Quá khứ hiện tại và tương lai là chuỗi nối tiếp thời gian, có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Nền kinh tế Việt Nam đã hoà cùng dòng chảy, xu hướng phát triển kinh tế của thế
giới. Với những kinh nghiệm đúc kết từ ngày hôm qua để khắc phục những sai lầm,
phát huy những thuận lợi nhằm bổ trợ cho hôm nay đồng thời phải luôn nhạy bén, dự
báo những biến động trong tương lai để phòng ngừa hạn chế bất lợi, biết được tiềm
năng để sâu lại thành nhiệm vụ hoạt động cho ngày hôm nay. Kinh tế Việt Nam chuyển
từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận động
theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, kinh tế
nước ta đã đạt được nhiều bước chuyển biến đáng kể. Nền kinh tế thị trường đã tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát huy thế mạnh
của mình vì mục tiêu phát triển và tích cực vào sự tăng trưởng của đất nước. Cùng với
các hoạt động kinh tế của cả nước, hoạt động của nghành Ngân hàng là hoạt động mang
tính chất chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn
trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện
thanh toán, đã xứng đáng chiếm vị trí quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp, điều tiết nguồn lực cho sự phát triển kinh tế đất nước.
Trong hoạt động Ngân hàng nghiệp vụ tín dụng thường đem lại nguồn thu nhập chính (
chiếm khoảng 70% ). Song nghiệp vụ này lại chứa đựng nhiều rủi ro bởi quy luật lợi
nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, đồng thời thực tế đã cho thấy khi hiệp định thương
mại Việt Mỹ được thực thi thì xu hướng cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong nước và
Ngân hàng nước ngoài ngày càng trở nên khốc liệt. Vì vậy các NHTM luôn quan tâm
chú trọng tới việc nâng cao chất lượng tín dụng nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các
tổ chức khác.
Do thực tế trên, cùng với quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Quốc
dân và thời gian thực tập tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định, em đã chọn
chuyên đề:
“Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam
Định” làm nội dung nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp.
54 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại
Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định
Lời mở đầu
Quá khứ hiện tại và tương lai là chuỗi nối tiếp thời gian, có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Nền kinh tế Việt Nam đã hoà cùng dòng chảy, xu hướng phát triển kinh tế của thế
giới. Với những kinh nghiệm đúc kết từ ngày hôm qua để khắc phục những sai lầm,
phát huy những thuận lợi nhằm bổ trợ cho hôm nay đồng thời phải luôn nhạy bén, dự
báo những biến động trong tương lai để phòng ngừa hạn chế bất lợi, biết được tiềm
năng để sâu lại thành nhiệm vụ hoạt động cho ngày hôm nay. Kinh tế Việt Nam chuyển
từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận động
theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, kinh tế
nước ta đã đạt được nhiều bước chuyển biến đáng kể. Nền kinh tế thị trường đã tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát huy thế mạnh
của mình vì mục tiêu phát triển và tích cực vào sự tăng trưởng của đất nước. Cùng với
các hoạt động kinh tế của cả nước, hoạt động của nghành Ngân hàng là hoạt động mang
tính chất chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn
trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện
thanh toán, đã xứng đáng chiếm vị trí quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp, điều tiết nguồn lực cho sự phát triển kinh tế đất nước.
Trong hoạt động Ngân hàng nghiệp vụ tín dụng thường đem lại nguồn thu nhập chính (
chiếm khoảng 70% ). Song nghiệp vụ này lại chứa đựng nhiều rủi ro bởi quy luật lợi
nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, đồng thời thực tế đã cho thấy khi hiệp định thương
mại Việt Mỹ được thực thi thì xu hướng cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong nước và
Ngân hàng nước ngoài ngày càng trở nên khốc liệt. Vì vậy các NHTM luôn quan tâm
chú trọng tới việc nâng cao chất lượng tín dụng nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các
tổ chức khác.
Do thực tế trên, cùng với quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Quốc
dân và thời gian thực tập tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định, em đã chọn
chuyên đề:
“Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam
Định” làm nội dung nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp. Mục đích của chuyên đề là
nghiên cứu những vấn đề lý luận để làm rõ vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với việc
phát triển hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định nói riêng, góp phần
vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Phân tích đánh giá thực trạng tín dụng của
Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tiếp tục
nâng cao chất lượng tín dụng cho Ngân hàng.
