Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, song trong những yếu tố đó phải kể đến yếu tố cực kỳ quan trọng đó là vấn đề quản lý tài chính doanh nghiệp. Quản lý tài chính doanh nghiệp có vai trò hết sức to lớn đối với mỗi doanh nghiệp, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thấy được vai trò của nó. Một doanh nghiệp quản lý tài chính không tốt sẽ dẫn đến rất nhiều nguy cơ đối với doanh nghiệp chẳng hạn như sử dụng vốn không hợp lý gây thiệt hại cho doanh nghiệp, huy động vốn không phù hợp với tình hình doanh nghiệp làm cho hiệu quả sử dụng vốn bị giảm sút, nếu quản lý tài chính không tốt là nguy cơ đi đến phá sản doanh nghiệp
Trước đây trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung thì các doanh nghiệp chỉ việc làm theo kế hoạch của Nhà nước, họ không cần quan tâm đến kết quả kinh doanh, vốn do Nhà nước cấp, nợ do Nhà nước đứng ra chịu, nếu có lợi nhuận cao thì họ cũng nộp cho Nhà nước mà thua lỗ thì Nhà nước lại bù. Chính vì thế mà trong thời kỳ này việc quản lý tài chính trong các DNNN là không được chú trọng nhiều. Nhưng sau khi đổi mới kinh tế thì các DNNN đã phải thích ứng dần với nền kinh tế thị trường, họ phải tự hạch toán thu chi, Nhà nước không còn can thiệp sâu vào công việc kinh doanh của họ sâu như trước nữa. Đến lúc này thì không một doanh nghiệp nào là không thấy được vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp, đây là hoạt động mà có tác động trực tiếp tới kết quản kinh doanh một cách mạnh mẽ. Các doanh nghiệp đang dần đổi mới trong quản lý tài chính doanh nghiệp để đáp ứng với những yêu cầu thay đổi, môi trường kinh doanh, cũng như chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Với tình hình chung như vậy thì Công ty vận tải ô tô số 3 cũng đang dần tự hoàn thiện để không ngừng ổn định tài chính và đưa Công ty ngày càng phát triển bền vững hơn. Tuy nhiên việc đổi mới về các vấn đề tài chính trong Công ty còn rất chậm và nhiều hạn chế. Sau thời gian thực tập tại Công ty tôi nhận thấy rất rõ điều này và tôi muốn góp một phần sức lực cũng như trí tuệ của mình để cùng với Công ty thúc đẩy quá trình tự đổi mới quản lý tài chính.
Trong cơ học chúng ta đã quen thuộc với khái niệm đòn bẩy như là một công cụ để khuếch đại lực nhằm biến một lực nhỏ thành một lực lớn hơn tác động vào vật thể chúng ta cần dịch chuyển. Nhưng trong kinh doanh người ta mượn thuật ngữ “đòn bẩy” để ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định (fixed cost), nợ (debt) làm gia tăng khả năng sinh lợi của Công ty. Trong đề tài này chúng ta sẽ khám phá những nguyên lý sử dụng đòn bẩy tài chính (financial leverage) trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Với đề tài tốt nghiệp là Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty vận tải ô tô số 3 tôi mong muốn rằng nó sẽ phần nào tác động tốt tới hướng đổi mới của Công ty. Trong luận văn tốt nghiệp này của tôi bao gồm những nội dung chính như sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp. Nội dung chính trong chương là đề cập đến các vấn đề lý luận chung về đòn bẩy tài chính và hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Đây là chương mang tính cơ sở khoa học, nói về mặt lý thuyết của đòn bẩy tài chính trong các doanh nghiệp làm cơ sở lý luận để kết hợp với thực trạng trong chương II từ đó mà có hướng giải quyết và khắc phục hạn chế trong Công ty.
Chương II: Thực trạng về việc sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty vận tải ô tô số 3. Đây là chương nói về các thực trạng ở Công ty vận tải ô tô số 3, chương này cung cấp các thông tin thực tế để kết hợp với chương I nhằm đi đến những giải pháp trong chương III.
Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty vận tải ô tô số 3. Trong chương này là chương kết hợp của hai chương trước, đó là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tế qua phân tích từ đó có thể đưa ra các giải pháp, các kiến nghị để giúp cho Công ty nâng cao được hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính nói riêng và hiệu quả quản lý tài chính nói chung.
