Với lợi thế sử dụng nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm, góp phần quan trọng trong việc ổn định chính trị, xã hội đất nước và khả năng đóng góp lớn vào xuất khẩu với giá trị gia tăng cao, ngành dệt may luôn giữ một vai trò quan trọng then chốt không những trong nền kinh tế các nước đang phát triển mà cả những nước phát triển.
Đón nhận xu thế chuyển dịch đầu tư sản xuất kinh doanh dệt may từ những nước công nghiệp, trong những năm gần đây ngành dệt may Việt Nam đã có tốc độ phát triển đáng kể, đặc biệt là xuất khẩu đã tăng trưởng nhanh và có đóng góp quan trọng cho việc ổn định và phát triển kinh tế đất nước.
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam -Hoa Kỳ có hiệu lực đã mở ra một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Hiện tại, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ chiếm 40-45% tổng kim ngạch do nước ta đang được hưởng lợi thế phi hạn ngạch.
Tuy nhiên trong thời gian tới, khi hiệp định về hàng dệt may được ký kết và đặc biệt là đến năm 2005 theo hiệp định ACT (WTO), các nước thuộc WTO sẽ không sử dụng hạn ngạch để hạn chế nhập khẩu. Đến lúc đó hàng dệt may Việt Nam muốn tồn tại và phát triển ở thị trường Mỹ sẽ rất khó khăn do quy mô hàng dệt may nước ta còn nhỏ, máy móc thiết bị lạc hậu; nguyên vật liệu, máy móc thiết bị hoá chất hầu như phải nhập ngoại.
Vì vậy việc chú trọng đầu tư phát triển ngành dệt may là một trong những chủ trương đúng đắn của chính phủ nhằm đưa ngành dệt may trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn khi tham gia hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Trong khi nhiều công ty dệt may của Việt Nam vẫn có xu hướng sử dụng giá nhân công rẻ làm công cụ để cạnh tranh thì Công ty Dệt - May Hà Nội đã biết tận dụng cơ hội đang có, từ đó vạch ra cho mình một chiến lược đầu tư để thâm nhập và phát triển ở thị trường Mỹ trong cả hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, đây là một thị trường mới nên việc tìm hiểu và xác định nhu cầu thị trường để có chiến lược đầu tư đúng đắn là một bài toán khó đặt ra đối với những nhà quản lý Công ty.
Do vậy trong thời gian thực tập tại Công ty Dệt - May Hà Nội, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “ Giải pháp đầu tư tại Công ty Dệt - May Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ ”.
Với mục đích đó chuyên đề được chia thành 3 chương:
+ Chương 1: Những vấn đề chung về đầu tư trong ngành dệt may Việt Nam
+ Chương 2: Thực trạng đầu tư tại Công ty Dệt - May Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang Mỹ.
+ Chương 3: Một số giải pháp đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
