Phân tích tài chính doanh nghiệp cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp cho những nhà đầu tư, nhà quản lí và cả người cho vay. Từ đó giúp họ ra quyết định đúng đắn và hiệu quả.
Đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn ngân hàng cũng cần phải thẩm định tài chính khách hàng, do vậy phân tích tài chính khách hàng là một trong những bước quan trọng để đi đến quyết định cho vay hay không.
Đối với những ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Á Châu nói riêng, hoạt động tín dụng là một phần vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển và tồn tại của ngân hàng. Chính vì vậy hoạt động phân tích tài chính khách hàng của ngân hàng Á Châu được quan tâm chú trọng. Khách hàng mục tiêu của ngân hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên mảng phân tích tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Trong thời gian thực tập tại chi nhánh ACB Hà Nội, tôi nhận thấy rằng hoạt động phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng tuy đã có những chất lượng tương đối tốt nhưng vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục.
74 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2059 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng tại ngân hàng thương mại Á Châu chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu…………………………………………………………………...1
Chương I: Lí luận chung về chất lượng phân tích tài chính khách hàng của ngân hàng thương mại
Phân tích tài chính khách hàng của NHTM………….……………….....2
Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp……………………...2
Mục tiêu của phân tích tài chính khách hàng trong NHTM ………3
1.1.3 Thông tin và phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng5
1.1.3.1 Thông tin sử dụng …………………………………………………..5
1.1.3.2 Phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng ………9
1.1.4 Nội dung phân tích tài chính khách hàng ……………………………11
1.1.4.1 Phân tích các tỉ lệ tài chính ………………………………………...11
1.1.4.2 Phân tích báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp 21
1.1.4.3 Dự báo về bảng cân đối kế toán và báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn…22
1.2 Chất lượng phân tích tài chính khách hàng ………………………… 22
1.2.1 Quan điểm về chất lượng phân tích tài chính khách hàng…………….22
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng phân tích tài chính khách hàng…….23
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính khách hàng.27
1.2.3.1 Nhân tố chủ quan……………………………………………………27
1.2.3.2 Nhân tố khách quan…………………………………………………30
Chương II: Thực trạng chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh Hà Nội NHTMCP Á Châu
2.1 Khái quát về ngân hàng thương mại Á Châu …………………………...32
2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển …………………………………………32
2.1.2 Hoạt động chủ yếu và khách hàng của ngân hàng ……………………34
2.1.3 Cơ cấu tổ chức ………………………………………………………..36
2.1.4 Kết quả kinh doanh trong thời gian qua ………………………………39
2.2 Thực trạng chất lượng phân tích tài chính khách hàng tại ACB Hà Nội….44
2.2.1Qui trình cho các DN vay vốn và thẩm định tài chính khách hàng …...44
2.2.1.1 Qui trình cấp tín dụng cho doanh nghiệp …………………………...45
2.2.1.1.1 Bộ hồ sơ vay………………………………………………………45
2.2.1.1.2 Nội dung tờ trình thẩm định khách hàng xin vay vốn…………….46
2.2.1.2 Qui trình phân tích tài chính ………………………………………..48
2.2.1.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và rủi ro……...49
2.2.1.2.2 Nhu cầu vốn ………………………………………………………50
2.2.1.2.3 Chấm điểm tín dụng ………………………………………………51
2.2.2 Thẩm định tài chính khách hàng mẫu ………………………………...51
2.3 Đánh giá về chất lượng phân tích tài chính khách hàng ………………..56
2.3.1 Kết quả đạt được………………………………………………………56
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân………………………………………………59
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng tại Ngân hàng thương mại Á Châu – Chi nhánh Hà Nội
3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng …………………………………..61
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng ………..62
3.2.1 Hòan thiện nội dung phân tích………………………………………..62
3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn thông tin…………………………………64
3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực……………………………..…..65
3.2.4 Rút ngắn thời gian xét duyệt…..…………………………………...….67
3.2.5 Nâng cao hệ thống cơ sở trang thiết bị công nghệ thông tin………….67
3.2 Kiến nghị ……………………………………………………………….69
3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước………………………………...…..69
3.2 Kiến nghị với các Bộ ngành có liên quan khác………………………...70
Kết luận……………………………………………………………………..72
LỜI MỞ ĐẦU
Phân tích tài chính doanh nghiệp cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp cho những nhà đầu tư, nhà quản lí và cả người cho vay. Từ đó giúp họ ra quyết định đúng đắn và hiệu quả.
Đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn ngân hàng cũng cần phải thẩm định tài chính khách hàng, do vậy phân tích tài chính khách hàng là một trong những bước quan trọng để đi đến quyết định cho vay hay không.
Đối với những ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Á Châu nói riêng, hoạt động tín dụng là một phần vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển và tồn tại của ngân hàng. Chính vì vậy hoạt động phân tích tài chính khách hàng của ngân hàng Á Châu được quan tâm chú trọng. Khách hàng mục tiêu của ngân hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên mảng phân tích tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Trong thời gian thực tập tại chi nhánh ACB Hà Nội, tôi nhận thấy rằng hoạt động phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng tuy đã có những chất lượng tương đối tốt nhưng vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Vì lí do đó tôi đã lựa chọn nội dung chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp để nghiên cứu tìm hiểu. Nội dung nghiên cứu đi từ lí thuyết tới thực tiễn hoạt động tại ngân hàng, từ đó tôi đề ra một số giải pháp với ngân hàng Á Châu và có kiến nghị với các cơ quan ban ngành có liên quan giúp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng của ngân hàng.
CHƯƠNG I : LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Phân tích tài chính khách hàng của ngân hàng thương mại
Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp
Từ đầu thế kỉ 20 tới nay phân tích tài chính thực sự được phát triển và được chú trong hơn bao giờ hết bởi nhu cầu quản lí doanh nghiệp có hiệu quả ngày càng tăng, sự phát triển của hệ thống tài chính, sự phát triển của các tập đoàn kinh doanh và khả năng ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin. Hoạt động phân tích tài chính là một khâu quan trọng trong quá trình quản lí doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc ra quyết định của các chủ thể như nhà quản lí, nhà đầu tư, cho vay, cơ quan thuế hay đáp ứng yêu cầu của những người muốn có thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp như thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sư, người lao động trong doanh nghiệp… để thực hiện công việc của họ tốt hơn.
Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lí các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lí nhằm đánh giá tình hình tài chính một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Qui trình thực hiện phân tích tài chính ngày càng được áp dụng rộng rãi trong mọi đơn vị kinh tế được tự chủ nhất định về tài chính như các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức, được áp dụng trong các tổ chức xã hội, tập thể và các cơ quan quản lí, tổ chức công cộng. Đặc biệt, sự phát triển của các doanh nghiệp, các ngân hàng, và của thị trường vốn đã tạo nhiều cơ hội để phân tích tài chính chứng tỏ thực sự là có ích và vô cùng cần thiết.
Đối với các ngân hàng thương mại, hoạt động chủ yếu là huy động và cho vay. Để ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì điều quan trọng bậc nhất là các khoản cho vay của ngân hàng phải luôn đảm bảo ở mức an toàn. Cơ sở để hình thành một khoản vay tốt phụ thuộc rất nhiều vào việc phân tích tài chính khách hàng. Qua kết quả của phân tích tài chính, người cho vay sẽ nắm được tình hình sản xuất kinh doanh ở hiện tại cũng như trong quá khứ của doanh nghiệp, phân tích tài chính sẽ trả lời cho họ những câu hỏi như khách hàng có phương án sử dụng vốn hiệu quả không? mục đích sử dụng vốn vay có hợp lí không? khách hàng có thể trả nợ và lãi đúng hạn hay không? ngân hàng có quyền đối với tài sản và thu nhập của khách hàng khi khoản vay có vấn đề và ngân hàng có thể thu hồi vốn nhanh chóng với rủi ro và chi phí thấp được không? …Do vậy phân tích tài chính khách hàng được xem là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do đó phân tích tài chính trong thẩm định tín dụng của ngân hàng thương mại là việc đánh giá một cách khách quan, khoa học, và có hệ thống toàn bộ tình hình tài chính doanh nghiệp trên giác độ ngân hàng, nhằm đảm bảo tính hiệu quả của khoản vay trước khi ra quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp.
