An toàn thực phẩm (ATTP) có vai trò đặc biệt quan trọng, ATTP không chỉ
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, giống nòi của dân tộc mà còn ảnh
hưởng đến quan hệ quốc tế, giao lưu văn hóa, thương mại. Tuy nhiên, ATTP ở nước
ta còn nhiều bất cập, gây bức xúc cho toàn xã hội, làm mất ổn định an ninh, chính
trị và gây thiệt hại về kinh tế. Ngộ độc thực phẩm gây ra những thiệt hại lớn về tài
sản, sức khỏe và tính mạng con người. Mỗi năm Nhà nước và nhân dân tiêu tốn
hàng chục tỷ đồng để khám và chữa các bệnh có liên quan đến ngộ độc thực phẩm.
Bên cạnh đó, ngộ độc thực phẩm còn gây ra những thiệt hại kinh tế do hàng loạt sản
phẩm nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài bị tiêu hủy/trả về do vi
phạm các quy định về ATTP của các nước nhập khẩu.
Tình trạng ngộ độc thực phẩm phổ biến do nhiều nguyên nhân nhưng phải kể
đến những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Ý thức của một bộ phận người dân về VSATTP chưa cao.
- Ý thức của một số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm còn hạn chế
- Thực trạng sản xuất và phân phối rau, thực phẩm an toàn còn nhiều bất cập,
tỷ lệ thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
- Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước: Tình trạng kiểm soát chất lượng
VSATTP còn gặp nhiều khó khăn.
Với vai trò là Tổng công ty Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thương mại,
Tổng công ty Thương mại Hà Nội luôn phấn đấu đóng góp cho sự phát triển của
ngành Thương mại Thủ đô, đi đầu trong công tác xây dựng văn minh thương mại,
vệ sinh an toàn thực phẩm và góp phần bình ổn giá thị trường trên địa bàn Thành
phố Hà Nội. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của xã hội nói chung và Hà Nội nói riêng,
với mục tiêu thực hiện tốt nhiệm vụ và vai trò của mình, Tổng công ty Thương mại
Hà Nội xác định việc đầu tư xây dựng và phát triển chuỗi cửa hàng kinh doanh rau,
thực phẩm an toàn HaproFood là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển lâu dài
của TCT đồng thời giải quyết nhu cầu tất yếu của xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ
chính trị của Thủ đô, cụ thể như sau:
2
Về mặt chính trị - xã hội:
+ Góp phần giải quyết vấn đề vệ sinh ATTP, đảm bảo an sinh xã hội, bình ổn
giá cả thị trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
+ Góp phần thực hiện mục tiêu của Thành phố về phát triển RAT đến 2015 theo
“Đề án sản xuất và tiêu thụ RAT Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 - 2015”
của UBND Thành phố Hà Nội.
Về mặt kinh tế:
+ Góp phần giảm thiểu thiệt hại do hậu quả của vấn đề vệ sinh ATTP.
+ Góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ rau, thực phẩm an toàn.
+ Góp phần tạo tiền đề để phát triển kinh tế, thương mại, du lịch, đặc biệt là
ngành sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm
Với mục tiêu tìm những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mạng
lưới kinh doanh rau, thực phẩm an toàn HaproFood, tạo sự khác biệt trong cơ cấu
sản phẩm hàng hóa tại hệ thống bán lẻ của TCT, tăng khả năng cạnh tranh và xây
dựng thương hiệu HaproFood trở thành một trong những thương hiệu lớn, có độ tin
cậy cao về VSATTP của TP. Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung, Tôi lựa
chọn đề tài luận văn “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mạng lưới kinh doanh
rau, thực phẩm an toàn HaproFood của Tổng công ty Thương mại Hà Nội”
102 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2238 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mạng lưới kinh doanh rau, thực phẩm an toàn haprofood của tổng công ty thương mại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
TRƯƠNG THỊ THANH HƯƠNG
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA MẠNG LƯỚI
KINH DOANH RAU, THỰC PHẨM AN TOÀN HAPROFOOD
CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------
TRƯƠNG THỊ THANH HƯƠNG
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA MẠNG LƯỚI
KINH DOANH RAU, THỰC PHẨM AN TOÀN HAPROFOOD
CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI
MÃ SỐ: 60.34.10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN HỒNG
HÀ NỘI - 2011
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CỦA MẠNG LƯỚI
KINH DOANH .................................................................................................................................................................................. 5
1.1. Khái niệm và đặc điểm mạng lưới kinh doanh .............................................................................. 5
1.1.1 Khái niệm ....................................................................................................................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm của mạng lưới kinh doanh.......................................................................................... 8
1.2. Mô hình tổ chức hoạt động ...................................................................................................................................... 9
1.2.1. Cấu trúc sở hữu và hoạt động ............................................................................................................ 9
1.2.2. Các nội dung của mô hình mạng lưới kinh doanh .................................................. 11
1.3. Hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp bán lẻ ............................................................................. 14
