Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập với
nền kinh tế của thế giới, thì việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa rất quan
trọng. Thông qua hoạt động xuất khẩu mà đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế, làm
cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn, mạnh mẽ hơn với các nền kinh tế hiện
đại của các nước trên thế giới. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu còn góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế cả chiều rộng lẫn chiều sâu, qua hoạt động xuất khẩu chúng
ta có động cơ để đổi mới công nghệ, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để tạo ra
sản phẩm hàng hóa vừa đa dạng về mẫu mã, vừa có chất lượng ngày càng cao sẽ
làm cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trên thị trường quốc tế ngày
càng được gia tăng. Đây là mục tiêu mà nhiều quốc gia muốn hướng đến trong giai
đoạn hội nhập hiện nay. Để hoạt động xuất khẩu được củng cố và tăng trưởng
không ngừng thì vấn đề tài trợ tín dụng thông qua hệ thống ngân hàng thương mại
có vị trí rất quan trọng. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước đối với hoạt
động xuất khẩu trong khuôn khổ pháp lý quốc tế cũng đã được các nước đang phát
triển thực hiện, trong đó có Việt Nam. Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theo chính sách
của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua đã phát huy tác dụng tích cực, được
các tổ chức quốc tế thừa nhận và đánh giá cao vì phạm vi, tính chất và mức độ hỗ
trợ nằm trong khuôn khổ thỏa thuận quốc tế. Sở Giao dịch II - Ngân hàng Phát triển
Việt Nam là một đơn vị trực thuộc, có quy mô hoạt động lớn trong toàn hệ thống
Ngân hàng Phát triển Việt Nam, lại hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,
là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, có nhiều tiềm năng và thế mạnh trong giao
dịch kinh tế quốc tế. Xuất nhập khẩu của khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có kim
ngạch lớn và vượt trội so với các địa phương trong cả nước, do đó hoạt động tín
dụng xuất khẩu của hệ thống ngân hàng nói chung và của Sở Giao dịch II - Ngân
hàng Phát triển Việt Nam nói riêng sẽ có tác dụng lớn và phát huy hơn nữa tiềm
năng xuất khẩu của khu vực này.
91 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Sở giao dịch II - Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
********************************************
NGUYỄN THỊ HIỀN
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤTKHẨU
TẠI SỞ GIAO DỊCH II –
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ( VDB )
Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu phân tích trong
luận văn đều có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và trung thực. Những phân tích và đánh
giá về tình hình hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Sở Giao dịch II – Ngân hàng Phát
triển Việt Nam trong bản luận văn này dựa trên đánh giá của tôi và chưa được công
bố ở các công trình khác.
Người cam đoan
NGUYỄN THỊ HIỀN
Học viên Cao học khóa 18
MỤC LỤC
Trang
Danh mục từ viết tắt...1
Danh mục các bảng biểu, đồ thị..2
Phần mở đầu3
CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
1.1 Lý luận tổng quan về tín dụng.. ...6
1.1.1 Khái niệm về tín dụng...6
1.1.2 Chức năng của tín dụng 7
1.1.3 Vai trò của tín dụng............................................... 9
1.1.4 Các hình thức tín dụng.....................................................................................12
1.1.4.1 Tín dụng thương mại ...................................................................12
1.1.4.2 Tín dụng ngân hàng.............................................................. 13
1.1.4.3 Tín dụng nhà nước................................................................................18
1.2 Tín dụng xuất nhập khẩu.....................................................................................20
1.2.1 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế xã hội.........................................20
1.2.2. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu......................22
1.2.2.1 Tín dụng tài trợ nhập khẩu....................22
1.2.2.2 Tín dụng tài trợ xuất khẩu.............................................................................26
1.3 Tín dụng Nhà nước ở Việt Nam qua các thời kỳ...............................................30
