Đất nước ta đang trong giai đoạn đổi mới, đổi mới vềcơchếquản lý
cũng nhưcơchếthịtrường mởra những cơhội cũng nhưthách thức cho nền
kinh tếnước nhà. Nền kinh tếnước nhà đang có những tiến bộ đáng kể, cùng
với nó là sựphát triển của các ngành sản xuất cũng nhưdịch vụ, ngành ngân
hàng, góp một phần không nhỏvào sựphát triển đất nước.
Cùng với sựphát triển của nền sản xuất trong khu vực cũng nhưtrên
thếgiới, nền kinh tếViệt Nam đang ngày càng lớn mạnh và trong đó không
thểphủnhận chức năng,vai trò của ngành ngân hàng.Vì vậy, trong những năm
gần đây, việc cải cách hệthống ngân hàng bao giờcũng là điểm nóng trong
các chương trình phát triển của chính phủvà các kếhoạch hợp tác phát triển
với các nhà tài trợquốc tế.
Ngân hàng là một trong những tổchức trung gian tài chính quan trọng
nhất, là tổchức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Hàng
triệu cá nhân, hộgia đình và các doanh nghiệp, các tổchức kinh tế-xã hội đều
gửi tiền tại ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò người thủquỹcho toàn xã hội;
là tổchức cho vay chủyếu đối với doanh nghiệp, cá nhân, hộgia đình và một
phần đối với Nhà nước. Bên cạnh đó, ngân hàng còn thực hiện các chính sách
kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong
chính sách kinh tếcủa Chính phủnhằm ổn định kinh tế.
Trong những năm qua, mặc dù hệthống Ngân hàng Việt nam nói chung
và Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Việt nam đã nỗlực tìm ra các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tếnày nhưng đây
là một lĩnh vực khá phức tạp nên khi thực hiện còn gặp nhiều khó khăn và bộc
lộnhiều hạn chế.
Với tưcách là sinh viên được đào tạo chuyên ngành Ngân hàng-Tài
chính taịtrường đại học KTQD, xuất phát từnhận thức trên, sau một thời gian
thực tập tại Sởgiao dịchI-Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Việt nam em xin
mạn phép được chọn đềtài "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với
kinh tếngoài quốc doanh tại Sởgiao dịch I- Ngân hàng Đầu tưvà Phát
triển Việt Nam" đểlàm chuyên đềthục tập với mong muốn góp phần tổng kết
và khái quát lý luận từthực tiễn, phục vụcho việc nâng cao chất lượng tín
dụng đối với thành phần kinh tếngoài quốc doanh nói riêng và công cuộc
CNH-HĐH đất nước nói chung.
83 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1711 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp: "Giải pháp nâng cao chất lượng tín
dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch
I- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam"
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trong giai đoạn đổi mới, đổi mới về cơ chế quản lý
cũng như cơ chế thị trường mở ra những cơ hội cũng như thách thức cho nền
kinh tế nước nhà. Nền kinh tế nước nhà đang có những tiến bộ đáng kể, cùng
với nó là sự phát triển của các ngành sản xuất cũng như dịch vụ, ngành ngân
hàng, góp một phần không nhỏ vào sự phát triển đất nước.
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất trong khu vực cũng như trên
thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh và trong đó không
thể phủ nhận chức năng,vai trò của ngành ngân hàng.Vì vậy, trong những năm
gần đây, việc cải cách hệ thống ngân hàng bao giờ cũng là điểm nóng trong
các chương trình phát triển của chính phủ và các kế hoạch hợp tác phát triển
với các nhà tài trợ quốc tế.
Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng
nhất, là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Hàng
triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế-xã hội đều
gửi tiền tại ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò người thủ quỹ cho toàn xã hội;
là tổ chức cho vay chủ yếu đối với doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một
phần đối với Nhà nước. Bên cạnh đó, ngân hàng còn thực hiện các chính sách
kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong
chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế.
