Luận văn Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thế kỉ XX, sự phát triển của kinh tế thị trường đã làm cho nền kinh tế thế giới nói chung cũng như từng khu vực nói riêng biến đổi mạnh mẽ. Nhiều mô hình kinh tế khác nhau đã được thử nghiệm và đưa lại những thành công đáng ghi nhận. Thực tế ở các nước trên thế giới cho thấy đống góp to lớn trong những thành công đó chính là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V). Ở Việt Nam trước đây, loại hình doanh nghiệp này chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, nhưng trước nhu cầu phát triển của đất nước cũng như quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới thì vai trò của DNN&V đã phát huy tác dụng. Việc phát triển các DNN&V khơi dậy ý chí kinh doanh, giải phóng các lực lượng sản xuất, phát huy sức mạnh vật chất và trí tuệ, tinh thần của nhân dân, huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, công nghệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ trợ cho các doanh nghiệp lớn, cung cấp sản phẩm dịch vụ cho thị trường và tạo phần lớn việc làm cho xã hội, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương tạo điều kiện cho DNN&V phát triển. Trong bài phát biểu tại hội nghị với các doanh nghiệp ngày 9/2/2006 ở Hà nội, Thủ tướng Phan Văn Khải đã nhấn mạnh: “Cần coi trọng và có chính sách ưu đãi hơn nữa đề phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các làng nghề ở vùng nông thôn, đây là vấn đề rất quan trọng vì nước ta đất ít, lao động nông thôn thừa, đưa doanh nghiệp nhỏ và vừa vào nông thôn sẽ góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, phát triển đô thị nhỏ, giảm bớt sự chênh lệch về đời sống giữa nông thôn và thành thị. Đây cũng là giải pháp chủ yếu tạo thu nhập và việc làm cho nông dân không còn đất trong quá trình đô thị hoá, hạn chế tình trạng dân nông thôn đổ về thành thị, làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp”. Đến cuối năm 2007, nước ta đã có trên 250.000 doanh nghiệp tư nhân, trong đó hầu hết là DNN&V. Theo tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến tháng 10 năm 2007, Việt Nam có khoảng 280.000 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động, trong đó có 8.500 dự án FDI, trên 2.000 doanh nghiệp nhà nước, còn lại là khu vực kinh tế tư nhân. Chính phủ dự kiến đến năm 2010 sẽ phát triển thêm 220.000 doanh nghiệp chủ yếu ở khu vực kinh tế tư nhân. Tính đến đầu quý 2/2007, các DNN&V trong cả nước đã thu hút, tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 3 triệu lao động, đóng góp gần 40% GDP hàng năm của cả nước. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và cam kết của chính phủ trong việc phát triển DNN&V, mặt khác đây cũng là một thị trường đầu tư tiềm năng, hấp dẫn đối với các NHTM nên trong chiến lược phát triển của NHNN&PTNTViệt Nam nói chung và chiến lược của Sở giao dịch nói riêng, DNN&N được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên đến nay, việc thực hiện các điều kiện tín dụng của ngân hàng đối với một số lớn DNN&V là rất khó khăn, vượt quá năng lực của doanh nghiệp. Vì thế việc tìm ra giải pháp tín dụng đối với DNN&V đang là mối quan tâm đặc biệt của các NHTM. Xuất phát từ quan điểm đó và thực trang hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay, sau một thời gian thực tập và tìm hiểu tại Sở giao dịch NHNN&PTNTViệt Nam, em đã chọn đề tài “Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” làm đề tài cho luận văn. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là xem xét một cách tổng quát và có hệ thống thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNN&V tại Việt Nam và việc đầu tư tín dụng của Sở giao dịch NHNN&PTNT Việt Nam cho các doanh nghiệp này. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển tín dụng cho DNN&V tại Sở giao dịch. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các DNN&V và hoạt động tín dụng cho các DNN&V của Sở giao dịch. Phạm vi nghiên cứu là số liêu thu thập từ Sở giao dịch trong 3 năm: 2005, 2006 và 2007. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận và giải thích thực tiễn như phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích hoạt đông kinh tế. 5. Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài lời mở đầu và phần kết luận; phần nội dung gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các DNN&V tại Sở giao dịch NHNN&PTNTViệt Nam. Chương III: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNN&V tại Sở giao dịch NHNN&PTNTViệt Nam.