92 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp đầu tư tại công ty dệt may Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LV102
MỤC LỤC
Môc lôc 1
Lêi nãi ®Çu 4
ch¬ng mét 6
Nh÷ng vÊn ®Ò chung vÒ ®Çu t 6
trong ngµnh dÖt may 6
I. ®Çu t trong doanh nghiÖp . 6
1. Kh¸i niÖm chung vÒ ®Çu t. 6
2. Ph©n lo¹i ®Çu t 7
2.1.C¨n cø vµo c¬ cÊu vèn, ®Çu t gåm ba bé phËn 7
2.2. C¨n cø theo môc tiªu, ®Çu t gåm n¨m bé phËn 8
3.TÇm quan träng cña ho¹t ®éng ®Çu t dµi h¹n ®èi víi doanh nghiÖp 9
4. C¸c yÕu tè ¶nh hëng ®Õn quyÕt ®Þnh ®Çu t dµi h¹n 10
5.HiÖu qña ®Çu t. 12
6. Nguån vèn ®Çu t. 17
6.1.Nguån vèn chñ së h÷u 17
6.2. Nguån vèn vay 18
II. §Çu t trong ngµnh dÖt may 21
1. §Æc ®iÓm cña ngµnh dÖt may. 21
2. Thùc tr¹ng ®Çu t trong ngµnh dÖt may ViÖt Nam hiÖn nay. 23
2.1. Thùc tr¹ng ®Çu t ngµnh dÖt. 24
2.2. Thùc tr¹ng thiÕt bÞ c«ng nghÖ ®Çu t ngµnh may. 26
3. C¬ héi vµ th¸ch thøc ®èi víi ®Çu t trong ngµnh dÖt may ViÖt Nam. 28
Ch¬ng hai: 31
Thùc tr¹ng ho¹t ®éng ®Çu t cña 31
C«ng ty DÖt - May Hµ néi Tríc yªu cÇu t¨ng cêng xuÊt khÈu sang Hoa Kú 31
I. ThÞ trêng Hoa Kú vµ hµng dÖt - may ViÖt Nam. 31
1.Yªu cÇu vÒ hµng dÖt - may t¹i thÞ trêng Hoa Kú. 31
2. C¸c ®èi thñ c¹nh tranh trªn thÞ trêng Hoa Kú. 33
3. VÞ trÝ cña hµng dÖt - may ViÖt Nam trªn thÞ trêng Hoa Kú 34
II. HiÖp ®Þnh th¬ng m¹i ViÖt Nam- Hoa Kú, mét c¬ héi lín ®èi víi ho¹t ®éng xuÊt khÈu hµng dÖt - may ViÖt Nam. 36
1. Yªu cÇu cña hiÖp ®Þnh ®èi víi hµng dÖt - may. 36
2. Ph©n tÝch vµ dù b¸o nh÷ng c¬ héi vµ th¸ch thøc ®èi víi xuÊt khÈu hµng dÖt- may ViÖt Nam sang Hoa Kú. 39
III. Ho¹t ®éng ®Çu t cña C«ng ty DÖt - May Hµ Néi tríc yªu cÇu t¨ng cêng xuÊt khÈu sang thÞ trêng Mü. 43
A. Giíi thiÖu vÒ C«ng ty DÖt - May Hµ Néi. 43
1 Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña C«ng ty DÖt - May Hµ Néi. 43
2. Mét sè ®Æc ®iÓm chñ yÕu cña c«ng ty. 45
2.1. C¬ cÊu tæ chøc, bé m¸y qu¶n lý cña c«ng ty. 45
2.2.§Æc ®iÓm s¶n xuÊt. 49
3. §Æc ®iÓm vÒ t×nh h×nh thùc hiÖn s¶n xuÊt kinh doanh n¨m 2001. 50
4.T×nh h×nh xuÊt khÈu sang thÞ trêng Mü cña c«ng ty. 51
N¨m 52
B.Thùc tr¹ng ho¹t ®éng ®Çu t t¹i C«ng ty DÖt - May Hµ Néi 53
1. Thùc tr¹ng thiÕt bÞ vµ c«ng nghÖ cña C«ng ty DÖt - May Hµ Néi tríc khi x©y dùng chiÕn lîc ®Çu t xuÊt khÈu sang thÞ trêng Mü. 53
Níc s¶n xuÊt 55
2. Thùc tr¹ng nguån vèn huy ®éng cho ho¹t ®éng ®Çu t. 57
2.1. Nguån vèn chñ së h÷u. 57
2.2. Vèn vay. 58
3. Gi¶i ph¸p mµ c«ng ty ®· thùc hiÖn nh»m t¨ng cêng kh¶ n¨ng xuÊt khÈu sang thÞ trêng Mü. 59
3.1. §Çu t chiÒu s©u 60
3.2. §Çu t më réng s¶n xuÊt. 61
ch¬ng3 66
Mét sè gi¶i ph¸p t¨ng cêng hiÖu qu¶ ®Çu t nh»m ®¸p øng yªu cÇu xuÊt khÈu sang 66
thÞ trêng Mü. 66
I. ph¬ng híng ph¸t triÓn cña c«ng ty trong nh÷ng n¨m tíi. 66