74 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6162 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty vận tải ô tô số 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục lục …………………………………………...………..…………………………………………..…………………………...………..……………………………………………..………1
Lời cảm ơn………………………………...………..…………………………………………..…………………………...………..……………………………………………….………4
Lời nói đầu………………………………...………..…………………………………………..…………………………...………..………………………………………………………5
Chương I: Lý luận chung về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong các doanh nghiệp..…………………………………………..…………………………...………..………………………………………………………..8
Lý luận chung về đòn bẩy tài chính……………………...………..……………………………………………………….8
Khái niệm…………………...………..…………………………………………..…………………………...………..…………………………………………………………8
Khái niệm đòn bẩy tài chính………..…………………………...………..…………………………………………………………..8
Khái niệm độ bẩy tài chính……………..…………………………...………..……………………………………………………..10
Công thức tính độ bẩy tài chính…………..…………………………...………..……………………………………………………11
Vai trò của đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp…………………………………..13
Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính……………………...………..…………………………………………………..15
Các quan điểm và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính…………………...………..…………………………………………..…………….………………………...………..…………………………………………………………15
Các quan điểm về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính…………………………..15
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính………………..17
Rủi ro tài chính..…………………………………………..…………….………………………...………..……………………………………………………….21
Mối quan hệ giữa EPS với EBIT và điểm bàng quan…………………………………………..24
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính…………28
Các nhân tố chủ quan……………..…………….………………………...………..…………………………………………………………28
Các nhân tố khách quan……………..…………….………………………...………..………………………………………………….31
Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính.…………………………………………..…………….………………………...………..…………………………………………………………………………….32
Chương II: Phân tích đánh giá tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty vận tải ô tô số 3……………...………..…………………………………………………………………………….34
Giới thiệu chung về Công ty vận tải ô tô số 3……………………………………………………...34
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty………………………………………………………………..34
Lịch sử hình thành…..…………….………………………...………..……………………………………………………………………………...34
Quá trình phát triển…………….………………………...………..……………………………………………………………………………..35
Chức năng nhiệm vụ của Công ty………...………..……………………………………………………………………………..36
Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty………...………..……………………………………………………………………..37
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty vận tải ô tô số 3………………………………..38
Sản phẩm của Công ty vận tải ô tô số 3…..…………………………………………………………………38
Đặc điểm quá trình sản xuất ra sản phẩm…..………………………………………………………….38
Phân tích tình hình hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty vận tải ô tô số 3…..……………………………………………………………………………………………………………………………………..39
Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty……………………………………………………………………39
Tình hình tài chính của Công ty………………………………………………………………………………………………………41
Phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty…………………………45
Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính …………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………….…45
Tình hình rủi ro tài chính của Công ty…………………………………..……………………………………..50
Các điểm bàng quan……………………………………………………………………………………..………………………………………52
Đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính……………..………………………………………54
Những kết quả đã đạt được……………..………………………………..……………………………………………….……………………54
Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục…………….……….…………54
Những mặt còn hạn chế……………..………………………………..……………………………………………….…………………..54
Nguyên nhân…………..………………………………..……………………………………………….…………………………………………………….55
Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bây tài chính tại Công ty vận tải ô tô số 3…………………………………..………57
Định hướng của Công ty trong thời gian tới…………………………………………………………...57
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính…………..………………………………..……………………………………………….……………………………………………………………………………………..61
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động…………………………….61
Giải pháp nâng cao và gia tăng việc sử dụng nợ………………………………………………...…… 63
Giải pháp nâng cao năng suất lao động……………………………………………….......................................……….64
Một số kiến nghị………..……………………………………………….…………………………………………………………………………...………..65
Kiến nghị với Nhà nước……………………………………….…………………………………………………………………………...………..65
Kiến nghị với cơ quan chủ quản……………………………………….…………………………………………………...………..67
Kiến nghị với ban lãnh đạo Công ty……………………………………….………………………………………...………..68
KẾT LUẬN……………………………………….……………………………………………………………………………………………………..………………………...………..70
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….……………………………………………...…………………………………...………..71
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cán bộ trong Công ty vận tải ô tô số 3, ở đây tôi đã được học hỏi thêm nhiều điều về thực tế, nó rất khác so với lý thuyết tôi đã được học ở trường. Qua thời gian thực tập tại Công ty tôi nhận thấy điểm còn bất cập trong quản lý tài chính tại Công ty và tôi đã mạnh dạn phát triển thành đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Để phối kết hợp giữa những gì đã được học ở trường và thực tế tại Công ty thì quả là một việc hết sức khó khăn. Nhưng bù lại tôi lại có kiến thức và đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Ngân hàng - Tài chính cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ trong Công ty vận tải ô tô số 3. Các thầy cô giúp đỡ tôi về mặt kiến thức lý thuyết còn các cán bộ trong Công ty lại giúp đỡ tôi về mặt thực tế.
