Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, ngành vận
tải cũng đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải
hàng dự án, vận tải hàng siêu trường siêu trọng. Để ngành vận tải đáp ứng yêu cầu của
phát triển kinh tế và hội nhập, ngoài yếu tố cơ sở hạ tầng thì năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp vận tải có ý nghĩa quan trọng. Là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp trong thị trường vận tải nội địa và Quốc tế. Thời gian qua các doanh
nghiệp vận tải Việt Nam đã chú ý bước đầu đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp vận tải thế giới thì doanh nghiệp vận tải Việt
Nam vẫn còn non yếu về năng lực và kinh nghiệm cạnh tranh. Việc nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến doanh nghiệp để đề ra các biện pháp nhằm nâng cao vị thế của doanh
nghiệp trên thương trường là đòi hỏi có tính cấp thiết hiện nay.
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập thì cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày
càng quyết liệt, không chỉ có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn có
sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài ngay
tại thị trường trong nước, đặc biệt là đối với ngành Vận tải hàng dự án, một ngành mà
hiện nay được xem như chưa có được năng lực cạnh tranh cao với các doanh nghiệp
nước ngoài trong lĩnh vực vận tải nội địa. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải
không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để đáp ứng yêu cầu của
thị trường.
94 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3359 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty vận tải Đa phương thức
trong lĩnh vực vận tải hàng dự án
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, ngành vận
tải cũng đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải
hàng dự án, vận tải hàng siêu trường siêu trọng. Để ngành vận tải đáp ứng yêu cầu của
phát triển kinh tế và hội nhập, ngoài yếu tố cơ sở hạ tầng thì năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp vận tải có ý nghĩa quan trọng. Là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp trong thị trường vận tải nội địa và Quốc tế. Thời gian qua các doanh
nghiệp vận tải Việt Nam đã chú ý bước đầu đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp vận tải thế giới thì doanh nghiệp vận tải Việt
Nam vẫn còn non yếu về năng lực và kinh nghiệm cạnh tranh. Việc nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến doanh nghiệp để đề ra các biện pháp nhằm nâng cao vị thế của doanh
nghiệp trên thương trường là đòi hỏi có tính cấp thiết hiện nay.
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập thì cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày
càng quyết liệt, không chỉ có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn có
sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài ngay
tại thị trường trong nước, đặc biệt là đối với ngành Vận tải hàng dự án, một ngành mà
hiện nay được xem như chưa có được năng lực cạnh tranh cao với các doanh nghiệp
nước ngoài trong lĩnh vực vận tải nội địa. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải
không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để đáp ứng yêu cầu của
thị trường.
Công ty Vận tải Đa phương thức là doanh nghiệp vận tải hoạt động trong nhiều lĩnh
vực, trong đó vận tải hàng dự án là ngành chủ lực, đặc biệt là vận tải hàng siêu trường siêu
trọng. Trong những năm qua, là một trong những đơn vị dẫn đầu của Bộ Giao thông vận
tải, đã có những đóng góp lớn trong lĩnh vực vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng, thiết
bị toàn bộ các dự án lớn, trọng điểm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Tuy nhiên, trước xu thế cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong thị trường vận tải,
Công ty Vận tải Đa phương thức vẫn còn một số bất cập mà nếu không nhanh chóng khắc
phục thì thị trường có thể bị thu hẹp khi Việt Nam mở cửa trong lĩnh vực này. Là người
trực tiếp tham gia quản lý trong lĩnh vực này, tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án”
được chọn làm luận văn thạc sỹ - chuyên ngành: Quản lý kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Nâng cao năng lực cạnh tranh là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp vì nó
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Liên quan đến đề tài nghiên cứu đã có
nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu đã được công bố như:
- Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Bưu chính viễn
thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp - Luận văn Thạc sỹ
của Trương Hoài Trang, Hà Nội, 2005.
- Một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng
Công thương Việt Nam - luận văn thạc sỹ của Phan Lê Mai Linh, Đà Nẵng, 2003.
- Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng Nhà nước ở Việt
Nam - luận án Tiến sỹ khoa học kinh tế của Nguyễn Tiến Triển
- Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội
nhập kinh tế quốc tế - Tiến sỹ Nguyễn Vĩnh Thanh, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung
ương (CIEM) và cơ quan phát triển Liên hợp quốc (UNDP) - Nxb Giao thông vận tải, Hà
Nội.
- Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael E. Porter - TS Dương Ngọc Dũng -
Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế - TS Vũ Trọng Lâm- Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Cạnh tranh kinh tế - PGS TS Trần văn Tùng - Nxb Thế giới.
Với cùng một mục tiêu là nâng cao năng lực cạnh tranh, nhưng mỗi doanh nghiệp
sẽ có một chiến lược riêng của đơn vị mình. Và trong các nghiên cứu trên, vấn đề cạnh
tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh đã được đề cập cho một số ngành nghề và quốc gia
nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu thực tiễn và đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao năng lực canh tranh của các đơn vị vận tải đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải hàng
dự án. Tôi đã chú trọng kế thừa và chọn lọc những ý tưởng liên quan đến đề tài để phân
tích tình hình thực tiễn và tìm một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
vận tải đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp
khả thi để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh
vực vận tải hàng dự án trên thị trường vận tải Việt Nam và thị trường nước ngoài như Lào
và Campuchia.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề sau:
- Những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức
trong lĩnh vực vận tải hàng dự án.
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Vận tải Đa phương thức
trong lĩnh vực vận tải hàng dự án.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải trong nền kinh
tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu: Vận tải là đa dạng, đa mặt hàng, nhưng luận văn chỉ tập trung
vào lĩnh vực vận tải vật tư thiết bị hàng dự án tại Công ty Vận tải Đa phương thức.
Thời gian nghiên cứu khảo sát thực trạng từ năm 2000 - 2006 và đề xuất giải pháp
đến 2010
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích thị trường vận tải nội địa và một số nước láng giềng,
nghiên cứu các tài liệu về chiến lược cạnh tranh, vận tải Đa phương thức, quản trị doanh
nghiệp, marketing để ứng dụng xây dựng chiến lược phù hợp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của Công ty.
6. Dự kiến đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá có bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp vận tải nói riêng.
- Phân tích các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty
Vận tải Đa phương thức.
- Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Vận tải Đa phương thức trên thị trường
vận tải hàng dự án tại Việt Nam.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty Vận tải Đa phương thức trên lĩnh vực vận tải hàng dự án.
- Một số kiến nghị với Nhà Nước và Bộ Giao Thông Vận Tải
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn gồm 3
chương, 9 tiết.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP VẬN TẢI HÀNG DỰ ÁN
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. NHẬN THỨC VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.1. Quan niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
* Quan niệm về cạnh tranh
Theo tiến trình của lịch sử các học thuyết kinh tế, các học giả cũng đã đưa ra rất
nhiều quan niệm về cạnh tranh.
Trong tác phẩm “Quốc phú luận” của Adam Smith, tác giả đã cho rằng cạnh tranh
có thể phối hợp kinh tế một cách nhịp nhàng, có lợi cho xã hội. Theo Smith, “nếu tự do
cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau, thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm
công việc của mình một cách chính xác”, “cạnh tranh và thi đua thường tạo ra sự cố gắng
lớn nhất. Ngược lại, chỉ có mục đích lớn lao nhưng lại không có động cơ thúc đẩy thực
hiện mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo ra được bất kỳ sự cố gắng lớn nào” [23, tr.6].
Adam Smith lấy chủ nghĩa cá nhân làm cơ sở để sáng lập ra hệ thống lý luận kinh tế học
theo chủ nghĩa tự do. Ông cho rằng con người chạy theo lợi ích cá nhân, nhưng lợi ích cá
nhân và lợi ích xã hội lại thống nhất với nhau. Smith chủ trương tự do cạnh tranh, ông cho
rằng thông qua cạnh tranh mà các hoạt động kinh tế có thể phối hợp một cách nhịp nhàng
và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Tự do cạnh tranh thúc đẩy con người nổ lực hơn, sáng
tạo, tăng năng suất lao động, làm cho quá trình của cải của quốc gia tăng lên, cạnh tranh
chủ yếu diễn ra thông qua thị trường và gía cả, do đó cạnh tranh có quan hệ chặt chẽ với
thị trường và tự do cạnh tranh có thể tự điều tiết các quan hệ cung - cầu, sản lượng, phân
công lao động, tạo sự cân bằng cung cầu xã hội mà không cần sự can thiệp của Nhà nước.
