Nền kinh tế Việt Nam ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn với nền kinh tế thế
giới. Kể từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì sự gắn bó ấy ngày
càng trở nên mật thiết hơn nữa. Đặc biệt là trong lĩnh vực Ngân hàng, với sự mở cửa
của nền kinh tế thì các Ngân hàng nước ngoài thành lập ngày càng nhiều tại Việt
Nam, cộng với sự ra đời của hàng loạt các phòng giao dịch của hệ thống ngân hàng
trong nước đã làm cho sự cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt
hơn.
Với một nền kinh tế đang tăng trưởng liên tục, cộng với lượng dân số đông,
trình độ dân trí không ngừng được nâng cao, số người trong độ tuổi lao động cao
nên Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng cho việc phát triển hoạt động
ngân hàng bán lẻ. Vì hoạt động ngân hàng bán lẻ là xu hướng của các ngân hàng
thương mại trên toàn thế giới. Nó là hoạt động mang lại nguồn thu nhập ổn định cho
các ngân hàng, hạn chế và phân tán rủi ro.Vì thế hoạt động ngân hàng bán lẻ luôn
được coi là hoạt động cốt lõi, nền tảng để từ đó mở rộng các hoạt động kinh doanh
khác của ngân hàng. Do đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
(Vietinbank) cũng đang từng bước mở rộng và phát triển mảng kinh doanh bán lẻ
bên cạnh hoạt động kinh doanh bán buôn trước đây.
116 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HOÀNG THỊ KIM ANH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRƯƠNG THỊ HỒNG
Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2011
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sỹ kinh tế “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân
hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” là
kết quả của quá trình nghiên cứu, học tập độc lập, nghiêm túc của tôi.
Tôi xin cam đoan các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng, được trích dẫn, tổng hợp và phát triển từ các trang web, tạp chí, các
luận văn của các khóa trước,
Các giải pháp của đề tài nghiên cứu được rút ra từ cơ sở lý luận và dựa trên
tình hình thực tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Người viết luận văn
Hoàng Thị Kim Anh
Lớp Cao học Đêm 3 – Khóa 18 – Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
2. KTKSNB: Kiểm tra kiểm soát nội bộ
3. NHBL: Ngân hàng bán lẻ
4. NHTM: Ngân hàng thương mại
5. NHTMCPCTVN: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam
(Vietinbank)
6. PGD: Phòng giao dịch
7. TCTD: Tổ chức tín dụng
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỀU
+ DANH MỤC BẢNG BIỂU:
Bảng 2.1: Số liệu huy động vốn dân cư và tổng nguồn vốn huy động từ 2007-2010
Bảng 2.2: Số liệu tín dụng bán lẻ và tổng dư nợ từ 2007-2010
Bảng 2.3: So sánh dư nợ tín dụng giữa BIDV và Vietinbank
Bảng 2.4: Bảng doanh số hoạt động thanh toán từ 2007-2010
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh từ hoạt động Home-Banking và Mobile Banking từ
năm 2008 đến tháng 09/2009 tại Vietinbank
Bảng 2.6: Doanh số chi trả kiều hối từ 2006-2010
Bảng 2.7: Số lượng thẻ ATM phát hành Tại Vietinbank từ 2006-2010
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Vietinbank từ 2007 đến 2010
Bảng 29: Tóm tắt điều tra biến định tính
Bảng 2.10: Kết quả phân tích thống kê mô tả biến độc lập
Bảng 2.11: Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha
Bảng 2.12 KMO and Bartlett's Test
Bảng 2.13 Model Summary
Bảng 2.14 Coefficients
b
Bảng 2.15 Các chỉ tiêu của ngân hàng
a
+ DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 :Mô hình chất lượng dịch vụ
Hình 1.2: Mô hình chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn khách hàng
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu
Hình 2.2: Mô hình đo lường sự hài lòng của khách hàng
Biểu đồ 2.1: Huy động vốn dân cư trong tổng huy dộng vốn từ 2006-2010
Biểu đồ 2.2: Tín dụng bán lẻ trong tổng dư nợ từ năm 2007-2010
Biểu đồ 2.3 So sánh tín dụng bán lẻ giữa Vietinbank và BIDV từ 2007-2010
Biểu đồ 2.4: Doanh số chi trả kiều hối của Vietinbank từ 2006-2010
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn với nền kinh tế thế
giới. Kể từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì sự gắn bó ấy ngày
càng trở nên mật thiết hơn nữa. Đặc biệt là trong lĩnh vực Ngân hàng, với sự mở cửa
của nền kinh tế thì các Ngân hàng nước ngoài thành lập ngày càng nhiều tại Việt
Nam, cộng với sự ra đời của hàng loạt các phòng giao dịch của hệ thống ngân hàng
trong nước đã làm cho sự cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt
hơn.
