Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam Hà Nội

Nước ta là một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu cho nền kinh tế hộ sản xuất kinh doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của đất nước tuy hiên chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội vẫn chưa khai thác tốt thị trường này. Mà đây là một thị trường đầy tiềm năng và hứa hẹn nhiều lợi nhuận cho nên việc khai thác thị trường này sẽ giúp chi nhánh tăng thêm lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường và thúc đẩy sự phát triển đi lên của nền kinh tế nước ta góp phần vào thực hiện mục tiêu chung của đất nước là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì lý do đó sau thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội, kết hợp với những kiến thức được thầy cô giảng dạy ở trường, em đã chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội". Làm báo cáo thực tập và chuyên đề tốt nghiệp. Báo cáo gồm: Chương I: Tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Chương II: Thực trạng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất kinh doanh tại Chi nhánh NHN0 & PTNT Nam Hà Nội. Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh. Tại Chí nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội.

doc50 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2281 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội LỜI NÓI ĐẦU Nước ta là một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu cho nền kinh tế hộ sản xuất kinh doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của đất nước tuy hiên chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội vẫn chưa khai thác tốt thị trường này. Mà đây là một thị trường đầy tiềm năng và hứa hẹn nhiều lợi nhuận cho nên việc khai thác thị trường này sẽ giúp chi nhánh tăng thêm lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường và thúc đẩy sự phát triển đi lên của nền kinh tế nước ta góp phần vào thực hiện mục tiêu chung của đất nước là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì lý do đó sau thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội, kết hợp với những kiến thức được thầy cô giảng dạy ở trường, em đã chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội". Làm báo cáo thực tập và chuyên đề tốt nghiệp. Báo cáo gồm: Chương I: Tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Chương II: Thực trạng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất kinh doanh tại Chi nhánh NHN0 & PTNT Nam Hà Nội. Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh. Tại Chí nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội. Đây là một đề tài khá phức tạp do vậy chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầu cô của ban lãnh đạo và các đồng nghiệ tại Chi nhánh NHN0 & PTNT Nam Hà Nội để chuyên đề hoàn thành và đạt kết quả tốt. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Khái niệm Hộ sản xuất kinh doanh là đơn vị kinh tế tự chủ trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2. Nhân loại Theo thu nhập có thểh phân thành ba loại hộ sản xuất kinh doanh. - Loại thứ nhất: Có mức thu nhập cao, loại hộ này thực hiện cho vay theo dự án sản xuất kinh doanh, vốn vay phải có thế chấp hoặc bảo lãnh. - Loại hộ sản xuất kinh doanh thứ hai: Có mức thu nhập trong bình loại hộ này chiếm số đông trong xã hội có thể thực hiện chế độ tín dụng, chương trình tín dụng dự án nhỏ cho vay có thể có thế chấp hoặc có vật tư tương đương làm đảm bảo hoặc tín chấp. - Loại hộ sản xuất kinh doanh thứ ba có mức thu nhập thấp (hộ thuộc diện nghèo). Loại này thực hiện chế độ có ưu đãi. Theo ngành nghề gồm có các loại sau: - Hộ sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. - Hộ sản xuất kinh doanh ngành thương nghiệp dịch vụ. - Hộ sản xuất kinh doanh ngành thuỷ hải sản. - Hộ sản xuất ngành khác. 1.3. Đặc điểm hộ sản xuất kinh doanh Hộ sản sản xuất kinh doanh hoạt động trong nhiều ngành nghề, trong nhiều lĩnh vực. Các hộ sản xuất kinh doanh này đa dạng, kết hợp với trồng trọt chăn nuôi và kinh doanh ngành nghề. Kết quả sản xuất kinh doanh còn phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện tự n hiên, ngoài sự lỗ lực áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Lao động của hộ sản xuất kinh doanh thường là lao động thủ công cần nhiều