Luận văn Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Phú Quốc
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài: Vẻ đẹp và tiềm năng to lớn về kinh tế, du lịch, xã hội của Phú Quốc đã được phát hiện từ khá lâu, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã trầm trồ trước cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên độc đáo mà Phú Quốc sở hữu. Những năm gần đây, Chính phủ ban hành nhiều quyết định nhằm xây dựng đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch sinh thái đảo, biển chất lượng cao vào năm 2020. Quyết định 38/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 2 năm 2006 đã đưa Phú Quốc trở thành khu vực có các quy định, chính sách mở nhất so với các địa phương khác trên cả nước. Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Thế giới và lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam ngày càng đông là yếu tố hấp dẫn các dự án Đầu tư trực tiếp nước ngoài về du lịch. Trong bối cảnh đó,Phú Quốc với những hạn chế về cơ sở hạ tầng, quy hoạch, quản lý, xúc tiến đầu tư. đã làm cản trở sự phát triển trở thành đảo du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực. Do đó, luận án “Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Phú Quốc”được hình thành xuất phát từ những lý do nêu trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Vấn đề cơ bản mà đề tàimong muốn là dựa trên các lý luận cũng như kinh nghiệm về đầu tư nước ngoài ở các địa phương khác, dựa trên thực trạng về đầu tư nước ngoài tại Phú Quốc để đưa ra các giải pháp đẩy mạnh việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Phú Quốc nhiềuhơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài có liên quan đến nhiều lĩnh vựckhoa học khác nhaunhư du lịch, môi trường, kinh tế, tài chính,luật pháp, và cả những vấnđề ở phạm vi quốc tế. Tuy nhiên đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực kinh tế, hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Phú Quốc trong giai đoạn 2003 – 2006 kèm theo những giải pháp và kiến nghị, những vấn đề khác chỉ được giải quyết khi có liên quan. 4. Điểm mới của đề tài: Thứ nhất, đề tài đã cập nhật về xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới theo Báo cáo mới nhất 2006 của UNCTADvà một số kinh nghiệm thực tế về thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh đảo ở các nướctrong khu vực có điều kiện tương tự Phú Quốc là Jeju của Hàn Quốc và Phuketcủa Thái Lan. Qua đó, đề tài mang tính thời sự và thực tiễn hơn để có thể đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện riêng của Phú Quốc và mang lại hiệu quả cao. Thứ hai,hiện đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và một số tỉnh thành lớn trong cả nước như TP.HCM, Bình Dương, Bình Thuận, Đà Nẵng, Cần Thơ, Tiền Giang Tuy nhiên, đề tàinghiên cứu về FDI tại Phú Quốc còn rất ít vì Phú Quốc chỉ được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm nhiều trong những năm gần đây từ sau khi có chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước và Quy hoạch phát triểntổng thể. Mặc dù không có đủ các dữ liệu thống kê về Phú Quốc nhưng đề tài đã khái quát được tình hình thực tế và những vướng mắc để kịp thời tháo gỡ ngaytừ giai đoạn đầu. Thứ ba, không chỉ chú trọng vào số lượng vốn thu hút đầu tư nước ngoài mà đề tài đặt vấn đề đầu tư trong dài hạn lên hàng đầu sao cho Phú Quốc có thể trở thành một hòn đảo du lịch và kinh tế tầm cỡ khu vực và quốc tế,có thể sánh ngang với Jeju, Phuket hoặc hơn thế nữa nhưng vẫn mang nét đặc sắc riêng của Việt Nam và bảo tồn được hệ sinh thái rừng và biển thuộc hàng quý hiếm của Thế giới. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt củađề tài là phương pháp tổng hợp - phân tích; phương pháp logic, hệ thống; phương pháp thống kê, phương pháp kinh nghiệm. Đề tài còn sử dụng các tài liệu, cáccông trình nghiên cứu có liên quan đến từ Internet, sách báo, thống kê, luận văn Ngoài ra, do dữ liệu thứ cấp không đầy đủ và cập nhật,đề tài đã sử dụng dữ liệu sơ cấp từ Bảng câu hỏi khảo sát các doanh nghiệp đang đầu tư hoặc đang tìm hiểu đầu tư vào Phú Quốcđể đề tài tăng thêm giá trị thực tiễn. 6. Nội dung nghiên cứu: Luận văn bao gồm 80 trang, chứa 13 biểu bảng,3 sơ đồ, 8 phụ lục và kết cấu trong 3 chương với nội dung chủ yếu sau: ¾ Chương 1(gồm 16 trang, 1 biểu bảng) – Những lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài: khái quát định nghĩa, nguyên nhân, vai trò, các hình thức của đầu tư nước ngoài, xu hướng đầu tư nước ngoài trên thế giới, các nhân tố tác động đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và những kinh nghiệm thu hút đầu tư của Jeju, Phuket và Bình Dương để qua đó làm cơ sở lý luận cho việc phân tích ở các chương sau. ¾ Chương 2 (gồm 30 trang, 7 biểu bảng, 2 sơ đồ) – Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Phú Quốc: chương này giới thiệu về điều kiện tự nhiên, tiềm năng và tình hình phát triển kinh tế xã hội của Phú Quốc, tóm lược những chính sách ưu đãi đầu tư và thựctrạng đầu tư trực tiếp nướcngoài tại Phú Quốc để nêu bật những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, làm cơ sở đề ra các giải pháp trong chương cuối. ¾ Chương 3(gồm 34 trang, 5 biểu bảng, 1 sơ đồ) – Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Phú Quốc: dựa trên những mục tiêu, định hướng, quan điểm của Nhà nước và những các con số dự báo về nhu cầu phát triển của Phú Quốc đến năm 2020,chương này đã phát biểu các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Phú Quốc và xây dựng tiềm lực kinh tế tạo nền tảng cho hoạt động thu hút đầu tư bền vững.