Kết cấu chuyên đề gồm ba phần:
Chương I: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định
Chương II:Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển
Nam Định
Chương I: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng
đầu tư và phát triển Nam Định
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam
Định
Từ sau những năm 90 hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã có những biến đổi sâu
sắc. Từ hệ thống một cấp, Ngân hàng Việt Nam đã chuyển nhanh sang hệ thống ngân
hàng hai cấp, đa dạng hoá về loại hình sở hữu, từng bước hiện đại hoá các khâu nghiệp
vụ và công nghệ ngân hàng, mở rộng các loại hình dịch vụ và thực sự đi vào kinh doanh
tiền tệ. Với những chính sách và thành tựu đổi mới nền kinh tế, nghành Ngân hàng Việt
Nam đã có những thay đổi vô cùng lớn lao mang tính bước ngoặt của lịch sử. Việt Nam
đã xây dựng được những cơ sở hạ tầng cho nền tiền tệ và một hệ thống ngân hàng phù
hợp với bước đi của cơ chế thị trường. Trong năm qua nhờ tích cực đổi mới và tiến tới
hội nhập theo xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã đẩy lùi và kiềm chế
được lạm phát, ổn định vĩ mô, tạo tiền đề cho nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao
trong nhiều năm liên tục, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá hiện đại hoá, đạt được những thành tựu nổi bật trong sự nghiệp xoá đói giảm nghèo
góp phần xây dựng nông thôn mới ổn định và cải thiện đời sống cho mọi tầng lớp nhân
dân, thúc đẩy quá trình xã hội hoá một cách nhanh hơn. Đóng góp vào những thành tựu
to lớn đó, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam với truyền thống 47 năm xây dựng
và trưởng thành trải qua những thập niên đầy biến động của lịch sử nhất là từ năm 1990
đến nay, bằng những bước tiến mới trong việc thực hiện phục vụ sự nghiệp đầu tư phát
triển, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ nền kinh tế tăng trưởng một cách ổn
định vững chắc là một thành tựu to lớn, góp phần xây dựng nền móng cho sự nghiệp
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Những năm qua trong điều kiện thị trường tiền tệ của Việt Nam chưa phát triển,
chúng ta còn thiếu những công cụ gián tiếp để điều hành chính sách tiền tệ, chưa chủ
động được việc kiểm soát khả năng thanh toán trong toàn hệ thống ngân hàng. Nhưng
với những chủ trương và quyết sách lớn của thống đốc ngân hàng Việt Nam thông qua
hai quyết định:
Quyết định 293/QĐ-NH9 ngày 18/11/1994
Quyết định 79/QĐ-NH5 ngày 2/3/1995
Là sự biến đổi sâu sắc, mang tính khai phá, mở đường đưa hệ thống Ngân hàng
đầu tư và phát triển Việt Nam vào cơ chế thị trường theo mô hình một Ngân hàng
thương mại quốc doanh mà trước đó một thập niên Ngân hàng đầu tư và phát triển là
một đại diện không thể thiếu được trong thời kì bao cấp với chức danh truyền thống là
vừa cấp phát vừa cho vay kéo dài hàng mấy thập kỉ. Ngày nay Ngân hàng đầu tư và
phát triển đã hội tụ đầy đủ bản chất và chức năng nhiệm vụ của một ngân hàng thương
mại quốc doanh mang bản chất XHCN để phục vụ và phát triển môi trường của một nền
kinh tế mở đang tiến tới xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, bằng trí thông minh và lòng
sáng tạo với nền kinh tế tri thức đã vuợt qua các nhân tố quản lí và kinh doanh truyền
thống để trở thành nhân tố phát triển rực rỡ nhất vào đầu thế kỉ tới.
Đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Nam Định, trong hoạch định chiến
lược kinh doanh của toàn hệ thống, ngay từ những năm đầu của thập kỉ 90 khi còn là
Ngân hàng kiến thiết tỉnh Hà Nam Ninh (từ 26/4/1957) và đổi tên là Ngân hàng đầu tư
và xây dựng Hà Nam Ninh (từ 26/4/1981) năm 1992 chia tách Hà Nam Ninh thành chi
nhánh Nam Hà và Ninh Bình và năm 1997 chia tách Nam Hà thành chi nhánh ngân
hàng đầu tư và phát triển tỉnh Nam Định và Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Hà
Nam. Mỗi chặng đường lịch sử đều được ghi bao kỉ niệm được đánh dấu bằng những
kết quả đổi thay đáng trân trọng, 47 năm qua 3 lần thay đổi tên năm lần tách nhập
chuyển giao nhưng cùng một mục tiêu vươn lên phục vụ đầu tư phát triển không thay
đổi. Dưới sự chỉ đạo toàn diện mọi mặt hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam, sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ và chính quyền địa phương, sự quan tâm
giúp đỡ của Ngân hàng nông nghiệp tỉnh, sự phối kết hợp giữa các ngân hàng thương
mại trên địa bàn và sự gắn bó mật thiết của các chủ dự án, các doanh nghiệp …Ban
giám đốc qua các thời kì đều luôn coi trọng lĩnh vực đầu tư phát triển coi đó là nhiệm
vụ cốt lõi xuyên suốt quá trình hoạt động của toàn hệ thống.
Hoạt động của Ngân hàng đầu tư phát triển tỉnh Nam Định là sự phát triển và
thúc đẩy, tăng trưởng về mọi mặt hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn, đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế địa phương xây dựng Nam Định quê hương giàu đẹp và
tìm lại được mình trong sự nghiệp đổi mới. Đó là nỗ lực cao nhất của cán bộ công nhân
viên chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Nam Định, để hoà chung với bước
phát triển đi lên mạnh mẽ của hệ thống Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam. Một đơn
vị được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng thời đổi mới, một tập đoàn tài chính
trong tương lai đang góp phần làm tăng nhanh khả năng và tiềm lực tài chính của đất
nước, làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, tiếp tục thực hiện mục tiêu tiến tới hội
nhập và toàn cầu hoá về kinh tể trên nền tảng kinh tế tri thức sẽ chiếm vị trí ngày càng
lớn trong quá trình phát triển.
1.2. Những đặc điểm chủ yếu hoạt động kinh doanh
1.2.1. Loại hình kinh doanh:
Kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền
kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lí của nhà nước
theo định hướng XHCN, kinh tế nước ta đã đạt được nhiều chuyển biến đáng kể. Nền
kinh tế thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiêp thuộc mọi thành phần
kinh tế phát huy thế mạnh của mình vì mục tiêu phát triển và tích cực vào sự tăng
trưởng kinh tế của đất nước. Cùng với các hoạt động kinh tế của cả nước, hoạt động của
nghành Ngân hàng (NH) là hoạt động mang tính chất chủ yếu và thường xuyên là nhận
tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực
hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán, đã xứng đáng chiếm vị trí
quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, điều tiết
nguồn lực cho sự phát triển kinh tế đất nước. Hay nói cách khác Ngân hàng là một tổ
chức chuyên sản xuất kinh doanh tiền tệ với các sản phẩm như tín dụng ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn…
1.2.2. Hình thức pháp lí:
Hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam vào cơ chế thị trường theo
mô hình một Ngân hàng thương mại quốc doanh mà trước đó một thập niên Ngân hàng
đầu tư và phát triển là một đại diện không thể thiếu được trong thời kì bao cấp với chức
danh truyền thống là vừa cấp phát vừa cho vay kéo dài hàng mấy thập kỉ. Ngày nay
Ngân hàng đầu tư và phát triển đã hội tụ đầy đủ bản chất và chức năng nhiệm vụ của
một Ngân hàng thương mại quốc doanh mang bản chất XHCN để phục vụ và phát triển
môi trường của một nền kinh tế mở đang tiến tới xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, bằng
trí thông minh và lòng sáng tạo với nền kinh tế tri thức đã vuợt qua các nhân tố quản lí
và kinh doanh truyền thống để trở thành nhân tố phát triển rực rỡ nhất vào đầu thế kỉ
tới.