lao động và chủ yếu là lấy công làm lãi. 1.4. Vai trò của hộ sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Người dân Việt Nam từ xưa đến nay vốn có lòng yêu nước cần cù, sáng tạo trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Họ đã tạo ra khối lượng của cải vật chất vô cùng lớn như các mặt hàng cây công nghiệp, nông nghiệp, lương thực, thực phẩm phục vụ cho cuộc sống trong nền kinh tế thị trường. Hộ sản xuất kinh doanh là những người trực tiếp áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật của ngành công nghiệp, nông nghiệp, sinh học, hoá chất và đã tạo ra những sản phẩm mới, nâng cao thu nhập mức sống cho chính bản thân họ và từng bước đổi mới bộ mặt kinh tế xã hội. Hộ sản xuất kinh doanh là một thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, sinh học, hoá học thúc đẩy việc tăng năng suất lao động và thu nhập, tạo ra sự phát triển cân đối nhịp nhàng nền kinh tế thị trường của đất nước. - Hộ sản xuất là người thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong xã hội, tạo ra sự phát triển toàn diện trong công nghiệp, nông nghiệp và trong các lĩnh vực khác. - Hộ sản xuất và kinh doanh góp phần cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái ở mỗi vùng của đất nước, khai thác tài nguyên thiên nhiên có trên mỗi vùng đó. 1.5. Xu hướng phát triển của hộ sản xuất kinh doanh Để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong một đất nước Đảng và chính sách như ta luôn luôn khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế trong đó có kinh tế hộ sản xuất kinh doanh. Để có được những biện pháp, chính sách phù hợp, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hộ sản xuất kinh doanh phát triển một cách nhanh chóng. Chúng ta cần hiểu được xu hướngn phát triển của kinh tế hộ sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Có 3 xu hướng phát triển chính. + Xu hướng phát triển không đồng đều giữa các hộ sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hộ nào có mình quản lý, có vốn, có sức lao động,có điều kiện kỹ thuật thì họ đó sẽ nhanh chóng phát triển. Những hộ này sẽ nhanh chóng chuyển sang sản xuất hàng hoá và trở thành chủ thể sản xuất khá độc lập ngược lại những hộ sản xuất nào không đủ các yếu tố trên thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh và sẽ trở thành những lao động làm thuê. Như vậy, việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường một mặt làm tăng số hộ giàu, mặt khác cũng làm tăng sự phân cách giữa các hộ giàu và các nghèo ở nước ta. Mặt khác xu hướng vận động này làm cho quá trình tích tụ và tập trung vốn diễn ra càng nhanh chóng và rõ nét, xuất hiện nhiều nhiều các nôn trại gia đình với quy mô ngày càng lớn. + Xu hướng phát triển đa đạng các loại hình, các quy mô sản xuất. Tuỳ thuộc vào khả năng về vốn, lao động điều kiện tự n hiên các hộ sản xuất sẽ lựa chọn đối tượng, phương án sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất sao có hiệu quả nhất. Nhờ vậy và kinh tế hộ sản xuất kinh doanh phát triển đa dạng, các hộ có kinh nghiệm, có ruộng đất, không đủ điều kiện về vốn, kỹ thuật sẽ tập trung vào việc trồng lúa hoặc một số loại cây trồng, vật nuôi chính như hoa quả, lợn, gà, trâu, bò…Đối với những hộ có đủ điều kiện vốn, lao động, kỹ thuật thì tổ chức sản xuất kinh doanh tổng hợp kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi với kinh doanh ngành nghề phụ. + Xu hướng liên doanh, liên kết, hợp tác trong quá trình sản xuất. Để tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường, các hộ sản xuất kinh doanh phải liên kết lại với nhau, hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau để nâng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới. Chính sự liên kết hợp tác đó đã tạo ra các hình thức hợp tác mới. Sự liên doanh, liên kết hợp tác giữa các hộ sản xuất kinh doanh không đồng nghĩa với việc tập trung sản xuất những đơn vị nhỏ thành xí nghiệp, hợp tác xã mà là hợp tác để tăng sức mạnh của từng đơn vị sản xuất. Các hộ sản xuất hợp tác mà không thâu tóm, triệt tiêu lẫn nhau mà chỉ hợp tác những phần việc thực hiện không có hiệu quả khi trình độ sản xuất phát triển, có nhiều vấn đề hộ sản xuất không tự giải quyết được như thông tin thị trường, khoa học công nghệ, do đó sự phát triển của kinh tế hộ đòi hỏi tất yếu phải hình thành các hình thức hợp tác kinh tế mới. 2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH 2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ giữa ngân hàng và các khách hàng là các doanh nghiệp và các cá nhân hộ gia đình thực hiện bởi nghiệp vụ huy động tiền gửi, cho khách hàng vay và tài trợ thuê mua. 2.