II. Ph¬ng híng ®Çu t cña C«ng ty DÖt - May Hµ Néi trong giai ®o¹n 2001- 2005. 68
3.1. §Çu t chiÒu s©u n©ng cao chÊt lîng s¶n phÈm 69
3.2. §Çu t më réng s¶n xuÊt ®Ó t¹o ra sù thay ®æi c¨n b¶n vÒ chÊt lîng. 71
3.3. C¬ cÊu nguån vèn ®Çu t giai ®o¹n 2001- 2005. 71
Nguånvay NHTM 71
III. Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ ho¹t ®éng ®Çu t cña C«ng ty DÖt - May Hµ Néi. 74
1. Gi¶i ph¸p thu hót vèn ®Çu t. 74
1.1 N©ng cao kh¶ n¨ng huy ®éng vèn tõ c¸c nguån hiÖn cã. 75
1.2. Liªn doanh víi c¸c c«ng ty dÖt may cña Mü. 76
1.3. Liªn kÕt víi c¸c ®Þa ph¬ng, c¸c c«ng ty, xÝ nghiÖp trong níc 77
2.Gi¶i ph¸p sö dông vèn ®Çu t. 77
2.1. §Çu t x©y dùng hÖ thèng tiªu chuÈn SA8000. 77
2.2. §Çu t d©y chuyÒn dÖt kim ®an trßn. 78
2.3.X©y dùng thªm d©y chuyÒn may s¶n phÈm dÖt kim vµ Denim. 79
2.4. §Çu t x©y dùng nhµ m¸y may mÉu thêi trang. 80
2.5. Mét sè gi¶i ph¸p chung. 81
III. Mét sè kiÕn nghÞ ®èi víi c¸c c¬ quan chøc n¨ng. 84
1.§èi víi tæng c«ng ty dÖt may vµ hiÖp héi dÖt may . 84
2. §èi víi nhµ níc. 85
2.1. ChÝnh s¸ch hç trî vÒ vèn. 85
3.2.ChÝnh s¸ch hç trî xuÊt khÈu dÖt may. 86
3.3 ChÝnh s¸ch thuÕ vµ thñ tôc h¶i quan. 87
3.4 ChÝnh s¸ch hç trî ph¸t triÓn c©y b«ng v¶i. 89
KÕt luËn 90
Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 91
LỜI NÓI ĐẦU
Với lợi thế sử dụng nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm, góp phần quan trọng trong việc ổn định chính trị, xã hội đất nước và khả năng đóng góp lớn vào xuất khẩu với giá trị gia tăng cao, ngành dệt may luôn giữ một vai trò quan trọng then chốt không những trong nền kinh tế các nước đang phát triển mà cả những nước phát triển.
Đón nhận xu thế chuyển dịch đầu tư sản xuất kinh doanh dệt may từ những nước công nghiệp, trong những năm gần đây ngành dệt may Việt Nam đã có tốc độ phát triển đáng kể, đặc biệt là xuất khẩu đã tăng trưởng nhanh và có đóng góp quan trọng cho việc ổn định và phát triển kinh tế đất nước.
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam -Hoa Kỳ có hiệu lực đã mở ra một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Hiện tại, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ chiếm 40-45% tổng kim ngạch do nước ta đang được hưởng lợi thế phi hạn ngạch.
Tuy nhiên trong thời gian tới, khi hiệp định về hàng dệt may được ký kết và đặc biệt là đến năm 2005 theo hiệp định ACT (WTO), các nước thuộc WTO sẽ không sử dụng hạn ngạch để hạn chế nhập khẩu. Đến lúc đó hàng dệt may Việt Nam muốn tồn tại và phát triển ở thị trường Mỹ sẽ rất khó khăn do quy mô hàng dệt may nước ta còn nhỏ, máy móc thiết bị lạc hậu; nguyên vật liệu, máy móc thiết bị hoá chất hầu như phải nhập ngoại.
