Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một
hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch trở thành một nhu cầu
không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội của các đất nước. Thông qua các hoạt
động du lịch con người thoả mãn nhu cầu hài hoà cả về vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó
du lịch cũng đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế.
Hoạt động du lịch Việt Nam ngày càng phát triển nhờ những chính sách đổi mới và
sự quan tâm trợ giúp của quốc tế tạo nên sự phát triển vượt bậc.
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng thúc đẩy sự
phát triển của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Quá trình này một mặ đã làm cho
đời sống của người dân được cải thiện, nhưng mặt khác lại ảnh hưởng không nhỏ đến điều
kiện sống của con người, ô nhiễm môi trương, sức ép từ công việc, điều kiện sống. Người
dân có xu hướng tìm đến những nơi có môi trường tự nhiên trong lành, có cảnh quan yên
tĩnh để nghỉ ngơi, vui chơi giải trí vào những ngày nghỉ, lễ, Tết, nhất là những ngày nghỉ
cuối tuần.
Khu vực thị xã Sơn Tây - Ba Vì là khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi về tài
nguyên và nguồn khách để phát triển du lịch cuối tuần của người dân Hà Nội và các khu
lân cận. Các khu du lịch tiêu biểu là: Vườn Quốc gia Ba Vì, hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô,
Khoang Xanh - Suối Tiên, Ao Vua. nơi có sự kết hợp của khí hậu trong lành, mát mẻ,
cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thảm động thực vật phong phú và các yếu tố nhân văn
khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động nghỉ ngơi du lịch cuối tuần.
Tuy nhiên, trong thời gian qua lượng khách đến khu Sơn Tây - Ba Vì còn hạn chế,
chưa xứng với tiềm năng du lịch của vùng. Để có thể tăng cường thu hút khách tới Sơn
Tây - Ba Vì, đề tài đã tập trung vào nghiên cứu một số giải pháp Marketing - Mix.
67 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2388 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp Marketing - Mix nhằm thu hút khách du lịch cuối tuần ở khu vực thị xã Sơn Tây - Ba Vì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Giải pháp Marketing - Mix nhằm thu
hút khách du lịch cuối tuần ở khu vực
thị xã Sơn Tây - Ba Vì
Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một
hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch trở thành một nhu cầu
không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội của các đất nước. Thông qua các hoạt
động du lịch con người thoả mãn nhu cầu hài hoà cả về vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó
du lịch cũng đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế.
Hoạt động du lịch Việt Nam ngày càng phát triển nhờ những chính sách đổi mới và
sự quan tâm trợ giúp của quốc tế tạo nên sự phát triển vượt bậc.
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng thúc đẩy sự
phát triển của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Quá trình này một mặ đã làm cho
đời sống của người dân được cải thiện, nhưng mặt khác lại ảnh hưởng không nhỏ đến điều
kiện sống của con người, ô nhiễm môi trương, sức ép từ công việc, điều kiện sống. Người
dân có xu hướng tìm đến những nơi có môi trường tự nhiên trong lành, có cảnh quan yên
tĩnh để nghỉ ngơi, vui chơi giải trí vào những ngày nghỉ, lễ, Tết, nhất là những ngày nghỉ
cuối tuần.
Khu vực thị xã Sơn Tây - Ba Vì là khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi về tài
nguyên và nguồn khách để phát triển du lịch cuối tuần của người dân Hà Nội và các khu
lân cận. Các khu du lịch tiêu biểu là: Vườn Quốc gia Ba Vì, hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô,
Khoang Xanh - Suối Tiên, Ao Vua... nơi có sự kết hợp của khí hậu trong lành, mát mẻ,
cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thảm động thực vật phong phú và các yếu tố nhân văn
khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động nghỉ ngơi du lịch cuối tuần.
Tuy nhiên, trong thời gian qua lượng khách đến khu Sơn Tây - Ba Vì còn hạn chế,
chưa xứng với tiềm năng du lịch của vùng. Để có thể tăng cường thu hút khách tới Sơn
Tây - Ba Vì, đề tài đã tập trung vào nghiên cứu một số giải pháp Marketing - Mix.
II. Mục đích của đề tài
- Phân tích đánh giá tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch cuối tuần ở khu vực
thị xã Sơn Tây - Ba Vì.