docx97 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Trong thế kỉ XX, sự phát triển của kinh tế thị trường đã làm cho nền kinh tế thế giới nói chung cũng như từng khu vực nói riêng biến đổi mạnh mẽ. Nhiều mô hình kinh tế khác nhau đã được thử nghiệm và đưa lại những thành công đáng ghi nhận. Thực tế ở các nước trên thế giới cho thấy đống góp to lớn trong những thành công đó chính là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V). Ở Việt Nam trước đây, loại hình doanh nghiệp này chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, nhưng trước nhu cầu phát triển của đất nước cũng như quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới thì vai trò của DNN&V đã phát huy tác dụng. Việc phát triển các DNN&V khơi dậy ý chí kinh doanh, giải phóng các lực lượng sản xuất, phát huy sức mạnh vật chất và trí tuệ, tinh thần của nhân dân, huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, công nghệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ trợ cho các doanh nghiệp lớn, cung cấp sản phẩm dịch vụ cho thị trường và tạo phần lớn việc làm cho xã hội, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương tạo điều kiện cho DNN&V phát triển. Trong bài phát biểu tại hội nghị với các doanh nghiệp ngày 9/2/2006 ở Hà nội, Thủ tướng Phan Văn Khải đã nhấn mạnh: “Cần coi trọng và có chính sách ưu đãi hơn nữa đề phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các làng nghề ở vùng nông thôn, đây là vấn đề rất quan trọng vì nước ta đất ít, lao động nông thôn thừa, đưa doanh nghiệp nhỏ và vừa vào nông thôn sẽ góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, phát triển đô thị nhỏ, giảm bớt sự chênh lệch về đời sống giữa nông thôn và thành thị. Đây cũng là giải pháp chủ yếu tạo thu nhập và việc làm cho nông dân không còn đất trong quá trình đô thị hoá, hạn chế tình trạng dân nông thôn đổ về thành thị, làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp”. Đến cuối năm 2007, nước ta đã có trên 250.000 doanh nghiệp tư nhân, trong đó hầu hết là DNN&V. Theo tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến tháng 10 năm 2007, Việt Nam có khoảng 280.000 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động, trong đó có 8.500 dự án FDI, trên 2.000 doanh nghiệp nhà nước, còn lại là khu vực kinh tế tư nhân. Chính phủ dự kiến đến năm 2010 sẽ phát triển thêm 220.000 doanh nghiệp chủ yếu ở khu vực kinh tế tư nhân. Tính đến đầu quý 2/2007, các DNN&V trong cả nước đã thu hút, tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 3 triệu lao động, đóng góp gần 40% GDP hàng năm của cả nước. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và cam kết của chính phủ trong việc phát triển DNN&V, mặt khác đây cũng là một thị trường đầu tư tiềm năng, hấp dẫn đối với các NHTM nên trong chiến lược phát triển của NHNN&PTNTViệt Nam nói chung và chiến lược của Sở giao dịch nói riêng, DNN&N được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên đến nay, việc thực hiện các điều kiện tín dụng của ngân hàng đối với một số lớn DNN&V là rất khó khăn, vượt quá năng lực của doanh nghiệp. Vì thế việc tìm ra giải pháp tín dụng đối với DNN&V đang là mối quan tâm đặc biệt của các NHTM. Xuất phát từ quan điểm đó và thực trang hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay, sau một thời gian thực tập và tìm hiểu tại Sở giao dịch NHNN&PTNTViệt Nam, em đã chọn đề tài “Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” làm đề tài cho luận văn. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là xem xét một cách tổng quát và có hệ thống thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNN&V tại Việt Nam và việc đầu tư tín dụng của Sở giao dịch NHNN&PTNT Việt Nam cho các doanh nghiệp này. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển tín dụng cho DNN&V tại Sở giao dịch. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các DNN&V và hoạt động tín dụng cho các DNN&V của Sở giao dịch. Phạm vi nghiên cứu là số liêu thu thập từ Sở giao dịch trong 3 năm: 2005, 2006 và 2007. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận và giải thích thực tiễn như phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích hoạt đông kinh tế. Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài lời mở đầu và phần kết luận; phần nội dung gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các DNN&V tại Sở giao dịch NHNN&PTNTViệt Nam. Chương III: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNN&V tại Sở giao dịch NHNN&PTNTViệt Nam. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường Khái niệm Ngân hàng thương mại (NHTM) là doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, một tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữu hiệu của nền kinh tế. Việc tạo lập, tổ chức và quản lý vốn của NHTM là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ riêng với NHTM mà còn vì sự phát triển chung của nền kinh tế. Vai trò của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó NHTM thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng ngân hàng. NHTM có vai trò thu hút tiền nhàn rỗi, và thông qua tín dụng, đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế. Hàng triệu hộ cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò người thủ quỹ của toàn xã hội. Thu nhập từ ngân hàng là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước (thành phố, tỉnh…). Đối với các doanh nghiệp, ngân hàng thường là tổ chức cung cấp tín dụng để phục vụ cho việc mua hàng hoá dự trữ hoặc xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị. Khi doanh nghiệp, người tiêu dung phải thanh toán các khoản mua hàng hoá dịch vụ, họ thường sử dụng séc, uỷ nhiệm chi, thẻ tín dụng hay tài khoản điện tử… Và khi họ cần thông tin tài chính hay lập kế hoạch tài chính, họ thường đến các ngân hàng để nhận được lời tư vấn. Các khoản tín dụng của ngân hàng cho Chính phủ (thông qua chứng khoán của Chính phủ) là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư phát triển. Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất. Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế. Về mặt cấu trúc, thị trường tài chính có hai kênh dẫn vốn là kênh trực tiếp và kênh gián tiếp. Ở kênh trực tiếp, những người đi vay trực tiếp vay vốn từ người cho vay bằng cách bán ra chứng khoán (hay còn gọi là các công cụ tài chính. Khi kinh tế càng phát triển, việc tham gia vào tài chính trực tiếp càng đòi hỏi nhiều tiêu chí hơn. Một người thợ mộc không thể bán trái khoán trong một thị trường mở cho các công ty hoặc các cá nhân khác, bởi không ai biết anh ta là ai.Vì thế những doanh nghiệp nhỏ, hay có nhu cầu vốn ít sẽ tìm đến tài chính gián tiếp, tức là thông qua một trung gian làm kênh dẫn vốn. Và ngược lại, những người có món tiết kiệm nhỏ cũng lo ngại khi mua các chứng khoán bởi vì phải tốn kém thời gian và chi phí để tập hợp thông tin cho việc chọn chứng khoán tốt nhất, mà chưa kể đến rủi ro rất lớn của thị trường này, vì thế ngân hàng cũng là giải pháp tốt. Với vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng nhận tiền gửi nhàn rỗi của dân cư, các công ty và các tổ chức kinh tế xã hội để đưa đến những nơi cần vốn – các doanh nghiệp, dân cư và các tổ chức khác. / Biểu đồ 1: Giản đồ thị trường tài chính. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng Hoạt động huy động vốn Nguồn vốn của ngân hàng gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động. Vốn chủ sở hữu đóng vai trò lá chắn phá sản và thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, trong khi nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn và là cơ sở cho ngân hàng thực hiện các hoạt động tạo ra doanh thu. Nguồn vốn huy động của NHTM dưới hình thức bằng tiền (nội tệ và ngoại tệ), bằng vàng được hình thành từ hai bộ phận chính: Vốn huy động từ tiền gửi và vốn huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá; ngoài ra nguồn vốn của NHTM còn từ vốn vay của các tổ chức tín dụng khác và ngân hàng trung ương, và nguồn vốn khác. Trong đó tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM. Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng các đó ngân hàng huy động tình của các doanh nghiệp, các tổ chức và của dân cư. Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau. Nhờ hoạt động huy động vốn ngân hàng tạo ra được luồng tiền để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ sử dụng vốn, tạo ra thu nhập cho ngân hàng. Vì vậy huy động vốn là một trong hai hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng. Hoạt động sử dụng vốn Hoạt động chính của NHTM là tìm kiếm các khoản vốn (huy động vốn) để sử dụng nhằm thu lợi nhuận. Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo nên các loại tài sản khác nhau của ngân hàng, trong đó tín dụng ngân hàng là hoạt động quan trọng nhất. Các hoạt động tín dụng rất phong phú, bao gồm các hoạt động: tín dụng cho vay, bảo lãnh, tín dụng thuê mua, … Trong đó, cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của NHTM. Đặc biệt đối với các NHTM Việt Nam, doanh thu từ cho vay đóng góp từ 40-50% vào tổng thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động này cũng đem lại nhiều rủi ro cho NHTM, vì vậy các ngân hàng luôn tìm mọi cách nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo mục tiêu sinh lợi và cân bằng rủi ro. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cho vay của NHTM rất đa dạng và phong phú với nhiều hình thức khác nhau (có nhiều loại tín dụng khác nhau). Việc áp dụng từng loại cho vay thuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế của đối tượng sử dụng vốn tín dụng và quản lý tín dụng có hiệu quả và phù hợp với sự vận động cũng như đặc điểm kinh tế khác nhau của đối tượng tín dụng. Nghiệp vụ trung gian khác của NHTM NHTM hiện đại không chỉ tập trung vào cho vay mà còn cung cấp nhiều loại dịch vụ đa dạng, có thể điểm ra một số loại hình dịch vụ sau: Thanh toán qua ngân hàng: gồm thanh toán quốc tế và thanh toán qua biên giới. Mua bán ngoại tệ: khi giao thương ngày càng phát triển, các doanh nghiệp có nhu cầu mua bán ngoại tệ để giao dịch Dịch vụ thẻ Dịch vụ tài khoản thanh toán Trả lương qua tài khoản SMS banking, Phone banking, Internet banking… 1.2 Những vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khái niệm DNN&V đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu nhưng việc xác định các tiêu thức phân loại vẫn chưa được thống nhất. Để phân biệt DNN&V với doanh nghiệp lớn, người ta thường căn cứ vào các tiêu thức như: Tổng vốn đầu tư, giá trị tài sản cố định, số lượng lao động thường xuyên, giá trị bằng tiền của hàng hoá hay dịch vụ, lợi nhuận, vốn bình quân cho một lao động. Tuỳ vào tình hình cụ thể ở mỗi quốc gia mà các tiêu thức để phân biệt được lựa chọn, tuy nhiên phổ biến là: Số lao động thường xuyên được sử dụng Tổng số vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Phân loại doanh nghiệp ở Việt Nam cũng dựa chủ yếu trên hai tiêu thức là vốn và lao động. Trước đây, theo văn bản số 681/CP-KTN ngày 20/6/1998 của Chính phủ, DNN&V là các doanh nghiệp có vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng và số lao động thường xuyên không quá 200 người. Cùng với sự phát triển của đất nước và ảnh hưởng của yếu tố lạm phát, số lượng các doanh nghiệp ngày một tăng, có không ít doanh nghiệp có số vốn vượt quá 5 tỷ đồng nhưng chưa đủ mạnh để được coi là doanh nghiệp lớn. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/201 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNN&V quy định: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng kí kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng kí không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên”. Như vậy, các doanh nghiệp Nhà nước, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân đăng kí hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Các hợp tác xã đăng kí hoạt động theo Luật hợp tác xã; Các hộ kinh doanh cá thể đăng kí theo Nghị điịnhsố 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/200 của Chính Phủ về đăng kí kinh doanh thoả mãn ít nhất một trong hai tiêu thức: vốn đăng kí không quá 10 tỷ đồng, lao động trung bình năm không quá 300 người thì đều được coi là DNN&V. 1.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng là một tổ chức kinh tế, ngoài những đặc trưng vốn có của một doanh nghiệp thì nó còn có những đặc điêm riêng nổi bật, đó là: quy mô nhỏ, vốn đầu tư không lớn, công nghệ ít hiện đại, lao động ít, trình độ quản lý thấp, năng lực cạnh tranh yếu… Những đặc điểm đó là hạn chế song cũng là một lợi thế của DNN&V. 1.2.2.1 Quy mô sản xuất nhỏ nên có tính năng động, linh hoạt, song cơ sở vật chất, kĩ thuật, thiết bị công nghệ thường yếu kém lạc hậu. * Qui mô nhỏ và vừa có tính năng động, linh hoạt và tự do sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. So với doanh nghiệp lớn, DNN&V năng động trước những thay đổi liên tục của thị trường. Với quy mô và cơ sở vất chất hạ tầng đồ sộ, các doanh nghiệp lớn thường khó thay đổi kịp thời theo sự chuyển biến nhu cầu của thị trường. Ngược lại, DNN&V với cơ chế năng động có khả năng chuyển hướng kinh doanh, thay đổi công nghệ và chuyển đổi mặt hàng nhanh hơn. Một lợi thế đáng kể nữa là DNN&V khi chuyển địa điểm sản xuất không gặp nhiều khó khăn như doanh nghiệp lớn. Vì vậy DNN&V thường được xây dựng gần các vùng nguyên liệu, tiếp cận được thị trường, có thể đáp ứng được cả những yêu cầu nhỏ lẻ mang tính khu vực, địa phương,… giúp DNN&V tiết kiệm được tối đa những chi phí trong quá trình vận chuyển, bảo quản. Quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm đa dạng, phong phú nên số lượng một loại sản phẩm sản xuất ra thường không lớn, mặt khác, phần lớn các sản phầm của DNN&V là những mặt hàng cần thiết, phục vụ đời sống, sinh hoạt của xã hội nên có khi khủng hoảng kinh tế thì DNN&V bị tác động ít hơn so với doanh nghiệp lớn và thường không gây thua thiệt quá lớn cho doanh nghiệp. *Tuy nhiên, do quy mô sản xuất nhỏ nên DNN&V khó có khả năng tiếp cận với công nghệ hiện đại. Vì vậy cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiết bị công nghệ thường yếu kém, lạc hậu. Do khả năng tài chính và trình độ hạn chế, thông thường các DNN&V chỉ sử dụng các công nghệ trung bình, đơn giản nên năng suất lao động thấp, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Rất ít DNN&V được trang bị công nghệ hiện đại, trừ một số doanh nghiệp liện doanh với nước ngoài. So với doanh nghiệp lớn, DNN&V rất khó tiếp cận với thị trường công nghệ, máy móc và thiết bị quốc tế. Do thiếu thông tin về thị trường này, các DNN&V cũng khó tiếp cận những dịch vụ tư vấn hỗ trợ trong việc xác định công nghệ thích hợp và hiệu quả giúp học cải tiến và nâng cao sức cạnh tranh. Hiện nay, các DNN&V đã có sự đổi mới công nghệ như dùng điện vào sản xuất và gắn liền với đó là thực hiện nửa cơ khí, cơ khí hoá từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất. Song nhìn chung, thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp hiện vẫn còn lạc hậu và ở trình độ thấp, hiệu quả chưa cao, đang gặp nhiều khó khăn trong nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. 