Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế, cấu trúc xã hội và các
quan hệ thương mại của Việt Nam, thu hútlực lượng lao động khoảng 70% dân
số. Trong 15 năm trở lại đây, lĩnh vực nông- lâm nghiệp và nông- thực phẩm đã
đạt được sự phát triển liên tục, với mức tăng trưởngtrung bình 4,3%/năm và các
kết quả tích cực đối với chiến lược giảm đói nghèo của Việt Nam. Tuy nhiên,
hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề đòi hỏi những chiến lược hành động và
chính sách cụ thể.
Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là các hộ gia đình và sức cạnh
tranh của sản phẩm nông nghiệp và nông- thực phẩm của Việt Nam còn tương
đối thấp so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, hệ
thống quản lý củaViệt Nam về hạ tầng, dịch vụ (như vận tải, lưu kho, bảo hiểm,
ngân hàng, liên lạc và hậucần) và nông nghiệp vẫn cònyếu và thiếusự phối hợp
để đáp ứng các yêu cầu củathị trường và hỗ trợ các ngành thực sự hội nhập vào
nền kinh tế toàn cầu.
Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam cần khai thác cơ hội từ việc gia nhập WTO
nhằm thúc đẩy phát triển thương mại hàng hoá và sản phẩm nông nghiệp. Đồng
thời, Việt Nam cũng phải tính toán đầy đủ những tác động từ các nghĩa vụ và cam
kết trong WTO đối với các chính sách nông nghiệp. Điều này đòihỏi một cách
tiếp cận chiến lược về mặt chính sách trong việc cải thiện khả năng tiêu thụ và
sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm sản xuất của Việt
Nam
88 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3201 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu Gạo khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long trong điều kiện hội nhập kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LUẬN VĂN
Giảipháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu
Gạo khu vực Đồng Bằng Sơng Cửu Long
trong điều kiện hội nhập kinh tế
-1-
MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế, cấu trúc xã hội và các
quan hệ thương mại của Việt Nam, thu hút lực lượng lao động khoảng 70% dân
số. Trong 15 năm trở lại đây, lĩnh vực nông- lâm nghiệp và nông- thực phẩm đã
đạt được sự phát triển liên tục, với mức tăng trưởng trung bình 4,3%/năm và các
kết quả tích cực đối với chiến lược giảm đói nghèo của Việt Nam. Tuy nhiên,
hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề đòi hỏi những chiến lược hành động và
chính sách cụ thể.
Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là các hộ gia đình và sức cạnh
tranh của sản phẩm nông nghiệp và nông- thực phẩm của Việt Nam còn tương
đối thấp so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, hệ
thống quản lý củaViệt Nam về hạ tầng, dịch vụ (như vận tải, lưu kho, bảo hiểm,
ngân hàng, liên lạc và hậu cần) và nông nghiệp vẫn còn yếu và thiếu sự phối hợp
để đáp ứng các yêu cầu của thị trường và hỗ trợ các ngành thực sự hội nhập vào
nền kinh tế toàn cầu.
Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam cần khai thác cơ hội từ việc gia nhập WTO
nhằm thúc đẩy phát triển thương mại hàng hoá và sản phẩm nông nghiệp. Đồng
thời, Việt Nam cũng phải tính toán đầy đủ những tác động từ các nghĩa vụ và cam
kết trong WTO đối với các chính sách nông nghiệp. Điều này đòi hỏi một cách
tiếp cận chiến lược về mặt chính sách trong việc cải thiện khả năng tiêu thụ và
sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm sản xuất của Việt
Nam.
Để thực phẩm và nông sản của Việt Nam cạnh tranh hơn trên thị trường thế
giới vào thời điểm các thành viên WTO dành cho Việt Nam mức thuế Tối huệ
quốc MFN có lợi hơn dẫn đến sản phẩm Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận thị
trường hơn nhưng cũng chịu sự kiểm tra ngặt nghèo hơn theo cơ chế về kiểm dịch
động- thực vật SPS và hàng rào kỹ thuật trong thương mại TBT của các thành
-2-
viên WTO. Điều này không những Chính phủ Việt Nam phải hài hoà trong chính
sách với các thành viên mà đặc biệt hơn cả là các doanh nghiệp Việt Nam phải
đương đầu với một thách thức vô cùng khó khăn khi phải hoạt động trong một
môi trường cạnh tranh bình đẳng theo các nguyên tắc của WTO.