- Bước đầu đưa ra các giải pháp Marketing - Mix nhằm thu hút khách du lịch cuối
tuần ở khu vực này.
III. Bố cục của khoá luận
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm ba chương:
Chương I: Khái quát về du lịch cuối tuần và các yếu tố Marketing - Mix.
Chương II: Tiềm năng phát triển du lịch cuối tuần thực trạng chính sách Marketing
- Mix nhằm thu hút khách đến.
Chương III: Một số giải pháp Marketing - Mix nhằm thu hút khách ở thị xã Sơn
Tây - Ba Vì.
Chương I
Khái quát vài nét về du lịch cuối tuần
Và CáC YếU Tố MARKETING - MIX
1.1 Khái quát về tài nguyên du lịch
1.1.1 Khái niệm
Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch. Số
lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên
trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch một vùng hay
quốc gia. Một lãnh thổ có nhiều tài nguyên du lịch sẽ có sức hấp dẫn khách du lịch lớn
và mức độ kết hợp các loại tài nguyên phong phú thì sức thu hút khách du lịch càng
mạnh. Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên
du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành, chuyên
môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của các hoạt động dịch vụ.
Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh
quan thiên nhiên cùng cảnh quan nhân văn, có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và
thoả mãn nhu cầu về chữa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch.
Ta có thể rút ra khái niệm về tài nguyên du lịch như sau: “Tài nguyên du lịch là
tổng thể tự nhiên và văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục
và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ thoả
mãn các nhu cầu theo mục đích chuyến đi, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu
cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch“.
Tài nguyên đối với mỗi loại hình du lịch có đặc trưng riêng. Đối với du lịch chữa
bệnh, người ta thường quan tâm tới nguồn nước khoáng và bùn chữa bệnh, thời tiết và khí
hậu tốt có tác dụng cho việc chữa bệnh. Du lịch bồi dưỡng sức khỏe được phát triển trên
cơ sở những thời kỳ khí hậu thích hợp, nguồn nước thực vật, địa hình thuận lợi và các
thành phần khác của cảnh quan góp phần bồi bổ sức khỏe. Có ý nghĩa quan trọng trong du
lịch thể thao và theo lộ trình là đặc điểm của lãnh thổ như khả năng vượt chướng ngại và
sự tồn tại của các vật chướng ngại (ghềnh, đèo, sông, suối), vùng có ít dân và cách xa
nhau. Đối tượng của du lịch tham quan lại là những danh lam thắng cảnh văn hóa - lịch sử
và tự nhiên, các mục tiêu kinh tế độc đáo, lễ hội và các thành phần của văn hóa dân tộc (trò
chơi dân tộc, thủ công mỹ nghệ truyền thống).
1.1.2 Phân loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch được phân ra làm hai loại:
+ Tài nguyên nhân văn
+ Tài nguyên tự nhiên
* Tài nguyên nhân văn: Là tất cả các giá trị vật chất, giá trị tinh thần mà con người
sáng tạo ra trong lịch sử và trong thời kỳ hiện tại được khai thác phục vụ mục đích du lịch.
Có rất nhiều loại tài nguyên nhân văn:
- Di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh.
- Các lễ hội.
- Các bảo tàng.
- Nghệ thuật truyền thống.
- Các làng nghề, phố nghề.
- Các làng cổ truyền thống.
- Các món ăn truyền thống.
Tài nguyên nhân văn cũng là một món ăn tinh thần mang đến cho ta sự nghỉ ngơi,
thư giãn với những lễ hội hay di tích lịch sử quan trọng.
* Tài nguyên tự nhiên: Là toàn bộ những nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin có ở
trong môi trường mà con người có thể vận dụng vào thực tế để phục vụ cho con người.
Tài nguyên tự nhiên được chia theo:
- Địa hình
- Khí hậu
- Nguồn nước
- Sinh vật
1.2 Du lịch cuối tuần
1.2.1. Khái niệm
ở Việt Nam trước đây, khi người lao động vẫn làm việc sáu ngày một tuần thì thời
gian dành cho nghỉ cuối tuần chỉ giới hạn cho một ngày chủ nhật. Nhưng đến nay, chế độ
làm việc năm ngày một tuần đã được thực hiện, người lao động có nhiều thời gian nghỉ
ngơi cuối tuần hơn (ngày thứ bảy và chủ nhật). Hiện nay, du lịch nghỉ ngơi cuối tuần đã trở
thành một nhu cầu bức thiết, một hiện tượng xã hội khá phổ biến đối với các thành phố
lớn, các khu công nghiệp và tập trung dân cư. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa dẫn
đến môi trường bị ô nhiễm, gây ra tình trạng căng thẳng thần kinh, xuất hiện nhu cầu du
lịch. Việc nghỉ ngơi tích cực sẽ đem lại sức khỏe cho con người, giải thoát họ khỏi những
bế tắc, căng thẳng.