1.3.1. Các quan niệm về hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp ........................ 14
1.3.2. Các nhân tố chi phối hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp bán lẻ 16
1.3.3. Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp
bán lẻ.................................................................................................................................................................................. 27
1.4. Kinh nghiệm hoạt động hiệu quả của một số tập đoàn bán lẻ Quốc tế và
trong nước ...................................................................................................................................................................................... 31
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CỦA MẠNG LƯỚI KINH
DOANH RAU, THỰC PHẨM AN TOÀN HAPROFOOD CỦA TỔNG
CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI ................................................................................................................ 41
2.1. Tổng quan về Tổng công ty Thương mại Hà Nội ...................................................................... 41
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................................................... 41
2.1.2. Sự ra đời của mạng lưới kinh doanh Rau, thực phẩm an toàn
HaproFood ..................................................................................................................................................................................... 44
2.2. Mô hình tổ chức hoạt động mạng lưới kinh doanh Rau, thực phẩm an
toàn HaproFood ...................................................................................................................................................................... 46
2.2.1. Cấu trúc sở hữu và hoạt động ............................................................................................................ 46
2.2.2. Các nội dung của mạng lưới kinh doanh Rau, thực phẩm an toàn
HaproFood ................................................................................................................................................................. 47
2.3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của mạng lưới HaproFood ............................................. 55
2.3.1. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của mạng lưới HaproFood ..................... 55
2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của mạng lưới
HaproFood ................................................................................................................................................................. 62
2.3.2.1. Các yếu tố nội bộ HaproFood .............................................................................................. 62
2.3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng theo mô hình Marketing h n h p 7 .. 66
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
MẠNG LƯỚI KINH DOANH RAU, THỰC PHẨM AN TOÀN
HAPROFOOD GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 ................................................................................................... 69
3.1. Xu hướng phát triển của hoạt động kinh doanh rau, thực phẩm an toàn ...... 69
3.2. Quan điểm, định hướng, mục tiêu, kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động
của mạng lưới kinh doanh rau, thực phẩm an toàn HaproFood ............................. 73
3.2.1. Quan điểm, định hướng ............................................................................................................................. 71
3.2.2. Mục tiêu phát triển đến năm 2015 ............................................................................................... 72
3.2.3. Kế hoạch phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của mạng
lưới HaproFood giai đoạn 2011 - 2015) ........................................................................... 74
3.2.3.1 Kế hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh ........................................................... 74
3.2.3.2. Kế hoạch doanh thu hệ thống HaproFood đến năm 2015 ................ 75
3.2.3.3. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư từ năm 2011 - 2015 ..................................... 75
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của mạng lưới HaproFood
giai đoạn 2011 - 2015) ................................................................................................................................................ 76
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch và phát triển mạng lưới kinh doanh ................... 76
3.3.2. Giải pháp về tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn một cách
hiệu quả ......................................................................................................................................................................... 77
3.3.3. Giải pháp về xây dựng chính sách sản phẩm ................................................................. 78
3.3.4. Giải pháp về ngu n hàng ......................................................................................................................... 79
3.3.5. Giải pháp về ngu n nhân lực .............................................................................................................. 81
3.3.6. Giải pháp về công nghệ ............................................................................................................................. 83