Vì vậy việc chú trọng đầu tư phát triển ngành dệt may là một trong những chủ trương đúng đắn của chính phủ nhằm đưa ngành dệt may trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn khi tham gia hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Trong khi nhiều công ty dệt may của Việt Nam vẫn có xu hướng sử dụng giá nhân công rẻ làm công cụ để cạnh tranh thì Công ty Dệt - May Hà Nội đã biết tận dụng cơ hội đang có, từ đó vạch ra cho mình một chiến lược đầu tư để thâm nhập và phát triển ở thị trường Mỹ trong cả hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, đây là một thị trường mới nên việc tìm hiểu và xác định nhu cầu thị trường để có chiến lược đầu tư đúng đắn là một bài toán khó đặt ra đối với những nhà quản lý Công ty.
Do vậy trong thời gian thực tập tại Công ty Dệt - May Hà Nội, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “ Giải pháp đầu tư tại Công ty Dệt - May Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ ”.
Với mục đích đó chuyên đề được chia thành 3 chương:
+ Chương 1: Những vấn đề chung về đầu tư trong ngành dệt may Việt Nam
+ Chương 2: Thực trạng đầu tư tại Công ty Dệt - May Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang Mỹ.
+ Chương 3: Một số giải pháp đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư là một trong những hoạt động hết sức phức tạp, đòi hỏi một sự nghiên cứu kỹ lưỡng của những người có trình độ và kinh nghiệm.
Mặc dù được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo và các cô chú ở Công ty Dệt - May Hà Nội, nhưng với khả năng và thời gian có hạn, nên bài viết chắc chắn còn nhiều hạn chế. Em kính mong được cô giáo có những nhận xét, hướng dẫn để em có thể hoàn thiện luận văn này tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG MỘT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ
TRONG NGÀNH DỆT MAY
Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, phải không ngừng đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng. Để thực hiện được hoạt động đầu tư đó trước hết chúng ta phải hiểu được những vấn đề lý luận chung về đầu tư .
I. ĐẦU TƯ TRONG DOANH NGHIỆP .
1. Khái niệm chung về đầu tư.
Đầu tư là một hoạt động tài chính quan trọng của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Có thể hiểu đầu tư là sự bỏ vốn có tính chất dài hạn nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện những mục tiêu kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp.
Vốn đầu tư bỏ vào kinh doanh có thể là tiền, tư liệu sản xuất, mặt bằng, tài nguyên, nhà xưởng, sức lao động, công nghệ, bí quyết, bằng phát minh, nhãn hiệu, uy tín, hoặc các giấy tờ có giá khác...
Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp được thể hiện tập trung qua việc thực hiện các dự án đầu tư. Dự án đầu tư hay còn gọi là luận chứng kinh tế kỹ thuật, là văn kiện phản ánh trung thực kết quả nghiên cứu cụ thể toàn bộ các vấn đề: thị trường, kinh tế, kỹ thuật... có ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành khai thác và tính sinh lợi của các công cuộc đầu tư.
Như vậy, hoạt động đầu tư dài hạn có những đặc trưng sau:
Thứ nhất, đây là hoạt động dài hạn, vốn đầu tư được đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian dài, thời gian thu hồi vốn dài.
Thứ hai, để thực hiện được hoạt động đầu tư dài hạn, đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng vốn lớn. Lượng vốn này được dùng để tài trợ cho các tài sản cần thiết cho hoạt động của dự án.
Thứ ba, là hoạt động thường gặp nhiều rủi ro do thời gian dài mà những yếu tố bất ổn trong tương lai khó dự đoán trước được.
Thứ tư, hoạt động đầu tư dài hạn thường tạo ra bước phát triển căn bản cho doanh nghiệp.
Thứ năm, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bao giờ cũng nhằm đạt được những mục tiêu nhất định như: mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới, hạ giá thành sản phẩm, tối đa hoá lợi nhuận...Và tất cả những mục tiêu trên đều nhằm đạt tới mục đích cuối cùng của mọi doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, góp phần không ngừng tăng trưởng và phát triển.