Việc lựa chọn nơi nghỉ ngơi thích hợp cũng là vấn đề quan tâm. Một trong những
đặc điểm quan trọng của du lịch hiện đại là tính chất giải trí du lịch đối lập nhau. Tức là
người đi du lịch thường tìm đến môi trường đối lập với nơi họ vẫn thường sinh sống. Đối
với du lịch cuối tuần, điều này càng thể hiện rõ rệt. Do người dân thành phố bị tách khỏi
môi trường tự nhiên nên họ vẫn thường chọn những nơi có điều kiện dễ hòa nhập với thiên
nhiên để du lịch, nghỉ ngơi. Thiên nhiên thực sự đem lại những điều thú vị đối với người
dân thành phố vốn phải sống trong những điều kiện chưa thật thoải mái về chỗ ở, đường
phố tắc nghẽn, ồn ào, môi trường xung quanh đã có dấu hiệu hoặc đã bị ô nhiễm thực sự.
Thường thường, đối với những thành phố lớn châu âu, các hoạt động này tổ chức ở các
vùng ngoại ô, trong những khu rừng trồng hoặc các công viên nhân tạo, các công viên
chuyên đề. Còn ở nước ta, do diện tích các thành phố chưa lớn nên địa bàn có thể phát
triển ra các tỉnh phụ cận, nơi có những điều kiện tài nguyên phù hợp.
Tóm lại, du lịch cuối tuần là một dạng hoạt động của dân cư các đô thị thành phố,
khu công nghiệp hoặc nơi tập trung dân cư, vào những ngày nghỉ cuối tuần, ở vùng ngoại ô
hoặc phụ cận, có điều kiện dễ hoà nhập nhất với thiên nhiên, nhằm nghỉ ngơi, giải trí, phục
hồi sức khoẻ, kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.
1.2.2 Phân loại
Hoạt động du lịch từ khi xuất hiện đến nay không ngừng phát triển về mọi mặt, đặc
biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều các loại hình du lịch. Có thể nói hoạt động du lịch là
một dạng hoạt động rất phong phú và đa dạng. Để phân loại các loại hình du lịch người ta
đã đưa vào các tiêu chí như sau:
- Mục đích du lịch
- Phương tiện đi du lịch
- Vị trí địa lý của nơi du lịch
- Thời gian đi du lịch
- Hình thức tổ chức chuyến đi
Trong đó, khi dựa vào thời gian kéo dài của chuyến đi người ta lại chia thành:
- Du lịch ngắn ngày
- Du lịch dài ngày
Loại hình du lịch ngắn ngày thường được tổ chức vào cuối tuần thì được gọi là loại
hình cuối tuần. Như vậy du lịch cuối tuần là một dạng của du lịch ngắn ngày.
1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của du lịch cuối tuần
Cũng như nhiều loại hình du lịch khác, du lịch cuối tuần cũng đóng một vai trò
quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội của từng cá nhân, từng địa phương hay của
toàn xã hội.
Chức năng xã hội của du lịch cuối tuần biểu hiện ở việc bảo vệ và tăng cường sức
khoẻ của con người. Du lịch và nghỉ ngơi tích cực đóng một vai trò quan trọng trong việc
tăng cường sức khoẻ, tuổi thọ, khả năng lao động cho con người một cách hợp lý nhất.
Việc nghiên cứu y - sinh học cho thấy rằng các chế độ nghỉ ngơi và du lịch hợp lý có thể
giảm trung bình 30% các bệnh tật của nhân dân. Còn những bệnh phổ biến về tim mạch thì
giảm gần 50% còn những bệnh về đường hô hấp giảm 40%, các bệnh về thần kinh, xương
bắp giảm 30%, bệnh về các cơ quan tiêu hóa giảm 20%.