3.3.7. Giải pháp về đổi mới công nghệ quản l ............................................................................. 85
3.3.8. Giải pháp về xây dựng và phát triển thương hiệu HaproFood ................ 87
3.3.9. Giải pháp về Marketing h n h p 4 .................................................................................... 87
3.3.10. Giải pháp củng cố chức năng kiểm soát, giảm thiểu chi phí ................. 90
3.4. Một số kiến nghị .................................................................................................................................................................... 92
3.3.1. Kiến nghị UBND Thành phố Hà Nội ...................................................................................... 92
3.3.2. Kiến nghị Chính hủ ..................................................................................................................................... 93
KẾT LUẬN ............................................................................................................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................................................. 96
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ATTP An toàn thực phẩm
CH Cửa hàng
CHTI Cửa hàng tiện ích
CBL Chu i bán lẻ
CSDL Cơ sở dữ liệu
DN Doanh nghiệp
Hapro Tổng công ty Thương mại Hà Nội
HTX H p tác xã
KD Kinh doanh
MLKD Mạng lưới kinh doanh
NTD Người tiêu dùng
RAT Rau an toàn
ST Siêu thị
SX Sản xuất
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCT Tổng công ty/ Tổng công ty Thương mại Hà Nội
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TPAT Thực phẩm an toàn
TTTM Trung tâm thương mại
UBND Ủy ban Nhân dân
UBND TP. Ủy ban nhân dân Thành phố
VIETGAP Vietnamese Good Argricultural Practices - Qui trình thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
XNK Xuất nhập khẩu
WTO World Trade Organization - Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đ 1-1: Sơ đ chu i giá trị của Doanh nghiệp
Sơ đ 2-1: Mô hình tổ chức Tổng công ty Thương mại Hà Nội
Bảng 2-1: Một số chỉ tiêu phát triển của Tổng công ty đến năm 2015
Bảng 2-2: Hình thức đầu tư phát triển mạng lưới HaproFood
Bảng 2-3: Kết quả phát triển chu i HaproFood giai đoạn 2007 - 2010
Bảng 2-4: Tổng Doanh thu chu i HaproFood giai đoạn 2007 - 2010
Bảng 2-5: Kết quả kinh doanh chu i HaproFood giai đoạn 2007 - 2010
Bảng 2-6: Đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD qua các chỉ tiêu định lư ng
Bảng 3-1: Kế hoạch phát triển mạng lưới HaproFood đến năm 2015
Bảng 3-2: Dự kiến Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2015
Biểu đ 2-1: Biểu đ tăng trưởng Tổng doanh thu từ năm 2005 - 2010
Biểu đ 2-2: Biểu đ tăng trưởng Tổng kim ngạch XNK từ năm 2005 - 2010
Biểu đ 3-1: Kế hoạch Doanh thu hệ thống HaproFood đến năm 2015
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề (Tính cấp thiết của đề tài)
An toàn thực phẩm (ATTP) có vai trò đặc biệt quan trọng, ATTP không chỉ
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, giống nòi của dân tộc mà còn ảnh
hưởng đến quan hệ quốc tế, giao lưu văn hóa, thương mại. Tuy nhiên, ATTP ở nước
ta còn nhiều bất cập, gây bức xúc cho toàn xã hội, làm mất ổn định an ninh, chính
trị và gây thiệt hại về kinh tế. Ngộ độc thực phẩm gây ra những thiệt hại lớn về tài
sản, sức khỏe và tính mạng con người. Mỗi năm Nhà nước và nhân dân tiêu tốn
hàng chục tỷ đồng để khám và chữa các bệnh có liên quan đến ngộ độc thực phẩm.
Bên cạnh đó, ngộ độc thực phẩm còn gây ra những thiệt hại kinh tế do hàng loạt sản
phẩm nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài bị tiêu hủy/trả về do vi
phạm các quy định về ATTP của các nước nhập khẩu.
Tình trạng ngộ độc thực phẩm phổ biến do nhiều nguyên nhân nhưng phải kể
đến những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Ý thức của một bộ phận người dân về VSATTP chưa cao.
- Ý thức của một số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm còn hạn chế
- Thực trạng sản xuất và phân phối rau, thực phẩm an toàn còn nhiều bất cập,
tỷ lệ thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
- Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước: Tình trạng kiểm soát chất lượng
VSATTP còn gặp nhiều khó khăn.
Với vai trò là Tổng công ty Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thương mại,
Tổng công ty Thương mại Hà Nội luôn phấn đấu đóng góp cho sự phát triển của
ngành Thương mại Thủ đô, đi đầu trong công tác xây dựng văn minh thương mại,
vệ sinh an toàn thực phẩm và góp phần bình ổn giá thị trường trên địa bàn Thành
phố Hà Nội. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của xã hội nói chung và Hà Nội nói riêng,
với mục tiêu thực hiện tốt nhiệm vụ và vai trò của mình, Tổng công ty Thương mại
Hà Nội xác định việc đầu tư xây dựng và phát triển chuỗi cửa hàng kinh doanh rau,
thực phẩm an toàn HaproFood là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển lâu dài
của TCT đồng thời giải quyết nhu cầu tất yếu của xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ
chính trị của Thủ đô, cụ thể như sau:
2
Về mặt chính trị - xã hội:
+ Góp phần giải quyết vấn đề vệ sinh ATTP, đảm bảo an sinh xã hội, bình ổn
giá cả thị trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
+ Góp phần thực hiện mục tiêu của Thành phố về phát triển RAT đến 2015 theo
“Đề án sản xuất và tiêu thụ RAT Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 - 2015”
của UBND Thành phố Hà Nội.
