Luận văn Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Đình

Tổng kết lịch sửphát triển kinh tếcủa các nước trên thếgiới trong thời kỳhiện đại ta thấy rằng một nền kinh tếkhông thểphát triển mạnh nếu hệ thống ngân hàng của nó không phát triển. Sựlớn mạnh của các NHTM là điều kiện cần đểmột nền kinh tếcó thểphát triển một cách ổn định và bền vững. Một trong những chức năng của NHTM đó là chức năng trung gian thanh toán. Chức năng này được thểhiện thông qua công tác thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng. Lịch sửcho thấy, nền kinh tếphát triển càng mạnh thì thanh toán dưới hình thức thanh toán không dùng tiền mặt càng chiếm tỷtrọng lớn, càng được nhiều người ủng hộbởi những tiện ích tuyệt vời do nó mang lại và sự ưu việt của nó so với hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Trong tương lai, cùng với sựphát triển của xã hội ta thấy rằng thanh toán không dùng tiền mặt có xu hướng phổbiến trên toàn thếgiới và là một hình thức thanh toán chủyếu của các xã hội văn minh. Từnăm 1989 trởlại đây, nền kinh tếViệt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độcao, được các chuyên gia kinh tếdựbáo sẽtiếp tục phát triển ổn định trong khoảng thời gian sắp tới, với khối lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được sản xuất và tiêu thụngày càng lớn. Điều đó đồng nghĩa với sựphát triển mạnh của hoạt động trao đổi giữa các chủthểcủa nền kinh tếmà biểu hiện là sựgia tăng mạnh mẽcủa quy mô thanh toán trong nền kinh tế. Ởnước ta hiện nay việc thanh toán giá trịsản phẩm chủyếu vẫn bằng tiền mặt. Tuy nhiên, việc thanh toán bằng tiền mặt có rất nhiều hạn chếnhư: chi phí thanh toán, chi phí chuyên trở, bảo quản, kiểm đếm rất tốn kém cảvềthời gian và tiền bạc. Bên cạnh đó, theo yêu cầu của sựphát triển và xu hướng của thời đại mới thì nhu cầu vềthanh toán không dùng tiền mặt ngày càng lớn. Do đó, các NHTM với vai trò trung gian thanh toán phải nắm bắt được xu hướng phát triển đó và phải có các giải pháp hữu hiệu đểmởrộng thanh toán không dùng tiền mặt.

pdf70 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3464 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Ba Đình” LỜI NÓI ĐẦU Tổng kết lịch sử phát triển kinh tế của các nước trên thế giới trong thời kỳ hiện đại ta thấy rằng một nền kinh tế không thể phát triển mạnh nếu hệ thống ngân hàng của nó không phát triển. Sự lớn mạnh của các NHTM là điều kiện cần để một nền kinh tế có thể phát triển một cách ổn định và bền vững. Một trong những chức năng của NHTM đó là chức năng trung gian thanh toán. Chức năng này được thể hiện thông qua công tác thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng. Lịch sử cho thấy, nền kinh tế phát triển càng mạnh thì thanh toán dưới hình thức thanh toán không dùng tiền mặt càng chiếm tỷ trọng lớn, càng được nhiều người ủng hộ bởi những tiện ích tuyệt vời do nó mang lại và sự ưu việt của nó so với hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Trong tương lai, cùng với sự phát triển của xã hội ta thấy rằng thanh toán không dùng tiền mặt có xu hướng phổ biến trên toàn thế giới và là một hình thức thanh toán chủ yếu của các xã hội văn minh. Từ năm 1989 trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, được các chuyên gia kinh tế dự báo sẽ tiếp tục phát triển ổn định trong khoảng thời gian sắp tới, với khối lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ ngày càng lớn. Điều đó đồng nghĩa với sự phát triển mạnh của hoạt động trao đổi giữa các chủ thể của nền kinh tế mà biểu hiện là sự gia tăng mạnh mẽ của quy mô thanh toán trong nền kinh tế. Ở nước ta hiện nay việc thanh toán giá trị sản phẩm chủ yếu vẫn bằng tiền mặt. Tuy nhiên, việc thanh toán bằng tiền mặt có rất nhiều hạn chế như: chi phí thanh toán, chi phí chuyên trở, bảo quản, kiểm đếm rất tốn kém cả về thời gian và tiền bạc. Bên cạnh đó, theo yêu cầu của sự phát triển và xu hướng của thời đại mới thì nhu cầu về thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng lớn. Do đó, các NHTM với vai trò trung gian thanh toán phải nắm bắt được xu hướng phát triển đó và phải có các giải pháp hữu hiệu để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. Chuyên đề tốt nghiệp Đinh Tuấn Kiên - TCDN 42A NHNo&PTNT Ba Đình ra đời năm 1996 là một chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Hà Nội, mang đầy đủ tính chất và đặc thù của một NHTM. NHNo&PTNT Ba Đình kể từ khi ra đời đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế Thủ đô nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, thu nhập từ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng nhỏ so với thu nhập từ các hoạt động khác. Qua thời gian thực tập ở NHNo&PTNT Ba Đình, nghiên cứu các mặt hoạt động đa dạng, đặc biệt là công tác thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng này, kết hợp với phần lý thuyết đã được học tập tại trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội em đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Ba Đình” để giải đáp câu hỏi trên. Những giải pháp và kiến nghị được nêu ra trong đề tài với mong muốn góp phần mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Ba Đình để đáp ứng nhu cầu thanh toán nội địa. Từ đó sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng và tạo điều kiện cho các hoạt động khác của ngân hàng phát triển. Chuyên đề này được chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường. Chương 2: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Ba Đình. Chương 3: Giải pháp nhằm mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Ba Đình. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thảo, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NHNo&PTNT Ba Đình đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Chuyên đề tốt nghiệp Đinh Tuấn Kiên - TCDN 42A CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 1. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường . 1.1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt và các khái niệm khác liên quan. Tiền mặt theo nghĩa hẹp, đó là tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành ra và nằm trong tay công chúng hay ngoài hệ thống ngân hàng. Còn theo nghĩa rộng nhất, tiền mặt có thể được hiểu là những thứ có thể sử dụng trực tiếp để thanh toán các giao dịch và bao gồm cả tiền gửi ngân hàng. Như vậy, trong trường hợp này khái niệm tiền mặt được dùng để chỉ dạng có khả năng thanh toán cao nhất của tài sản, bao gồm các đồng tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành ra và được công chúng giữ để chi tiêu, tiền gửi ở tài khoản vãng lai hay tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có thể rút ra bất cứ lúc nào bằng cách viết séc. Đối với các NHTM khái niệm tiền mặt bao gồm các đồng tiền cất trong két sắt và số dư của họ tại Ngân hàng Trung ương. Do được dùng với nhiều nghĩa khác nhau như vậy, nên khi gặp khái niệm này, chúng ta phải lưu ý xem nó được dùng theo nghĩa nào trong một khung cảnh nhất định (Từ điển kinh tế học). Tiền mặt- là hình thức tiền tệ, theo đó, trong thời gian giao dịch, chức năng lưu thông và cất trữ giá trị được thực hiện mà không cần sự tham gia của các định chế tài chính trung gian đặc thù. Thanh toán, trong các mối quan hệ kinh tế, được hiểu một cách khái quát nhất là việc thực hiện chi trả bằng tiền giữa các bên trong những quan hệ Chuyên đề tốt nghiệp Đinh Tuấn Kiên - TCDN 42A kinh tế nhất định. Tiền ở đây được hiểu là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc trong việc trả nợ. Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán trong đó không có sự xuất hiện của tiền mặt mà việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích chuyển trên các tài khoản của các chủ thể liên quan đến số tiền phải thanh toán. Thanh toán không dùng tiền mặt còn được định nghĩa là phương thức thanh toán không trực tiếp dùng tiền mặt mà dựa vào các chứng từ hợp pháp như giấy nhờ thu, giấy ủy nhiệm chi, séc… để trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản của đợn vị này sang tài khoản của đợn vị khác ở ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền mặt gắn với sự ra đời của đồng tiền ghi sổ. 1.2. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt. Sự ra đời của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt gắn liền với sự ra đời của đồng tiền ghi sổ và sự phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Sự tồn tại và lớn mạnh của hệ thống này đã tạo điều kiện cho cá nhân và các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và thực hiện việc thanh toán thông qua việc chuyển khoản trong hệ thống ngân hàng. thanh toán không dùng tiền mặt là một hình thức vận động tiền tệ mà ở đây tiền vừa là công cụ để kế toán, vừa là công cụ để chuyển hóa hình thức giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Nó có một số đặc điểm sau: + Trong thanh toán không dùng tiền mặt sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa cả về thời gian lẫn không gian và thường không có sự ăn khớp nhau. Đây là đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. + Trong thanh toán không dùng tiền mặt, vật trung gian trao đổi không xuất hiện như trong hình thức thanh toán dùng tiền mặt theo kiểu H-T-H mà chỉ xuất hiện dưới dạng tiền kế toán hay tiền ghi sổ và được ghi chép trên các Chuyên đề tốt nghiệp Đinh Tuấn Kiên - TCDN 42A chứng từ sổ sách kế toán. đây là đặc điểm riêng của thanh toán không dùng tiền mặt. + Trong thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng vừa là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoản thanh toán. Chỉ có ngân hàng, người quản lý tài khoản tiền gửi của các khách hàng mới được quyền trích chuyển những tài khoản này theo các nguyên tắc chuyên môn đặc thù như là một nghiệp vụ riêng của mình. Với nghiệp vụ này, ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán đối với các khách hàng của mình. Với những đặc điểm nêu trên, thanh toán không dùng tiền mặt nếu được tổ chức và thực hiện tốt sẽ phát huy được tác dụng tích cực của nó. Trong tương lai, theo đà phát triển của xã hội và theo nhu cầu của thị trường, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong việc lưu chuyển tiền tệ và trong thanh toán giá trị của nền kinh tế. 1.3. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường. Trước hết, sự vận động của tiền tệ dưới hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng tốt hơn nhu cầu chuyển hóa giá trị của hàng hóa và dịch vụ so với dưới hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt có tác động tích cực đến kinh tế tài chính quốc gia. Thanh toán không dùng tiền mặt là một hình thức vận động tiền tệ tiết kiệm và hiệu quả. Thanh toán không dùng tiền mặt còn giúp tăng cường sự kiểm tra lẫn nhau giữa các cá nhân, các tổ chức kinh tế. Một trong những phương cách để thẩm định uy tín của một cá nhân, một tổ chức kinh tế làm ăn trên thị trường là việc xem xét tình hình thực hiện việc thanh toán của họ với các đối tác. Chuyên đề tốt nghiệp Đinh Tuấn Kiên - TCDN 42A Thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho ngân hàng giảm bớt nguy cơ mất khả năng thanh toán. Thanh toán không dùng tiền mặt làm tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn cho nền kinh tế. Thanh toán không dùng tiền mặt an toàn, thuận lợi, nhanh chóng và chính xác. Nâng cao sức cạnh tranh cho ngân hàng qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán cho ngân hàng. Tạo điều kiện cho Ngân hàng Trung ương tính toán và kiểm soát lượng tiền cung ứng cần thiết cho nền kinh tế. Tạo nguồn thu nhập cho ngân hàng thông qua việc thu phí thanh toán. Tạo nguồn vốn cho vay ngắn hạn. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt còn thể hiện ở chỗ nó khắc phục được các nhược điểm sau của thanh toán bằng tiền mặt: + Chi phí lớn trong việc in ấn, vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản và thanh toán. + Làm cho một phần vốn của nền kinh tế không vận động vì các chủ thể thanh toán luôn phải giữ tiền bên mình. +Làm cho Nhà nước gặp khó khăn trong việc kiểm soát tiền tệ dẫn đến các hoạt động buôn lậu, rửa tiền, tham ô, tham nhũng khó bị kiểm soát tức là tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động kinh tế ngầm. + Không an toàn trong khi vận chuyển và bảo quản. 1.4. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường. -Thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp dân cư ở nhiều quốc gia là một tất yếu khách quan do tính hiệu quả và thiết thực của nó. Chuyên đề tốt nghiệp Đinh Tuấn Kiên - TCDN 42A - Đối với khách hàng, thanh toán không dùng tiền mặt là một phương thức thanh toán đơn giản, an toàn, tiết kiệm, thuận lợi cho sự trao đổi. Khi có tài khoản giao dịch ở ngân hàng, khách hàng muốn rút tiền ra bất cứ lúc nào cũng được, chỉ cần viết một yêu cầu gửi ngân hàng. - Đối với ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt là một công cụ thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng không phải dùng đến giấy bạc, giúp cho việc thanh toán thuận lợi và việc lưu thông tiền tệ được nhanh hơn đồng thời dễ kiểm soát. Thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò quan trọng trong việc huy động tích tụ các nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng đến của khách hàng vào cơ quan tín dụng, tạo nguồn cho tài khoản để thực hiện thanh toán. Loại tiền gửi này cũng là một nguồn vốn cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lời