Cùng suy nghĩ với Adam Smith, Mill cho rằng cạnh tranh là cần thiết để thúc
đẩy sự phát triển của xã hội. Mill đề cao tự do cá nhân, nhưng lại cho rằng xã hội có
quyền sử dụng vũ lực để ngăn ngừa cá nhân gây ra hậu quả xấu.
Theo Charles Robert Darwin, nhà sinh vật học người Anh mô tả cạnh tranh trong
giới sinh vật là quá trình sinh vật không ngừng thích ứng với môi trường bên ngoài để tồn
tại. Không có cạnh tranh thì không có tiến hoá của toàn bộ các loài, trong đó có cả loài
người. Vận dụng nguyên lý của Darwin vào nền kinh tế thị trường cho thấy rằng công ty
nào hoặc sản phẩm nào thích hợp với quá trình phát triển thì mới tồn tại được, kẻ yếu bị
xua đuổi. Quan điểm cạnh tranh của ông là chuyển từ cạnh tranh đối kháng sang cạnh
tranh hợp tác. Quan điểm này phù hợp với xu thế kinh tế hiện nay: nhiều Công ty kết
hợp với nhau thành các tập đoàn đa quốc gia, cùng thiết lập quy tắc cạnh tranh mới, xây
dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và hợp tác để cùng tồn tại và phát triển.
Trong lý luận cạnh tranh của mình, trọng điểm nghiên cứu của Các Mác những
cuộc cạnh tranh này diễn ra dưới ba góc độ: cạnh tranh giá thành thông qua nâng cao năng
suất lao động giữa các nhà tư bản nhằm thu được giá trị thặng dư siêu ngạch; cạnh tranh
chất lượng thông qua nâng cao giá trị sử dụng hàng hoá, hoàn thiện chất lượng hàng hoá để
thực hiện được giá trị hàng hoá; cạnh tranh giữa các ngành thông qua việc gia tăng tính lưu
động của tư bản nhằm chia nhau giá trị thặng dư. Ba góc độ cạnh tranh cơ bản này diễn ra
xoay quanh sự quyết định giá trị, sự thực hiện giá trị và sự phân phối giá trị thặng dư, chúng
tạo nên nội dung cơ bản trong lý luận cạnh tranh của Các Mác.
Đến nửa cuối thế kỷ XIX, các nhà kinh tế học thuộc trường phái cổ điển mới xây
dựng lý luận cạnh tranh trên cơ sở tổng kết sự phát triển lý luận kinh tế ở nửa đầu thế kỷ
ấy nhằm vạch ra nguyên lý cơ bản về sự vận động của chế độ tư bản chủ nghĩa để chỉ đạo
cạnh tranh, kết quả là họ đã cho ra đời tư tưởng về thể chế kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, lấy
thị trường tự do hoặc chế độ trao đổi làm cốt lõi. Cạnh tranh hoàn hảo là một trong những
giả thiết cơ bản của lý luận kinh tế này. Trong kinh tế học cổ điển mới, thị trường được giả
định là thị trường không có độc quyền, tự động giữ được cân đối, những người tham gia
thị trường cũng được giả định là có đầy đủ thông tin như nhau. Trong nền kinh tế cạnh
tranh hoàn hảo, người sản xuất phải bố trí sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng, còn
người tiêu dùng phải chọn lựa hàng hoá và dịch vụ bằng hình thức tiền tệ.
Ngược với tư tưởng xem cạnh tranh là một quá trình tĩnh của các nhà kinh tế học
thuộc trường phái cổ điển mới của thế kỷ XIX, các nhà kinh tế học của trường phái Áo cho
rằng: “Một chỉ tiêu quan trọng về sự ra đời của lý luận cạnh tranh hiện đại là vứt bỏ việc
lấy cạnh tranh hoàn hảo làm giáo điều của mô hình cạnh tranh hiện thực và lý tưởng, cạnh
tranh được xem xét ở góc độ là một quá trình động, phát triển chứ không phải là quá trình
tĩnh. Tương ứng với điều này, đối tượng nghiên cứu trọng điểm cũng không còn là giá cả
được quyết định như thế nào trên tiền đề đã định sẵn và phải thích ứng với kết cấu hiện có
như thế nào để thực hiện được sự cân đối kinh tế, mà là hình thức kết hợp các yếu tố cạnh
tranh trong quá trình cạnh tranh thực tế thực hiện được tiến bộ và sáng tạo kỹ thuật. Như
vậy thì lý luận cạnh tranh mới là môn lý luận độc lập với lý luận giá cả” [28].