Trong những năm qua, mặc dù hệ thống Ngân hàng Việt nam nói chung
và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam đã nỗ lực tìm ra các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế này nhưng đây
là một lĩnh vực khá phức tạp nên khi thực hiện còn gặp nhiều khó khăn và bộc
lộ nhiều hạn chế.
Với tư cách là sinh viên được đào tạo chuyên ngành Ngân hàng-Tài
chính taị trường đại học KTQD, xuất phát từ nhận thức trên, sau một thời gian
thực tập tại Sở giao dịchI-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam em xin
mạn phép được chọn đề tài "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với
kinh tế ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam" để làm chuyên đề thục tập với mong muốn góp phần tổng kết
và khái quát lý luận từ thực tiễn, phục vụ cho việc nâng cao chất lượng tín
dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng và công cuộc
CNH-HĐH đất nước nói chung.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm:
Chương 1: Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế ngoài
quốc doanh ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với kinh
tế ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối
với kinh tế ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3
CHƯƠNG 1
VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KINH TẾ
NGOÀI QUỐC DOANH Ở VIỆT NAM
1.1. KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.
Đổi mới và cải tổ là xu thế chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Trước năm 1986, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta là xoá bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa,
xây dựng quan hệ sản xuất với hai hình thức chủ yếu là kinh tế quốc doanh và
kinh tế tập thể. Trên thực tế, kinh tế ngoài quốc doanh đã không được thừa
nhận và làm cho nền kinh tế mất cân đối và rơi vào trạng thái trì trệ trong một
thời gian dài.
Ở Việt Nam , ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã
khẳng định đường lối chính cho phát triển kinh tế - đổi mới cơ cấu kinh tế, cụ
thể là:" phát triển nền kinh tế hàng nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Đường lối này tiếp tục được khẳng định và làm rõ thêm ở các Đại hội Đảng
lần thứ VII, VIII và IX. Cho đến nay, có thể nói, nền kinh tế Việt Nam bao
gồm các thành phần kinh tế sau: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế
nước ngoài. Các thành phần kinh tế này được chia thành 2 khu vực lớn: khu
vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước (ngoài quốc doanh,
tư nhân). Khu vực kinh tế nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế do
nhà nước trực tiếp quản lý từ trung ương tới địa phương. Đây được coi là
thành phần kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế. Khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh (NQD) bao gồm các thành phần kinh tế còn lại, hoạt động bên cạnh các
doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong nền kinh tế thị trường đã góp phần
quan trọng vào việc mở rộng giao lưu hàng hoá khai thác được tiềm năng sẵn
có của các vùng trong cả nước, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân
dân.
1.1.1.Khái niệm và phân loại.
Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là thành phần kinh tế dựa trên sở
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.Các đơn vị, doanh nghiệp ngoài quốc doanh
bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công tyTNHH, công ty Cổ phần, công ty liên
doanh và các đơn vị theo hình thức Hợp tác xã.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
4
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, kinh tế ngoài quốc doanh đã có
sự phát triển nhanh chóng và đạt một số kết quả nhất định. Với chính sách
khuyến khích và hỗ trợ hoạt động cho thành phần này, số lượng các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta đã tăng lên nhanh chóng. Năm 1991 mới
chỉ có 123 doanh nghiệp với số vốn điều lệ là 63 tỷ đồng thì đến năm 1996 đã
có 26.091 doanh nghiệp với số vốn điều lệ lên tới 8.257 tỷ đồng. Đến năm
2004, kinh tế ngoài quốc doanh đã có 3.820 hợp tác xã, 31.667 doanh nghiệp
tư nhân và 1.286.300 hộ kinh tế cá thể và 1.826 công ty cổ phần.
Ở nước ta hiện nay,xét cụ thể về loại hình doanh nghiệp,thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh bao gồm: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể và cá nhân kinh doanh.