Du lịch tạo điều kiện cho những nhóm người khác nhau được tiếp xúc gần gũi hiểu
biết lẫn nhau, hình thành nên những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, tạo nên sự phát triển hài
hòa của con người. Du lịch còn kết hợp với giáo dục tư tưởng, chính trị cho thanh thiếu
niên, thu hút họ vào những hình thức hoạt động văn hóa - xã hội bổ ích. Những hoạt động
này giúp họ sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách hợp lý hơn. Từ đó giảm đi những tệ nạn
xấu, giảm đi cả những thanh niên hư. Việc làm tăng sức khoẻ cho nhân dân, làm tăng hiệu
xuất lao động của họ cũng chính là ý nghĩa kinh tế của du lịch. Việc nghỉ ngơi tích cực và
du lịch hợp lý tạo điều kiện phục hồi và tăng cường sức khỏe, tăng cường khả năng lao
động, tái sản xuất mở rộng sức lao động và cũng làm tăng hiệu quả kinh tế cho đất nước.
Hiệu quả này là do việc giảm tiêu hao thời gian lao động vì ốm đau, giảm thời gian chữa
bệnh và giảm thời gian đi khám bệnh. Mặt khác, phát triển du lịch cuối tuần sẽ tạo ra nhiều
việc làm cho người lao động do ngành du lịch chủ yếu là đáp ứng dịch vụ, đòi hỏi nhiều
lao động sống và trong nhiều trường hợp không thể cơ giới hóa được. Du lịch phát triển là
tạo ra nhiều việc làm và tạo điều kiện tăng thu nhập cho nhân dân địa phương. Điều đó
thực sự có ý nghĩa quan trọng, nhất là ở những nước đông dân, thiếu việc làm như nước ta
hiện nay. Du lịch cuối tuần có khả năng phân phối lại thu nhập giữa người dân nông thôn
và thành thị.
Nó cũng là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao đời sống kinh tế xã hội của người
dân địa phương. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp liên quan mật thiết tới nhiều nghành
kinh tế: từ sản xuất lương thực - thực phẩm đến các hàng thủ công mỹ nghệ. Việc tiêu thụ
trong du lịch là tiêu thụ tại chỗ vì vậy nó giảm chi phí đóng gói, lưu thông cho người sản
xuất.
Du lịch cuối tuần còn có một chức năng quan trọng, đó là chức năng sinh thái. Du
lịch cuối tuần của người dân thành phố thường đòi hỏi môi trường gần gũi với thiên nhiên.
Vì vậy, muốn phát triển các điểm du lịch cuối tuần cần bảo vệ, khôi phục và tối ưu hóa
môi trường tự nhiên. Để thoả mãn nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, cần dành lại những lãnh thổ
có thiên nhiên còn ít biến đổi ở những vùng ngoại ô thành phố và tiến hành các biện pháp
cải tạo chẳng hạn như cải tạo và trồng rừng, bảo vệ các nguồn nước và các lưu vực nước,
xây dựng các công viên... tất cả những việc đó đều góp phần bảo vệ môi trường, tạo nên
một môi trường sinh thái lâu bền cho sự sống.
1.2.4 Đặc điểm của du lịch cuối tuần
Nhìn chung, du lịch ngắn ngày bao giờ cũng chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với du
lịch dài ngày. Ngày nay thị trường về du khách đa phần là thích nghỉ ngơi nhiều lần trong
năm hơn là chỉ nghỉ ngơi một vài lần trong những kỳ nghỉ phép. Theo Mc. Intosh, ở Hoa
Kỳ vào những năm 90 thu nhập từ du lịch cuối tuần của họ đã đạt được 68% với số lượng
người tham gia lớn hơn 83%. Đối với nước ta thì du lịch có những đặc điểm sau:
- Du lịch cuối tuần ở nước ta diễn ra trong phạm vi ngắn khoảng 150 km đối với
những phương tiện như ô tô, xe máy. Còn đối với những phương tiện bằng xe đạp thì
khoảng 10 đến 40 km. Thời gian tiêu phí cho mỗi lượt đi hoặc về cho du khách nhỏ hơn
hoặc bằng ba giờ đồng hồ. Du lịch loại này chỉ diễn ra từ một đến hai ngày.