Tóm lại: Đầu tư là chỉ việc huy động nguồn lực nhằm biến các lợi ích dự kiến thành hiện thực trong một khoảng thời gian đủ dài trong tương lai.
2. Phân loại đầu tư
Có rất nhiều loại hình đầu tư khác nhau. Để giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn chính xác dự án đầu tư mà mình đang cần cũng như giúp cho các cấp có thể quản lý được các dự án đầu tư một cách khoa học, chính xác. Người ta phân chia các dự án đầu tư thành các loại khác nhau:
2.1.Căn cứ vào cơ cấu vốn, đầu tư gồm ba bộ phận
Đầu tư tài sản cố định ( TSCĐ )
Đây là loại đầu tư nhằm tạo ra hoặc nâng cao mức độ hiện đại tài sản cố định của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng mới nhà xưởng, các công trình hạ tầng và đầu tư cho thiết bị máy móc, công nghệ, bằng phát minh, mua bản quyền, bí quyết công nghệ. Thông thường vốn đầu tư cho loại tài sản này chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp.
Đầu tư tài sản lưu động (T SLĐ )
Đây là khoản đầu tư nhằm đảm bảo sự hoạt động liên tục, nhịp nhàng của quá trình kinh doanh, đó là tiền mặt, tư liệu sản xuất, nguyên nhiên vật liệu... Khi có sự tăng trưởng của doanh nghiệp ở một mức độ nào đó đòi hỏi phải có sự bổ sung tài sản lưu động
Đầu tư tài sản tài chính
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn đầu tư vào các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu. Loại tài sản này có thể mang lại các lợi ích tài chính trong tương lai.
Việc phân loại đầu tư theo cơ cấu vốn giúp cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đầu tư phản ánh kết cấu vốn đầu tư hợp lý
2.2. Căn cứ theo mục tiêu, đầu tư gồm năm bộ phận
Đầu tư hình thành doanh nghiệp:
Là hình thức đưa toàn bộ vốn đầu tư để xây dựng một đơn vị kinh doanh mới có tư cách pháp nhân riêng.
Đầu tư tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp:
Là toàn bộ các khoản đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất nhằm tăng khả năng sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp
Đầu tư đổi mới sản phẩm:
Là đầu tư nhằm tạo ra những sản phẩm mới hoặc cải tiến, hoàn thiện các loại sản phẩm cũ.
Đầu tư thay đổi thiết bị:
Là đầu tư nhằm thay thế các trang thiết bị cũ. Đây là trường hợp đầu tư phổ biến.
Đầu tư có tính chất chiến lược:
Là sự đầu tư nhằm tạo ra sự chuyển biến trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: mở rộng xuất khẩu sản phẩm, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ...
Đầu tư khác như góp vốn thực hiện liên doanh, đầu tư vào tài sản tài chính.
Việc phân loại theo mục tiêu đầu tư cho phép doanh nghiệp kiểm soát được tình hình thực hiện đầu tư theo những mục tiêu nhất định trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể tập trung vốn và có những biện pháp thích hợp để đạt được mục tiêu đề ra.
3.Tầm quan trọng của hoạt động đầu tư dài hạn đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, quyết định đầu tư dài hạn là một trong những quyết định có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu kinh doanh lâu dài. Việc đạt hay không đạt được những mục tiêu trên sẽ ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp. Bởi vì quyết định này tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời gian dài và ảnh hưởng có tính chất quyết định đến quy mô và trình độ trang bị kỹ thuật, công nghệ sản xuất cũng như cơ cấu chi phí tương lai của doanh nghiệp.