Với một nền kinh tế đang tăng trưởng liên tục, cộng với lượng dân số đông,
trình độ dân trí không ngừng được nâng cao, số người trong độ tuổi lao động cao
nên Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng cho việc phát triển hoạt động
ngân hàng bán lẻ. Vì hoạt động ngân hàng bán lẻ là xu hướng của các ngân hàng
thương mại trên toàn thế giới. Nó là hoạt động mang lại nguồn thu nhập ổn định cho
các ngân hàng, hạn chế và phân tán rủi ro.Vì thế hoạt động ngân hàng bán lẻ luôn
được coi là hoạt động cốt lõi, nền tảng để từ đó mở rộng các hoạt động kinh doanh
khác của ngân hàng. Do đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
(Vietinbank) cũng đang từng bước mở rộng và phát triển mảng kinh doanh bán lẻ
bên cạnh hoạt động kinh doanh bán buôn trước đây.
Mặc dù đã tri ển khai hoạt động ngân hàng bán lẻ nhưng hoạt động này chỉ
chiếm một phần rất nhỏ trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của Vietinbank. Tuy
nhiên trong thời gian gần đây với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng cũng
như xu hướng hội nhập quốc tế,Vietinbank đã xác định dịch vụ ngân hàng bán lẻ là
nhiệm vụ trọng tâm trong mục tiêu kinh doanh chính trong giai đoạn sắp tới. Xuất
phát từ những vấn đề trên, tôi đã ch ọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch
vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam”
với mục đích ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhằm phục
vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng và thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến
giao dịch tại ngân hàng Vetinbank nhằm tăng nguồn thu nhập ổn định và bền vững
cho ngân hàng.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề tài tập trung phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietinbank
trong giai đoạn từ năm 2007-2010, bên cạnh đó tác giả cũng nghiên cứu sự hài lòng
của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ NHBL của Vietinbank thông qua việc
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ NHBL dựa trên việc tiếp
cận các lý thuyết về đánh giá chất lượng dịch vụ và đánh giá sự hài lòng của khách
hàng để từ đó đề ra các giải pháp nhằm phát triển chất lượng dịch vụ NHBL, đáp
ứng nhu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn đồng thời góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh của Vietinbank.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu: là những khách hàng đang sử dụng dịch vụ ngân hàng
bán lẻ tại Vietinbank.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: trong hệ thống ngân hàng Vietinbank.
- Thời gian: từ ngày 01/08/2010 đến 30/10/2011
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu định tính: Nhằm xác định các chỉ tiêu đánh giá, xây dựng bảng
câu hỏi, thang đo, nhận diện các yếu tố, thu thập thông tin cần thiết liên quan đến
đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho phần nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng: Sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn thử đối với
một số khách hàng (8-10 người) nhằm phát hiện những điểm khó hiểu, những từ
ngữ dễ gây nhầm lẫn để hoàn thiện bảng câu hỏi. Sau đó bảng câu hỏi hoàn chỉnh sẽ
chính thức đưa vào khảo sát với những đối tượng là khách hàng đang sử dụng dịch
vụ ngân hàng bán lẻ bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập dữ liệu.
Những bảng câu hỏi không hợp lệ sẽ được loại bỏ, còn những bảng câu hỏi hợp lệ
sẽ được nhập liệu và xử lý bằng phần mềm SPSS. Kết quả sẽ được kiểm định và rút
ra kết luận nhằm xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
ngân hàng bán lẻ tại Vietinbank.
5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
Việc nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ
NHBL tại Vietinbank nhằm xác định các nhân tố nào khách hàng quan tâm, các
nhân tố nào khách hàng chưa quan tâm nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh để
thu hút khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều hơn.
Đề xuất các giải pháp giúp Vietinbank hoàn thiện và nâng cao chất lượng
dịch vụ NHBL nhằm nâng cao sự cạnh tranh so với các ngân hàng khác.
6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI GỒM 3 CHƯƠNG:
- Chương I: Tổng quan về dịch vụ ngân hàng bán lẻ và chất lượng dịch vụ
ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại.
- Chương II: Thực trạng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại
Vietinbank.
- Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của
Vietinbank
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ VÀ CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI.....1
1.1 Dịch vụ ngân hàng bán lẻ....1
1.1.1 Khái niệm ngân hàng bán lẻ..1
1.1.2 Khái niệm dịch vụ ngân hàng bán lẻ.....1
1.1.3 Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ..... 1
1.1.4 Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ....3
1.1.4.1 Đối với nền kinh tế.3
1.1.4.2 Đối với ngân hàng thương mại. 3
1.1.4.3 Đối với khách hàng 4
1.1.5 Phân loại dịch vụ ngân hàng bán lẻ chủ yếu ..4
1.1.5.1 Huy động vốn. 5
1.1.5.2 Tín dụng..6
1.1.5.3 Dịch vụ thanh toán..8
1.1.5.4 Dịch vụ ngân hàng điện tử..8
1.1.5.5. Dịch vụ khác.10
1.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ11
1.1.7 Các nhân tố tác động tới dịch vụ ngân hàng bán lẻ.. 12
1.1.8 Xu hướng phát triển của dịch vụ ngân hàng bán lẻ.. 15
1.2 Chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ và sự hài lòng của khách hàng. 16
1.2.1 Chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ 16
1.2.1.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ..16
1.2.1.2 Khái niệm chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ..17
1.2.2 Khái niệm sự hài lòng của khách hàng.. 17
1.2.3 Các lý thuyết đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ 18
1.2.4 Các lý thuyết đánh giá sự hài lòng của khách hàng.. 23
1.2.5 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ và sự hài lòng của khách
hàng...23
1.3 Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại một số
ngân hàng 25
1.3.1 Kinh nghiệm ngân hàng Bangkok - Thái Lan.25
1.3.2 Kinh nghiệm ngân hàng ICICI - Ấn Độ..26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 127
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG BÁN LẺ TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM...28
2.1 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP Công
Thương Việt Nam28
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương Việt Nam từ
2007-2010:30
2.2.1 Dịch vụ huy động vốn. 30
2.2.2 Dịch vụ tín dụng.. 32
2.2.3 Dịch vụ thanh toán.. 35
2.2.4 Dịch vụ ngân hàng điện tử.. 36
2.2.5 Dịch vụ khác 37
2.3 Những kết quả kinh doanh đạt được của NHTMCP Công Thương Việt
Nam. 39
2.4 Thực trạng chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NHTMCP Công Thương
Việt Nam từ 2007-2010... 39
2.4.1 Chất lượng dịch vụ huy động vốn40
2.4.2 Chất lượng dịch vụ tín dụng .. 40
2.4.3 Chất lượng dịch vụ thanh toán 41
2.4.4 Chất lượng dịch vụ dịch vụ ngân hàng điện tử 41
2.4.5 Chất lượng dịch vụ khác. 42
2.5 Mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu chất
lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NHTMCP Công Thương Việt Nam.. 42
2.5.1 Các giả thuyết . 42
2.5.2 Mô hình nghiên cứu.43
2.5.3 Mô hình đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ngân
hàng bán lẻ 44
2.5.4 Kết quả nghiên cứu.. 46
2.5.4.1 Thống kê mô tả dữ liệu. 46
a) Mẫu dữ liệu nghiên cứu 46
b) Thống kê mô tả biến định tính..47
c) Thống kê mô tả biến định lượng...48
2.5.4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo..49
2.5.4.3. Đánh giá chất lượng dịch vụ NHBL thông qua kết quả nghiên cứu50
2.5.4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA 52
2.5.4.5 Phân tích hồi quy tuyến tính bội53
2.6 Nhận xét chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng Vietinbank:.55
2.6.1 Những kết quả đạt được về chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Vietinbank55
2.6.2 Những hạn chế về chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Vietinbank. 55
2.6.3 Nguyên nhân của những hạn chế.56
KẾT LUẬN CHƯƠNG II.. 57
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG BÁN LẺ TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ..58
3.1 Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTMCP Công Thương
Việt Nam trong thời gian tới..58
3.1.1 Định hướng chung58
3.1.2 Định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ NHBL 59
3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTMCP
Công Thương Việt Nam. 60
3.2.1 Nhóm giải pháp do NHTMCP Công Thương Việt Nam tổ chức thực hiện 60
3.2.1.1 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 60
3.2.1.2 Giải pháp phát triển công nghệ thông tin,hiện đại hóa ngân hàng.. 62
3.2.1.3 Giải pháp tăng cường công tác chăm sóc khách hàng. 64
3.2.1.4 Giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro và kiểm tra, kiểm soát. 67
3.2.1.5 Giải pháp phát triển mạng lưới. 68
3.2.1.6 Giải pháp đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá. 69
3.2.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ...71
3.2.2.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ 71
3.2.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.. 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG III ..73
KẾT LUẬN . 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ VÀ CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 Dịch vụ ngân hàng bán lẻ
1.1.1 Khái niệm ngân hàng bán lẻ:
Ngân hàng bán lẻ là khái niệm chỉ những hệ thống ngân hàng lớn, nhiều chi
nhánh mà đối tượng phục vụ thường là các khách hàng cá nhân, đơn vị riêng lẻ và
tập trung các dịch vụ là tiết kiệm, tạo tài khoản giao dịch, thanh toán, thế chấp, cho
vay cá nhân, các loại thẻ tín dụng
1.1.2 Khái niệm dịch vụ ngân hàng bán lẻ:
Khái niệm dịch vụ NHBL hiện nay được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau.