Đồng Bằng Sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước, tuy nhiên, trước ngưỡng
cửa hội nhập, sản phẩm được xem là có lợi thế so sánh của khu vực lại đang có
nhiều vấn đề khó khăn nhất định. Vì những lý do này, tôi thực hiện đề tài “Giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu Gạo
khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long trong điều kiện hội nhập kinh tế”, đề tài
nghiên cứu đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành chế biến xuất khẩu Gạo ở
khu vực này, nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ và sức
cạnh tranh của Gạo trong bối cảnh hội nhập ngày nay là rất cần thiết và cấp bách.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu thực tiễn về năng lực cạnh tranh của
ngành chế biến Gạo vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thông qua việc sử dụng lý
luận khoa học và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất
Gạo xuất khẩu tại địa bàn, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh của ngành trong bối cảnh hội nhập.
2.2. Mục tiêu cụ thể :
(1) Đánh giá thực trạng sản xuất, khất khẩu và năng lực cạnh tranh của
ngành Gạo xuất khẩu trong khu vực ĐBSCL dựa trên việc phân tích các mô hình
xác định lợi thế cạnh tranh.
(2) Đánh giá phản ứng của các doanh nghiệp trong ngành trong bối cảnh hội
nhập, phân tích sự tác động của việc hội nhập kinh tế quốc tế đến hiệu quả sản
xuất của các doanh nghiệp. Từ đó phân tích điểm mạnh, điểm yếu đồng thời xác
định những cơ hội và thách thức đặt ra cho ngành trong bối cảnh hiện nay.
(3) Đề xuất cơ chế, chính sách và các giải pháp tăng khả năng cạnh tranh
cho ngành gạo xuất khẩu.
-3-
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: là ngành sản xuất lúa- chế biến và
xuất khẩu gạo, mặt hàng chính là Gạo xuất khẩu.
3.2. Phạm vi về không gian: Không gian nghiên cứu và thu thập số liệu
phân tích chủ yếu là trong khu vực ĐBSCL, bên cạnh đó so sánh với số liệu của
Việt Nam và các nước trên Thế giới.
3.3. Phạm vi về thời gian: số liệu khảo sát thu thập từ năm 2005 đến năm
2008, thời gian từ 2005-2006 là trước khi Việt Nam gia nhập WTO, và từ năm
2006-2008 là sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp thu thập số liệu:
- Thu thập số liệu thứ cấp: thực hiện tại văn phòng thông qua tài liệu sách
báo, tạp chí chuyên môn về ngành nông sản, và nguồn tài liệu phong phú từ
mạng Internet.
- Thu thập số liệu sơ cấp: được thông qua quá trình tiến hành khảo sát thực tế
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bằng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp
các doanh nghiệp hoạt động trong ngành và sự đóng góp ý kiến của một số
chuyên gia kinh tế, các sở ban ngành có liên quan.
4.2. Phương pháp phân tích số liệu:
Đề tài tiếp cận mục tiêu đề ra bằng cách sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp thống kê so sánh, phương
pháp phân tích thống kê, phương pháp phân tích hệ thống…
- Đối với mục tiêu thứ nhất: đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của
ngành bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp thống kê so sánh, phân
tích thống kê số liệu thứ cấp dựa vào hai mô hình cơ bản: (1) phân tích định tính
dựa vào mô hình chu kỳ sống sản phẩm quốc tế của sản phẩm (IPLC) của
Raymond Vernon; (2) phân tích định lượng dựa vào mô hình biểu đồ tổ hợp
(Cluster Chart) của Michael Porter (2 mô hình này sẽ được trình bày trong
chương 1)
-4-
- Đối với mục tiêu thứ hai:
+ Dữ liệu thu được từ bảng câu hỏi điều tra sẽ được xử lý, tổng hợp trên cơ sở
sử dụng các công cụ thống kê sẵn có trong phần mềm Excel. Từ kết quả tổng hợp
trên, các phản ứng có thể của doanh nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ được
thể hiện thông qua các biểu bảng thống kê và công cụ biểu đồ.
+ Phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp: phương pháp
phân tích màng bao dữ liệu (DEA): là phương pháp tiếp cận ước lượng biên. Tuy
nhiên, khác với phương pháp phân tích biến ngẫu nhiên sử dụng phương pháp
kinh tế lượng, DEA dựa theo phương pháp chương trình phi toán học để ước
lượng cận biên sản xuất. Mô hình DEA đầu tiên được phát triển bởi Charnes,
Cooper và Rhodes vào năm 1978.
Để đo lường hiệu quả trong sản xuất, ngoài việc xác định hiệu quả kỹ thuật
(Technical Efficiency-TE) và hiệu quả theo quy mô sản xuất (Scale Efficiency-
SE), các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến vấn đề hiệu quả phân phối nguồn lực
sản xuất (Allocative Efficiency- AE) và hiệu quả sử dụng chi phí (Cost
Efficiency- CE).
(Phương pháp này sẽ được trình bày rõ hơn trong phần phụ lục).
- Đối với mục tiêu thứ ba: Những vấn đề về cơ chế, chính sách, và các biện
pháp tăng khả năng cạnh tranh của ngành sẽ được đề xuất dựa trên cơ sở các kết
quả phân tích tổng hợp.
5. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
- Trước xu thế hội nhập toàn cầu, Chính phủ Việt Nam và đặc biệt là các
doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu với những thách thức vô cùng to lớn. Vì
thế trong thời gian qua đã có rất nhiều nghiên cứu của nhiều chuyên gia trong và
ngoài nước liên quan đến xu thế hội nhập, chính sách tài chính- tiền tệ, khả năng
tiếp cận, nhận thức cũng như tính sãn sàng của doanh nghiệp Việt Nam trong bối
cảnh Việt Nam là thành viên chính thức của WTO.
- Danh mục các công trình có liên quan:
-5-
(1) Phòng Thị Huỳnh Mai, Đánh giá năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông
sản ở ĐBSCL khi gia nhập WTO, Luận văn thạc sĩ kinh tế, ĐH Cần Thơ, 2007
Đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết các vấn đề:
-Về chính sách nông nghiệp của Việt Nam so với những quy định của
WTO
- Phân tích hiện trạng năng lực cạnh tranh của các mặt hàng nông sản ở
ĐBSCL so với các đối thủ mạnh trong khu vực.
- Phân tích cơ hội, thách thức của một số mặt hàng nông sản của ĐBSCL
khi gia nhập WTO.
- Đề ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các mặt hàng này.
Kết luận của đề tài là ngành nông sản ĐSCL, đặc biệt là lúa gạo đang có
lợi thế cạnh tranh tuy nhiên đang bị mất dần lợi thế và đề ra giải pháp khắc phục.
(2) Đinh Châu Hồng Ngọc, Phân tích năng lực cạnh tranh ngành may thành phố
Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ kinh tế, ĐHCT, 2007
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu thực tiễn về năng lực
cạnh tranh của ngành may TP Cần Thơ thông qua việc sử dụng các lý luận khoa
học để phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp, từ đó đề xuất giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành.
(3) Dương Ngọc Thí, Tác động của việc gia nhập WTO tới nông nghiệp Việt
Nam, Dự án hỗ trợ Thương mại Đa biên Mutrap II, tháng 04-2008.
Bài viết là một phần trong dự án hỗ trợ Mutrap II, đã phân tích và đưa ra
lợi thế của một số mặt hàng nông sản của Việt Nam, đồng thời phân tích tác động
của WTO đến ngành nông nghiệp như tác động về thị trường, mặt hàng; tác động
lên thu nhập và đời sống nông dân… và đưa ra kiến nghị đối với ngành nông
nghiệp.