Thứ hai, quyết định đầu tư dài hạn là một quyết định tài chính dài hạn, có tác động đến tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư dài hạn đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Để đảm bảo sự ổn định về tài chính, lượng vốn này phải được sử dụng một cách có hiệu quả. Hiệu quả vốn đầu tư phụ thuộc vào việc dự toán đúng đắn vốn đầu tư. Những sai lầm trong việc dự toán vốn đầu tư sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đầu tư vốn quá mức hoặc đầu tư không đồng bộ sẽ dẫn đến lãng phí vốn, ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong doanh nghiệp. Nhưng ngược lại, việc dự toán vốn quá ít rất có thể dẫn đến tình trạng thiếu vốn, hạn chế khả năng sản xuất đáp ứng thị trường hoặc không kịp thời đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ, kết quả là doanh nghiệp mất thị trường hoặc thất bại trong cạnh tranh. Một quyết định không đúng đắn buộc doanh nghiệp phải thay đổi sẽ dẫn tới những thiệt hại về mặt tài chính do tài sản không bán được để chuyển hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả là thua lỗ, không trả được nợ và phá sản. Bên cạnh đó, với nguồn lực hạn hẹp của doanh nghiệp, quyết định đầu tư này có thể làm cản trở việc thực hiện các hoạt động đầu tư có hiệu quả khác. Do vậy, buộc doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư phải cân nhắc và lựa chọn một cách chính xác để lựa chọn được dự án có hiệu quả nhất, đáp ứng được mục tiêu đặt ra.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dài hạn
Có rất nhiều yếu tố tác động đến quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, tuy nhiên trong bài viết này chúng ta chỉ tập trung vào những yếu tố quan trọng và mang tính chất điển hình.
4.1.Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước
Nhà Nướclà người hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế. Thông qua chính sách kinh tế, pháp luật kinh tế. Nhà Nướctạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế vĩ mô. Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà Nướctrong mỗi thời kỳ định hướng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh. Với chính sách đòn bẩy, Nhà Nướckhuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực có lợi cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy để đi đến quyết định đầu tư doanh nghiệp phải nghiên cứu chính sách kinh tế của Đảng và Nhà Nướcđể đảm bảo thực hiện đúng pháp luật kinh doanh đồng thời tận dụng những chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước.
4.2.Thị trường và các đối thủ cạnh tranh.
Trong sản xuất hàng hoá, thị trường tiêu thụ sản phẩm là một căn cứ hết sức quan trọng để doanh nghiệp quyết định đầu tư. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải đầu tư sản xuất ra những sản phẩm mà người tiêu dùng cần, tức là phải căn cứ vào nhu cầu sản phẩm của thị trường hiện tại và tương lai để xem xét vấn đề đầu tư.. Trong đầu tư, khi xem xét thị trường thì không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh. Yếu tố này đòi hỏi doanh nghiệp trong đầu tư phải căn cứ vào tình hình hiện tại của doanh nghiệp, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường và dự đoán tình hình trong tương lai để lựa chọn phương thức đầu tư thích hợp, tạo ra lợi thế riêng của doanh nghiệp trên thị trường.
4.3.Lãi suất tiền vay ( chi phí vốn vay) và chính sách thuế
Thông thường để tiến hành hoạt động đầu tư ngoài vốn tự có, doanh nghiệp phải đi vay. Và lãi suất tiền vay chính là chi phí của khoản vay đó. Do đó khi xác định kế hoạch đầu tư dài hạn doanh nghiệp phải xem xét lãi suất tiền vay để đảm bảo với chi phí vốn vay đó hoạt động đầu tư của doanh nghiệp vẫn mang lại hiệu quả.
Đồng thời chính sách thuế của Nhà Nướccũng rất quan trọng, thuế là một công cụ để Nhà Nướcđiều tiết và hướng dẫn các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, thông qua chính sách thuế Nhà Nướccó thể hạn chế hay khuyến khích việc phát triển một ngành, một lĩnh vực nào đó. Do đó thuế trong kinh doanh là yếu tố kích thích hay hạn chế sự đầu tư của doanh nghiệp.