Các chuyên gia kinh tế của học viện nghiên cứu Châu Á (Asian Institude of
technology, viết tắt: AIT) cho rằng, dịch vụ NHBL là cung cấp trực tiếp sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua
mạng lưới chi nhánh hay thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và công
nghệ thông tin.
Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO), NHBL là nơi khách hàng cá nhân có
thể đến giao dịch tại những điểm giao dịch của ngân hàng để thực hiện các dịch vụ
như: gửi tiền tiết kiệm và kiểm tra tài khoản, thế chấp vay vốn, dịch vụ thẻ tín dụng,
thẻ ghi nợ và các dịch vụ khác đi kèm.
Mặc dù còn nhiều quan điểm về dịch vụ NHBL nhưng theo cách hiểu phổ biến
nhất, dịch vụ NHBL là dịch vụ ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính
chủ yếu cho khách hàng là các cá nhân, các hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
1.1.3 Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ
2
- Về đối tượng: đối tượng khách hàng của dịch vụ NHBL là các cá nhân,
các hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy mà mỗi cá
nhân, mỗi gia đình trong xã hội, mỗi một doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
nền kinh tế đều có thể trở thành đối tượng phục vụ của dịch vụ NHBL.
- Về cách thức phân phối sản phẩm: cách thức phân phối sản phẩm của
dịch vụ NHBL là cung ứng sản phẩm dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng,
bao gồm tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt. Người tiêu
dùng sẽ là người trực tiếp sử dụng các dịch vụ NHBL để thỏa mãn nhu
cầu của mình mà không phải thông qua một trung gian tài chính nào
khác.
- Về gía trị: dịch vụ NHBL bao gồm rất nhiều món giao dịch với giá trị
của mỗi giao dịch không lớn. Dịch vụ NHBL phục vụ cho các nhu cầu
giao dịch và thanh toán thường xuyên của người dân như thanh toán tiền
hàng, mua sắm, chuyển khoản, chuyển vốn Do đó, giá trị của các món
thanh toán này thường nhỏ và số lượng các món sẽ rất nhiều.
- Về tính chất của sản phẩm: đa dạng, đa tiện ích với hàm lượng công
nghệ cao. Do nhu cầu của các cá nhân - đối tượng phục vụ chủ yếu của
dịch vụ NHBL rất đa dạng và ngày càng cao nên dịch vụ NHBL phải
luôn cải tiến cho phù hợp với nhu cầu đa dạng và gia tăng của khách
hàng. Hơn nữa, khi cuộc sống hiện đại thì ngư ời ta càng thích sử dụng
những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, nhiều tính năng và càng
tiện lợi càng tốt. Tiện lợi ở đây được hiểu là dễ sử dụng, tiết kiệm thời
gian và chi phí.
- Về điều kiện phát triển: sự phát triển của dịch vụ NHBL tùy thuộc rất
lớn vào trình đ ộ công nghệ thông tin của nền kinh tế nói chung và bản
thân của mỗi ngân hàng nói riêng. Ở các nước phát triển có trình độ thông
tin càng cao thì ngư ời dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng càng
cao, đặc biệt là những sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử. Những ngân
hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao sẽ là lựa
3
chọn hàng đầu của người tiêu dùng nên sẽ chiếm ưu thế trong dịch vụ
NHBL.
1.1.4 Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ:
1.1.4.1 Đối với nền kinh tế:
Dịch vụ NHBL góp phần hình thành thói quen thanh toán không dùng tiền
mặt của người dân, nhờ đó tiết kiệm chi phí và thời gian cho ngân hàng và khách
hàng, góp phần tiết giảm chi phí xã hội và đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ.
Nhờ có dịch vụ NHBL mà nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư được huy động tập trung
lại và sử dụng có hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế
của đất nước. Ngoài ra, dịch vụ NHBL còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà
nước về tiền tệ, kiểm soát các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, tham nhũng
khi số đông các hoạt động kinh tế của các chủ thể trong xã hội đều thanh toán thông
qua ngân hàng.