của ngân hàng thương mại, gửi và thanh toán phải trả lãi, do vậy giảm giá đầu vào của “đi vay để cho vay”. - Đối với nền kinh tế, thanh toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa quan trọng đến việc tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm bớt những phí tổn to lớn của xã hội có liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền. Trước hết đó là tiết kiệm chi phí in tiền, sau đó là những chi phí cho việc kiểm đếm, chuyên chở, bảo quản và huỷ bỏ tiền cũ, rách mà vấn đề bức xúc nhất hiện nay đó là việc chuyên chở và bảo quản tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta được tổ chức thành một hệ thống thống nhất. Trong hệ thống này ngân hàng là một trung tâm thanh toán, mọi hoạt động trao đổi hàng hoá dịch vụ đều được kết thúc bằng thanh toán cho nên quan hệ thanh toán liên quan tới tất cả mọi hoạt động trong xã hội, trong toàn bộ nền kinh tế. Do đó việc tổ chức tốt công tác thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng có một ý nghĩa và vai trò lớn trong nền kinh tế. Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức sử dụng công cụ tiền tệ tiến bộ nhất nó tạo ra tiền đề để áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mang lại những lợi ích kinh tế to lớn. Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời và phát triển trên cơ sở của nền kinh tế thị trường. Song chính nó lại trở thành nhân tố thúc đẩy Chuyên đề tốt nghiệp Đinh Tuấn Kiên - TCDN 42A nền kinh tế hàng hoá phát triển, do đó nó vừa được coi là “đứa con” sinh ra của kinh tế thị trường lại được xem như “bà đỡ” của nền kinh tế hàng hoá, nó góp phần đẩy nhanh tốc độ quá trình tái sản xuất xã hội, nó là khâu đầu và cũng là khâu kết thúc của quá trình sản xuất, nó liên quan đến toàn bộ quá trình lưu thông hàng hoá, tiền tệ của các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội. - Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm soát lạm phát. Thông qua việc khống chế tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tái chiết khấu... ngân hàng Trung ương gián tiếp điều hoà khối lượng tiền tệ cung ứng góp phần bảo đảm cho nền kinh tế ở một mức độ ổn định. Căn cứ vào việc thanh toán luân chuyển tiền tệ mà hoạch định các chính sách cần thiết. Với ý nghĩa to lớn đó, ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển người dân sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt như là một thói quen văn hoá không thể thiếu được. - Khi ngân hàng tăng được tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt cũng là lúc ngân hàng thu hút được nhiều hơn nguồn vốn trong xã hội vào ngân hàng. Trên cơ sở nguồn vốn tăng thêm đó ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng cho vay tăng vốn cho nền kinh tế. Như vậy thanh toán không dùng tiền mặt vừa góp phần tăng nhanh vòng quay vốn cho xã hội vừa góp phần tăng cường nhu cầu vốn cho xã hội. Nói tóm lại nó đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội tiết giảm chi phí lưu thông tạo điều kiện cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả. 2. Trách nhiệm của các bên tham gia thanh toán không dùng tiền mặt. * Ngân hàng: + Thực hiện cung cấp các hình thức thanh toán như séc, thẻ, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thư tín dụng…Để thực hiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng phải sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được quy định bởi pháp luật và được các trung tâm thanh toán Chuyên đề tốt nghiệp Đinh Tuấn Kiên - TCDN 42A chấp nhận. Một số hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà ngân hàng thường dùng là: séc, thẻ thanh toán, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thư tín dụng… Khi sử dụng các hình thức thanh toán này, các ngân hàng phải thực hiện đúng với các yêu cầu về thời gian, thủ tục thanh toán… theo như quy định về thanh toán không dùng tiền mặt đã được các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Ngân hàng có trách nhiệm cung cấp các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà ngân hàng đã cam kết thực hiện theo yêu cầu của khách hàng. + Thực hiện thanh toán nhanh chóng, chính xác, kịp thời.Khi đã thỏa thuận xong một hợp đồng thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng đối với ngân hàng, ngân hàng phải thực hiện việc thanh toán cho khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời, an toàn và chính xác. Nếu có sai sót hay chậm trễ vì một lý do nào đó, ngân hàng phải có thông báo bằng văn bản cho khách hàng nói rõ lý do sai sót, chậm trễ đó và đưa ra hướng giải quyết sự chậm trễ và sai sót trên. Ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những sai sót thuộc phạm vi trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán thanh toán không dùng tiền mặt. * Khách hàng trả tiền: + Có đủ số dư trên tài khoản thanh toán, lập các chứng từ thanh toán (hình thức thanh toán) hợp lệ, hợp pháp. Đối với khác hàng là người trả tiền khi tham gia vào các hình thức thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng thì trước hết khách hàng phải có tiền, khi thanh toán không dùng tiền mặt thì người trả tiền phải có số dư trên tài khoản thanh toán của mình tại ngân hàng đảm bảo đủ chi trả cho hợp đồng thanh toán đó. Bên cạnh đó, khách hàng phải lập các chứng từ thanh toán một cách đầy đủ, chính xác, hợp lệ, hợp pháp. Trong chứng từ đó phải ghi rõ phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng, khối lượng thanh toán, thời gian thanh toán, đối tượng được thanh toán… Chuyên đề tốt nghiệp Đinh Tuấn Kiên - TCDN 42A + Thực hiện thanh toán sòng phẳng số tiền phải trả cho khách hàng, nếu làm sai sẽ bị phạt theo chế độ hiện hành. Khi đến hạn thanh toán người trả tiền phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình một cách đầy đủ kịp thời….mà không được chậm trễ vì bất cứ lý do gì. Người trả tiền sẽ bị xử phạt tiền hoặc bị truy tố trước pháp luật nếu chậm trễ trong việc thực hiện hợp đồng thanh toán đã đáo hạn. * Khách hàng thụ hưởng: + Kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của các hình thức thanh toán nhận được. Để đảm bảo an toàn và để tránh các rắc rối có thể xảy ra, khách hàng thụ hưởng khi nhận được các chứng từ thanh toán phải kiểm tra các yếu tố trên các chứng từ này xem có hợp lệ và hợp pháp không. Nếu thấy những chứng từ này có dấu hiệu bất thường thì phải báo ngay cho các ngân hàng liên quan để giải quyết. + Cung cấp đầy đủ và kịp thời lượng hàng hóa, dịch vụ cho người mua. Khách hàng thụ hưởng đồng thời là người bán có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và kịp thời lượng hàng hóa, dịch vụ cho người mua, người trả tiền theo đúng quy cách, chất lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng. 3. Những hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện hành. 3.1. Hình thức thanh toán bằng séc. Séc là một hình thức thanh toán quan trọng không thể thiếu được trong thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay. Mặc dù đã ra đời từ rất sớm và ngày càng có nhiều công cụ thanh toán hiện đại nhưng thanh toán bằng séc vẫn giữ vị trí quan trọng trong các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Séc là môt tờ lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu đã quy định sẵn, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên tờ séc hay người cầm tờ séc đó. Chuyên đề tốt nghiệp Đinh Tuấn Kiên - TCDN 42A Séc là loại chứng từ thanh toán được áp dụng rộng rãi ở tất cả các nước trên thế giới, quy định sử dụng séc đã được chuẩn hoá trên Công ước quốc tế. Séc được sử dụng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ, nộp thuế, trả nợ… hoặc được dùng để rút tiền mặt tại các chi nhánh ngân hàng. Tất cả các khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng đều có quyền sử dụng séc để thanh toán. Thời hạn hiệu lực của séc, tùy theo quy định trước, thường là 15 ngày kể từ ngày chủ tài khoản phát hành séc đến ngày người thụ hưởng nộp séc vào ngân hàng (gồm cả ngày chủ nhật và ngày lễ). Trường hợp nếu ngày kết thúc thời hạn hiệu lực của tờ séc là ngày nghỉ, ngày lễ thì thời hạn đó được lùi vào ngày làm việc kế tiếp. Sau đây ta sẽ xem xét hai loại séc: Séc chuyển khoản và Séc bảo chi. . Séc chuyển khoản Séc chuyển khoản là một tờ lệnh trả tiền của người phát hành séc đối với ngân hàng phục vụ mình về việc trích một khoản tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người được hưởng có tên trong tờ séc. Séc chuyển khoản chỉ được áp dụng trong phạm vi thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản ở cùng một chi nhánh nhưng các chi nhánh này có tham gia giao nhận chứng từ trực tiếp cho nhau theo quy định từ trước, thời gian hiệu lực của tờ séc tối đa là 10 ngày làm việc. Khác với séc lĩnh tiền mặt, khi phát hành séc thanh toán chuyển khoản, chủ tài khoản phải gạch hai đường song song chéo góc hoặc viết chữ "chuyển khoản " ở góc phía tr
Luận văn liên quan