Mục tiêu của phân tích tài chính khách hàng trong ngân hàng thương mại
Những người ở những vị trí khác nhau có những mục tiêu khác nhau khi tiến hành phân tích tài chính. Mối quan tâm của từng đối tượng cũng như quyết định của từng đối tượng chỉ phù họp và được đáp ứng khi tiến hàng phân tích tài chính. Mục đích chính của phân tích tài chính là giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng tình hình tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp từ đó đưa ra những quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Tuy nhiên những báo cáo tài chính là những tài liệu mang tính chất lịch sử vì chúng cho biết thông tin của một thời kì nhất định vì thế mục đích của phân tích tài chính là giúp đối tượng quan tâm đưa ra quyết định và hành động hợp lí trên cơ sở thông tin mang tính lịch sử của báo cáo tài chính.
Đối với nhà quản trị phân tích tài chính để nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp, đó là cơ sở để định hướng cho các quyết định của ban giám đốc, giám đốc tài chính, dự báo tình hình tài chính, kế hoạch đầu tư, ngân quĩ, và kiểm soát các hoạt động quản lí khác. Mối quan tâm hàng đầu của nhà quản trị là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, ngoài ra còn có các mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường… những mục tiêu này chỉ thực hiện được khi doanh nghiệp làm ăn có lãi.
Đối với các nhà đầu tư thông qua hoạt động phân tích tài chính, họ có thể thu thập nhưng thông tin về tình hình thu nhập của chủ sở hữu- lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp, rủi ro, khả năng hoàn vốn, mức tăng trưởng hiện tại và tương lai. Đó là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không.
Đối với người cho vay, cần phân tích tài chính để nhận biết khả năng trả nợ vay của khách hàng, mà chủ yếu là tập trung xem xét luồng tiền tạo ra của doanh nghiệp, các tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền, vốn chủ sở hữu, tỉ lệ vốn nợ của doanh nghiệp để biết rằng doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ và lãi đúng hạn hay không. Thông thường, ngân hàng thường xem xét tình hình tài chính của khách hàng để trả lời những câu hỏi quan trọng như: khách hàng có đáng tin cậy không? liệu khoản vay có đảm bảo an toàn cho ngân hàng, khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích không, liệu ngân hàng có quyền đối với những tài sản và thu nhập của doanh nghiệp khi khoản vay có vấn đề, liệu ngân hàng có thể thu hồi vốn và lãi với rủi ro và chi phí thấp được không.
Như vậy mối quan tâm hàng đầu của người phân tích tài chính là đánh giá khả năng xảy ra rủi ro phá sản tác động tới doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách khác phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính. Tuy nhiên phân tích tài chính có thể đước ứng dụng theo nhiều phương cách khác nhau nhưng trình tự phân tích và dự đoán đều phải tuân theo những nghiệp vụ phân tích thích ứng với từng giai đoạn dự đoán.
1.1.3 Thông tin và phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng
1.1.3.1 Thông tin sử dụng
Trong phân tích tài chính nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin: từ những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ những thông tin số lượng đến thông tin giá trị. Những thông tin này đều giúp nhà phân tích có thể đưa ra những nhận xét kết luận chi tiết và thích đáng.
