Chủnghĩa Trọng thương được hình thành ởChâu Âu vào thếkỷXVI và
phát triển đến giữa thếkỷ18 (thời kỳtiền TBCN). Những nội dung chính
9 Đềcao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệlà tiêu chuẩn cơbản của của
cải. Nhà nước nào càng nhiều tiền thì càng giàu có.
9 Họ đặc biệt coi trọng các hoạt động thương mại, mà trước hết là
ngoại thương. CNTT cho rằng chỉcó hoạt động Ngoại thương mới là nguồn gốc
thực sựcủa của cải vì nó làm tăng thêm khối lượng tiền tệ. Theo chủnghĩa trọng
thương, khi tham gia vào thương mại quốc tế, muốn có nhiều tiền thì phải thực hiện
xuất siêu, phải đạt được thặng dưmậu dịch. Để đạt được thặng dưmậu dịch bằng
cách:
9 Tăng sốlượng hàng hóa xuất khẩu
9 Xuất khẩu hàng hóa có giá trịcao ưu tiên hơn hàng hóa có giá trị
thấp. ThếkỷXVI chứng kiến sựkhuyến khích xuất khẩu len ởAnh. Đến thếkỷ
XVII, Thomas Mun, làm việc cho Công ty Đông Ấn, cho rằng nên khuyến khích
xuất khẩu các sản phẩm chếbiến vì chúng tạo ra giá trịcao, cấm xuất khẩu hàng sơ
chế.
9 Chủnghĩa trọng thương không khuyến khích xuất khẩu nguyên liệu
mà sửdụng nguyên liệu đểsản xuất trong nước rồi đem xuất khẩu thành phẩm.
9 Nhập khẩu: ưu tiên nhập khẩu nguyên liệu so với thành phẩm. Hạn
chếhoặc cấm nhập khẩu thành phẩm, nhất là hàng xa xỉ. NK vàng và bạc được chú
trọng
96 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2130 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sang EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
cá tra khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long sang EU
Trang 1
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
CÁ TRA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
SANG THỊ TRƯỜNG EU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁ TRA Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1.1 Lý thuyết trọng thương
Chủ nghĩa Trọng thương được hình thành ở Châu Âu vào thế kỷ XVI và
phát triển đến giữa thế kỷ 18 (thời kỳ tiền TBCN). Những nội dung chính
9 Đề cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ là tiêu chuẩn cơ bản của của
cải. Nhà nước nào càng nhiều tiền thì càng giàu có.
9 Họ đặc biệt coi trọng các hoạt động thương mại, mà trước hết là
ngoại thương. CNTT cho rằng chỉ có hoạt động Ngoại thương mới là nguồn gốc
thực sự của của cải vì nó làm tăng thêm khối lượng tiền tệ. Theo chủ nghĩa trọng
thương, khi tham gia vào thương mại quốc tế, muốn có nhiều tiền thì phải thực hiện
xuất siêu, phải đạt được thặng dư mậu dịch. Để đạt được thặng dư mậu dịch bằng
cách:
9 Tăng số lượng hàng hóa xuất khẩu
9 Xuất khẩu hàng hóa có giá trị cao ưu tiên hơn hàng hóa có giá trị
thấp. Thế kỷ XVI chứng kiến sự khuyến khích xuất khẩu len ở Anh. Đến thế kỷ
XVII, Thomas Mun, làm việc cho Công ty Đông Ấn, cho rằng nên khuyến khích
xuất khẩu các sản phẩm chế biến vì chúng tạo ra giá trị cao, cấm xuất khẩu hàng sơ
chế.
9 Chủ nghĩa trọng thương không khuyến khích xuất khẩu nguyên liệu
mà sử dụng nguyên liệu để sản xuất trong nước rồi đem xuất khẩu thành phẩm.