- Đối tượng tham quan du lịch cuối tuần phần lớn là dân cư đô thị đủ mọi tầng lớp,
lứa tuổi, nghề nghiệp. Nhưng nhiều nhất vẫn là giới trẻ, người lao động và một lực lượng
khách nước ngoài có mặt tại đây.
- Địa bàn du lịch và nghỉ ngơi cuối tuần có tổ chức rõ rệt là một sinh hoạt định kỳ
của xã hội đô thị. Những chuyến du lịch ngắn ngày đã trở thành thông lệ của xã hội công
nghệ hóa cao và phát triển. Du lịch cuối tuần là một dạng hoạt động đa dạng về loại hình,
có thể kể đến một số loại như: tắm biển, du lịch thể thao, tham quan di tích lịch sử, danh
lam thắng cảnh, vui chơi, giải trí...
- Du lịch cuối tuần chính là sản phẩm của nền văn minh công nghiệp. Bởi vì, công
nghiệp hóa làm cho cuộc sống của con người được cải thiện nhưng cũng chính nó làm cho
con người cảm thấy ngạt thở và căng thằng.
1.2.5 Các nhân tố làm nảy sinh nhu cầu du lịch cuối tuần
* Thời gian rỗi và nhu cầu vui chơi giải trí cuối tuần:
Một trong các tiêu chí được xác định trong định nghĩa du lịch là chuyến đi thực hiện
trong thời gian rảnh rỗi của con người (ngày nghỉ cuối tuần, kỳ nghỉ phép, thời gian rỗi có
được trong chuyến công tác...) không trong thời gian rỗi, chuyến đi của con người không
thể được gọi là du lịch.
Có thể nói, thời gian rỗi là điều kiện cần thiết để con người tham gia vào các hoạt
động du lịch. Hoạt động du lịch định hướng con người sử dụng rảnh rỗi vào các hoạt động
mang lại lợi ích, nâng cao hiểu biết hoặc nâng cao thể lực.
Thời gian rỗi có thể tăng lên nếu con người được sử dụng hợp lý quỹ thời gian và
có chế độ lao động đúng đắn. Với chế độ làm việc năm ngày một tuần đã được áp dụng ở
nước ta, làm cho số thời rỗi tăng lên và đó là điều kiện thực tế để tổ chức hợp lý du lịch và
nghỉ ngơi cuối tuần cho người dân lao động.
Du lịch muốn phát triển tốt phải nghiên cứu đầy đủ cơ cấu của thời gian ngoài giờ
làm việc. Cơ cấu của thời gian rảnh rỗi phải được xác lập được ảnh hưởng của các thành
phần thời gian khác lên thời gian rảnh rỗi. Việc áp dụng phương pháp hệ thống và dự đoán
khi nghiên cứu quỹ thời gian cho phép tìm ra phương hướng phát triển và phục vụ thích
hợp cho thể thao, du lịch và nghỉ ngơi.
Nhu cầu vui chơi giải trí là một nhu cầu được phát triển cùng với sự phát triển công
nghiệp hóa, sự gia tăng thời gian rỗi và sự tập trung dân cư đông đúc. Do thu nhập của
người dân ngày càng được nâng cao, vì vậy mà họ thường dành thời gian rỗi vào các hoạt
động vui chơi, giải trí, du lịch, thể thao để phục hồi sức khỏe sau những ngày làm việc vất
vả.
* Sự phát triển của nền kinh tế
- Sự phát triển của nền kinh tế và điều kiện kinh tế của dân cư:
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu
cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Không thể nói tới nhu cầu hoặc
hoạt động du lịch của xã hội nếu như lực lượng sản xuất xã hội còn ở trong tình trạng thấp
kém.
ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển, nhìn chung nhu cầu nghỉ ngơi du lịch
còn hạn chế. Ngược lại, nhu cầu nghỉ ngơi du lịch ở các nước kinh tế phát triển rất đa
dạng. Bên cạnh nhu cầu giải trí cuối tuần, hằng năm nhân dân còn đòi hỏi những đợt nghỉ
dài ngày ở vùng biển (vào mùa hè), trên núi (vào mùa đông), trong nước hoặc ở nước
ngoài. Rõ ràng những nhu cầu này dựa trên cơ sở vững chắc của nền sản xuất xã hội.
