Luận văn Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

1. LÝ DO CHỌN ĐỀTÀI: Từkhi nước ta mởcửa nền kinh tế, đón nhận nguồn vốn đầu tưnước ngoài thì các doanh nghiệp FDI đã trởthành một bộphận quan trọng của nền kinh tế. Đây là khu vực phát triển khá năng động, giúp tăng nguồn vốn cho nền kinh tế, giải quyết việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu và đóng góp lớn vào thu ngân sách. Đồng thời, đây là khu vực có hiệu quảsản xuất kinh doanh cao hơn các khu vực kinh tếkhác. Một trong những vướng mắc của các doanh nghiệp FDI là khảnăng tiếp cận nguồn vốn tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam còn hạn chế. Với xuất phát điểm là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, Vietcombank từlâu đã có nhiều cơhội tiếp cận và thu hút các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là trong hoạt động cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, thời gian gần đây dưnợtín dụng của khối doanh nghiệp này tại Vietcombank có xu hướng sụt giảm cảvềquy mô lẫn tỷtrọng trong tổng dưnợ. Vậy đâu là nguyên nhân? Làm thếnào đểcó thểmởrộng cho vay đối với các doanh nghiệp FDI? Đó chính là vấn đềcần mà Vietcombank rất quan tâm. Với cương vịlà nhân viên khách hàng tại một chi nhánh nằm trong khu chế xuất vốn có nhiều khách hàng là doanh nghiệp FDI, tôi mạnh dạn lựa chọn đềtài “Giải pháp mởrộng cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” làm đềtài nghiên cứu. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Đềtài nghiên cứu giải quyết 3 vấn đềcơbản nhưsau: - Khái lược hoạt động và vai trò của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Rút ra những rào cản tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp FDI. - Phân tích hiện trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp FDI tại Vietcombank. Từ đó, rút ra những thuận lợi và hạn chếcủa Vietcombank trong cho vay các doanh nghiệp FDI. - Rút ra các giải pháp nhằm mởrộng cho vay đối với các doanh nghiệp FDI tại Vietcombank. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Đối tượng nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp FDI của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Sửdụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích đi từcơsởlý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏmục đích đặt ra trong luận văn. 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể: Chương 1: Tổng quan vềtín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài tại Việt Nam. Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tưtại Vietcombank từnăm 2006 đến năm 2008. Chương 3: Các giải pháp nhằm mởrộng đối với cho vay các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài tại Vietcombank.

pdf86 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3075 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------------oOo--------------- DƯƠNG THỊ KIM OANH GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mà SỐ: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ MINH HẰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009 LỜI CAM ĐOAN EšD Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công bố tại bất cứ nơi nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 09 năm 2009 Tác giả luận văn Dương Thị Kim Oanh LỜI CÁM ƠN EšD Tôi xin chân thành cám ơn Quý thầy cô Trường Đại học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn TS. Vũ Thị Minh Hằng đã nhiệt tình hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cám ơn các anh chị đồng nghiệp đang công tác tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thủ Đức đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn. CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á Agribank : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ATM : Máy rút tiền tự động BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CIC : Trung tâm thông tin tín dụng CN : Chi nhánh DongA bank : Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước ĐTNN : Đầu tư nước ngoài Eximbank : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài FIA : Cục đầu tư nước ngoài GHTD : Giới hạn tín dụng HSBC : Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải IMF : Quỹ tiền tệ Quốc tế MHB : Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long MPDF : Tổ chức quốc tế hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ NHNN : Ngân hàng Nhà nước PGD : Phòng giao dịch Sacombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín TCTD : Tổ chức tín dụng Techcombank : Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam TMCP : Thương mại cổ phần Vietinbank : Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Vietcombank : Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam WB : Ngân hàng Thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU – ĐỒ THỊ TRANG PHẦN BẢNG BIỂU Bảng 1.1 : Số dự án đầu tư và số vốn đăng ký phân theo địa phương ........... 6 Bảng 1.2: Tổng số lao động và số lao động bình quân trong doanh nghiệp FDI .... 6 Bảng 1.3: Doanh thu thuần của các doanh nghiệp FDI .......................................... 7 Bảng 1.4: Tổng vốn đầu tư, vốn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ................ 8 Bảng 1.5: Số lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI ........................................ 9 Bảng 1.6: Tổng tài sản, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam .................................................................................................................. 11 Bảng 1.7: Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp FDI/tổng dư nợ của các ngân hàng ............ 12 Bảng 1.8: Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng từ năm 2006 đến năm 2008 ............ 13 Bảng 1.9: Vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của một số ngân hàng hàng đầu thế giới ...................................................................................................................... 15 Bảng 1.10: Vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của một số ngân hàng lớn nhất Việt Nam năm 2008 ......................................................................................................... 15 Bảng 1.11: Tình hình phát triển chi nhánh, phòng giao dịch của một số ngân hàng tại Việt Nam ................................................................................................... 17 Bảng 2.1: Thị phần huy động vốn của Vietcombank năm 2006-2008 .................... 30 Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn tại Vietcombank năm 2006-2008 ......................... 31 Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng của Vietcombank năm 2006 -2008 ................................ 31 Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank và của toàn hệ thống năm 2006 đến năm 2008 ........................................................................................................... 33 Bảng 2.5: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank ......................... 34 Bảng 2.6: Doanh số mua bán ngoại tệ của Vietcombank ........................................ 