9 Nhập khẩu: ưu tiên nhập khẩu nguyên liệu so với thành phẩm. Hạn
chế hoặc cấm nhập khẩu thành phẩm, nhất là hàng xa xỉ. NK vàng và bạc được chú
trọng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu
Trang 2
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
9 Khuyến khích chở hàng bằng tàu của nước mình, vì vừa bán được
hàng mà còn được cả những món lợi khác như cước vận tải, phí bảo hiểm.
9 Buôn bán được thực hiện bởi các công ty độc quyền của Nhà nước,
hạn chế hầu hết hoạt động nhập khẩu và nhiều hoạt động xuất khẩu được trợ cấp.
9 Về lợi nhuận trong thương mại: Họ cho rằng lợi nhuận trong
thương mại là kết quả của việc trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt.
9 Trong thương mại quốc tế, quốc gia này giàu lên là nhờ sự nghèo đi
của các quốc gia khác. Thặng dư của nước này nghĩa là thâm hụt của một nước
khác.
9 Chủ nghĩa trọng thương đề cao vai trò của Nhà nước trong việc
điều tiết nền kinh tế. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu, thực hiện xuất siêu thì Nhà nước
phải dùng các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ về mặt tài chính, trợ giá, bù
giá cho nhà xuất khẩu. Muốn hạn chế nhập khẩu thì nhà nước phải áp dụng các biện
pháp bảo hộ mậu dịch
1.1.2 Học thuyết của A.Smith về thương mại quốc tế
Adam Smith (1723-1790), nhà kinh tế học cổ điển người Scotland, người
được coi là cha đẻ của kinh tế học, đã phê phán những hạn chế của CNTT và nêu
lên những quan điểm mới của mình về thương mại quốc tế.
9 Thương mại đặc biệt là ngoại thương có vai trò rất lớn đối với sự
phát triển kinh tế của các nước.
9 Adam Smith cho rằng thương mại tạo điều kiện cho phát triển kinh
tế nhưng không phải là nguồn gốc của sự giàu có. Sự giàu có của một quốc gia phụ
thuộc vào sự sẵn có của hàng hóa dịch vụ hơn là vàng.
9 Thương mại quốc tế giữa các quốc gia là trên cơ sở tự nguyện và
các bên cùng có lợi. Sự trao đổi phải là ngang giá.
9 Khác với chủ nghĩa trọng thương cho rằng lợi nhuận là do lường
gạt và trao đổi không ngang giá, theo A. Smith, trao đổi phải ngang giá. Nếu một
bên thấy họ rơi vào thế bất lợi, họ sẽ không tham gia vào thương mại quốc tế.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu
Trang 3
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
9 Smith phê phán sự phi lý của lý thuyết trọng thương và chứng minh
rằng mậu dịch sẽ giúp cả hai bên gia tăng gia sản, qua việc thực thi một nguyên tắc
cơ bản là nguyên tắc phân công.
9 Cơ sở mậu dịch giữa các quốc gia là căn cứ vào lợi thế tuyệt đối
của các nước.
9 Lợi thế tuyệt đối của một quốc gia về một sản phẩm nghĩa là quốc
gia đó sản xuất ra sản phẩm đó với các chi phí thấp hơn các nước khác.
9 Nguồn gốc của lợi thế tuyệt đối:
• Lợi thế tự nhiên: tài nguyên, điều kiện khí hậu, đất đai.
Ðiều kiện tự nhiên có thể đóng vai trò quyết định trong việc sản xuất có hiệu quả rất
nhiều sản phẩm như nông sản (cà phê, chè, cao su, dừa, lúa gạo, v.v..) và các loại
khoáng sản (kim cương, dầu mỏ, quặng nhôm, v.v..)
• Lợi thế do nỗ lực: kỹ thuật và sự lành nghề.
Sản xuất các thành phẩm: nông sản chế biến, sản phẩm chế tạo phần lớn phụ thuộc
vào lợi thế do nỗ lực thường là kỹ thuật chế biến và kỹ năng sản xuất.