Công ty là loại hình doanh nghiêp hoạt động theo luật công ty,là đơn vị
kinh tế do các cá nhân bỏ vốn thành lập theo luật doanh nghiệp,trách nhiệm
quyền hạn cũng như lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ góp vốn.Công ty có
hai loại:
*Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
- Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi
là cổ phần.
- Cổ đông có thể là một tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là
ba và không hạn chế tối đa.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo
quy định pháp luật về chứng khoán.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và là doanh nghiệp chịu trách
nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn góp vào
công ty.
*Công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty trong đó phần vốn góp của
tất cả các thành viên phải được đóng đầy đủ ngay khi thành lập công ty. Các
phần góp vốn được ghi trong điều lệ công ty. Công ty không được phép phát
hành bất kỳ một loại chứng khoán nào. Việc chuyển nhượng vốn góp giữa các
thành viên được thực hiện tự do. Việc chuyển nhượng phần vốn góp cho
người không phải là thành viên phải được sự nhất trí của các thành viên đại
diện với ít nhất 3/4 số vốn điều lệ của công ty.
*Hợp tác xã là đơn vị kinh tế do nhiều lao động cùng nhau góp vốn
để sản xuất kinh doanh. Hợp tác xã hoạt động theo luật hợp tác xã và trên
nguyên tắc bình đẳng, dân chủ, cùng hưởng lợi, cùng chịu rủi ro với mọi
thành viên nhằm kết hợp sức mạnh tập thể để giải quyết có hiệu quả hơn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
5
những vấn đề sản xuất kinh doanh và đời sống. Cơ quan cao nhất là Đại hội xã
viên, cơ quan quản lý các hoạt động của hợp tác xã là ban chủ nhiệm hợp tác
xã được xã viên bầu theo luật hợp tác xã.
*Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
*Hộ kinh doanh cá thể là một thực thể kinh doanh do một cá nhân
hoặc hộ gia đình làm chủ, kinh doanh tại một địa điểm cố định, không thường
xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Bộ phận kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng phát triển và từng bước
hoàn thịên đã và đang thể hiện vai trò quan trọng trong nền kinh tế.Tuy
nhiên,sự phát triển của kinh tế ngoài quốc doanh cần sự quan tâm rất nhiều
của Đảng và Nhà nước và sự nỗ lực của mọi ngành, mọi cấp.
1.1.2.Đặc điểm của kinh tế ngoài quốc doanh trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam.
- Những đặc điểm về khả năng tài chính
Trong khu vực kinh tế tư nhân, ngoại trừ các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài, nguồn tài chính ban đầu chủ yếu dựa vào tích luỹ cá nhân, gia
đình, bạn bè. Trong quá trình hoạt động, nhu cầu vốn được huy động phần lớn
từ các nguồn: lợi nhuận gửi lại, vay của người thân, vay của khu vực thị
trường tín dụng không chính thức, chỉ một phần nhỏ được tài trợ bởi tín dụng
ngân hàng. Nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Đỗ Mười
đã có lần đề cập vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt trong phát triển kinh tế
bằng 3 chữ: “Vốn, vốn và vốn". Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế NQD
ở Việt Nam cũng có chung quan điểm, họ cho rằng trở ngại lớn nhất đó là vấn
đề: "Tín dụng, tín dụng và tín dụng". Việc tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng
là rất khó khăn đối với khu vực kinh tế NQD, đặc biệt là nguồn tín dụng trung
dài hạn. Nguyên nhân chính là do các thể chế chính sách liên quan đến vấn đề
vốn như: chính sách đất đai, việc thế chấp quyền sử dụng đất hoặc tài sản để
vay vốn chưa được hoàn chỉnh. Có thể nói vốn đang là vấn đề khó khăn nhất
đối với hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế NQD trong việc phát
triển hơn nữa.
- Đặc điểm về trình độ, công nghệ sản xuất.