Trong những thông tin bên ngoài cần chú ý tới những thông tin chung của ngành, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp như: cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất, vị trí của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành và các sản phẩm của ngành, tình trạng công nghệ, thị phần của doanh nghiệp, các thông tin về pháp lí, kinh tế đối với doanh nghiệp như tình hình quản lí, kế toán, kiểm toán, kế hoạch sử dụng kết quả kinh doanh… Ngoài ra nguồn cung cấp thông tin cũng là một yếu tố quyết định tới độ chính xác và đáng tin cậy của thông tin sử dụng phân tích tài chính. Đối với ngân hàng nguồn thông tin có thể từ nhiều nguồn cung cấp như: chính khách hàng cung cấp, từ cơ quan thuế, cơ quan quản lí cấp trên của doanh nghiệp, thông tin từ ngân hàng nhà nước, từ các ngân hàng khác, từ báo chí… hoặc thông tin từ chính trung tâm thông tin của ngân hàng.
Tuy nhiên để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin kế toán như là một nguồn thông tin quan trọng nhất. Với tính hệ thống, đồng nhất, phong phú kế toán hoạt động như một nhà cung cấp thông tin quan trọng và tin cậy cho phân tích tài chính. Mặt khác doanh nghiệp cũng cần phải cung cấp những thông tin kế toán cho các bên đối tác trong và ngoài doanh nghiệp. Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo kế toán. Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính - được hình thành thông qua việc xử lí các thông tin của kế toán cung cấp, đó là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh, và quan hệ quản lí với doanh nghiệp. Thông thường bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán: một bên phản ánh tài sản và một bên phản ảnh nguồn vốn của doanh nghiệp.
Bên tài sản của bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện thời ở thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lí và sử dụng của doanh nghiệp đó là tài sản lưu động và tài sản cố định. Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành các loại tài sản ở cùng thời điểm đó là vốn chủ sở hữu và vốn vay. Các khoản mục bên phía tài sản được sắp xếp theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần còn bên nguồn vốn các khoản mục được sắp xếp theo nghĩa vụ nợ giảm dần.
Bên tài sản bao gồm các khoản mục Tài sản lưu động, và tài sản cố định. Trong tài sản lưu động lại gồm: tiền mặt, các loại chứng khoán thanh khoản, các khỏan phải thu khách hàng hoặc phải thu nhà cung cấp, nguyên vật liệu hàng, công cụ dụng cụ dự trữ, hàng hóa trong kho… Tài sản cố định bao gồm máy móc, nhà xưởng, thiết bị, công nghệ, các khoản đầu tư góp vốn dài hạn, thương hiệu, bản quyền, giấy phép …
Bên nguồn vốn có nợ phả trả: các khoản nợ ngắn hạn như nợ nhà cung cấp, phải trả khách hàng, lương công nhân viên chưa thanh toán, nợ ngân hàng ngắn hạn, lãi ngân hàng sắp phải trả… nợ dài hạn gồm nợ ngân hàng, trái phiếu, kí quĩ… vốn chủ sở hữu bao gồm vốn góp ban đầu, lợi nhuận chưa chia, các quĩ khen thưởng, phúc lợi, vốn liên doanh liên kết…
Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh qui mô và kết cấu các loại tài sản, bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng như khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp. Bên tài sản cũng như bên nguồn vón của bảng cân đối kế toán thường đều có cột chỉ tiêu số dư đầu kì cuối kì. Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu ngoại bảng như: Tài sản thuê ngoài, vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công , nhận bán hộ, ngoại tệ các loại…
Thông tin trong bảng cân đối kế toán giúp nhà phân tích nhận biết được loại hình doanh nghiệp, qui mô, mức độ tự chủ về tài chính. Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính quan trọng bậc nhất, thông qua đó nhà phân tích có thể tính toán đánh giá được các chỉ tiêu như khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn.
Báo cáo kết qủa kinh doanh cũng là một tài liệu cần thiết cho hoạt động phân tích tài chính. Báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền tệ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo này giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực tế nhập quĩ khi bán hàng, cung cấp dịch vụ, so sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực xuất ra để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu chi phí, có thể xác định kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị lãi hay lỗ trong một giai đoạn thường tính theo tháng, quí, năm. Khác với bảng cân đối kế toán cho biết số liệu thời điểm, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả kinh doanh trong cả một giai đoạn, thời kì nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các yếu tố đầu vào như: nhân công, nguyên vật liệu, kĩ thuật, trình độ quản lí sản xuất kinh doanh của bản thân doanh nghiệp.