Sự phát triển của du lịch cũng bị chi phối bởi nền sản xuất xã hội. Để giải quyết nhu
cầu ăn ở, đi lại, nghỉ ngơi, du lịch của con người, tất yếu phải có cơ cấu hạ tầng tương ứng.
Những cái thiết yếu nhất đối với khách du lịch như mạng lưới đường sá, phương tiện giao
thông, khách sạn, nhà hàng... khó có thể trồng cây vào một nền kinh tế ốm yếu. Điều kiện
sống của nhân dân là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Nó được hình thành nhờ
việc tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao khẩu phần ăn uống,
phát triển đầy đủ mạng lưới y tế, văn hóa, giáo dục... Nếu thu nhập của người dân tăng lên
chi phí cho du lịch cũng được tăng lên. Để có thể phát triển du lịch đòi hỏi mức sống (vật
chất, tinh thần) của con người đạt đến trình độ nhất định.
- Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa và sức ép từ môi trường sống: Đây cũng
là yếu tố làm tăng nhu cầu du lịch, đặc biệt là du lịch cuối tuần. Quá trình công nghiệp hoá
- hiện đại hóa đã góp phần cải thiện đời sống cho người dân cả về phương diện vật chất lẫn
tinh thần. Tuy nhiên công nghiệp hóa và hiện đại hóa cũng dẫn tới sự thay đổi về điều kiện
tự nhiên, khí hậu, bầu khí quyển... Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
của con người.
Sự tập trung dân cư quá đông tại các đô thị và các thành phố lớn đã làm cho môi
trường bị ô nhiễm, đường xá ồn ào, náo nhiệt, phương tiện đi lại đông đúc... Từ những mặt
trái nêu trên, ta có thể nhận thấy rằng nhu cầu vui chơi giải trí là một nhu cầu không thể
thiếu của người dân ở các thành phố và những nơi tập trung đông dân cư. Những chuyến
du lịch cuối tuần chính là cơ hội để người dân tạm quên đi cái không khí ồn ào, náo nhiệt
và ô nhiễm hàng ngày để bắt đầu một tuần mới làm việc hiệu quả.
1.2.6 Các loại hình hoạt động
- Nghỉ dưỡng: Đây là một trong những mục đích quan trọng của du lịch cuối tuần.
Do công việc thường ngày căng thẳng, môi trường ô nhiễm, các mối quan hệ xã hội phức
tạp. Những người đi nghỉ muốn tìm đến một nơi có phong cảnh ngoạn mục, với những
ngọn núi cao, những con thác lớn, những khu rừng nguyên sinh và hang động kì bí. Hoặc
cũng có thể là một di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề, một công trình đương đại tầm cỡ... Tuy
nhiên, do thời gian hạn chế nên số lượng đối tượng không nhiều và phụ thuộc vào những
nguồn tài nguyên trong khu vực.
- Vui chơi giải trí: Mục đích chuyến đi là thư giãn, bứt ra khỏi công việc thường
nhật căng thẳng để phục hồi sức khoẻ. Trong chuyến đi có thể kết hợp tham quan nhưng
không phải là cơ bản. Các hoạt động chủ yếu là vui chơi giải trí như ở công viên chuyên
đề, các khu vui chơi giải trí, trên bãi biển, ven sông hồ, các khu rừng thưa, rừng trồng...
- Thể thao: Mục đích của chuyến đi là tham gia chơi các môn thể thao, để nâng cao
thể chất, phục hồi sức khỏe và thể hiện mình. Đây là hoạt động làm đáp ứng lòng ham mê
thể thao của mọi người, nhưng chỉ đơn thuần là để giải trí chứ không phải là tham gia thi
đấu chính thức. Các hoạt động thể thao như chơi golf, bơi thuyền, bơi lặn, lướt ván, leo
núi, đua xe... là những thể loại ưu thích hiện nay. Để phù hợp với các loại hình này yêu cầu
có điều kiện tự nhiên thích hợp và có cơ sở trang thiết bị cần thiết. Mặt khác, nhân viên
cũng cần được huấn luyện để có thể hướng dẫn và giúp du khách chơi đúng quy cách.
- Tâm linh tôn giáo: Loại hình này thoả mãn nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng, đặc
biệt là đối với người cao tuổi. Vào những ngày nghỉ, người dân thường hay đến các đền,
chùa để đi lễ, vãn cảnh. Các đền chùa ở nước ta thường được xây dựng ở những ngơi có
p