1.3.1 Mô hình tổ chức tín dụng Nhà nước ở Việt Nam............................................30
1.3.2 Đặc điểm tín dụng Nhà nước ở Việt Nam........................................................32
1.3.3 Mục tiêu hoạt động của tín dụng Nhà nước ở Việt Nam................................33
Kết luận chương 1.................33
CHƯƠNG 2 :
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI SỞ GD II -NGÂN
HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 -2010
2.1 Vài nét về NHPT Việt Nam & Sở GD II - NHPT Việt Nam.............................34
2.1.1 Vài nét về NHPT Việt Nam.............................................................................34
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Sở GD II - NHPT Việt Nam.......................... 37
2.2 Thực trạng hoạt động TDXK tại Sở GD II- NHPT Việt Nam ...........................40
2.2.1 Thực trạng hoạt động TDXK tại Sở GD II từ 2008 đến tháng 6/2011............42
2.2.2 Tình hình theo dõi và quản lý hỗ trợ lãi suất TDXK......................................49
2.2.3 Đánh giá tình hình thực hiện chính sách TDXK tại Sở GD II- VDB..52
2.2.3.1 Những mặt được............................................................................................52
2.2.3.2 Những hạn chế..............................................................................................54
2.2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế..............................56
Kết luận chương 2.........................58
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI SỞ GD II –
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.1 Định hướng chiến lược, phương châm và mục tiêu phát triển của Ngân hàng
Phát triển giai đoạn 2011 – 2020..............................................................................59
3.1.1 Định hướng chiến lược59
3.1.2 Phương châm hoạt động. 59
3.1.3 Mục tiêu chiến lược đến năm 2020.................................................60
3.2 Giải pháp mở rộng tín dụng xuất khẩu tại Sở GD II – VDB..............................61
3.2.1Giải pháp đối với Sở GD II – VDB .61
3.2.1.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ..61
3.2.1.2 Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình TDXK....65
3.2.1.3 Đẩy mạnh công tác huy động vốn....70
3.2.1.4 Phối hợp chặt chẽ với các NHTM trên địa bàn71
3.2.1.5 Tăng cường công tác tiếp thị và quảng bá thương hiệu VDB.72
3.3 Kiến nghị & khuyến cáo.....74
3.3.1 Kiến nghị với Hội sở chính NHPT Việt Nam .. .74
3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ.....78
3.2.5 Khuyến cáo đối với doanh nghiệp xuất khẩu..79
Kết luận Chương 3............81
KẾT LUẬN CHUNG ......82
Phụ lục 183
Phụ lục 2...85
Danh mục tài liệu tham khảo........86
1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
+ NHNN: Ngân hàng Nhà nước
+ NHTM: Ngân hàng thương mại
+ NHTM NN: Ngân hàng thương mại Nhà nước
+ NHTM CP: Ngân hàng thương mại Cổ phần
+ VDB (The Vietnam Development Bank): Ngân hàng Phát triển Việt Nam
+ DAF (Development Assitance Fund): Quỹ Hỗ trợ Phát triển
+ TCTD: Tổ chức tín dụng
+ TDTM: Tín dụng Thương mại
+ TDNH: Tín dụng Ngân hàng
+ TDNN: Tín dụng Nhà nước
+ TDXK: Tín dụng xuất khẩu
+ TDĐT: Tín dụng đầu tư
+ HTXK: Hỗ trợ xuất khẩu
+ TCKT: Tổ chức kinh tế
+ SXKD: Sản xuất kinh doanh
+ CBTD: Cán bộ tín dụng
+ OECD (Organization for Economic Cooperation and Development): Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế
+ WTO (World Trade Organization): Tổ chức Thương mại Thế giới
+ L/C ( Letter Of Credit): Tín dụng Thư
2
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU & BIỂU ĐỒ KÈM THEO
- Bảng 2.1:Tổng hợp tình hình hoạt động tín dụng của Sở GDII - VDB giai đoạn
2008 – 2010
- Bảng 2.2: Cơ cấu cho vay xuất khẩu theo loại hình doanh nghiệp tại Sở GD II –
VDB
- Bảng 2.3: Tỷ trọng tín dụng xuất khẩu của Sở GD II trong toàn hệ thống VDB
- Bảng 2.4: Doanh số cho vay theo mặt hàng xuất khẩu tại Sở GD II – VDB
- Bảng 2.5: Doanh số cho vay theo thị trường xuất khẩu tại Sở GD II – VDB
- Bảng 2.6: Vòng quay vốn tín dụng và nợ xấu TDXK tại Sở GD II – VDB
- Bảng 2.7: Mức hỗ trợ lãi suất TDXK tại Sở GD II - VDB
3
LỜI MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập với
nền kinh tế của thế giới, thì việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa rất quan
trọng. Thông qua hoạt động xuất khẩu mà đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế, làm
cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn, mạnh mẽ hơn với các nền kinh tế hiện
đại của các nước trên thế giới. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu còn góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế cả chiều rộng lẫn chiều sâu, qua hoạt động xuất khẩu chúng
ta có động cơ để đổi mới công nghệ, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để tạo ra
sản phẩm hàng hóa vừa đa dạng về mẫu mã, vừa có chất lượng ngày càng cao sẽ
làm cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trên thị trường quốc tế ngày
càng được gia tăng. Đây là mục tiêu mà nhiều quốc gia muốn hướng đến trong giai
đoạn hội nhập hiện nay. Để hoạt động xuất khẩu được củng cố và tăng trưởng
không ngừng thì vấn đề tài trợ tín dụng thông qua hệ thống ngân hàng thương mại
có vị trí rất quan trọng. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước đối với hoạt
động xuất khẩu trong khuôn khổ pháp lý quốc tế cũng đã được các nước đang phát
triển thực hiện, trong đó có Việt Nam. Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theo chính sách
của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua đã phát huy tác dụng tích cực, được
các tổ chức quốc tế thừa nhận và đánh giá cao vì phạm vi, tính chất và mức độ hỗ
trợ nằm trong khuôn khổ thỏa thuận quốc tế. Sở Giao dịch II - Ngân hàng Phát triển
Việt Nam là một đơn vị trực thuộc, có quy mô hoạt động lớn trong toàn hệ thống
Ngân hàng Phát triển Việt Nam, lại hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,
là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, có nhiều tiềm năng và thế mạnh trong giao
dịch kinh tế quốc tế. Xuất nhập khẩu của khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có kim
ngạch lớn và vượt trội so với các địa phương trong cả nước, do đó hoạt động tín
dụng xuất khẩu của hệ thống ngân hàng nói chung và của Sở Giao dịch II - Ngân
hàng Phát triển Việt Nam nói riêng sẽ có tác dụng lớn và phát huy hơn nữa tiềm
năng xuất khẩu của khu vực này.
4
Qua thực tiễn hoạt động của Sở Giao dịch II - Ngân hàng Phát triển Việt Nam
trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu theo chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ,
với sự giúp đỡ, hướng dẫn của Thầy hướng dẫn khoa học, tôi xin chọn đề tài luận
văn cao học của mình là: “Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Sở
Giao dịch II - Ngân hàng Phát triển Việt Nam”
Thực hiện đề tài này sẽ góp phần hệ thống hóa lý luận về tín dụng xuất khẩu, vai
trò của xuất khẩu, sự hỗ trợ của Nhà nước trong hoạt động xuất khẩu. Đồng thời
qua phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại đơn vị mà đưa ra giải
pháp để mở rộng tín dụng xuất khẩu góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển
trong giai đoạn mới.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn tập trung ba nội dung chính sau đây:
- Khái quát hóa và làm sáng tỏ vai trò của tín dụng, vai trò của xuất khẩu trong nền
kinh tế.
- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Sở Giao dịch II – VDB qua
3 năm từ 2008 đến 2010 và 6 tháng đầu năm 2011, qua đó đánh giá những kết quả
đạt được và những tồn tại của hoạt động tín dụng xuất khẩu.
- Đề xuất những giải pháp để mở rộng tín dụng xuất khẩu góp phần thúc đẩy nền
kinh tế phát triển trong giai đoạn hiện nay.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp để hệ thống hóa hệ thống lý luận của đề tài.
- Phương pháp thống kê, phân tích chi tiết và phân tích hệ thống để phản ánh thực
trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu của đơn vị nghiên cứu.
- Phương pháp logic và suy luận để đưa ra và lý giải các giải pháp để thực hiện mục
tiêu nghiên cứu của đề tài.
5
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu trong bản luận văn là hoạt động tín dụng nói chung và
tín dụng xuất khẩu Nhà nước nói riêng
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Sở Giao
dịch II - Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong thời gian 3 năm từ 2008 đến 2010.
Trên cơ sở đó đề ra giải pháp cho hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Sở Giao dịch II -
Ngân hàng Phát triển Việt Nam
5. KẾT CẤU CỦA BẢN LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Bản luận văn có kết cấu 3 chương :
Chương 1: Lý luận tổng quan về tín dụng và tín dụng xuất khẩu
Chương 2: Thực trạng họat động tín dụng xuất khẩu tại Sở GD II - Ngân hàng
Phát triển Việt Nam giai đoạn 2008 -2010.
