Luận văn Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta thu được những thắng lợi đáng khích lệ. Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế chủ yếu của nền kinh tế quốc dân cũng đã đạt được kết quả bước đầu trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Song, kết quả đạt được còn nhiều hạn chế, sản xuất hàng hoá với quy mô hiệu quả chưa cao. Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng đưa từ nền kinh tế hàng hoá nhỏ lên nền kinh tế thị trường hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt khi chúng ta đã tham gia thực hiện AFTA, tham gia APEC và ra nhập WTO. Đây là thuận lợi nhưng cũng là vấn đề rất khó khăn, thách thức cho phát triển nông nghiệp của nước ta. Nông nghiệp nước ta có thế mạnh về đất đại, lao động và có khả năng đa dạng hóa sản phẩm, nhưng chúng ta có nhiều điểm yếu: cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ, sản xuất và chế biến, kinh nghiệm thương trường, trình độ tổ chức quản lý Những hạn chế đó làm cho chất lượng sản phẩm còn thấp, giá thành sản xuất cao, hiệu quả thấp, làm hạn chế tính cạnh tranh chưa cao. Để hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế, giữ được thị trường trong nước, chúng ta cần phải phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Đồng Hỷ là một huyện trung du miền núi của tỉnh Thái Nguyên, với 17 xã và 3 thị trấn. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 47.037,94 ha trong đó đất nông nghiệp là 12.488,92 ha chiếm 26,55% diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp là 21.402,61 ha chiếm 45,5% diện tích đất tự nh iên còn lại là các loại đất khác. Đồng Hỷ là huyện có nhiều tiềm năng nông lâm nghiệp chưa được khai thác, hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp, đời sống của nông dân trong khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân quan trọng là nền nông nghiệp của huyện còn nhiều trở ngại, chưa thực sự đi vào sản xuất hàng hóa. Chính vì vậy, nghiên cứu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là hết sức cần thiết đối với từng vùng, từng địa phương và phạm vi toàn quốc. Do đó tôi chọn đề tài: "Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên" làm luận văn tốt nghiệp nhằm góp phần thiết thực vào việc khai thác có hiệu quả tiềm năng, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên đ ịa bàn huyện. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp, đánh giá thực trạng tình hình phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ, từ đó đề ra những giải pháp khoa học nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có tính bền vững ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, góp phần phát triển kinh tế-xã hội nâng cao đời sống người dân địa phương. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. - Đánh giá thực trạng tình hình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ. * Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phân tích thực trạng về sản xuất hàng hoá chủ yếu tập trung vào phân tích các ngành và trong từng ngành. - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. - Về thời gian: Các tư liệu tổng quan thu thập từ các tài liệu đã công bố trong giai đoạn từ năm 2004 - 2008, số liệu điều tra hiện trạng chủ yếu thu thập số liệu của năm 2008. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Đề tài là một công trình khoa học, là tài liệu tham khảo cho những người học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hoá. - Đề tài có ý nghĩa quan trọng giúp cho các nhà lãnh đạo địa phương có những giải pháp khoa học trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương. 5. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương II: Thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ theo hướng sản xuất hàng hóa. Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

pdf114 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2914 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------------------------------------------------- Triệu Thị Minh Hồng GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thái nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------------ Triệu Thị Minh Hồng GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60- 31- 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học TS. Đoàn Quang Thiệu Thái nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2009 Tác giả Triệu Thị Minh Hồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn và kính trọng tới tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đoàn Quang Thiệu người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học, Khoa Kinh tế, các đơn vị liên quan của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn các giáo sư, tiến sĩ của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh- những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôi hoàn thành công trình này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Đồng Hỷ, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đồng Hỷ, các xã và các hộ nông dân huyện Đồng Hỷ đã giúp tôi trong quá trình điều tra số liệu. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận án. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2009 Tác giả Triệu Thị Minh Hồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Ý nghĩa khoa học của Luận văn 3 5. Bố cục của Luận văn 3 Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu 4 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá 4 1.1.1. Cơ sở lý luận nông nghiệp và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá 4 1.1.2. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam 20 1.2. Phương pháp nghiên cứu 33 1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 33 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 34 1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích 38 Chƣơng 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ 41 2.1. Đặc điểm của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 41 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 41 2.1.2. Điều kiện về kinh tế xã hội 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 2.1.3. Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 54 2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 55 2.2.1. Một số kết quả phát triển nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ 55 2.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ 69 2.2.3. Thực trạng và các loại hình tổ chức sản xuất 69 2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ 84 Chƣơng 3 : Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 87 3.1. Một số quan điểm chủ yếu 87 3.2. Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ đến năm 2010 và 2015 91 3.2.1. Định hướng chung 91 3.2.2. Các giải pháp chủ yếu 92 Kết luận và kiến nghị 102 Tài liệu tham khảo 105 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Đồng Hỷ năm 2008 44 Bảng 2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Đồng Hỷ 49 Bảng 2.3. Kết quả sản xuất các ngành kinh tế huyện Đồng Hỷ giai đoạn (2004 – 2008) 53 Bảng 2.4. Giá trị sản xuất, cơ cấu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng ngành nông lâm thủy sản huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2004 - 2008 55 Bảng 2.5. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2004 – 2008 57 Bảng 2.6. Diện tích, năng suất và sản lượng cây lương thực huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2004 - 2008 59 Bảng 2.7.Diện tích, năng suất và sản lượng cây thực phẩm huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2004 – 2008 61 Bảng 2.8.Diện tích, năng suất và sản lượng cây công nghiệp hàng năm huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2004 – 2008 62 Bảng 2.9. Diện tích, năng suất và sản lượng cây chè, cây ăn quả huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2004 – 2008 63 Bảng 2.10. Kết quả ngành chăn nuôi huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2004 - 2008 66 Bảng 2.11. Một số chỉ tiêu của trang trại huyện Đồng Hỷ năm 2008 74 Bảng 2.12. Tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm của trang trại 75 Bảng 2.13. Cơ cấu hộ nông dân theo quy mô hàng hoá ở các xã điều tra năm 2008 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Bảng 2.14. Quy mô và cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá bình quân ở hộ nông dân điều tra năm 2008 80 Bảng 2.15. Mức thu nhập bình quân theo lao động và nhân khẩu của hộ nông dân điều tra 82 Bảng 2.16. Tổng hợp một số chỉ tiêu về các loại hình tổ chức sản xuất 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta thu được những thắng lợi đáng khích lệ. Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế chủ yếu của nền kinh tế quốc dân cũng đã đạt được kết quả bước đầu trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Song, kết quả đạt được còn nhiều hạn chế, sản xuất hàng hoá với quy mô hiệu quả chưa cao. Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng đưa từ nền kinh tế hàng hoá nhỏ lên nền kinh tế thị trường hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt khi chúng ta đã tham gia thực hiện AFTA, tham gia APEC và ra nhập WTO. Đây là thuận lợi nhưng cũng là vấn đề rất khó khăn, thách thức cho phát triển nông nghiệp của nước ta. Nông nghiệp nước ta có thế mạnh về đất đại, lao động và có khả năng đa dạng hóa sản phẩm, nhưng chúng ta có nhiều điểm yếu: cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ, sản xuất và chế biến, kinh nghiệm thương trường, trình độ tổ chức quản lý… Những hạn chế đó làm cho chất lượng sản phẩm còn thấp, giá thành sản xuất cao, hiệu quả thấp, làm hạn chế tính cạnh tranh chưa cao. Để hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế, giữ được thị trường trong nước, chúng ta cần phải phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Đồng Hỷ là một huyện trung du miền núi của tỉnh Thái Nguyên, với 17 xã và 3 thị trấn. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 47.037,94 ha trong đó đất nông nghiệp là 12.488,92 ha chiếm 26,55% diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp là 21.402,61 ha chiếm 45,5% diện tích đất tự nhiên còn lại là các loại đất khác. Đồng Hỷ là huyện có nhiều tiềm năng nông lâm nghiệp chưa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 được khai thác, hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp, đời sống của nông dân trong khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân quan trọng là nền nông nghiệp của huyện còn nhiều trở ngại, chưa thực sự đi vào sản xuất hàng hóa. Chính vì vậy, nghiên cứu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là hết sức cần thiết đối với từng vùng, từng địa phương và phạm vi toàn quốc. Do đó tôi chọn đề tài: "Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên" làm luận văn tốt nghiệp nhằm góp phần thiết thực vào việc khai thác có hiệu quả tiềm năng, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp, đánh giá thực trạng tình hình phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ, từ đó đề ra những giải pháp khoa học nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có tính bền vững ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, góp phần phát triển kinh tế-xã hội nâng cao đời sống người dân địa phương. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. - Đánh giá thực trạng tình hình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ. * Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phân tích thực trạng về sản xuất hàng hoá chủ yếu tập trung vào phân tích các ngành và trong từng ngành. - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. - Về thời gian: Các tư liệu tổng quan thu thập từ các tài liệu đã công bố trong giai đoạn từ năm 2004 - 2008, số liệu điều tra hiện trạng chủ yếu thu thập số liệu của năm 2008. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Đề tài là một công trình khoa học, là tài liệu tham khảo cho những người học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hoá. - Đề tài có ý nghĩa quan trọng giúp cho các nhà lãnh đạo địa phương có những giải pháp khoa học trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương. 5. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương II: Thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ theo hướng sản xuất hàng hóa. Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá 1.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá 1.1.1.1 Nông nghiệp và phát triển nông nghiệp - Vị trí, vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học, kỹ thuật. Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản. Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển là những nước còn nghèo, đại bộ phận dân số sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ngay cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho đời sống của nhân dân nước đó. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế xã hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 của đất nước mà hiện nay, mặc dù trình độ khoa học – công nghệ ngày càng phát triển nhưng vẫn chưa ngành nào có thể thay thế được. Xã hội càng phát triển, đời sống con người ngày càng cao thì nhu cầu của con người về lương thực và thực phẩm cũng ngày càng tăng về số lượng, chất lượng và chủng loại. Các nhà kinh tế học đều thống nhất cho rằng, điều kiện tiên quyết cho sự phát triển là tăng cung lương thực cho nền kinh tế quốc dân bằng sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực. Có thể chọn con đường nhập khẩu lương thực để giành nguồn lực làm việc khác có lợi hơn, nhưng điều đó chỉ phù hợp với các nước như Singapore, Ả rập Saudi hay Brunei mà không dễ gì đối với các nước như Inđônêxia, Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam là những nước đông dân. Các nước đông dân muốn nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân ổn định thì phần lớn lương thực tiêu dùng phải sản xuất trong nước. Thực tiễn lịch sử của các nước trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển thì sẽ khó thu hút được đầu tư để phát triển bền vững, lâu dài. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực thành thị, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, phần lớn dân cư sống bằng nông nghiệp và tập trung ở khu vực nông thôn. Vì thế khu vực nông nghiệp nông thôn thực sự là nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho phát triển công nghiệp và đô thị. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác nhờ đó mà năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ nông nghiệp được giải phóng ngày càng nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp và đô thị. Đó là xu hướng có tính quy luật của mọi quốc gia Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quý cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường. Khu vực nông nghiệp còn là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế, trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, bởi vì nông nghiệp là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra từ thuế nông nghiệp, tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản, … Những điển hình thành công về sự phát triển ở nhiều nước đều đã sử dụng tích luỹ từ nông nghiệp để đầu tư cho công nghiệp. Ngoài ra cần phải khai thác các nguồn khác một cách hợp lý, không nên cường điệu quá vai trò của vốn tích luỹ trong nông nghiệp. Nông nghiệp và nông thôn còn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp và dịch vụ. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng, thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển. Nông nghiệp còn là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại nông lâm thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các sản phẩm công nghiệp. Vì thế ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông lâm thuỷ sản. Xu hướng chung ở các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 nước trong quá trình công nghiệp hoá, ở giai đoạn đầu, giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng đó sẽ giảm dần cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế. Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là sơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môt trường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn. Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu,... làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Dư lượng độc tố trong sản phẩm tăng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Nếu rừng bị tàn phá, đất đai sẽ bị xói mòn, thời tiết, khí hậu thuỷ văn thay đổi xấu sẽ đe doạ đời sống của con người. Vì thế trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm ra các giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường [8]. - Một số vấn đề lý luận về tăng trưởng và phát triển Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng lên về số lượng và sự cải thiện về chất lượng của sản phẩm xã hội và các yếu tố sản xuất ra sản phẩm xã hội. Tăng trưởng là sự gia tăng thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân, hoặc thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nếu như sản phẩm hàng hoá trong một quốc gia tăng lên, nó được coi là tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng cũng được áp dụng để đánh giá cụ thể đối với từng ngành sản xuất, từng vùng sản xuất của một quốc gia. Để biểu thị tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế (tính toàn bộ hay tính bình quân đầu người) của thời kỳ sau so với thời kỳ trước, đó là mức tăng % hay tuyệt đối hàng năm, hay tính bình quân trong một giai đoạn. Tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm liên tục trong một giai đoạn nhất định sẽ cho khái niệm tốc độ tăng trưởng, đó là sự tăng thêm sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 Phát triển bao hàm ý nghĩa rộng hơn, phát triển bao gồm tăng trưởng cộng thêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấu nền kinh tế, phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khoẻ và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công dân. Phát triển kinh tế có thể hiểu là quá trình chuyển biến theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm tăng trưởng về của cải vật chất và sự tiến bộ xã hội. Tóm lại: phát triển kinh tế là một khái niệm chung nhất về một chuyển biến của nền kinh tế từ trạng thái thấp lên trạng thái cao hơn. Để phản ánh mức độ phát triển kinh tế của một ngành trong từng thời kỳ cụ thể, chúng t
Luận văn liên quan