Các khoản mục chủ yếu của báo cáo kết quả kinh doanh thường là: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt động bất thường, chi phí tương ứng với những hoạt động đó, tình hình nghĩa vụ phải thực hiện với nhà nước, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế…
Để đánh giá một doanh nghiệp có khả năng chi trả hay không, nhà phân tích tài chính cần tìm hiểu tình hình ngân quĩ của doanh nghiệp. Ngân quĩ thường được xác định cho khoảng thời gian ngắn thường là hàng tháng. Bao gồm dòng tiền thực nhập quĩ từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ, dòng tiền nhập quĩ từ các hoạt động tài chính, đầu tư, hoạt động bất thường khác, dòng tiền thực xuất quĩ để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện hoạt động đầu tư, tài chính, hoạt động bất thường.
Trên cơ sở dòng tiền xuất và nhập có thể dự báo cho nhu cầu trong thời gian tới của doanh nghiệp, cũng từ đó có thể thực hiện cân đối ngân quĩ với số dư ngân quĩ đầu kì để xác định số dư ngân quĩ cuối kì. Từ đó lập mức dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo khả năng chi trả cho doanh nghiệp.
Như vậy để thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp các nhà phân tích cần phải đọc và hiểu được các báo cáo tài chính, thông qua đó họ nhận biết được và tập trung vào các chỉ tiêu tài chính có liên quan trực tiếp tới mục đích mà họ hướng tới. Đối với hoạt động phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong ngân hàng thương mại mục đích chính của ngân hàng là tìm hiểu về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng chi trả, diễn biến của dòng tiền xuất quĩ nhập quĩ, khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì thế phân tích tài chính cần sử dụng thông tin đa dạng, từ nhiều nguồn, không chỉ là những báo cáo tài chính, mà còn có cả những thông tin khác có liên quan như tình hình quan hệ tín dụng của doanh nghiệp đối với tất cả các tổ chức tín dụng, với bạn hàng, khách hàng của doanh nghiệp, ngoài ra còn có những thông tin chung về hiện trạng và xu hướng phát triển của ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm mà doanh nghiệp đang tham gia hoạt động.
Vì yêu cầu của việc phân tích, nhân viên tín dụng không thể sử dụng những thông tin đơn thuần từ các báo cáo tài chính. Để hiểu thật kĩ hoạt động của khách hàng, có khi cần phải sử dụng số liệu chi tiết. Như tìm hiểu những khoản phải thu, phải trả của chi tiết từng đối tác của khách hàng, nhờ đó mà nhân viên tín dụng mới có thể tìm hiểu tập quán bán hàng cũng như mua hàng của doanh nghiệp. Chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp có thể có số ngày ít hơn hoặc lâu hơn so với hóa đơn, hợp đồng kinh tế, những điều này nhân viên tín dụng chỉ có thể tìm hiểu thông qua việc đi thực tế, xem chi tiết các tiểu khoản.
1.1.3.2 Phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng
Phương pháp truyền thống được sử dụng trong phân tích tài chính đó là phương pháp tỉ số, trong đó các tỉ số được thiết lập từ việc so sánh chỉ tiêu này so sánh với chỉ tiêu khác. Đây là phương pháp ngày càng được sử dụng nhiều bởi tính hiện thực của nó, các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. nguồn thông tin kế toán ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, cải tiến và được cung câp ngày một đầy đủ hơn. Đây là cơ sở để hình thành những tỉ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỉ số của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ thông tin cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh chóng quá trình tính toán hàng loạt các chỉ số, hơn thế nữa phương pháp này giúp người phân tích khai thác sử dụng triệt để những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỉ số theo thời gian liên tục hoặc theo