4.4.Tiến bộ khoa học kỹ thuật
Tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể là cơ hội mà cũng có thể là nguy cơ đe doạ đối với sự đầu tư của một doanh nghiệp .Trong đầu tư doanh nghiệp phải tính đến thành tựu của khoa học, công nghệ để xác định đầu tư về trang thiết bị, đầu tư về quy trình công nghệ sản xuất hoặc đầu tư kịp thời để đổi mới, hiện đại hoá trang thiết bị, nâng cao chất lượng, đổi mới sản phẩm. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải dám chấp nhận sự mạo hiểm trong đầu tư để phát triển sản phẩm mới. Ngược lại, doanh nghiệp nếu không tiếp cận kịp thời với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ để đổi mới trang thiết bị, đổi mới sản phẩm sẽ có nguy cơ dẫn doanh nghiệp tới tình trạng làm ăn thua lỗ do sản phẩm không còn phù hợp với nhu cầu thị trường.
4.5.Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp chỉ có nguồn tài chính để đầu tư ở giới hạn nhất định bao gồm nguồn vốn tự có và nguồn vốn có khả năng huy động. Doanh nghiệp không thể thực hiện những dự án có vốn đầu tư quá lớn, vượt quá khả năng tài chính của mình. Đây là yếu tố quan trọng chi phối đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp.
4.6. Tình hình kinh tế và chính trị trong nước và thế giới.
Trong điều kiện tình hình kinh tế và chính trị trong nước và thế giới ổn định thì các dự đoán về chi phí và lợi ích thu được trong tương lai sẽ chính xác hơn trên cơ sở đó sẽ thúc đầy doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong các quyết định đầu tư của mình. Ngược lại, nếu một quyết định đầu tư đặt trong một tương lai có nhiều yếu tố bấp bênh sẽ làm cho các nhà đầu tư thiếu tin tưởng, nghi ngại về sự phát triển doanh nghiệp do đó sẽ hạn chế đầu tư.
Trên đây là một số yếu tố chi phối đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên mỗi loại hình doanh nghiệp lại chịu tác động khác nhau của các yếu tố khác nhau. Vì vậy trước khi đi đến quyết định đầu tư doanh nghiệp phải dự tính và sắp xếp các yếu tố đó theo mức độ tác động để nhằm tận dụng những yếu tố có lợi, hạn chế những yếu tố bất lợi đồng thời dự đoán chính xác hiệu quả tài chính dự án đầu tư, đảm bảo dự án đầu tư thực hiện đúng luật và hiệu quả.
5.Hiệu qủa đầu tư.
Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi, đạt được mục đích như mong muốn, thì trước khi tiến hành hoạt động đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá được hiệu quả của hoạt động đầu tư .
Về lý thuyết cũng như trong thực tiễn, hiệu qủa đầu tư được đánh giá thông qua 4 phương pháp sau đây:
- Phương pháp giá trị hiện tại ròng ( NPV)
- Phương pháp tỷ suất nội hoàn ( IRR )
- Phương pháp thời gian hoàn vốn ( PP )
- Phương pháp chỉ số doanh lợi ( PI )
Để sử dụng các phương pháp này trước tiên chúng ta phải làm rõ một số khái niệm sau:
+ Gía trị theo thời gian của tiền: Tiền có giá trị không giống nhau ở những thời điểm khác nhau.
+ Lãi kép: Là một phương pháp tính lãi trong đó lãi của kỳ trước được nhập vào gốc để tính lãi tiếp cho kỳ sau:
FV = P V ( 1+ r)n
Trong đó: FV : Giá trị tương lai của tiền.
PV : Vốn ban đầu.
r : Lãi suất.
n : Số kỳ tính lãi.
+ Giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai
P V = FV/ (1+r)n
r trong trường hợp này là tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hoá.
Sau đây ta sẽ đi vào xem xét đánh giá so sánh về ưu và nhược điểm cũng nhu phạm vi và trường hợp áp dụng mỗi phương pháp.
Chỉ tiêu
Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV)
Phương pháp tỷ lệ nội hoàn (IRR)
Phương pháp chỉ số doa