Về mặt kinh tế:
+ Góp phần giảm thiểu thiệt hại do hậu quả của vấn đề vệ sinh ATTP.
+ Góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ rau, thực phẩm an toàn.
+ Góp phần tạo tiền đề để phát triển kinh tế, thương mại, du lịch, đặc biệt là
ngành sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm
Với mục tiêu tìm những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mạng
lưới kinh doanh rau, thực phẩm an toàn HaproFood, tạo sự khác biệt trong cơ cấu
sản phẩm hàng hóa tại hệ thống bán lẻ của TCT, tăng khả năng cạnh tranh và xây
dựng thương hiệu HaproFood trở thành một trong những thương hiệu lớn, có độ tin
cậy cao về VSATTP của TP. Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung, Tôi lựa
chọn đề tài luận văn “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mạng lưới kinh doanh
rau, thực phẩm an toàn HaproFood của Tổng công ty Thương mại Hà Nội”
1.2. Tình hình nghiên cứu:
Các đề tài nghiên cứu liên quan đến rau, thực phẩm an toàn chủ yếu trên góc
độ sản xuất và tiêu thụ (chu trình từ sản xuất đến đưa sản phẩm tới người tiêu dùng,
như “Đề án sản xuất và tiêu thụ Rau an toàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 -
2015” của UBND Thành phố Hà Nội hoặc Đề án sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn
VIETGAP của Công ty Hương Cảnh. Đề tài nghiên cứu “Giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả của mạng lưới kinh doanh Rau, Thực phẩm an toàn HaproFood
của Tổng công ty Thương mại Hà Nội” là đề tài nghiên cứu đầu tiên, có hệ thống
và cụ thể về mạng lưới kinh doanh Rau, thực phẩm an toàn HaproFood, đưa ra
những đánh giá về hiệu quả hoạt động của mạng lưới kinh doanh này tại thị trường
Hà Nội; đến nay chưa có đề tài nào trực tiếp nghiên cứu về vấn đề này.
1.3. Mục đích nghiên cứu:
3
Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của mạng lưới kinh doanh Rau, Thực
phẩm an toàn HaproFood, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp góp phần nâng cao
hiệu quả và mở rộng phát triển mạng lưới kinh doanh Rau, Thực phẩm an toàn
HaproFood, xây dựng thương hiệu HaproFood trở thành một trong những thương
hiệu lớn, có độ tin cậy cao về vệ sinh an toàn thực phẩm của TP. Hà Nội nói riêng
và của Việt Nam nói chung.
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Một là, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức và hoạt động của
mạng lưới kinh doanh, các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của mạng lưới kinh
doanh.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động kinh doanh của mạng
lưới kinh doanh rau, thực phẩm an toàn HaproFood hiện nay.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả mạng lưới kinh doanh rau,
thực phẩm an toàn HaproFood.
1.5. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: là các yếu tố tổ chức và hoạt động của mạng lưới kinh doanh rau,
thực phẩm an toàn HaproFood của Tổng công ty Thương mại Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu: do điều kiện về thời gian và khuôn khổ của luận văn thạc
sĩ, luận văn chỉ tập trung phân tích thực trạng của mạng lưới kinh doanh rau, thực
phẩm an toàn HaproFood từ năm 2007 - 2010 để đề xuất các giải pháp hiệu quả cho
giai đoạn 2011 - 2015.
1.6. Nguồn số liệu:
- Báo cáo thường niên của Tổng công ty Thương mại Hà Nội.
- Báo cáo triển khai kế hoạch hàng năm và báo cáo định kỳ kiểm điểm công tác
phát triển mạng lưới kinh doanh Rau, Thực phẩm an toàn HaproFood.
- Báo cáo kiểm tra tình hình hoạt động của mạng lưới kinh doanh Rau, Thực
phẩm an toàn HaproFood.
1.7. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận: đề tài vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử trong nghiên cứu kinh tế, quản trị doanh nghiệp thương mại.