1.1.3 Học thuyết lợi thế so sánh của D.Ricardo về thương mại quốc tế
9 Thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo (Anh, 1772-1823). D.
Ricardo đã chứng minh được thương mại quốc tế có thể mang lại lợi ích cho các
bên tham gia, ngay cả khi một bên có ưu thế sản xuất rẻ hơn bên kia trong tất cả các
mặt hàng
9 Theo Ricardo mọi nước đều có lợi khi tham gia vào thương mại
quốc tế. Với cách giải thích như vậy, lý thuyết lợi thế so sánh kêu gọi tự do hóa
thương mại, xoá bỏ Chính sách bảo hộ mậu dịch.
9 Nguyên nhân xuất hiện lợi ích trong thương mại quốc tế:
• Các nước buôn bán với nhau vì họ khác nhau.
• Các nước buôn bán với nhau để đạt được lợi thế nhờ quy mô
sản xuất: mỗi nước khi chuyên môn hóa vào một số loại hàng thì nước đó có thể sản
xuất ở quy mô lớn hơn và do đó có hiệu quả hơn là trong trường hợp nước đó sản
xuất tất cả mọi thứ.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu
Trang 4
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
• Lợi ích trong thương mại quốc tế bắt nguồn từ lợi thế so sánh.
Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn trước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt
đối hơn so với nước khác trong việc sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có lợi khi tham
gia vào phân công lao động quốc tế. Bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất
định về một số mặt hàng và kém lợi thế so sánh về một số mặt hàng.
9 Mỗi nước đều có lợi thế so sánh trong sản xuất một mặt hàng nào
đó (và kém lợi thế so sánh trong mặt hàng khác). Một quốc gia có lợi thế so sánh
khi quốc gia đó có khả năng sản xuất một hàng hóa với mức chi phí cơ hội thấp hơn
so với các quốc gia khác. Chi phí cơ hội của việc sản xuất ra một hàng hóa là số
lượng hàng hóa khác mà chúng ta phải hy sinh khi chúng ta sử dụng nguồn lực để
sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa đó.
1.1.4 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh của ngành được xem xét trong mối tương quan giữa các
ngành hàng tương ứng của những quốc gia khác nhau để tranh giành thị trường trên
phạm vi thế giới. Lợi thế cạnh tranh của ngành sẽ tăng theo qui mô của các ngành
hàng và đó là biểu hiện lợi thế bên ngoài của nền kinh tế
Lợi thế cạnh tranh của ngành hàng cụ thể của một quốc gia là sự khác biệt
về lợi thế cạnh tranh mang tính vượt trội của các nhóm chiến lược trong ngành hàng
đó so với các nhóm chiến lược trong ngành hàng tương ứng của những quốc gia
khác trên thế giới. Và do đó, năng lực cạnh tranh của ngành hàng biểu hiện qua
năng lực cạnh tranh của các nhóm chiến lược trong ngành
Nhóm chiến lược là một tập hợp những công ty áp dụng chiến lược sản xuất
kinh doanh tương tự nhau. Mỗi ngành hàng có thể bao gồm một hay nhiều nhóm
chiến lược. Dấu hiệu căn bản phân biệt các nhóm chiến lược là giá và bề rộng của
dòng sản phẩm (thể hiện qua qui cách chất lượng và chủng loại sản phẩm)
Môi trường cạnh tranh của ngành là môi trường kinh tế quốc tế, bao gồm:
môi trường thương mại, môi trường sản xuất và môi trường tài chính trong mối liên
kết toàn cầu. Trong môi trường cạnh tranh quốc tế, các ngành hàng luôn đối diện
với rất nhiều thời cơ và thách thức. Phản ứng trước thời cơ và thách thức đó của tất
cả các doanh nghiệp trong các nhóm chiến lược sẽ tất yếu dẫn đến sự xuất hiện của
những cty đa quốc gia và cty xuyên quốc gia.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu
Trang 5
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành phải dựa vào 3 nhóm yếu tố cơ bản
như: năng lực cạnh tranh của các nhóm chiến lược trong ngành (biểu hiện qua sự
khác biệt về giá cả sản phẩm và bề rộng dòng sản phẩm), cấu trúc và lợi thế theo qui
mô của ngành (mặt bằng công nghệ chung của ngành cao hay thấp, hệ thống cơ sở
hạ tầng kỹ thuật của ngành đã phát triển đến chừng mực nào, các ngành liên kết và
bổ trợ có đầy đủ và đồng bộ hay không…), nhóm yếu tố về chính sách (vai trò, vị trí
của ngành trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, ngành được qui hoạch ra
sao, có phải là ngành kinh tế mũi nhọn, chính sách của chính phủ đối với ngành là
khuyến khích hay hạn chế phát triển..)