1.2.3. Những đặc điểm về sản phẩm và thị trường.
1.2.3.1. Những đặc điểm về sản phẩm:
Là một đơn vị kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng luôn cung cấp những sản phẩm,
dịch vụ Ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích tốt nhất cho khách hàng. Không ngừng
nghiên cứu và phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng mỗi ngày một tốt
hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Luôn lắng nghe, tìm hiểu nhu cầu, tiếp thu ý kiến
khách hàng để không ngừng cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lí chất lượng, nâng cao
sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng nhằm cung ứng cho thị trường những
sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Sự đa dạng về sản phẩm
phong phú về dịch vụ của đơn vị kinh doanh đặc biệt này ta có thể khái quát như sau:
*Dịch vụ tiền gửi: bao gồm
- Dịch vụ mở tài khoản:
+ Khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp đều được mở các tài khoản bằng (VND và
ngoại tệ).
+ Tài khoản tiền gửi thanh toán, các loại tài khoản tiền gửi có kì hạn và tài khoản tiền
vay.
-Dịch vụ tiền gửi (VND, USD):
+ Tiền gửi có kì hạn, không kì hạn
+ Tiết kiệm các loại kì hạn
+ Tiết kiệm có mục đích, tích luỹ, gửi góp
+ Kỳ phiếu các loại kỳ hạn
+ Trái phiếu, chứng chỉ nhận nợ
* Nghiệp vụ tín dụng: bao gồm
- Tín dụng ngắn hạn
Các phương thức cho vay:
+ Cho vay triết khấu
+ Cho vay theo món
+ Cho vay theo hạn mức
- Tín dụng trung, dài hạn
Các loại cho vay:
+ Cho vay trung, dài hạn đầu tư phát triển các dự án
+ Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
+ Cho vay ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào sản xuất
+ Cho vay kết hợp với quỹ hỗ trợ phát triển
+ Cho vay đồng tài trợ cho các dự án
- Bảo lãnh:
+ Bảo lãnh theo món
+ Bảo lãnh theo hạn mức
+ Bảo lãnh đối ứng
- Cho thuê tài chính:
+ Là các tổ chức cá nhân hoạt động tại Việt Nam trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục
đích sản xuất kinh doanh bao gồm: cá nhân có đăng kí kinh doanh, hộ gia đình, doanh
nghiệp, tổ chức khác thuộc đối tượng được vay vốn của các tổ chức tín dụng.
* Nghiệp vụ thanh toán qua Ngân hàng:
- Nghiệp vụ thanh toán trong nước:
+ Thanh toán bằng tiền mặt:
Rút tiền mặt kể cả nhận tiền chuyển từ nơi khác đến
Nộp tiền mặt để chuyển tiền đi nơi khác
+ Thanh toán không dùng tiền mặt:
Séc: chuyển khoản, bảo chi, chuyển tiền
Uỷ nhiệm chi
Uỷ nhiệm thu
Ngân phiếu thanh toán
Thẻ thanh toán
+ Dịch vụ hỗ trợ thanh toán:
Dịch vụ rút tiền tự động (ATM)
Ngân hàng tại nhà (Home banking)
- Nghiệp vụ thanh toán quốc tế:
+ Thanh toán hàng xuất khẩu
+ Thanh toán hàng nhập khẩu
+ Nghiệp vụ bảo lãnh
+ Các dịch vụ thanh toán quốc tế khác:
Thanh toán thẻ tín dụng
Dịch vụ thanh toán séc du lịch, thanh toán nhờ thu séc
Dịch vụ chuyển tiền kiều hối
* Các dich vụ khác
- Bảo hiểm
- Hỗ trợ các doanh nghiệp có hợp tác với Lào
- Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
- Tư vấn đầu tư
- Mua bán ngoại tệ
- Dịch vụ ngân quỹ, tiền mặt
- Dịch vụ chi trả hộ lương cho CBCNV
- Đại lý bán séc du lịch
- Vận chuyển tiền
- Giữ hộ giấy tờ có giá
- Các dịch vụ ngân hàng khác
1.2.3.2. Những đặc điểm về thị trường:
So với Ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định Ngân hàng
đầu tư phát triển tỉnh có mạng lưới nhỏ nhất, mới có 1 hội sở chính và một phòng giao
dịch: vì vậy có khó khăn khi mở rộng thị phần huy động vốn và thị phần vay vốn. Tốc
độ chuyển dịch cơ cấu khách hàng sang các lĩnh vực khách hàng tư nhân, cá thể , hộ
kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ diễn ra chậm.. Do đó tăng trưởng dư nợ cho
vay, thị phần cho vay và huy động vốn chưa tương xứng với tiềm năng khách hàng tỉnh
Nam Định. So với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn thì Ngân hàng đầu tư
phát triển tỉnh Nam Định có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp hơn cả về huy động vốn
và cho vay.