Do hạn chế về vốn nên năng lực sản xuất thấp kéo theo trình độ kỹ
thuật công nghệ của kinh tế ngoài quốc doanh còn lạc hậu, chủ yếu vẫn là kỹ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
6
thuật công nghệ sử dụng nhiều lao động. Theo số liệu điều tra của Viện
nghiên cứu kinh tế Trung ương năm 2003 thì chỉ có 36% doanh nghiệp và
28% số công ty sử dụng công nghệ tương đối hiện đại, 42,5% doanh nghiệp
và 31,2% công ty sử dụng công nghệ cổ truyền, 27,5% doanh nghiệp và
40,8% công ty kết hợp cả công nghệ hiện đại và cổ truyền. Công nghệ lạc hậu
là một trong những nguyên nhân chính làm cho các sản phẩm kém sức cạnh
tranh và thị phần hàng hoá bị giới hạn trong khuôn khổ chật hẹp. Tuy nhiên
đây cũng là đặc điểm chung của các doanh nghiệp nước ta, kể cả doanh
nghiệp Nhà nước phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế còn kém phát
triển,thiếu năng động,mang nặng tính thuần nông của nước ta.
-Đặc điểm về trình độ quản lý, kinh doanh, kỹ năng người lao động.
Thành phần xuất thân của các chủ doanh nghiệp thuộc kinh tế ngoài
quốc doanh có từ nhiều nguồn khác nhau: nông dân, thợ thủ công, tầng lớp trí
thức. Hơn nữa, kinh tế nước ta mới chuyển sang kinh tế thị trường nên những
kiến thức về kinh tế, những hiểu biết về quy luật kinh doanh không phải ai
cũng có thể nắm bắt được. Điều này trước hết gây khó khăn trong việc điều
hành doanh nghiệp cho chính những người làm chủ. Họ gặp nhiều hạn chế,
vướng mắc trong công tác tổ chức nhân sự, trong việc hoạch định kế hoạch
cũng như phân tích dự án, các cơ hội đầu tư.Bên cạnh đó,đội ngũ người lao
động phần lớn xuất thân từ dân nghèo, nông thôn, trình độ học vấn còn nhều
hạn chế nên kĩ năng cũng như kỉ luật lao động còn thấp,chưa đáp ứng đủ nhu
cầu cho công việc.
Việc thực hiện Pháp lệnh về tài chính và thống kê của Nhà nước trong
các doanh nghiệp này chưa được thực hiện nghiêm túc. Phần lớn, các doanh
nghiệp hạch toán kế toán chủ yếu bằng kinh nghiệm bản thân. Do đó, họ gặp
nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng vì không chứng thực được
năng lực kinh doanh cũng như tình hình tài chính của bản thân một cách rõ
ràng.
-Đặc điểm về môi trường kinh doanh.
Các chính sách chế độ của Nhà nước còn thiếu đồng bộ, chưa đầy
đủ, chưa có quy định rõ ràng để các doanh nghiệp có thể yên tâm hơn khi đầu
tư vốn vào sản xuất kinh doanh và giảm bớt rủi ro trong hoạt động. Các văn
kiện của Đảng các chủ trương của Nhà nước và Chính phủ đã nêu rõ và công
nhận vai trò quan trọng của kinh tế ngoài quốc doanh trong cơ chế thị trường
nhưng việc cụ thể hoá thành quy định và hướng dẫn chi tiết thi hành để tạo
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
7
môi trường thuận lợi đối với kinh tế ngoài quốc doanh đến nay vẫn còn nhiều
hạn chế.
Tính ổn định của chính sách kinh tế- tài chính còn thấp, thiếu tính
kích thích mà chủ yếu là chính sách thuế và pháp luật còn nặng tính ràng buộc
về nguyên tắc, chế độ.
Chính sách thuế còn nhiều ưu đãi, chiếu cố cho thành phần kinh tế
Nhà nước, chưa đảm bảo công bằng, bình đẳng và sự cạnh tranh lành mạnh
giữa các thành phần kinh tế. Tình trạng còn nhiều đơn vị kinh tế ngoài quốc
doanh phải ngụy trang núp bóng dưới danh nghĩa kinh tế Nhà nước hòng
mong thu được lợi nhuận cao là bằng chứng rõ ràng về sự bất bình đẳng trong
cư xử ,thể hiện ở việc ưu đãi quá mức đối với kinh tế Nhà nước.