Tôi sẽ khó mà có thể hoàn thành tốt luận văn của mình nếu thiếu đi sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa và các cán bộ trong Công ty vận tải ô tô số 3. Tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, cán bộ trong Công ty, bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Và đặc biệt hơn nữa là tôi rất biết ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo TS Phan Thị Thu Hà. Đây là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngân hàng - Tài chính và cán bộ trong Công ty vân tải ô tô số 3!
LỜI NÓI ĐẦU
Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, song trong những yếu tố đó phải kể đến yếu tố cực kỳ quan trọng đó là vấn đề quản lý tài chính doanh nghiệp. Quản lý tài chính doanh nghiệp có vai trò hết sức to lớn đối với mỗi doanh nghiệp, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thấy được vai trò của nó. Một doanh nghiệp quản lý tài chính không tốt sẽ dẫn đến rất nhiều nguy cơ đối với doanh nghiệp chẳng hạn như sử dụng vốn không hợp lý gây thiệt hại cho doanh nghiệp, huy động vốn không phù hợp với tình hình doanh nghiệp làm cho hiệu quả sử dụng vốn bị giảm sút, nếu quản lý tài chính không tốt là nguy cơ đi đến phá sản doanh nghiệp …
Trước đây trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung thì các doanh nghiệp chỉ việc làm theo kế hoạch của Nhà nước, họ không cần quan tâm đến kết quả kinh doanh, vốn do Nhà nước cấp, nợ do Nhà nước đứng ra chịu, nếu có lợi nhuận cao thì họ cũng nộp cho Nhà nước mà thua lỗ thì Nhà nước lại bù. Chính vì thế mà trong thời kỳ này việc quản lý tài chính trong các DNNN là không được chú trọng nhiều. Nhưng sau khi đổi mới kinh tế thì các DNNN đã phải thích ứng dần với nền kinh tế thị trường, họ phải tự hạch toán thu chi, Nhà nước không còn can thiệp sâu vào công việc kinh doanh của họ sâu như trước nữa. Đến lúc này thì không một doanh nghiệp nào là không thấy được vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp, đây là hoạt động mà có tác động trực tiếp tới kết quản kinh doanh một cách mạnh mẽ. Các doanh nghiệp đang dần đổi mới trong quản lý tài chính doanh nghiệp để đáp ứng với những yêu cầu thay đổi, môi trường kinh doanh, cũng như chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Với tình hình chung như vậy thì Công ty vận tải ô tô số 3 cũng đang dần tự hoàn thiện để không ngừng ổn định tài chính và đưa Công ty ngày càng phát triển bền vững hơn. Tuy nhiên việc đổi mới về các vấn đề tài chính trong Công ty còn rất chậm và nhiều hạn chế. Sau thời gian thực tập tại Công ty tôi nhận thấy rất rõ điều này và tôi muốn góp một phần sức lực cũng như trí tuệ của mình để cùng với Công ty thúc đẩy quá trình tự đổi mới quản lý tài chính.
Trong cơ học chúng ta đã quen thuộc với khái niệm đòn bẩy như là một công cụ để khuếch đại lực nhằm biến một lực nhỏ thành một lực lớn hơn tác động vào vật thể chúng ta cần dịch chuyển. Nhưng trong kinh doanh người ta mượn thuật ngữ “đòn bẩy” để ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định (fixed cost), nợ (debt) làm gia tăng khả năng sinh lợi của Công ty. Trong đề tài này chúng ta sẽ khám phá những nguyên lý sử dụng đòn bẩy tài chính (financial leverage) trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Với đề tài tốt nghiệp là Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty vận tải ô tô số 3 tôi mong muốn rằng nó sẽ phần nào tác động tốt tới hướng đổi mới của Công ty. Trong luận văn tốt nghiệp này của tôi bao gồm những nội dung chính như sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp. Nội dung chính trong chương là đề cập đến các vấn đề lý luận chung về đòn bẩy tài chính và hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Đây là chương mang tính cơ sở khoa học, nói về mặt lý thuyết của đòn bẩy tài chính trong các doanh nghiệp làm cơ sở lý luận để kết hợp với thực trạng trong chương II từ đó mà có hướng giải quyết và khắc phục hạn chế trong Công ty.