1.2.4. Cơ cấu tổ chức:
- Trụ sở chính: 92C Hùng Vương thành phố Nam Định.
- Cơ cấu tổ chức: Ban giám đốc gồm
- Giám đốc:Vũ Thị Kim Oanh
- Phó giám đốc: Nguyễn Thị Hiền
- Phó giám đốc: Phạm Văn Lợi
- Phó giám đốc: Phạm Thị Hương
- Tổng số cán bộ công nhân viên đến ngày 31/12/2004 là 93 người trong đó có một
đồng chí hợp đồng ngắn hạn duới một năm
- Các phòng gồm: 8 phòng
+ Phòng nguồn vốn và quản lí kinh doanh
+ Phòng kiểm tra kiểm toán
+ Phòng tín dụng 1
+ Phòng tín dụng 2
+ Phòng dịch vụ khách hàng
+ Phòng kế toán tài vụ
+ Phòng giao dịch số 1
+ Phòng tổ chức hành chính
- Các tổ gồm năm tổ:
+ Tổ kho quỹ
+ Bàn tiết kịêm trung tâm
+ Bàn tiết kiệm khu vực Chợ Rồng
+ Tổ thanh toán quốc tế
+ Tổ thẩm định
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định
1.3. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm gần đây
1.3.1. Thị trường nguồn vốn và huy động vốn:
Trong những năm gần đây, tổng nguồn vốn của Ngân hàng đầu tư và phát triển
tỉnh Nam Định không ngừng tăng trưởng và đạt tỷ trọng cao. Năm 2000 tổng nguồn vốn
huy động là 552097 triệu, năm 2001 tổng nguồn vốn huy động là 642.824 triệu đồng,
năm 2002 tổng nguồn vốn huy động là 664.478 triệu đồng, năm 2003 tổng nguồn vốn
huy động là 689.000 triệu đồng. Riêng năm 2004 tổng nguồn vốn huy động là 615.700
triệu đồng giảm 10,64% so với năm 2003. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tác
động chỉ số giá cả hàng hoá tiêu dùng năm 2004/2003 ước tăng: 9,8%, tỷ lệ lãi suất tiền
gửi các loại không bù đắp tỷ lệ trượt giá, do đó người dân có tâm lý đầu tư mua vàng(
Giám Đốc
Phó Giám
đốc
Phó Giám
đốc
Phó Giám
đốc
P.Nguồn
vốn &
P.Kiểm toán
P.tc - hc p. DV-KH Kế toán tàI
vụ
P.giao dịch
số 1
p.Tín dụng
1
p.Tín dụng
2
do giá vàng liên tục tăng ); đầu tư mua bất động sản nhà đất, tài sản khác.Tuy vậy chi
nhánh hoàn toàn chủ động được nguồn vốn để cấp tín dụng trên địa bàn.
Thông qua bảng tình hình huy động vốn của Ngân hàng ta thấy tỷ trọng tiền gửi
dân cư đang tăng nhanh chứng tỏ đời sống kinh tế trong dân cư có sự chuyển biến về
mặt chất, song phải thừa nhận rằng nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế ngày một giảm
tỷ trọng trong năm gần nhất năm 2004 chỉ chiếm 11,4 tổng nguồn vốn tự huy động, đó
cũng chính là điều đáng cần lưu tâm, bởi tiền gửi của các TCKT đóng góp không nhỏ
vào nguồn trung và dài hạn của Ngân hàng ngược lại chi nhánh không bị phụ thuộc vào
nguồn vốn của khách hàng lớn. Nhưng nhìn chung xu hướng tăng tổng nguồn vốn vẫn
tiến triển tốt, tiền gửi dân cư là nguồn vốn tương đối bền vững và lâu dài góp phần cho
hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng đa dạng và hiệu quả hơn.