Các chính sách Nhà nước chưa thực sự khuyến khích kinh tế ngoài
quốc doanh tăng cường sử dụng công nghệ mới, đào tạo cán bộ quản lý, nâng
cao trình độ khoa học kỹ thuật. Thiếu chính sách bảo hộ quyền lợi chính đáng
của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân về các chế độ người lao
động BHXH, BHYT trong thời gian làm việc, khi về già.
Thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà, nhũng nhiễu.Tình trạng quan
liêu, cửa quyền trong quản lý kinh tế nói chung và đối với kinh tế ngoài quốc
doanh nói riêng vẫn đang là nhân tố cản trở không nhỏ đối với sản xuất kinnh
doanh.Mặt khác, môi trường sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm cũng gặp
nhiều khó khăn do sức cạnh tranh còn kém.
Tóm lại, các đặc điểm nói chung và môi trường kinh doanh của thành
phần kinh tế này nói riêng còn nhiều bất cập, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của thành phần kinh tế này.Do đó, cần có sự quan
tâm đúng mực của các ngành các cấp và đặc biệt là của ngành ngân hàng tạo
để điều kiện cho họ trong việc tiếp cận vốn ngân hàng phục vụ nhu cầu chính
đáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.3.Vai trò của kinh tế ngoài quốc doanh trong nền kinh tế thị
trường ở Việt nam.
Trong xu thế mở cửa hội nhập khu vực và quốc tế, nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần được thừa nhận và tạo điều kiện để phát triển. Kinh tế ngoài
quốc doanh đã và đang chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình trong nền
kinh tế nước ta hiện nay.Điều này được thể hiện ở:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
8
1.1.3.1. Sự phát triển của kinh tế ngoài quốc doanh đã tạo điều kiện
khai thác tối đa nguồn lực của đất nước.
Trải qua 15 năm đổi mới, mặc dù đạt được nhiều thành tựu nhưng trình
độ nền kinh tế nước ta vẫn còn thấp trong khi tiềm năng phát triển của nền
kinh tế còn rất lớn, kinh tế Nhà nước không thể khai thác và tận dụng hết được
những tiềm năng này. Vì vậy cần phải phát triển kinh tế ngoài quốc doanh
mới có thể khai thác tốt các nguồn lực của đất nước. Việc khuyến khích thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển sẽ huy động được một lượng vốn lớn
đang nằm trong dân, tạo điều kiện cho năng lực con người được giải phóng và
phát huy mạnh mẽ. Mọi cá nhân, tổ chức đều cố gắng phát huy tối đa khả
năng của mình, tìm kiếm, khai thác các nguồn lực vì lợi ích của chính bản
thân. Đó là động lực kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy
xã hội phát triển.
1.1.3.2. Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển tạo điều kiện thu hút lao
động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội.
Như chúng ta đã biết Việt Nam là một nước có dân số trẻ, lực lượng lao
động đông đảo, kinh tế Nhà nước không thể tạo ra đầy đủ công ăn việc làm
cho tất cả. Hơn nữa trải qua một giai đoạn nền kinh tế hoạt động theo cơ chế
tập trung, bao cấp đã bộc lộ rõ những mặt non kém của công tác quản lý và sử
dụng lao động cho nên với chủ trương giảm biên chế, kinh tế ngoài quốc
doanh là đối trọng để thu hút lao động dôi ra từ các đơn vị, cơ quan Nhà nước
và hành chính sự nghiệp. Bên cạnh đó, do tính đa dạng trong loại hình của
kinh tế ngoài quốc doanh, nó có mặt trong tất cả mọi nghành nghề lĩnh vực, có
mặt ở cả nông thôn và thành thị, có thể dễ dàng thành lập bởi một cá nhân,
một gia đình, hay một số cổ đông liên kết lại dưới dạng công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần cùng với việc sử dụng kỹ thuật sản xuất cần tương
đối nhiều lao động. Do vậy, kinh tế ngoài quốc doanh là nơi tạo việc làm
nhanh nhất, dễ dàng hơn so với kinh tế Nhà nước.