1.2.2.2 DNN&V có vốn đầu tư không lớn, thu hồi vốn nhanh song thường gặp khó khăn trong việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. DNN&V khi mới thành lập, ngoài số vốn hiện có của chủ doanh nghiệp, có thể huy động từ anh em, họ hàng… Ngoài ra trong quá trình hoạt động, DNN&V luôn kêu gọi vốn đầu tư; và với tính chất nhỏ lẻ, dễ phân tán đi sâu vào các ngõ ngách, bản làng nên DNN&V có thể thu hút được vốn trong dân cư. Tuy nhiên, trong khi các doanh nghiệp lớn có nhiều khả năng nhận được các nguồn tài chính khác nhau để mở rộng sản xuất kinh doanh thì các DNN&V lại gặp khó khăn trong việc huy động vốn, do đó các DNN&V khó có điều kiện cải tiến công nghệ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ở Việt Nam hiện nay, sự thiếu vốn của các DNN&V đã và đang diễn ra trên bình diện khá rộng. Bởi hầu hết vốn tự có của các DNN&V đều rất nhỏ, hạn hẹp, không đủ sức tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh có chất lượng và hiệu quả, đặc biệt đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng, phát triển quy mô và đổi mới nâng cấp chất lượng thiết bị công nghệ. Mặt khác thị trường vốn dài hạn nước ta chưa phát triển, thị trường chứng khoán tuy mới nổi nhưng hoạt động chưa ổn định; thêm vào đó, điều kiện hút vốn từ thị trường chứng khoán đối với DNN&V là rất khó khăn và hiếm hoi. Trong đó khả năng và điều kiện tiếp cận các nguồn vốn tín dụng khác đối với các DNN&V cũng bị hạn chế do chưa có uy tín và chưa tạo lập được khả năng trả nợ, thêm vào đó các doanh nghiệp thường không đáp ứng được yêu cầu về tài sản thế chấp, về báo cáo tài chính cũng như kế hoạch sản xuất, kinh doanh… nên các NHTM cũng như các tổ chức tài chính khác thường e ngại khi đưa ra quyết định cho vay đối với khách hàng này. 1.2.2.3 DNN&V có tỷ suất vốn đầu tư trên lao động thấp, nhưng thường là lao động phổ thông, trình độ tay nghề thấp. Do hầu hết các DNN&V sử dụng thiết bị công nghệ đơn giản nên máy móc chưa thay thế được con người và không đòi hỏi người lao động phải có tay nghề cao. Mặt khác, ở một số ngành sản xuất kinh doanh như ngành thủ công mỹ nghệ đòi hỏi phải có bàn tay trực tiếp của con người mà máy móc không thay thế được. Vì vậy, các DNN&V góp phần không nhỏ giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt tại khu vực nông thôn và khu vực đô thị hoá, vùng sâu, vùng xa, kinh tế chậm phát triển. Tuy nhiên, lao động trong DNN&V chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ tay nghề, kỹ thuật thấp, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Số lao động có tính chất phổ thông, chưa qua đào tạo bình quân chiếm khoảng 60-70%. Ở một số vùng nông thôn, số được đào tạo nghề chính quy chỉ chiếm khoảng 10%. Đó cũng là một trong những khó khăn khi DNN&V đưa dây truyền công nghệ tiên tiến vào mở rộng sản xuất kinh doanh. 1.2.2.4. Hệ thống tổ chức sản xuất và quản lý gọn nhẹ linh hoạt song trình độ chưa cao. Hệ thống tổ chức sản xuất và quản lý ở các DNN&V gọn nhẹ, linh hoạt: công tác điều hành mang tính trực tiếp. Song trình độ, năng lực quản lý ở các DNN&V còn bị hạn chế và mang tính chất gia đình nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác điều hành doanh nghiệp. Bộ máy tổ chức của các DNN&V thường đơn giản, gọn nhẹ. Các quyết định được thực hiện nhanh chóng, công tác kiểm tra, giám sát được tiến hành chặt chẽ, không phải qua nhiều khâu trung gian vì vậy tiết kiệm được nhiều chi phí quản lý doanh nghiệp. Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các DNN&V khá chặt chẽ, gắn bó, tạo môi trường làm việc tốt. Các lao động dễ dàng trao đổi với nhau và với lãnh đạo, đề xuất những ý tưởng mới lạ đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp. Trong một doanh nghiệp mà số lao đọng không lớn lắm, người lãnh đạo doanh nghiệp có thể nắm được khẳ năng làm việc cũng như đời sống tinh thần của từng thành viên, nhờ vậy điều chỉnh vị trí công việc của người lao động để tận dụng được hết khả năng của họ. Tuy nhiên do trình độ, năng lực quản lý ở các DNN&V chưa cao, còn mang nặng tính gia đình chủ nghĩa nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác điều hành doanh nghiệp. Nhiều chủ DNN&V không có kiến thức quản lý, không có trình độ chuyên môn, thậm trí trình độ v
Luận văn liên quan