Chương II: Thực trạng về việc sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty vận tải ô tô số 3. Đây là chương nói về các thực trạng ở Công ty vận tải ô tô số 3, chương này cung cấp các thông tin thực tế để kết hợp với chương I nhằm đi đến những giải pháp trong chương III.
Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty vận tải ô tô số 3. Trong chương này là chương kết hợp của hai chương trước, đó là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tế qua phân tích từ đó có thể đưa ra các giải pháp, các kiến nghị để giúp cho Công ty nâng cao được hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính nói riêng và hiệu quả quản lý tài chính nói chung.
Luận văn này là sự kết hợp giữa lý thuyết đã được học ở trường và thực tế tại cơ quan thực tập, song do kiến thức lý thuyết còn có hạn, thời gian tìm hiểu về thực tế chưa nhiều nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy, cô giáo mà đặc biệt là cô giáo TS. Phan Thị Thu Hà.
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP
Đòn bẩy tài chính là gì, nó được thể hiện như thế nào trong các doanh nghiệp, vai trò của nó cũng như những vấn đề có liên quan đến nó sẽ được đề cập chi tiết trong chương này. Đây là chương làm rõ các khái niệm có liên quan đến đòn bẩy tài chính, nội dung và các vấn đề khác thuộc về đòn bẩy tài chính để làm nền tảng lý luận cho việc nghiên cứu thực tế rồi từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp. Nghiên cứu đòn bẩy tài chính có lợi ích gì? Tại sao phải nghiên cứu đòn bẩy tài chính?
Lý luận chung về đòn bẩy tài chính
Khái niệm
Khái niệm đòn bẩy tài chính
Với khái niệm đòn bẩy thuần tuý trong vật lý cơ học chúng ta đã rất quen thuộc thì ta có thể hiểu nó là một công cụ để khuyếch đại lực từ một lực nhỏ thành một lực lớn hơn tác động vào vật thể cần dịch chuyển nhờ vào cánh tay đòn và điểm tựa. Có một nhà vật lý từng nói: “ Cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nâng bổng trái đất”. Từ đó để ta có thể thấy được sức mạnh của đòn bẩy, trong kinh tế người ta mượn thuật ngữ đòn bẩy để ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định để làm tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Đòn bẩy tài chính được hiểu như là mức độ theo đó các chứng khoán có thu nhập cố định (như nợ và cổ phiếu ưu đãi) được sử dụng trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính là việc sử dụng chi phí tài trợ cố định (nợ và cổ phần ưu đãi) để nhằm nỗ lực gia tăng lợi nhuận cho cổ đông (EPS). Đặc điểm của vốn cổ phần ưu đãi là khi chia cổ tức ưu đãi thì luôn luôn xác định trước cho dù lợi nhuận sau thuế có cao hay thấp đến mức nào, đây chính là nhân tố gây nên sự khuyếch đại cho thu nhập trên vốn cổ phần thường. Mặc dù có tác động khuyếch đại cho thu nhập trên vốn cổ phần thường tương tự như nợ. Tuy nhiên nó vẫn có một số điểm khác so với các khoản nợ chẳng hạn như cổ tức ưu đãi không được tính vào chi phí nên vốn cổ phần ưu đãi không tạo ra khoản tiết kiệm nhờ thuế. Giả sử thu nhập sau thuế quá thấp thì có thể cổ tức ưu đãi thấp xuống, thậm chí là không thể trả cổ tức ưu đãi mà doanh nghiệp không bị mắc nợ thêm, phần chưa hoàn trả đủ cổ tức ưu đãi, khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì với những khoản nợ có thể buộc doanh nghiệp phải đi đến phá sản còn với vốn cổ phần ưu đãi thì không. Đối với những khoản nợ thì doanh nghiệp luôn phải chịu trách nhiệm hoàn trả, điều này là bắt buộc và theo luật định. Mặt khác thì khi doanh nghiệp sử dụng cổ phần ưu đãi thì những cổ đông ưu đãi lại là chủ sở hữu của doanh nghiệp chứ không phải là các chủ nợ, chính vì thế khi ra các quyết định tài chính thì các nhà quản trị tài chính cần quan tâm đến điều này. Việc sử dụng nợ không gây ra sự phân chia quyền lực trong doanh nghiệp, trong khi sử dụng cổ phần ưu đãi thì việc phân chia quyền lực là khó có thể tránh khỏi.