Để có thể đạt được kết quả trên, chi nhánh NHĐT & PT tỉnh Nam Định luôn xác
định chủ động tích cực tạo nên vốn ổn định vững chắc, coi nguồn vốn nội tệ ( VND ) là
quyết định. Chú trọng tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn, tăng tỷ trọng vốn
trung, dài hạn đáp ứng chiến lược sử dụng vốn chủ yếu đáp ứng nhiều cho tăng trưởng
đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của khách hàng, cân đối nguồn vốn của Ngân
hàng, đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận, tránh huy động thừa vốn bị rủi ro về lãi suất do
không sử dụng tối ưu nguồn vốn.
Tình hình huy động vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2000 2001 2002 2003 2004
Tổng
số
Tỷ
trọng
%
Tổng
số
Tỷ
trọng
%
Tổng
số
Tỷ
trọng
%
Tổng
số
Tỷ
trọng
%
Tổng số
Tỷ
trọng
%
Tổng nguồn vốn
huy động
552.09
7
642.82
4
664.47
8
689.00
0
615.700
I.Phân theo đối
tượng
1.Tiền gửi
TCKT
93.842 17 81.065 13 59.997 9 79.000 11 69.700 11
2.Tiền gửi dân
cư
458.25
5
83 561.75
9
87 604.48
1
91 610.00
0
89 546.000 89
II.Phân loại
theo TG
VNĐ 322.24
1
58 349.00
0
54 399.97
4
60,2 474.00
0
69 375.000 61
USD 229.85
6
42 293.82
4
46 264.49
8
39,8 215.00
0
31 240.700 39
Với mục tiêu tạo nền vốn ổn định vững chắc cho kinh doanh, coi nguồn vốn nội
tệ ( VND ) là quyết định; chú trọng tăng trưởng nguồn vốn TG có kỳ hạn, tăng tỷ trọng
vốn trung dài hạn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và SXKD của khách hàng. Trong 5
năm trở lại đây Ngân hàng đầu tư và phát triển luôn cố gắng hết mình trong công tác
huy động vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, để đáp ứng nhu cầu về thị trường
vốn trên địa bàn mà nổi bật là năm 2003:
- Tổng nguồn vốn tự huy động năm 2003 là 689 ngàn triệu đồng, tăng trưởng so với
năm 2002 là 3,69%, chiếm tỷ trọng 85% tổng nguồn vốn. Trong đó:
+ Tiền gửi các tổ chức kinh tế: 79 ngàn triệu đồng, tăng so năm 2002 là 31,67%, tỷ
trọng huy động vốn các TCKT chiếm 11,5% tổng nguồn vốn tự huy động.
+ Tiền gửi dân cư: 610 Ngàn triệu đồng, tăng so năm 2002 là 1%, chiếm tỷ trọng 88,5%
nguồn vốn tự huy động
Trong nguồn vốn tự huy động:
+ Nguồn bằng VND: Có số dư huy động cuối kỳ là 474 nghìn triệu đồng, tăng trưởng so
với năm 2002 là 18,5%, chiếm tỷ trọng 68,8% nguồn vốn tự huy động
+ Nguồn vốn ngoại tệ (USD và EUR quy đổi ) có số dư huy động cuối kì là 215 nghìn
triệu đồng chiếm tỷ trọng 31,2% nguồn vốn tự huy động giảm 18,68% so năm 2002
- Thị phần huy động vốn của Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định chiếm
29,64% trên địa bàn - đó là một nỗ lực lớn. Nếu tính huy động vốn bình quân đầu người
(cán bộ) với các Ngân hàng thương mại quốc doanh khác trên địa bàn:
+ Ngân hàng đầu tư và phát triển bình quân huy động đầu người năm 2003 là 8 tỷ/
người.
+ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huy động bình quân đầu người
năm 2003: 1,85 tỷ/người. Với số lượng cán bộ gấp hơn 5 lần cán bộ Ngân hàng đầu tư
và phát triển – có mạng lưới hoạt động rộng gồm: Hội sở chính, 12 chi nhánh huyện,
thành phố, tăng 2 chi nhánh so năm 2002; và 28 Ngân hàng liên xã (Chi nhánh cấp 3 ),
tăng 3 chi nhánh so với năm 2002
+ Ngân hàng Công thương tính bình quân huy động đầu n