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng có các đặc điểm sau: + Tín dụng ngân hàng là tín dụng bằng tiền, không bị hạn chế về không gian và địa lý. + Bằng nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu thương phiếu tín dụng ngân hàng đã tạo ra sự gắn bó chặt chẽ và tạo điều kiện cho tín dụng thương mại phát triển giúp các đối tác có thương phiếu có nhu cầu về tiền của mình một cách thuận lợi. + Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế toàn cầu và sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã tạo tièn đề cho việc pt các kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. 2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất kinh doanh Tín dụng Ngân hàng có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và hộ sản xuất kinh doanh nói riêng. Nhờ có tín dụng ngân hàng mà các hộ sản xuất kinh doanh có điều kiện để đầu tư pt thúc đẩy nhanh quá trình tích luỹ vốn, đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ, phan công lao động, giúp cho việc khai thác các nguồn lực có hiệu quả. Nhờ có tín dụng ngân hàngn mà kinh tế hộ sản xuất kinh doanh pt góp phần vào tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, góp phần thực hiện các mục tiêu công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo cũng nhờ có tín dụng ngân hàng mà các hộ sản xuất kinh doanh có điều kiện phát huy tiềm năng thế mạnh tạo ra sự chuyên môn trong sản xuất tạo ra hàng hoá có chất lượng cao, góp phần thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển; giúp cho mọi người có điều kiện tiếp cận với hàng hoá chất lượng, cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập, cũng chính nhờ có tín dụng ngân hàng mà hộ sản xuất kinh doanh phát huy được tính tự chủ năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. 3. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH 3.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh - Khái niệm: Chất lượng tín dụng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư tín dụng của ngân hàgn đối với khách hàng. - Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng tín dụng có ý nghĩa sống còn đối với ngân hàng. Vì trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt một mất, một còn, thì vấn đề chất lượng tín dụng luôn luôn phải được ngân hàng quan tâm đặt lên hàng đầu để trụ vững trong một bối cảnh thương trường cạnh tranh khốc liệt nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu lại đang chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường cho nên trong bối cảnh đó chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh đáng là một vấn đề khá mới mẻ và hấp dẫn đối với ngân hàng. 3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh + Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển. Vốn cho một hộ được vay = Doanh số cho vay hộ sản xuất Tổng số hộ sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh số vốn mà mỗi hộ sản xuất được vay từ ngân hàng. Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất được coi là có hiệu quả khi doanh số cho vay cao, số hộ được vay nhiều và số tiền vay trên mỗi hộ lớn. + Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư tín dụng cho hộ sản xuất. Hiệu suất sử dụng vốn = Dư nợ cho vay bình quân x 100 Nguồn vốn huy động bình quân Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất kinh doanh được coi là hiệu quả khi hiệu suất sử dụng vốn cao, hợp lý, an toàn. Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ trong kỳ Dư nợ bình quân trong kỳ Khi vòng quay vốn tín dụng càng lớn, thì việc sử dụng vốn vay của hộ sản xuất kinh doanh có thể thấy được vốn đầu tư có cùng đối tượng và đạt hiệu quả cao hay không. Tỷ lệ thu nợ = Doanh số thu nợ hộ sản xuất kinh doanh x 100 Doanh số cho vay hộ sản xuất Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất kinh doanh. Tín dụng ngân hàng được coi là có hiệu quả khi doanh số cho vay cao và tỷ lệ thu nợ hợp lý, hạn chế bởi rủi ro. Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ quá hạn hộ SXKD x 100 Tổng dư nợ cho vay hộ SXKD Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất kinh doanh. Hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung, tín dụng hộ sản xuất kinh doanh nói riêng chứa đựng nhiều rủi ro là một thách thức đối với sự tồn tại của ngân hàng, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Do đó việc thu hồi vốn (gốc, lãi) đúng hạn là hết sức quan trọng và là yếu tố quyết định hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất kinh doanh. Vì vậy tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp càng tốt, chứng tỏ hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. - Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh hàng năm. Tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất năm sau lớn hơn năm trước được coi là một chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng tín rộng đối với hộ sản xuất. Như vậy, chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp được xác định qua nhiều yếu tố, nó là kết quả quá trình kết hợp hoạt động giữa những người trong một tổ chức, giữa những người trong một tổ chức, giữa người tổ chức với nhau vì một mục đích chung là cùng tồn tại và phát triển không ngừng. 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng trong cơ chế thị trường Tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng nước, từng ngân hàng thương mại mà có những mức độ ảnh hưởng khác nhau đến chấtlượng tín dụng. Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng thành hai loại các nhân tố bên ngoài (nhân tố khách quan) và các nhân tố bên trong (nhân tổ chủ quan). + Các nhân tố bên ngoài: - Nhân tố kinh tế: Nền kinh tế ổn định làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiến hành bình thường không bị ảnh hưởng tới các yếuu tố lạm phát, khủng hoảng, làm cho khả năng tín dụng và khả năng trả nợ vay không biến động lớn trong trường hợp này chất lượng tín dụng phụ thuộc chủ yếu vào khả năng quản lý chất lượng tín dụng của bản thân các ngân hàng thương mại. Để xã hội tồn tại và phát triển, đòi hỏi nền kinh tế phải có sự tăng trưởng và phát triển. Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, một số nước đã sử dụng mức lạm phát vừa phải để tăng trưởng kích thích đầu tư. Lúc này giới hạn của mở rộng qui mô tín dụng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng. Nếu mở rộng quá giới hạn cho phép sẽ làm giá cả tăng quá mức, dẫn đến lạm phát phi mã và siêu lạm phát, các ngân hàng thương mại sẽ chịu thiệt thòi lớn do đồng tiền mất giá, chất lượng tín dụng bị giảm thấp. Các chính sách của nhà nước về ưu tiên hay hạn chế sự phát triển của một lĩnh vực, một ngành hay để hạn chế tác động tiêu cực, một ngành hay để hạn chế tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường, đảm bảo sự phát triển cân đối trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng là hoạt động "đi vay để cho vay" nên chất lượng tín dụng còn phụ thuộc vào công tác huy độngvốn và cho vay vốn hay đó chính là phụ thuộc vào chất lượng khác hàng. Tín dụng là cầu nối giữa hoạt động kinh doanh của ngân hàng với hoạt động sản xuất kinh doanh của dịch vụ các ngành trong nền kinh tế. Do đó mỗi biểu hiện xấu hay tốt trong hoạt động kinh doanh của khách hàng sẽ có ảnh hưởng tương ứng tới hoạt động tín dụng thông qua mối quan hệ tín dụng. Với khách hàng sản xuất kinh doanh có lãi có xu thế phát triển, có khả năng mở rộng thị trường có mối quan hệ tín dụng (vay trả sòng phẳng thì cầu nói giữa ngân hàng và khách hàng (giữa đi vay và cho vay) sẽ thông suốt, tạo điều kiện tăng vòng quay vốn tín dụng và mở rộng quy mô đầu tư. Ngược lại bằng cơ chế chính sách tín dụng phù hợp, phương pháp phân tích kinh tế doanh nghiệp khoa học, phù hợp với đặc điểm tín dụng Ngân hàng, các ngân hàng thương mại sẽ tìm được khách hàng tốt để vay và cho vay. Từ đó sẽ tạo ra sự tương thích hợp, hợp lý giữa nguồn vốn huy động được với việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng chu kỳ phát triển cũng có tác động lớn đến hoạt động tín dụng. Trong giai đoạn nền kinh tế bị suy thoái, hoạt động sản xuất bị thu hẹp thì hoạt động tín dụng cũng bị gặp khó khăn nhu cầu về vốn giảm, khách hàng được cấp tín dụng khó có khả năng sử dụng có hiệu quả và trả nợ đúng hạn. Ngược lại, trong giai đoạn về nền