Dịch vụ NHBL tạo điều kiện thúc đẩy các ngành dịch vụ khác phát triển. Các
dịch vụ thẻ, chuyển tiền gắn với các ngành dịch vụ khác như bưu chính viễn
thông, du lịch, giao thông vận tải Công nghệ ngân hàng phát triển sẽ tạo thuận lợi
hơn cho việc thanh toán của các ngành dịch vụ có liên quan. Đó là chưa kể việc dịch
vụ này với những tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt sẽ cải thiện môi trường
tiêu dùng, xây dựng văn hóa thanh toán, góp phần tạo cơ sở để một quốc gia hòa
nhập với cộng đồng quốc tế.
Dịch vụ NHBL không chỉ góp phần huy động nguồn lực trong nước cho sự
phát triển kinh tế của đất nước mà còn gồm cả nguồn lực từ nước ngoài thông qua
hoạt động chi trả kiều hối, chuyển tiền và kinh doanh ngoại tệ.
1.1.4.2 Đối với Ngân hàng thương mại:
Dịch vụ NHBL mang lại nguồn thu ổn định, chắc chắn, hạn chế rủi ro nên
việc phát triển dịch vụ NHBL là một cách hữu hiệu để phân tán rủi ro trong kinh
doanh, giữ vững sự ổn định của ngân hàng.
4
Dịch vụ NHBL giữ vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường cho các
NHTM bởi nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân rất lớn và rất đa dạng. Hơn nữa,
dịch vụ NHBL giúp mở rộng khả năng mua bán chéo giữa cá nhân và doanh nghiệp
với NHTM, từ đó gia tăng và phát triển mạng lưới khách hàng hiện tại và tiềm năng
của NHTM.
Phát triển dịch vụ NHBL cũng giúp các NHTM nâng cao ch ất lượng cung
ứng dịch vụ, tiêu chuẩn hóa chứng từ giao dịch với khách hàng, tăng chất lượng
dịch vụ, rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng, tăng cường khả năng bảo mật
và hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
Phát triển dịch vụ NHBL chính là cách thức tạo nền tảng, hạ tầng cơ sở cho
phát triển ứng dụng công nghệ ngân hàng trung dài hạn; đồng thời khai thác có hiệu
quả công nghệ trang bị cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tạo điều kiện quản
lý hệ thống theo hình thức tập trung, xử lý dữ liệu trực tuyến (online) trên toàn hệ
thống.
1.1.4.3 Đối với khách hàng:
Dịch vụ NHBL đem đến sự thuận tiện, an toàn, tiết kiệm cho khách hàng
trong quá trình thanh toán và sử dụng nguồn thu nhập của mình, giúp cải thiện đời
sống nhân dân, góp phần giảm thiểu chi phí xã hội qua việc tiết kiệm chi phí thời
gian, chi phí thông tin. Điều cơ bản là dịch vụ NHBL giúp đáp ứng tính tiện lợi, tính
thay đổi nhanh và thường xuyên nhu cầu của xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, các DNVVN và khách hàng cá nhân khó có
điều kiện cạnh tranh về vốn, công nghệ với các doanh nghiệp lớn. Dịch vụ NHBL sẽ
hỗ trợ tích cực cho các đối tượng khách hàng này phát triển thông qua tiếp cận
nguồn vốn vay từ ngân hàng, sử dụng các dịch vụ ngân hàng, tạo điều kiện cho quá
trình sản xuất kinh doanh được tiến hành trôi chảy, nhịp nhàng, thúc đẩy vòng quay
vốn, góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất, luân chuyển hàng hóa. Từ đó nâng cao
hiệu quả đầu tư nguồn lực của mình.
1.1.5 Phân loại dịch vụ ngân hàng bán lẻ chủ yếu
5
1.1.5.1 Huy động vốn
Huy động vốn là một nghiệp vụ truyền thống của NHTM, góp phần hình
thành nguồn vốn hoạt động của NHTM. Vốn huy động là tài sản bằng tiền của các
tổ chức cá nhân mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm
hoàn trả. Chỉ có các NHTM mới được quyền huy động vốn dưới nhiều hình thức
khác nhau. Vốn huy động trong NHTM được chia làm bốn loại chính:
• Tiền gửi không kỳ hạn/tiền gửi thanh toán (Current Account – CA)
Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi tiền (chủ tài khoản)
được sử dụng một cách chủ động và linh hoạt mà không bị ràng buộc về mặt thời
gian.
Tiền gửi k