1.1.3.3. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, kinh tế ngoài quốc doanh
ngày càng phát triển nhanh chóng, đóng góp ngày càng lớn vào tỷ trọng
GDP của quốc gia .
Mặc dù còn lép vế hơn so với kinh tế Nhà nước song sự đóng góp vào
GDP của kinh tế ngoài quốc doanh trong những năm qua đã chứng tỏ được
vai trò cần thiết của thành phần kinh tế này đối với sự phát triển của đất
nước.Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
9
Đơnvị:tỷđồng
Thành phần kinh tế Năm2002 % Năm2003 % Năm2004 %
1. Kinh tế Nhà nước
2.Kinh tế ngoài quốc
doanh
124732
231645
35
65
132624
281826
32
68
137652
353962
28
72
Tổng số 356377 100 414450 100 491614 100
Nguồn:Niên giám thống kê 2004
Như vậy tỷ trọng GDP kinh tế ngoài quốc doanh tăng dần qua các năm:
65% năm 2002, 68% năm 2003 và 72% năm 2004, hoạt động của kinh tế
ngoài quốc doanh đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị
trường. Bởi lẽ,khác với kinh tế Nhà nước, thành phần kinh này phải tự thân
vận dộng để vươn lên mà không hề có một sự ưu đãi nào từ phía Nhà nước, do
đó, họ đã cố gắng phát huy mọi nhân tài vật lực nhằm khẳng định vị trí của
mình trên thị trường.Trong mấy năm qua, sự phát triển mạnh mẽ loại hình
kinh tế này đã góp phần làm tăng GDP, tăng ngân sách Nhà nước, qua đó thúc
đẩy tái sản xuất mở rộng, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển.
1.1.3.4 Kinh tế ngoài quốc doanh tạo ra sự cạnh tranh, góp phần tạo
ra sự phát triển sôi động của nền kinh tế.
Từ những thực tế cho ta thấy sự phát triển kinh tế ngoài quốc doanh đã
làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Bởi vì, kinh tế ngoài quốc doanh phát
triển trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề làm cho thị trường hàng hoá trở nên
phong phú, đa dạng, sôi động, tạo ra sự thu hút. Trước sự tồn tại và phát triển
của kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp Nhà nước buộc phải phân
tích, hoạch định chiến lược kinh doanh cho phù hợp hơn nhằm nâng cao khả
năng cạnh tranh của mình. Điều này càng khẳng định rằng việc phát triển kinh
tế ngoài quốc doanh không những không làm suy yếu kinh tế Nhà nước mà
còn thúc đẩy thành phần này phát triển mạnh mẽ hơn. Thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh đóng vai trò hỗ trợ cho kinh tế Nhà nước phát triển, giải
quyết những yêu cầu của nền kinh tế đặt ra mà kinh tế quốc doanh không đảm
nhận hết.
Kinh tế ngoài quốc doanh vừa là đối thủ cạnh tranh quyết liệt vừa là đối
tác làm ăn trong quá trình cung cấp sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm, tiêu thụ
sản phẩm, cung cấp đầu vào cho kinh tế Nhà nước. Sự kết hợp sản xuất- tiêu
thụ giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế ngoài quốc doanh tạo ra một dây chuyền
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
10
sản xuất mới của xã hội, giúp cho thời gian sản xuất tiêu thụ được rút ngắn và
sản phẩm sản xuất ra được hoàn thiện với chất lượng ngày càng tốt hơn.
Như vậy, sự phát triển của kinh tế ngoài quốc doanh đã thúc đẩy và
tăng cường các mối quan hệ trong nước, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh giữa
các thành phần kinh tế buộc các thành phần kinh tế nói chung và các chủ thể
nói