Chương 3: Giải pháp mở rộng tín dụng xuất khẩu tại Sở GD II - Ngân hàng Phát
triển Việt Nam
6
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG &
TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU
1.1 Lý luận tổng quan về Tín dụng
1.1.1. Khái niệm về tín dụng
Tín dụng bắt nguồn từ thuật ngữ Credits, theo đó quan hệ tín dụng được hình
thành dựa trên sự tin tưởng, sự tín nhiệm lẫn nhau giữa các bên liên quan. Trong
quan hệ kinh tế tài chính, tín dụng là sự cho vay, cho mượn dựa trên nguyên tắc
hòan trả và sự tin tưởng lẫn nhau giữa các đối tác. Tín dụng xuất hiện từ nền kinh tế
hàng hóa giản đơn và phát triển rất mạnh trong nền kinh tế thị trường, nhằm giải
quyết tình trạng thừa vốn và thiếu vốn tạm thời của các chủ thể trong nền kinh tế.
Theo từ điển Tài chính ngân hàng của Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật năm 2005
thì: Tín dụng là quan hệ cho vay, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay
và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Tín dụng là quan hệ giữa bên cho
vay và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao một số vốn ( Có thể bằng hiện
kim, hoặc bằng hiện vật) cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian xác định và có
điều kiện nhất định, khi đến hạn bên đi vay hoàn trả vốn và lãi cho bên cho vay. Tín
dụng được biểu hiện qua sơ đồ sau:
Cho vay vốn
Người cho vay Người đi vay
(Lender) (Borrower)
Hoàn trả vốn và lãi
Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hóa, và là một trong những công cụ
tài chính quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Tín dụng có quá trình ra đời tồn
tại và phát triển cùng với phát triển của kinh tế hàng hóa, đồng thời tín dụng là nhân
tố thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển.
Tín dụng có những đặc điểm cơ bản sau đây:
7
- Tín dụng không làm thay quyền sở hữu, mà chỉ làm thay đổi quyền sử dụng
tạm thời về vốn, tài sản giữa các chủ thể trong quan hệ tín dụng. Nói cách khác, tín
dụng chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền (hiện kim) hoặc tài sản (hiện
vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác. Khi hết thời hạn cam kết trạng thái hiện kim
hoặc hiện vật trở lại như ban đầu. Đây chính là đặc điểm quan trọng, khiến cho các
hoạt động cho vay, cho mượn phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế hàng hóa.
- Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn được xác định, và phải được hoàn trả theo
cam kết đã ghi trong hợp đồng tín dụng: Sự cho vay, cho mượn giữa các chủ thể
dựa trên những cam kết về thời hạn hoàn trả. Đây là cam kết chắc chắn, nhờ đó
người cho vay có thể yên tâm và tin tưởng để chuyển giao tiền vốn cho người đi
vay. Điều kiện về thời hạn cho vay sẽ là căn cứ pháp lý để xử lý trách nhiệm và
nghĩa vụ của người đi vay đối với người cho vay.
- Tín dụng thường kèm theo lãi suất và được coi là giá cả của quyền sử dụng
vốn. Ngoại trừ những quan hệ tín dụng phi chính thức hoặc mang tính chất hỗ trợ,
các quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thị trường luôn kèm theo lãi suất. Đây vừa là
giá cả của quyền sử dụng vốn mà người đi vay phải trả, vừa thể hiện uy tín và trách
nhiệm của người đi vay trong việc sử dụng vốn vay có hiệu quả. Lãi suất làm cho
giá trị vốn tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức
tín dụng mà người đi vay phải trả cho người cho vay.
1.1.2 Chức năng của tín dụng
+ Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ
Đây là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của tín dụng, nhờ các chức năng
này của tín dụng mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi "thừa"
sang nơi "thiếu " để sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế.
Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt hợp thành chức năng cốt lõi
của tín dụng. Đây là chức năng được thực hiện theo cơ chế tự điều tiết trên nguyên
tắc cân bằng lợi ích kinh tế.
- Ở mặt tập trung vốn tiền tệ: nhờ sự hoạt động của hệ thống tín dụng mà các
nguồn tiền nhàn rỗi được tập trung lại, bao gồm tiền nhàn rỗi của dân chúng, vốn
8
bằng tiền của các doanh nghiệp, vốn bằng tiền của các tổ chức đoàn thể, xã hội
- Ở mặt phân phối lại vốn tiền tệ, đây là mặt cơ bản của chức năng này - đó là sự
chuyển hóa để sử dụng các nguồn vốn đã tập trung được để đáp ứng nhu cầu của
sản xuất lưu thông hàng hóa cũng như nhu cầu tiêu dùng trong toàn xã hội.
Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều được thực hiện theo nguyên tắc
hoàn trả vì vậy tín dụng có ưu thế rất lớn, tín dụng kích thích mặt tập trung vốn, vì
tín dụng mang lại hiệu quả cho người có vốn nhàn rỗi, đồng thời tín dụng còn kích
thích việc sử dụng vốn có hiệu quả.