Quan điểm của David Ricardo cũng đề cao tự do cạnh tranh, đặc biệt là tư tưởng về
lợi thế so sánh. Mỗi quốc gia, mỗi ngành có những lợi thế về tài nguyên khác nhau, công
nghệ khác nhau do đó có thể sản xuất và bán những sản phẩm mà mình có lợi thế hơn và
thông qua ngoại thương nhập những mặt hàng mà mình kém ưu thế hơn. Adam Smith và
David Ricardo chỉ rõ gía trị và giá trị sử dụng của hàng hoá và chính hai yếu tố này quyết
định năng lực cạnh tranh của hàng hoá.
Như vậy, cạnh tranh là một công cụ mạnh mẽ và là một yêu cầu tất yếu cho sự phát
triển kinh tế của mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia.
Cạnh tranh giúp khai thác một cách hiệu quả nguồn lực thiên nhiên và tạo ra các
phương tiện mới để thoả mãn nhu cầu cá nhân ở mức giá thấp hơn và chất lượng cao hơn,
từ đó, nâng cao được đời sống vật chất và tinh thần của con người. Nhờ cạnh tranh đã thúc
đẩy đổi mới công nghệ và gia tăng năng suất, tạo ra những thành tựu mới trên nhiều lĩnh
vực.
* Phân loại cạnh tranh
Dựa trên những góc độ khác nhau mà có thể phân cạnh tranh thành nhiều loại:
- Dưới góc độ các chủ thể kinh tế tham gia thị trường, có cạnh tranh giữa những
người sản xuất với nhau, giữa người mua và người bán, người sản xuất và người tiêu dùng
và giữa những người mua với nhau.
- Dưới góc độ quy mô cạnh tranh có cạnh tranh của sản phẩm, cạnh tranh của doanh
nghiệp và cạnh tranh của quốc gia.
- Theo tính chất của phương thức cạnh tranh có: cạnh tranh hợp pháp hay cạnh
tranh lành mạnh và cạnh tranh không hợp pháp hay cạnh tranh không lành mạnh.
- Theo hình thái của cạnh tranh có: cạnh tranh hoàn hảo hay thuần túy và cạnh tranh
không hòan hảo.
- Theo công đoạn của sản xuất - kinh doanh có: cạnh tranh trước khi bán hàng,
trong quá trình bán hàng và sau khi bán hàng.
- Theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể trong cạnh tranh có cạnh tranh nội bộ ngành
và cạnh tranh giữa các ngành.
- Theo phạm vi lãnh thổ có cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế.
* Quan niệm về năng lực cạnh tranh
Trong cạnh tranh sẽ có người có khả năng cạnh tranh mạnh, người có khả năng
cạnh tranh yếu hoặc sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh, sản phẩm có khả năng cạnh
tranh yếu, khả năng cạnh tranh này gọi là năng lực cạnh tranh hay sức cạnh tranh.
+ Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là sự vượt trội của nó (về các chỉ tiêu) so với
sản phẩm cùng loại do các đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường.
Như vậy việc xác định năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường là xác định
mức độ tin cậy của người tiêu dùng đối với sản phẩm về giá cả, đổi mới công nghệ, dịch
vụ sau bán hàng… so với sản phẩm cùng loại mà đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị
trường, chứ không quan tâm đến việc nó có ưu điểm hơn các sản phẩm xuất khẩu tại chỗ
hay không. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chính là năng lực nắm giữ và nâng cao thị
phần của loại sản phẩm do chủ thể sản xuất và cung ứng nào đó đem ra để tiêu thụ so với
sản phẩm cùng loại của các chủ thể sản xuất, cung ứng khác đem đến tiêu thụ ở cùng một
khu vực thị trường và thời gian nhất định.
