Luận văn Giải pháp huy động nguồn vốn tài trợ cho các dự án đầu tư xây dựng khu dân cư tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Muốn thành công trong kinh doanh, trướchết doanh nghiệp phải dám đương đầu và vượt qua “cửa ải” vốn. Tạo vốn và quay vòng vốn luôn là những bài toán theo đuổi suốt cuộc đời kinh doanh của doanh nghiệp và việc tìm ra lời giải cho bài toán đó sẽ tạo nên một bản sắc riêng, đồng thờikhẳng định vị thế của doanh nghiệp đó trên thương trường. Cũng như bất kỳ lĩnh vực nào, đối với bất động sản, vấn đề vốn luôn là mối bận tâm hàng đầu. Thứ nhất, với một dự án bất động sản bất kỳ nào cũng cần có một khối lượng vốn rất lớn so với các lĩnh vực khác, có thể đến hàng trăm tỷ đồng. Do đó, doanh nghiệp phải “trường vốn” lắm mới có thể hoàn thiện được đến hạ tầng dự án, còn để hoàn thiện một khu dân cư mới phải huy động vốn của toàn xã hội. Thứ hai, với nguyên tắc thận trọng trong kinh doanh, không một doanh nghiệp nào dám mạo hiểm bỏ hết cả vốn của mình để đầu tư vào một dự án bất động sản. Do đó, nhu cầu huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác là điều tất yếu. Thứ ba, hành lang pháp lý để quản lý việc thực hiện dựa án bất động sản còn nhiều bất cập, buông lỏng trong quản lý đã dẫn đến những tình trạng bấtổn về kinh tế và xã hội trong thời gian gần đây, như: tình trạng bán nhà trên giấy; doanh nghiệp bị thiếu vốn khi thực hiện dự án; giá vàng thế giới cũng ảnh hưởng đến thị trường bất động sản vì đa số giao dịch bất động sản còn có thóiquen sử dụng vàng, Vậy tìm đâu ra nguồn vốn và làm thế nào để giải bài toán về vốn một cách hiệu quả nhất? Câu hỏi đó luôn làm đau đầu các doanh nhân. Và đó cũng là lý do tôi chọn đề tài : “Giải pháp huy động nguồn vốn tài trợ cho các dự án đầu tư xây dựng khu dân cưtại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010”, nhằm tìm hiểu và khái quát lại thực trạng huy động nguồn vốn của các dự án đầu tư xây dựng khu dân cư hiện nay trên địa bàn Thànhphố. Từ đó, đưa ra những giải pháp để công tác huy động vốn của doanh nghiệp đuợc đẩy nhanh hơn và hiệu quả hơn. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Luận văn đi sâu phân tích tình hình huy động nguồn vốn tài trợ cho các dự án khu dân cư tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, nhằm nêu lên những tồn tại, nguyên nhân và từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị để giải quyết nhu cầu về vốn, là một yếu tố tiên quyết đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án khu dân cư. Với nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Nghiên cứu về các lý thuyết thực hiện dự án đầu tư xây dựng các khu dân cư tại Thành phố. - Căn cứ vào thực trạng của tình hình huy động vốn thực hiện dự án khu dân cư của các doanh nghiệp trên địa bàn Thànhphố trong thời gian qua để phân tích, đánh giá những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế và tìm rõ nguyên nhân của những hạn chế. - Đưa ra những giải pháp và kiến nghị thích hợp để nhằm quản lý và đẩy nhanh hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng khu dân cư nói riêng đạt được hiệu quảcao. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình sử dụng cáccông cụ huy động nguồn vốn như: phát hành chứng khoán nợ, chứng khoánvốn, vay nợ từ các tổ chức tín dụng, quỹ tài chính, và việc vận dụng, thựchiện các chính sách pháp luật có liên quan trong việc đầu tư xây dựng dự án khu dân cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Để thực hiện một dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, bao gồm có nhiều giai đoạn: tìm hiểu dự án, chuẩn bị thực hiện dự án, thựchiện dự án, Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn trong việc huy động nguồn vốn, là một phần quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án. Không gian nghiên cứu của luận văn là các dự án khu dân cư trên địa bàn Tp HCM. Thời gian nghiên cứu trong luận văn là tình hình huy động nguồn vốn để thực hiện dự án khu dân cư tại Tp HCM trong những năm vừa qua, giai đoạn từ 1986 đến nay. Định hướng phát triển các khudân cư gắn với phát triển kinh tế xã hội ở TP HCM đến năm 2010. Ngoài ra, trong nghiên cứu, luận văn không đề cập đến nguồn vốn từ ngân sách ngân sách nhà nước, để các vấn đề được nêu thật sự mang tính thực tiễn và khách quan. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, dựa trên cơ sở hệ thống lý luận của học thuyết Mác-Lênin, lý thuyết về khoa học tài chính và các môn khoa học khác, trên tinh thần thống nhất với các quan điểm, chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước đốivới sự phát triển khu dân cư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, nêu lên những vấn đề còn tồn tại, phân tích các nguyên nhân và hình thành những giải pháp hợp lý nhằm thúc đẩy việc xâydựng dự án khu dân cư tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 được hiệu quả hơn. 6. NHỮNG ĐIỂM CHÍNH CỦA LUẬN VĂN Hệ thống những lý luận cơbản về các công cụ huy động nguồn vốn để thực hiện các dự án xây dựng khu dân cư nói chung và tại Tp HCM nói riêng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một nền kinhtế chuyển đổi. Phân tích hiện tượng và bản chất của tình hình huy động nguồn vốn đầu tư dự án khu dân trên địa bàn TP HCM dưới góc độ kinh tế học, qua đó rútra được tồn tại và nguyên nhân tồn tại. Trên cơ sở những luận cứ khoa học và thực tiễn, Luận văn dự báo định hướng phát triển của thị trường nhà ở đô thị ở TP HCM đến năm 2010, đặt biệt gắn với các chương trình phát triển của TP trong giai đoạn 2006-2010 Đưa ra các nhóm giải pháp khả thi, trong đó chú trọng đến các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ huy động vốn, gắn với quá trình phát triển kinh tế xã hộiTP HCM đến năm 2010. Nghiên cứu trong thời điểm có nhiều cải cách về quản lý nhà đất, có nhiều cái mới mà những nghiên cứu trước đây chưa đề cập tới, hay đến nay không còn phù hợp nữa. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn bao gồm 73 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm ba chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về dự án đầu tưxây dựng khu dân cư và các công cụ huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng khu dân cư. Gồm 21 trang - Chương 2: Thực trạng huy động nguồn vốn của các dự án đầu tư xây dựng khu dân cư trong thời gian qua tại Thành phố Hồ Chí Minh, chương này cũng gồm 22 trang - Chương 3: Giải pháp huy động nguồn vốn tài trợ cho các dự án đầu tư xây dựng khu dân cư tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010. Chương này gồm 30 trang.