4
Phương pháp tiếp cận: đề tài vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, logic
đồng thời kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số đề tài và các số liệu
thống kê từ các nguồn
Phương pháp nghiên cứu: đề tài vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống,
thu thập, tổng hợp, phân tích.
1.8. Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
* Lý thuyết:
- Hệ thống hóa một số lý thuyết liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Doanh nghiệp
* Ứng dụng:
- Nghiên cứu đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả mạng lưới kinh doanh rau,
thực phẩm an toàn HaproFood.
- Làm nguồn tài liệu tham khảo cho các công ty có hoạt động tương tự
1.9. Hạn chế của nghiên cứu:
Do hạn chế về thời gian, số liệu nghiên cứu thực tế của mạng lưới kinh doanh
rau, thực phẩm an toàn HaproFood của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (từ năm
2007 - 2010), thời gian nghiên cứu đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh của mạng lưới kinh doanh rau, thực phẩm an toàn HaproFood (giai đoạn
2011 - 2015) và không gian (Hà Nội) nên nghiên cứu chỉ đưa ra các lý luận và các
giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mạng lưới kinh doanh rau, thực
phẩm an toàn HaproFood trong phạm vi này.
1.10. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục thì nội dung chính của Đề tài gồm 3
Chương như sau:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận về hiệu quả của mạng lưới kinh doanh
Chƣơng II: Thực trạng hiệu quả của mạng lưới kinh doanh Rau, Thực phẩm an
toàn HaproFood của Tổng công ty Thương mại Hà Nội
Chƣơng III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mạng lưới kinh doanh Rau,
Thực phẩm an toàn HaproFood giai đoạn 2011 - 2015
5
CHƢƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CỦA MẠNG LƢỚI KINH DOANH
1.1. Khái niệm và đặc điểm mạng lƣới kinh doanh:
1.1.1 Khái niệm:
Mạng lưới kinh doanh hay còn gọi là chuỗi bán lẻ là khái niệm dùng để chỉ một
hệ thống các cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện ích, Siêu thị, Đại Siêu thị,
Trung tâm thương mại, ... của một nhà phân phối được đặt ở các địa bàn khác nhau
nhưng áp dụng phương thức kinh doanh thống nhất. Các điểm kinh doanh trong hệ
thống có các mặt hàng, giá cả, phương thức quản lý quầy hàng, gian hàng trưng bày
hàng hóa, biển hiệu, hình thức bên ngoài và kiến trúc tương tự nhau.
Một nhà phân phối có thể có nhiều loại hình tổ chức kinh doanh khác nhau, trên
thực tế có thể bao gồm:
* Cửa hàng tiện ích (Cửa hàng thuận tiện - Convenience Store)
CHTI là CH nhỏ bán chủ yếu các mặt hàng thiết yếu, mở cửa khuya hoặc suốt
24h, nằm ở gần hoặc ngay trong khu vực dân cư. Các CH này KD chủ yếu các
nhóm hàng thực phẩm công nghệ, tạp phẩm..
Đặc điểm của chuỗi CHTI là có mức giá nhỉnh hơn 1 chút so với mức giá cho
mặt hàng tương tự ở các Chợ, CH tổng hợp hay ST. Các CHTI ngoài ưu điểm gần
các khu dân cư còn có thời gian mở cửa kéo dài, thuận tiện cho việc mua sắm, đáp
ứng nhu cầu của khách hàng bất cứ lúc nào. Ở nhiều nước phát triển, các CH loại
này không chỉ KD các loại hàng hóa đơn thuần mà còn mở rộng ra các dịch vụ khác
như cắt tóc, gội đầu, rửa xe, đồ ăn nhanh, xăng dầu,...
* Cửa hàng chuyên doanh:
Cửa hàng chuyên doanh là cửa hàng nhỏ bán tập trung một hoặc một số mặt
hàng, nhóm hàng cùng loại có thể thay thế và bổ trợ cho nhau, thường được đặt gần
hoặc ngay trong khu dân cư.
Đặc điểm của các cửa hàng chuyên doanh là có nhiều cấp độ của mặt hàng hoặc
nhóm hàng để đáp ứng các mức độ lựa chọn của các nhóm nhu cầu khác nhau.
* Siêu thị (Supermarket):
Siêu thị là thuật ngữ chỉ một cơ sở bán lẻ theo phương thức tự phục vụ, có nhóm
6
mặt hàng tương đối rộng và