34 Bảng 2.7: Số lượng thẻ đã phát hành của Vietcombank (tích luỹ) .......................... 35 Bảng 2.8: Tình hình kinh doanh của Vietcombank ................................................. 35 Bảng 2.9: Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ của các doanh nghiệp FDI tại Vietcombank ....................................................................................................... 40 Bảng 2.10: Tỷ trọng dư nợ của các doanh nghiệp FDI tại Vietcombank ................ 43 Bảng 2.11: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền của Vietcombank .............. 45 Bảng 2.12: Thị phần huy động vốn ngoại tệ của Vietcombank ............................... 45 Bảng 2.13 : Các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng tổ chức tại Vietcombank . 47 PHẦN HÌNH - ĐỒ THỊ Biểu đồ 1.1: Số lượng doanh nghiệp FDI tại Việt Nam từ năm 2004 - 2007 .......... 4 Biểu đồ 1.2: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp FDI ............ 7 Biểu đồ 1.3: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập của một số ngân hàng năm 2006 đến năm 2008 ......................................................................................... 11 Biểu đồ 1.4: Dư nợ tín dụng của các thành phần kinh tế năm 2006 -2008 .............. 13 Biểu đồ 1.5 : Số lượng ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ năm 2004 -2008 . 16 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn .................................................................... 32 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền .................................................................. 32 Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp ......................................... 32 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ theo phân ngành kinh tế ................................................ 33 Biểu đồ 2.5: Dư nợ của doanh nghiệp FDI tại Vietcombank ................................. 40 Biểu đồ 2.6:Lãi suất cho vay trung bình của các ngân hàng thương mại Việt Nam 42 Biểu đồ 2.7: Vốn chủ sở hữu của một số NHTM lớn nhất Việt Nam năm 200744 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM ..... 3 1.1. Tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ............... 3 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp FDI ....................................................................... 3 1.1.2. Khái lược quá trình phát triển của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ..... 3 1.1.2.1. Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp FDI ..................................... 3 1.1.2.2. Một số yếu tố đánh giá quá trình và quy mô phát triển của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ................................................................................................... 4 1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ................................................ 8 1.1.3.1. Giúp tăng cường nguồn vốn cho tăng trưởng ........................................... 8 1.1.3.2. Nâng cao năng lực công nghệ của Việt Nam bằng việc chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI. ............................................................................... 8 1.1.3.3. Đẩy mạnh xuất khẩu.................................................................................. 8 1.1.3.4. Tạo việc làm .............................................................................................. 9 1.1.3.5. Đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước ........................... 9 1.2. Sự cần thiết khách quan của tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp FDI ......................................................................................................... 10 1.2.1. Đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp FDI ...................................... 10 1.2.2. Ảnh hưởng từ hoạt động cho vay các doanh nghiệp FDI đối với ngân hàng ................................................................................................................... 11 1.2.2.1. Tạo ra thu nhập từ hoạt động cho vay .................................................... 11 1.2.2.2. Bán chéo sản phẩm ................................................................................. 12 1.2.2.3. Thu hút nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ ................................ 12 1.2.2.4. Phân tán rủi ro ........................................................................................ 13 1.2.3. Góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng 14 1.3. Môi trường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ................................................................................... 17 1.3.1. Xuất phát từ bản thân doanh nghiệp .......................................................... 18 1.3.2. Xuất phát từ phía ngân hàng ...................................................................... 20 1.3.3. Xuất phát từ phía cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách của Nhà nước ............ 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIETCOMBANK TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008 ....................................................................... 26 2.1. Khái lược về Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam 26 2.1.1. Thông tin chung ........................................................................................ 26 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ 26 2.1.3. Mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động ................................................. 29 2.1.31. Mô hình tổ chức ...................................................................................... 29 2.1.3.2. Mạng lưới hoạt động .............................................................................. 29 2.1.4. Hiện trạng hoạt động kinh doanh của Vietcombank ................................ 29 2.1.4.1. Huy động vốn .......................................................................................... 29 2.1.4.2. Hoạt động tín dụng .................................................................................. 31 2.1.4.3. Hoạt động thanh toán quốc tế ................................................................ 33 2.1.4.4. Hoạt động mua bán ngoại tệ ................................................................... 34 2.1.4.5. Hoạt động kinh doanh thẻ ...................................................................... 34 2.1.4.6. Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................ 35 2.2. Hiện trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp FDI tại Vietcombank ................................................................................................. 36 2.2.1. Chính sách tín dụng .................................................................................... 36 2.2.2. Quy trình tín dụng ...................................................................................... 