Như vậy năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng của nó, giá cả,
tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện
mua bán,…
+ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi
thế cạnh tranh , có khả năng tạo ra được năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh
tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Đánh giá năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua: thị phần, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi
nhuận, thu nhập bình quân, phương pháp quản lý, bảo vệ môi trường, uy tín của doanh
nghiệp đối với xã hội, tài sản của doanh nghiệp…các yếu tố này tạo nên lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có khả năng triển khai các hoạt động với hiệu suất
cao hơn các đối thủ cạnh tranh, tạo ra giá trị khác biệt hay chi phí thấp hoặc cả hai yếu tố
trên. Như vậy đối với doanh nghiệp thì lợi thế cạnh tranh là xuất phát điểm, là điều kiện
cần, khả năng cạnh tranh mạnh là điều kiện đủ để doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh mạnh
trên thương trường. Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh thì nhất thiết phải có lợi thế
cạnh tranh nhưng ngược lại thì chưa chắc đúng. Nếu doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh
nhưng không có khả năng tận dụng tốt lợi thế đó để cung cấp các sản phẩm đem lại nhiều
giá trị hơn cho khách hàng, không phát triển các lợi thế mới để duy trì ưu thế của mình so
với đối thủ thì doanh nghiệp đó không thể được coi là có sức cạnh tranh mạnh và lợi thế
sớm muộn cũng sẽ mất đi.
+ Một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh Quốc gia cao phải có nhiều doanh nghiệp
có sức cạnh tranh, ngược lại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có sức cạnh tranh, môi
trường kinh doanh của nền kinh tế phải thuận lợi, các chính sách vĩ mô phải rõ ràng, nền
kinh tế phải ổn định, bộ máy Nhà nước phải trong sạch, có tính chuyên nghiệp. Đồng thời
tính nhạy bén, năng động trong quản lý của doanh nghiệp là nhân tố quan trọng góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế,
sức cạnh tranh của doanh nghiệp tạo cơ sở cho năng lực cạnh tranh Quốc gia. Nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm vừa là bộ phận cấu thành, vừa là một
trong những mục tiêu của nâng cao năng lực cạnh tranh của Quốc gia.
1.1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
* Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp
- Phương pháp quản lý: Trình độ tổ chức và quản lý là yếu tố quan trọng nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay có nhiều phương pháp quản lý tốt mà
nhiều doanh nghiệp đã áp dụng vào quản trị thành công tại đơn vị mình đó là phương pháp
quản lý theo tình huống, quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo
phương pháp của quản lý chất lượng. Mỗi phương pháp sẽ có một hiệu quả riêng của nó.
Quản lý theo tình huống là phương pháp quản lý linh hoạt. Nhận thức được tầm quan trọng
của công tác quản lý điều hành sản xuất nên hiện nay nhiều doanh nghiệp đã phấn đấu
nhận các chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001-2000, ISO 14000… Phương pháp
quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống là phương pháp mới. Trước đây quản
lý thường chú trọng tới mục tiêu, có nghĩa là quy định những chỉ tiêu định lượng và phấn
đấu để đạt những chỉ tiêu đó. Điều này đúng nhưng chưa đủ vì doanh nghiệp đã không chú
ý đến môi trường và điều kiện tạo ra kết quả đó mà chính đây mới là cái gốc của việc tạo
ra kết quả. Phương pháp quản lý theo chất lượng là hoạt động bao trùm mọi phòng ban, chi
nhánh của doanh nghiệp.
- Hệ thống tổ chức gọn nhẹ là hệ thống tổ chức ít cấp, linh hoạt, dễ thay đổi khi môi
trường kinh doanh thay đổi, quyền lực đuợc phân chia để mệnh lệnh truyền đạt được
nhanh chóng, góp phần tạo năng suất cao, hoạt động của doanh nghiệp được trôi chảy,
không bị chồng chéo, ách tắc trong sản xuất, tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Doanh
nghiệp có tính cạnh tranh cao là doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, không cứng nhắc
mà phải linh động thay đổi tùy thuộc vào môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
trong từng thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp.
- Văn hoá doanh nghiệp tốt là mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phải theo pháp
luật, có lương tâm và đạo đức trong kinh doanh, kinh doanh giỏi và tích cực tham gia các
hoạt động xã hội. Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp vì nó tác động đến cách thức các cá nhân, nhóm, bộ phận tương tác với nhau và khả
năng sáng tạo của họ. Nếu doanh nghiệp xây dựng được văn hóa doanh nghiệp tức là tạo
cho d