Nguyên lý của đòn bẩy tài chính:
+ Đối với nợ, khi doanh nghiệp sử dụng nợ thì doanh nghiệp luôn luôn phải trả lãi vay, và khoản chi trả lãi vay này lại được tính vào chi phí trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó nó tạo nên một khoản tiết kiệm nhờ thuế, nên chi phí lãi vay sau thuế chỉ còn là I(1 - t). Nếu thu nhập trước thuế và lãi vay tăng lên thì rõ ràng là chi phí lãi vay không thay đổi do đó mà phần lợi nhuận trên vốn cổ phần thường sẽ tăng lên. Vì số lượng cổ phiếu không đổi trong khi lợi nhuận sau thuế lại tăng. Nhưng nếu thu nhập trước thuế và lãi vay mà giảm thì tác động của đòn bẩy tài chính lại ngược
lại lúc đó chi phí lãi vay vẫn không giảm trong khi thu nhập trước thuế và lãi vay lại bị suy giảm do đó mà làm cho thu nhập trên cổ phần thường bị suy giảm.
+ Đối với vốn cổ phần ưu đãi, thì do đặc điểm của cổ phần ưu đãi là luôn nhận một lượng cổ tức nhất định và biết trước nên rất thuận lợi trong việc lập kế hoạch tài chính. Chính vì cổ tức ưu đãi là cố định nên khi thu nhập sau thuế mà tăng lên thì cổ tức ưu đãi chi trả cho cổ đông ưu đãi sẽ không tăng nên nó làm cho thu nhập trên vốn cổ phần thường tăng lên. Trong trường hợp thu nhập sau thuế bị giảm thì lại làm cho thu nhập trên vốn cổ phần thường bị giảm do cổ tức ưu đãi được chi trả trước cổ tức cổ phiếu thường và nó lại cố định. Dẫn đến hậu quả là thu nhập trên vốn cổ phần thường bị giảm sút.
Khái niệm độ bẩy tài chính (Degree of Financial Leverage: DFL)
Nếu chỉ có khái niệm về đòn bẩy tài chính không thi chắc rằng không thể hiểu đầy đủ về các khái niệm liên quan đến đòn bẩy tài chính. Vì vậy mà khái niệm về độ bẩy tài chính là một khái niệm rất quan trọng. Mặc dù khái niệm về đòn bẩy tài chính mang tính định tính nhiều hơn định lượng thì trong khái niệm về độ bẩy tài chính lại là một chỉ tiêu định lượng dùng để đo lường mức độ biến động của thu nhập trên cổ phần thường khi thu nhập trước thuế và lãi vay thay đổi. Độ bẩy tài chính ở mức độ thu nhập trước thuế và lãi vay nào đó được xác định như là phần trăm thay đổi của thu nhập trên cổ phần thường khi thu nhập trước thuế và lãi vay thay đổi 1%, độ bẩy của đòn bẩy tài chính nó thể hiện sức mạnh của đòn bẩy tài chính đó, hay nó chính là khả năng khuyếch đại thu nhập trên vốn cổ phần thường khi thu nhập trước thuế và lãi vay thay đổi. Chính vì thế mà công thức xác định độ bẩy tài chính được xác định như ở phần sau.
Công thức tính độ bẩy tài chính
Theo khái niệm về độ bẩy tài chính ở phần trên ta có công thức tính độ bẩy tài chính như sau:
Một số ký hiệu:
I là chi phí lãi vay
EPS (Earning per share) là thu nhập trên mỗi cổ phần thường
EBIT là thu nhập trước thuế và lãi vay
PD là cổ tức ưu đãi
NS là số lượng cổ phần thường
1.1)
(1.2)
Như chúng ta biết:
EPS = [(EBIT - I)(1- t) - PD]/NS (1.3)
Vì I và PD là hằng số nên I và PD bằng 0, nên ta có:
(1.4)
(1.5)
Từ đó suy ra:
(1.7)
(1.8)
Nên công thức tính độ bẩy tài chính được tính như sau:
(1.9)
(2.1) (2.2)
Chia cả tử và mẫu cho (1 - t) ta được:
(2.3)
Đây là trường hợp trong cơ cấu vốn có cả vốn cổ phần ưu đãi, nhưng nếu trong trường hợp không có vốn cổ phần ưu đãi trong cơ cấu vốn thì công thức tính độ bẩy tài chính đơn giản hơn nhiều và độ bẩy tài chính được tính theo công thức sau:
(2.4)
Từ công thức 2.3 và công thức 2.4 ta có thể thấy độ bẩy của đòn bẩy tài chính trong hai trường hợp: Có dùng vốn cổ phần ưu đãi và không dùng vốn cổ phần ưu đãi trong cơ cấu nguồn vốn là khác nhau.