37 2.2.3. Các phương thức cho vay đối với doanh nghiệp FDI ................................ 39 2.2.4. Hiện trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp FDI tại Vietcombank ........................................................................................................ 39 2.2.4.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ của các doanh nghiệp FDI tại Vietcombank ................................................................................................... 40 2.2.4.2. Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp FDI .......................... 42 2.2.5. Những thuận lợi và hạn chế của Vietcombank trong hoạt động cho vay các doanh nghiệp FDI .......................................................................................... 43 2.2.5.1. Thuận lợi ................................................................................................. 43 2.2.5.2. Hạn chế ................................................................................................... 51 2.2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................ 56 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 58 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIETCOMBANK ....................................................................................... 59 3.1. Nhóm giải pháp đối với Vietcombank ..................................................... 59 3.1.1. Phát triển sản phẩm cho vay có đảm bảo bằng hàng tồn kho, khắc phục hạn chế về tài sản bảo đảm của các doanh nghiệp FDI ......................................... 59 3.1.2. Hình thành bộ phận chuyên thẩm định giá tài sản trực thuộc Vietcombank59 3.1.3. Tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ pháp lý và thông tin cho doanh nghiệp FDI ............................................................................................................ 60 3.1.4. Nâng cao chất lượng thẩm định, đánh giá chính xác năng lực tài chính thực sự của doanh nghiệp ...................................................................................... 60 3.1.5. Khắc phục những hạn chế của quy trình, chính sách tín dụng .................... 60 3.1.6. Tăng cường nguồn vốn ............................................................................... 62 3.1.7. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ .................................................................... 63 3.1.8. Chính sách khách hàng ............................................................................... 63 3.1.9. Công nghệ ................................................................................................... 64 3.1.10. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 65 3.1.11. Nguồn nhân lực ........................................................................................ 66 3.1.12. Tăng cường năng lực tài chính ................................................................. 67 3.2. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp FDI ............................................. 68 3.3. Nhóm giải pháp đối với Cơ quan Nhà nước ........................................... 69 3.3.1. Liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI ................................. 69 3.3.2. Liên quan đến hoạt động của ngân hàng .................................................... 70 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 74 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO - 1 - LỜI MỞ ĐẦU EšD 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Từ khi nước ta mở cửa nền kinh tế, đón nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì các doanh nghiệp FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Đây là khu vực phát triển khá năng động, giúp tăng nguồn vốn cho nền kinh tế, giải quyết việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu và đóng góp lớn vào thu ngân sách. Đồng thời, đây là khu vực có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn các khu vực kinh tế khác. Một trong những vướng mắc của các doanh nghiệp FDI là khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam còn hạn chế. Với xuất phát điểm là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, Vietcombank từ lâu đã có nhiều cơ hội tiếp cận và thu hút các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là trong hoạt động cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, thời gian gần đây dư nợ tín dụng của khối doanh nghiệp này tại Vietcombank có xu hướng sụt giảm cả về quy mô lẫn tỷ trọng trong tổng dư nợ. Vậy đâu là nguyên nhân? Làm thế nào để có thể mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp FDI? Đó chính là vấn đề cần mà Vietcombank rất quan tâm. Với cương vị là nhân viên khách hàng tại một chi nhánh nằm trong khu chế xuất vốn có nhiều khách hàng là doanh nghiệp FDI, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Giải pháp mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Đề tài nghiên cứu giải quyết 3 vấn đề cơ bản như sau: - Khái lược hoạt động và vai trò của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Rút ra những rào cản tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp FDI. - Phân tích hiện trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp FDI tại Vietcombank. Từ đó, rút ra những thuận lợi và hạn chế của Vietcombank trong cho vay các doanh nghiệp FDI. - 2 - - Rút ra các giải pháp nhằm mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp FDI tại Vietcombank. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Đối tượng nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp FDI của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích…đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn. 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể: Chương 1: Tổng quan về tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư tại Vietcombank từ năm 2006 đến năm 2008. Chương 3: Các giải pháp nhằm mở rộng đối với cho vay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Vietcombank. - 3 - CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 1.1. Tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment) có thể hiểu dưới các góc nhìn khác nhau. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF- International Money Fund) thì FDI : “Đầu tư trực tiếp nhằm đạt được quyền lợi lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế khác với nền kinh tế nhà đầu tư”. Định nghĩa này chỉ “ nghiêng” về quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài, không quan tâm đến lợi ích của nước chủ nhà tiếp nhận đầu tư. Còn theo cách hiểu theo Luật đầu tư của Việt Nam thì đầu tư nước ngoài (ĐTNN) - là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận. Theo Điều 3 của Luật Đầu tư: “ Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư” còn “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại”. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Doanh nghiệp FDI) là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm: - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. - Doanh nghiệp liên doanh
Luận văn liên quan