Nhờ chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ của tín dụng, mà phần lớn
nguồn tiền trong xã hội từ chỗ là tiền để dành, tiền nhàn rỗi một cách tương đối đã
được huy động và sử dụng cho các nhu cầu của các ngành sản xuất và đời sống, làm
cho hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội tăng.
+ Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội
Hoạt động của tín dụng với nội dung tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ nhàn
rỗi trong xã hội, từ đó có thể phát huy chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu
thông cho xã hội, điều này thể hiện qua các mặt sau đây:
- Hoạt động tín dụng, trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu
thông tín dụng như thương phiếu, kỳ phiếu ngân hàng, các loại séc, các phương tiện
thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán... cho phép thay thế một số
lượng lớn tiền mặt trong lưu thông, làm giảm bớt các chi phí có liên quan như in
tiền, đúc tiền, vận chuyển, bảo quản tiền. Khi tín dụng hoạt động phổ biến hơn, đặc
biệt là tín dụng ngân hàng thì nền kinh tế không còn phải chịu áp lực tiền mặt , một
trong những nguyên nhân gây lạm phát cao.
- Với sự hoạt động của tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng đã mở ra một
khả năng lớn trong việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng
dưới các hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ cho nhau.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng thì hệ thống thanh toán qua ngân
hàng ngày càng được mở rộng, vừa cho phép giải quyết nhanh chóng các mối quan
hệ kinh tế vừa thúc đẩy quá trình giao dịch qua ngân hàng, tạo điều kiện cho nền
9
kinh tế - xã hội phát triển.
- Nhờ hoạt động của tín dụng, mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội được
huy động để sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa sẽ có tác
dụng tăng tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội.
+ Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế
Đây là chức năng phát sinh, hệ quả của hai chức năng nói trên.
Sự vận động của vốn tín dụng phần lớn là sự vận động gắn liền với sự vận động
của vật tư, hàng hóa, chi phí trong các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế, vì vậy qua đó
tín dụng không những là tấm tương phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp mà còn thông qua đó thực hiện việc kiểm soát các hoạt động ấy nhằm ngăn
chặn các hiện tượng tiêu cực lãng phí, vi phạm luật pháp trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp.
1.1.3 Vai trò của tín dụng
Hoạt động của tín dụng bao giờ cũng gây hiệu ứng đối với nền kinh tế xã hội. Các
nhà nghiên cứu coi hiệu ứng đó chính là vai trò của tín dụng.
Nói đến vai trò của tín dụng, là nói đến sự tác động của tín dụng đối với nền
kinh tế- xã hội. Tác động của tín dụng đối với nền kinh tế chủ yếu là tác động tích
cực, tác động tốt cho xã hội. Tuy nhiên không loại trừ những yếu tố tiêu cực. Chẳng
hạn nếu để tín dụng phát triển tràn lan không kiểm soát, thì không những làm cho
nền kinh tế chậm phát triển mà còn làm cho lạm phát có thể gia tăng gây ảnh hưởng
đến đời sống kinh tế xã hội. Nhưng nếu hoạt động tín dụng được giám sát theo
hướng tích cực thì tín dụng sẽ phát huy tác động tốt đối với nền kinh tế xã hội. Vai
trò tích cực của tín dụng thể hiện qua các điểm sau:
+ Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển
Tín dụng, trước hết là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức
kinh tế, do đó :
- Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục, đồng thời
góp phần đầu tư phát triển kinh tế cho các ngành, các thành phần kinh tế.
10
Thừa, thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp, việc phân
phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện
cho quá trình sản xuất được liên tục. Ngòai ra, tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm
và đầu tư, là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu
vốn cho đầu tư phát triển. Thông qua hoạt động tín dụng giúp các doanh nghiệp sử
dụng nguồn lao động và nguyên liệu hợp lý thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế,
giải quyết các vấn đề xã hội.
- Tín dụng với việc cung ứng vốn theo cơ chế tự điều tiết sẽ thúc đẩy nền kinh tế
phát triển.
Hoạt động tín dụng, trong đó có hoạt động của các ngân hàng, chủ yếu là tập
trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà vốn này nằm phân tán khắp mọi nơi, trong
tay các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước và cá nhân, trên cơ sở đó cho vay các
đơn vị kinh tế, những người có nhu cầu về vốn và từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát
triển.
- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi
nhọn.
Trong điều kiện nước ta, Nhà nước tập trung tín dụng để t