+ Nếu chi phí trả cổ tức ưu đãi (PD) lớn hơn phần tiết kiệm nhờ thuế do sử dụng nợ (1 - t).I thì ta có:
(2.5)
(2.6)
(2.7)
(2.8)
Từ công thức 2.8 ta dễ dàng suy ra rằng độ bẩy của đòn bẩy tài chính khi sử dụng vốn nợ và cổ phần ưu đãi trong cơ cấu vốn sẽ lớn hơn trong trường hợp không sử dụng vốn cổ phần mà chỉ sử dụng nợ trong trường hợp chi phí trả cổ tức lớn hơn phần tiết kiệm nhờ thuế do sử dụng nợ.
+ Nếu chi phí trả cổ tức cổ phần ưu đãi (PD) nhỏ hơn phần tiết kiệm nhờ thuế do sử dụng nợ (1 - t).I thì ta có:
(2.9)
(3.0)
(3.1)
(3.2)
Từ công thức 3.1 và từ phần trên thì trong trường hợp chi phí cổ tức vốn cổ phần nhỏ hơn phần tiết kiệm nhờ thuế từ việc sử dụng nợ thì độ bẩy tài chính trong trường hợp chỉ dùng nợ trong cơ cấu nguồn vốn lại có độ bẩy lớn hơn trường hợp dùng cả vốn cổ phần ưu đãi.
Vai trò của đòn bẩy tài chính với doanh nghiệp
Khái niệm đòn bẩy tài chính rất hữu dụng cho phân tích, hoạch định và kiểm soát tài chính. Các chi phí tài chính cố định được sử dụng tạo rất nhiều thuận lợi trong việc quản lý tài chính. Việc nghiên cứu về đòn bẩy tài chính còn giúp cho các nhà quản trị tài chính có thể có thêm công cụ để gia tăng lợi nhuận trên cổ phần thường, giúp có thêm các thông tin để hỗ trợ cho việc quản lý nợ, vốn chủ sở hữu… của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng đạt được lợi nhuận cao hơn các định phí của nợ và cổ phần ưu đãi, từ đó gia tăng lợi nhuận cho cổ đông thường. Tuy nhiên đòn bẩy tài chính là con dao hai lưỡi vì nó cũng làm tăng tính khả biến hay rủi ro trong lợi nhuận của cổ đông thường. Chẳng hạn như trong một doanh nghiệp mà thu nhập trước thuế và lãi vay ít hơn chi phí tài chính cố định của nợ và cổ phần ưu đãi thì việc sử dụng nợ có thể làm giảm lợi nhuận của các cổ đông thường hay nói cách khác là mặt tiêu cực (mặt trái) của đòn bẩy tài chính đang được phát tác dụng. Như vậy thì đòn bẩy tài chính phóng đại lỗ tiềm năng cũng như lãi tiềm năng của các cổ đông. Đối với các giám đốc tài chính, việc nghiên cứu đòn bẩy tài chính làm sáng tỏ nguyên tắc đánh đổi lợi nhuận và rủi ro của nhiều loại quyết định tài chính khác nhau.
Bất cứ khi nào một doanh nghiệp dùng các chi phí tài chính cố định thì doanh nghiệp này được gọi là đang sử dụng đòn bẩy tài chính. Các nghĩa vụ cố định cho phép doanh nghiệp phóng đại các thay đổi nhỏ thành các thay đổi lớn hơn, giống như trên thực tế khi ta dùng một lực nhỏ tác động vào một đầu của đòn bẩy, đầu kia sẽ được nâng lên cao với một lực lớn hơn. Đòn bẩy tài chính dùng chi phí tài chính cố định làm điểm tựa, dùng sự thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi vay là lực bẩy và dĩ nhiên cái cần được bẩy chính là thu nhập trên cổ phiếu thường. Khi doanh nghiệp sử dụng các chi phí tài chính cố định, một thay đổi trong thu nhập trước thuế và lãi vay sẽ được phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn hơn trong thu nhập mỗi cổ phần thường. Tác động số nhân này của việc sử dụng các chi phí tài chính cố định được gọi là độ nghiêng của đòn bẩy tài chính.