kinh tế hưng thịnh, nhu cầu vốn tín dụng tăng nhưng cũng có thể xảy ra tình trạng đầu cơ tích trữ do chạy đua trong kinh doanh làm cho nhu cầu vốn tín dụng tăng lên cao. Từ đó sẽ dễ gây ra việc khó hoàn trả vốn nếu sản xuất kinh doanh không có kế hoạch. Mức độ phù hợp giữa lãi suất ngân hàng với lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Bởi lẽ nếu lãi suất ngân hàng cao hơn lợi nhuận của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ mất khả năng trả nợ. Như vậy chất lượng tín dụng sẽ bị ảnh hưởng và mất khả năng là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất pt. - Nhân tố xã hội: Những nhân tố xã hội có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đó là: người gửi tiền, người vay tiền và ngân hàng. Sự tín nhiệm của người gửi tiền với ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng. Nó sẽ góp phần làm tăng và ổn định nguồn huy động vốn của ngân hàng. Từ đó mà có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng. Còn dưới giác độ của người vay tiền thì việc được đáp ứng nhu cầu vay vốn với một thời hạn và mức lãi suất hợp lý cùng với một thái độ phục vụ tận tình chu đáo sẽ làm nên một chất lượng tín dụng tốt. Chất lượng tín dụng của ngân hàng sẽ phụ thuộc vào uy tín, trình độ quản lý, nguồn vốn tự có, khả năng huy động, mạng lưới hoạt động, khả năng tạo tiền của bản thân ngân hàng thương mại… Ngoài các yếu tố trên, chất lượng tín dụng ngân hàng còn phụ thuọc vào nhiều yếu tố khác như rủi ro đạo đức trình độ dân trí sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước. - Nhân tố pháp lý: Những nhân tố pháp lý có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ thống nhất của các văn bản dưới luật, gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí pháp luật có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quan hệ kinh tế. Pháp luật mà thông thoáng sẽ tạo điều kiện mở đường cho kinh tế phát triển làm cho hoạt động tín dụng được mở rộng và nâng cao thúc đẩy phát triển. Nhưng ngược lại pháp luật mà không phù hợp với sự phát triển của kinh tế sẽ gây khó khăn kém làm kinh tế từ đó sẽ làm cho hoạt động tín dụng cũng bị ảnh hưởng. + Các nhân tố bên trong: - Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng là nhân tố quyết định then chốt sự thành bại của ngân hàng. Một chính sách hợp lý đúng đắn phải đảm bảo được các mục tiêu như tăng khả năng sinh lời; hạn chế rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Do vậy ngân hàng muốn chất lượng tín dụng tốt thì phải tạo ra một chính sách tín dụng rõ ràng, hợp lý và phù hợp để phát huy mọi nguồn lực, tận dụng thời cơ. - Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng là những công đoạn cần phải thực hiện để đảm bảo mục tiêu của ngân hàng là an toàn vốn. Nó bao gồm các công đoạn từ tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, thẩm định các điều kiện vay vốn, giải ngân, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay cho tới khi thu hồi nợ. Trong quá trình này khâu thẩm định đòi hỏi nhân viên thẩm định phải có một sự am hiểu về kinh tế xã hội và phải biết vận dụng các kỹ thuật tính toán và so sánh đồng thời phải nắm bắt cả diễn biến kinh tế xã hội, chính trị của khu vực và thế giới công đoạn kiểm tra giúp cho ngân hàng có thể nắm bắt tình hình sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay kông để từ đó có những can thiệp kịp thời hạn chế rủi ro. Công tác thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng là một trong những khâu quan trọng quyết định sự tồn tại của ngân hàng. Do vậy Ngân hàng phải tích cực đôn đốc thu nợ, phát hiện và có biện pháp xử lý chính xác, kịp thời những trường hợp bất lợi để giảm thiểu nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng có đảm bảo hay không tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt hay không những quy định ở từng bước và sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các bước trong quy trình. - Thông tin tín dụng: thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong quản lý chất lượng tín dụng. Nhờ có thông tin tín dụng mà người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, quản lý theo dõi và thu nợ thông tin tín dụng được thu thập từ nhiều nguồn có thể có thông tin sẵn có trong ngân hàng (hồ sơ cho vay, thông tin từ trung
Luận văn liên quan