Trong thực tế, lợi thế cạnh tranh của ngành được đánh giá trên cả hai mặt
định tính và định lượng. Về mặt định tính sẽ dựa vào mô hình chu kỳ sống quốc tế
của sản phẩm (International Product Life Cycle model – IPLC) của Raymond
Vernon, và đánh giá về định lượng sẽ dựa vào biểu đồ tổ hợp (Cluster Chart) những
ngành hàng có lợi thế cạnh tranh cao của quốc gia được đề xướng bởi Michael
E.Porter.
1.2. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM CÁ TRA
1.2.1 Đặc điểm:
Cá Tra (Pangasius hypophthalmus) là một trong những đối tượng nuôi trồng
thủy sản đang được phát triển với tốc độ nhanh tại các tỉnh ĐBSCL (tập trung chủ
yếu ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp) và là một trong những loài cá có giá trị xuất
khẩu cao. Cá tra ĐBSCL được nhiều thị trường ưa chuộng vì màu sắc cơ thịt trắng,
thịt cá thơm ngon hơn so với các loài cá catfish khác. Nghề nuôi cá tra đã được khởi
đầu từ những năm 60. Năm 1998, Việt Nam đã thành công trong sinh sản nhân tạo
và đáp ứng được nhu cầu về giống cho nghề nuôi thương phẩm.
Hình thức nuôi : Nuôi thâm canh, bán thâm canh với các mô hình nuôi bè,
nuôi trong ao hầm. Ngoài ra, trong mấy năm gần đây đã phát triển nuôi cồn và đăng
quầng cũng cho hiệu quả cao.
Hình thức khai thác : Lưới, rùng, đăng, vó.
Mùa thu hoạch : Quanh năm.
Kích thước thu hoạch : 30-40cm, lớn nhất 90cm.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu
Trang 6
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1.2.2 Vai trò đóng góp của cá tra:
Tạo ra nguồn nguyên liệu đáng kể phục vụ cho công nghiệp chế biến xuất
khẩu thủy sản, một ngành có lợi thế cạnh tranh của nước ta, giúp nâng cao kim
ngạch xuất khẩu.
Khai thác tối đa tiềm năng thiên nhiên, lợi thế của vùng cực nam tổ quốc,
sử dụng tối ưu, lâu bền tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với sự phát triển các ngành
kinh tế xã hội của vùng một cách hợp lý.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng như điều chỉnh cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn, thu hút đầu tư, góp phần giải quyết việc làm cho người lao
động, nâng cao thu nhập.
Đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm tiêu dùng cho nhân dân, giảm gánh
nặng cho ngành khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên vốn đang ngày càng cạn kiệt,
bảo vệ môi trường sinh thái.
1.3 TÌM HIỂU SƠ LƯỢC VỀ LIÊN MINH EU
Liên minh EU là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu. Từ 6
thành viên ban đầu, hiện nay có 27 quốc gia thành viên. Liên minh được thành lập
với tên gọi hiện nay theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu năm 1992, thường gọi là
Hiệp ước Maastricht. Tuy nhiên, nhiều phương diện của Liên minh châu Âu đã có
từ trước, kể từ thập niên 1950, thông qua một loạt các tổ chức tiền thân. Liên minh
châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ.
Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp
theo năm gia nhập.
1957: Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan
1973: Đan Mạch, Ireland, Anh
1981: Hy Lạp
1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển
Ngày 1/5/2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia,
Estonia, Malta, Cộng hòa Síp
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu
Trang 7
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày 1/1/2007: Romania, Bulgaria
Hiện nay, EU có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 499,7 triệu người
với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (~15.7 nghìn tỉ USD) trong năm 2007.
Vẫn còn 22 quốc gia gồm Albania, Andorra, Armenia, Azerbaijan, Belarus,
Bosnia & Herzegovina, Croatia, Georgia, Iceland, Liechtenstein, Macedonia,
Moldova, Monaco, Montenegro, Na Uy, Nga, San Marino, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ,
Thụy Sĩ, Ukraine
1.4 ĐÁNH GIÁ VỀ THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN EU
1.4.1 Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của EU
Sản lượng thủy sản năm 2007, trong đó có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng
của các nước thành viên EU ước tính đạt 6.6 triệu tấn. Tây Ban Nha, Đan Mạch,
Pháp, Anh và Hà Lan là những nước dẫn đầu.
Sản lượng đánh bắt chiếm gần 80% tổng khối lượng, sản lượng nuôi trồng
chiếm 20% còn lại 1.3 triệu tấn. Sản lượng thủy sản của cả khối đã giảm 25%, chủ
yếu do hạn chế khai thác
1.4.2 Tiêu thụ thủy sản của EU
Với sự mở rộng của EU từ 15 nước thành viên lên 27 nước như hiện nay,
sức tiêu thụ các sản phẩm thủy sản của EU-27 đã tăng nhanh đáng kể trong những
năm gần đây và xu hướng này ngày càng tăng với những thay đổi về chủng loại sản
phẩm, kích cỡ và dạng sản phẩm.
Bảng 1.1 Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của EU năm 2007
Đvt: Kg/người/năm
2007
Austria 11
Belgium/Luxembourg 22
Bulgaria 5
Cyprus 25
Czech Republic 10
Denmark 24
Estonia 14
Finland 34
France 32
Germany 15
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu
Trang 8
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Greece 26
Hungary 5
Ireland 21
Italy 24
Latvia 37
Lithuania 17
Malta 30
Netherlands 15
Poland 12
Portugal 60
Romania 3
Slovakia 6
Slovenia 7
Spain 40
Sweden 28
United Kingdom 24
EU-27 22
Nguồn: fao, 2007
Mức tiêu thụ thủy sản tính trên đầu người/ năm là 22 kg, như vậy khối sẽ
tiêu thụ hết khoảng 11 triệu tấn thủy sản/năm. Các nước Trung và Đông Âu tiêu thụ
khoảng 15 kg và các nước thuộc Tây Bắc Âu từ 15-30 kg, trong khi đó các nước
Nam Âu đạt từ 40-60 kg.
Tiêu thụ thủy sản có sự khác biệt lớn giữa các thành viên EU 5 thị trường
lớn nhất ở EU chiếm khoảng hơn 70% tiêu thụ thủy sản năm 2007.
Tây Ban Nha, đặc biệt là Bồ Đào Nha có sức tiêu thụ thủy sản bình quân
đầu người cao.
Tiêu thụ bình quân đầu người Ý, Anh thuộc dạng trung bình EU.
Các nước trung tâm EU không có truyền thống ăn thủy sản do hầu hết các
nước này không có đường bờ biển . Do đó họ không có quen với mùi vị thủy sản.
Các nước thuộc vùng địa trung hải (Ý, Tây Ban Nha, Malta,…) và các nước
Bắc Âu ( Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch) là thị trường tiêu thụ thủy sản chính.