-6-
(4) Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, Đánh giá tác động của 5 năm triển khai hiệp định
thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ đối với thương mại, đầu tư, và cơ
cấu kinh tế của Việt Nam, NXB Chính Trị Quốc Gia, 2007
Nội dung của bài này là về thay đổi của Việt Nam về cải cách mà Việt
Nam đã tiến hành để thực hiện thành công Hiệp Định Thương Mại song phương
giữa hai nước; đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ; đầu tư
gián tiếp; những thay đổi trong cơ cấu kinh tế trên góc độ sản lượng và việc làm;
sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam…
6. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
(1) Đề tài tập trung nghiên cứu sâu về năng lực cạnh tranh ngành Gạo xuất
khẩu của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
(2) Sử dụng 2 mô hình định tính và định lượng trong phân tích lợi thế cạnh
tranh của ngành theo lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của Micheal Porter.
(3) Sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất dựa vào các chi phí
hoạt động của các doanh nghiệp bằng phần mềm DEAP 2.1 trong phân tích sự tác
động của việc hội nhập kinh tế đối với các doanh nghiệp trong ngành là việc
phân tích hoàn toàn mới.
-7-
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH
NGÀNH GẠO XUẤT KHẨU TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh.
Các học thuyết kinh tế thị trường dù trường phái nào đều thừa nhận rằng:
Cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cung- cầu
và giá cả hàng hóa là những nhân tố cơ bản của thị trường là đặc trưng cơ bản của
kinh tế thị trường; cạnh tranh là linh hồn sống của thị trường.
Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế – xã hội phức tạp, do cách tiếp cận
khác nhau, nên có các quan niệm khác nhau về cạnh tranh.
Cạnh tranh theo định nghĩa của Đại từ điển tiếng Việt là “Tranh đua giữa
những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng
về mình”
Theo cuốn Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam đó chọn định
nghĩa về cạnh tranh cố gắng kết hợp cả các DN, ngành và quốc gia như sau :
“Khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc
làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
Theo Từ điển Thuật ngữ Kinh tế học “Cạnh tranh - sự đấu tranh đối lập
giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên hay
nhiều bên cố gắng giành lấy thứ mà không phải ai cũng có thể giành được”.
Ngoài ra, cũng có thể dẫn ra nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm
cạnh tranh ... Song qua các định nghĩa trên có thể tiếp cận về cạnh tranh như sau:
- Cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm giành lấy phần thắng của nhiều
chủ thể cùng tham dự.
-8-
- Mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể mà các bên
đều muốn giành lấy để cuối cùng là kiếm được lợi nhuận cao.
- Cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể có các ràng buộc chung
mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều
kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh...
- Trong quá trình cạnh tranh các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử
dụng nhiều công cụ khác nhau: Cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản
phẩm; cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm; cạnh tranh nhờ dịch vụ bán
hàng tốt, cạnh tranh thông qua hình thức thanh toán ...
Với phương pháp tiếp cận trên, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu như sau:
Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm đủ
mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình,
thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều
kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế
trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh
là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi
1.1.2. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh ngành
1.1.2.1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith:
Theo quan điểm của Adam Smith, lợi thế tuyệt đối được hiểu là sự khác
biệt tuyệt đối về năng suất lao động cao hơn hay chi phí lao động thấp hơn để
làm ra cùng một loại sản phẩm. Mô hình mậu dịch quốc tế của một quốc gia là
chỉ xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối và nhập khẩu những
sản phẩm không có lợi thế tuyệt đối. Mở rộng vấn đề ra, nếu mỗi quốc gia tập
trung chuyên môn hóa sản xuất vào lọai sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối
thì tài nguyên của đất nước sẽ được khai thác có hiệu quả hơn và thông qua biện
pháp trao đổi mậu dịch quốc tế các quốc gia giao thương đều có lợi hơn do tổng
-9-
khối lượng các loại sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của mỗi
quốc gia tăng nhiều hơn và chi phí rẻ hơn so với trường hợp phải tự sản xuất toàn
bộ.
