu nay của
tháp Bayon bốn mặt Chế Lan Viên. Nhờ diện mạo nghệ thuật mới này, chúng ta có thể
hiểu trọn vẹn và sâu sắc tháp ngà nghệ thuật và nhân sinh Chế Lan Viên. Bên cạnh đó,
cũng còn tồn tại một số ý kiến cho rằng Di cảo thơ là minh chứng cho sự mâu thuẫn
trong cuộc đời và nghệ thuật của Chế Lan Viên.
Về công trình nghiên cứu công phu thơ Chế Lan Viên, theo tìm hiểu của chúng
tôi, gồm năm luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công: Những nét đặc sắc cơ bản của
hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan Viên từ sau 1945 (Luận án phó tiến sĩ khoa học
của Đoàn Trọng Huy), Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên (Luận án tiến sĩ của
Hồ Thế Hà), Thi pháp thơ Chế Lan Viên (Luận án tiến sĩ của Nguyễn Quốc Khánh),
Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên (Luận án tiến sĩ của Nguyễn Lâm Điền) và
Di cảo thơ của Chế Lan Viên trong tiến trình đổi mới văn học Việt Nam (Luận án
tiến sĩ của Nguyễn Diệu Linh). Năm luận án này chủ yếu tập trung nghiên cứu thế giới
nghệ thuật thơ Chế Lan Viên. Các nhà nghiên cứu có dành vài mục nhỏ để khai thác
Di cảo thơ. Riêng luận án Di cảo thơ của Chế Lan Viên trong tiến trình đổi mới
văn học Việt Nam của Nguyễn Diệu Linh có đối tượng nghiên cứu là ba tập Di cảo
thơ. Đây là luận án tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu Di cảo thơ như đối tượng trung tâm.
Luận án phó tiến sĩ của Đoàn Trọng Huy được bảo vệ vào tháng 1 năm 1994 khi
mới có hai tập Di cảo thơ tập 1 và 2 được xuất bản (1992, 1993). Do vậy, tác giả chỉ
vận dụng một số dẫn chứng trích từ hai tập thơ này để làm rõ cho những nét đặc sắc cơ
bản của hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan Viên từ sau 1945.
6
Còn những luận án của Hồ Thế Hà, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Lâm Điền
được bảo vệ vào năm 1999 và 2001 khi cả ba tập đều đã xuất bản, nên Di cảo thơ được
tìm hiểu đầy đủ hơn.
Luận án tiến sĩ của Hồ Thế Hà có phần đi sâu tìm hiểu Di cảo thơ ở mục Những
lá thơm hái lúc về già gồm 11 trang. Tác giả nhận định chặng đường thơ sau 1975 của
Chế Lan Viên là chặng “chạy đua nước rút” với chính mình, với dòng thời gian nghiệt
ngã. Nhờ chặng đường ấy, “gương mặt thơ duy lý, sắc sảo của Chế Lan Viên được
hiện lên một cách trọn vẹn, chứng tỏ tài năng và bút lực của ông chưa bao giờ chịu hạ
cánh trước những thăng trầm của đời tư, thế sự và thi ca.” [14, tr.35]. Ở đây, tác giả
quan niệm có sự mâu thuẫn trong Di cảo thơ. Tuy vậy, theo nhà nghiên cứu, “sự mâu
thuẫn, phủ định giai đoạn trước 1975, nếu có, thì đó chính là sự phủ định biện chứng
để tìm hướng mới cho thơ trong hoàn cảnh mới mà thôi.” [14, tr.37].
Trong luận án tiến sĩ của Nguyễn Quốc Khánh, ở mục Sự đổi mới quan niệm về
nhà thơ, tác giả tập trung viết về Di cảo thơ. Người nghiên cứu cho rằng có sự chuyển
biến trong tâm thế sáng tạo của Chế Lan Viên ở ba tập thơ này so với những tập trước.
Ở giai đoạn sáng tác trước, nhà thơ đứng trên đỉnh c