Người tiêu dùng EU tiêu thụ nhiều loại thủy sản khác nhau và truyền thống
ẩm thực thủy sản giữa các nước cũng khác nhau. Để thỏa mãn tất cả các nhu cầu
này chắc chắn việc tìm kiếm nguồn thủy sản sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu
Trang 9
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thêm vào đó các nước công nghiệp hóa ngày càng đưa ra nhiều biện pháp
nhằm giảm áp lực đối với nghề khai thác thủy sản, một trong những nguyên nhân
chính gây cạn kiệt nguồn lợi. Chỉ một phần nhu cầu tiêu thụ của EU được ngành
nuôi trồng thủy sản đáp ứng.
Các nước thành viên EU đã thể hiện rõ nhất xu hướng này như sản lượng
thủy sản đánh bắt sụt giảm. Nguồn thủy sản nhằm duy trì khả năng cung cấp đã đặt
ra nhu cầu đối với tăng nhập khẩu.
1.4.3 Thưong mại thủy sản của EU
1.4.3.1 Sơ lược tình nhập khẩu thủy sản của EU
Hiện nay, EU là nhà nhập khẩu thủy sản thuần túy. Từ 2002-2007, thâm hụt
thương mại của EU đã tăng khoảng 30% về khối lượng, từ 2.5 triệu tấn lên 3.5 triệu
tấn. Hơn lúc nào hết, EU đang phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu để đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ thủy sản của cả khối.
Năm 2007, 27 nước thành viên của EU đã nhập 8.9 triệu tấn. Tây Ban Nha,
Ý, Đức, Hà Lan là nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất. Trong đó trên 5 triệu tấn được
nhập khẩu từ nước khác còn lại là thương mại nội khối.
Na Uy là nhà cung cấp thủy sản lớn nhất cho EU chiếm 9.4% tổng nhập
khẩu thủy sản của cả khối, Trung Quốc là nhà cung cấp lớn thứ 2, trong 5 năm qua
họ đã tăng gấp 3 lần khối lượng xuất sang EU. Các nhà cung cấp khác như Mỹ,
Aixolen, Achentina và Thái Lan có thị phần xuất ổn định chiếm khoảng 3%. Việt
Nam tăng mạnh xuất khẩu thủy sản sang EU từ 32 ngàn tấn năm 2002 lên khoảng
256 ngàn tấn năm 2007.
Bảng 1.2 EU nhập khẩu thủy sản của top 15 nước
Nhập khẩu thủy sản của EU từ các nước (tấn)
2002 2003 2004 2005 2006 2007
Thế giới 7,475,669 7,905,520 7,988,563 9,094,682 8,706,096 8,897,330
EU 27 3,443,323 3,578,532 3,662,392 4,564,619 3,793,442 3,870,099
Na Uy 701,796 756,598 735,552 735,788 794,312 833,058
Trung Quốc 141,763 229,004 272,364 348,961 448,667 481,382
Aixơlen 236,557 248,172 279,170 264,202 275,605 257,541
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu
Trang 10
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mỹ 231,859 215,657 267,378 254,938 256,677 275,328
Achentina 202,950 231,335 191,039 173,009 251,242 231,923
Thái Lan 147,933 168,189 159,139 177,916 214,733 227,193
Việt Nam 32,037 45,936 66,882 105,831 194,862 256,204
Marốc 175,923 169,189 152,939 180,162 191,748 180,276
Êcuađo 76,759 98,813 106,173 136,731 157,210 175,154
Ấn Độ 95,407 109,418 109,343 123,286 142,759 146,609
Nga 209,995 172,211 146,540 126,212 133,732 102,664
Chilê 93,434 94,906 103,073 122,392 128,973 135,024
Greenland 94,191 100,494 106,112 113,517 117,606 112,716
Đảo Faroe 139,667 143,637 126,037 119,571 102,362 94,347
Các nước 1,391,370 1,482,106 1,426,712 1,458,528 1,400,350 1,396,737
khác
Tổng nhập từ 4,032,346 4,326,988 4,326,171 4,530,063 4,912,654 5,027232
các nước thứ 3
Nguồn: Golbal trade atlas
Từ bảng số liệu