Tuy nhiên, thực tế thì chỉ có một số ít nước có lợi thế tuyệt đối, còn những
nước nhỏ hoặc nghèo tài nguyên thì việc trao đổi mậu dịch quốc tế có xảy ra
không ? Lý thuyết Lợi thế tuyệt đối không trả lời được mà phải dựa vào lý thuyết
lợi thế so sánh của David Ricardo.
1.1.2.2. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo:
Theo lý thuyết của Ricardo, các quốc gia không có lợi thế cạnh tranh tuyệt
đối và việc mua bán trao đổi giữa hai quốc gia vẫn có thể thực hiện được nhờ vào
lợi thế cạnh tranh này.
Lợi thế cạnh tranh tương đối được tính bằng tỷ lệ tiêu hao nguồn lực để
sản xuất ra sản phẩm A (quốc gia 1) so với sản phẩm B (quốc gia 2) của một
quốc gia thấp hơn quốc gia khác và ngược lại quốc gia 2 sẽ có tỷ lệ tiêu hao
nguồn lực giữa sản phẩm B so với sản phẩm A là thấp hơn quốc gia 1 mặc dù có
thể quốc gia 1 có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối cả 2 sản phẩm A và B so với quốc
gia 2. Do dó, quốc gia 1 tiến hành chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm A và quốc
gia 2 tiến hành chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm B và hai quốc gia tiến hành
trao đổi cho nhau thì cả hai quốc gia đều có lợi.
Tuy nhiên, theo quan điểm hai quốc gia thì việc cạnh tranh chỉ được xét
trên hai quốc gia mà thôi. Trên thực tế, không chỉ có hai quốc gia cạnh tranh lẫn
nhau mà thị trường thế giới có sự tham gia của tất cả các quốc gia trên thế giới và
lý luận của David Ricardo đã bỏ qua chi phí vận chuyển giữa 2 quốc gia. Tuy
nhiên, đây là cơ sở cho việc mua bán trao đổi giữa hai hay nhiều quốc gia trên
thế giới.
-10-
1.1.2.3. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh ngành
Nghiên cứu lợi thế so sánh cho phép chúng ta nhận thức được ưu thế của
nền kinh tế quốc gia trong quan hệ giao thương với các nước khác, làm cơ sở để
xây dựng chính sách thương mại quốc tế cho phù hợp. Tuy nhiên, trong hoạt động
kinh doanh quốc tế (ở cấp doanh nghiệp) và hoạt động thu hút nguồn lực đầu tư
quốc tế để tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi (ở cấp ngành và quốc
gia), các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, ngành, quốc gia) phải cạnh tranh với
nhau vô cùng quyết liệt để tồn tại và phát triển. Nói như vậy có nghĩa là, giữa lợi
thế so sánh và lợi thế cạnh tranh có một khoảng cách nhất định, chỉ với phạm trù
lợi thế so sánh chưa đủ để làm sáng tỏ mọi vấn đề của môi trường thương mại
quốc tế, mà cần phải nghiên cứu sâu hơn về lợi thế cạnh tranh.
Trước hết, cần làm rõ khái niệm “ngành” (hay ngành kinh tế) được đề cập
ở đây là ngành hàng, gắn liền với một chủng loại sản phẩm cụ thể, ví dụ như:
ngành ô tô, ngành máy tính điện tử, ngành dệt may, ngành du lịch, ngành viễn
thông… (để phân biệt với 3 ngành kinh tế cơ bản của nền kinh tế là: nông nghiệp,
công nghiệp và dịch vụ). Lợi thế cạnh tranh của ngành được xem xét trong mối
tương quan giữa các ngành hàng tương ứng của những quốc gia khác nhau để
tranh giành thị trường trên phạm vi thế giới. Lợi thế cạnh tranh của ngành sẽ tăng
theo qui mô của các ngành hàng và đó là biểu hiện lợi thế bên ngoài của nền
kinh tế.
(1) Lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngành
Lợi thế cạnh tranh của ngành hàng cụ thể của một quốc gia là sự khác biệt
về lợi thế cạnh tranh