Trong xã hội hiện đại, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời
sống văn hóa - xã hội. Du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế quan trọng
hàng đầu vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó đem lại. Nhiều quốc gia trong đó
có Việt Nam đã coi phát triển du lịch là một chiến lược quan trọng để phát triển đất nước và
hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Là một ngành kinh tế quan trọng của Hà Nội, du lịch đã có bước phát triển mạnh
và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều mặt: hệ thống khách sạn nhà hàng có quy mô
dẫn đầu cả nước, vận chuyển khách du lịch tăng nhanh về số lượng, đổi mới về chất lượng,
kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch đã phát triển mạnh, đặc biệt là giao thông vận tải, bưu
chính viễn thông, điện nước. Nhờ đó, lượng khách du lịch trong nước và quốc tế trên địa
bàn Thủ đô tăng lên rõ rệt cả về số lượng và tỷ trọng. Hàng năm, ngành du lịch Thủ đô đã
góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm nâng cao đời sống của
nhân dân.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, sự phát triển của du lịch Hà Nội trong thời
gian qua chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của Thủ đô, của đất nước. Đến nay, nhiều
tiềm năng chưa được khai thác tốt để phát triển ngành kinh tế quan trọng này. Vì vậy, tỷ
trọng doanh thu của du lịch so với các ngành kinh tế khác của Hà Nội còn thấp. Du lịch
chưa trở thành một ngành mũi nhọn như Đại hội Đảng bộ thành phố đã nhiều lần đặt ra
101 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3293 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Giải pháp phát triển du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà Nội
Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện đại, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời
sống văn hóa - xã hội. Du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế quan trọng
hàng đầu vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó đem lại. Nhiều quốc gia trong đó
có Việt Nam đã coi phát triển du lịch là một chiến lược quan trọng để phát triển đất nước và
hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Là một ngành kinh tế quan trọng của Hà Nội, du lịch đã có bước phát triển mạnh
và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều mặt: hệ thống khách sạn nhà hàng có quy mô
dẫn đầu cả nước, vận chuyển khách du lịch tăng nhanh về số lượng, đổi mới về chất lượng,
kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch đã phát triển mạnh, đặc biệt là giao thông vận tải, bưu
chính viễn thông, điện nước. Nhờ đó, lượng khách du lịch trong nước và quốc tế trên địa
bàn Thủ đô tăng lên rõ rệt cả về số lượng và tỷ trọng. Hàng năm, ngành du lịch Thủ đô đã
góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm nâng cao đời sống của
nhân dân.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, sự phát triển của du lịch Hà Nội trong thời
gian qua chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của Thủ đô, của đất nước. Đến nay, nhiều
tiềm năng chưa được khai thác tốt để phát triển ngành kinh tế quan trọng này. Vì vậy, tỷ
trọng doanh thu của du lịch so với các ngành kinh tế khác của Hà Nội còn thấp. Du lịch
chưa trở thành một ngành mũi nhọn như Đại hội Đảng bộ thành phố đã nhiều lần đặt ra.
Để du lịch Hà Nội đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp kinh tế - xã hội, trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, Đại hội Đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ thành phố Hà Nội đã
chỉ rõ: "Tiếp tục đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, đa dạng hóa các loại hình, nâng cao
chất lượng các sản phẩm du lịch, phấn đấu doanh thu của ngành du lịch hàng năm tăng từ
16 - 18%; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Thủ đô".
Trong điều kiện hiện nay, với xu thế hội nhập kinh tề quốc tế, giao lưu kinh tế -
văn hóa tăng mạnh, nhu cầu về du lịch tăng nhanh. Do vậy, vấn đề bức xúc đặt ra yêu cầu
phát triển mạnh ngành du lịch. Để du lịch Thủ đô trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cần
tìm những biện pháp phù hợp nhằm huy động nguồn lực, phát triển hạ tầng du lịch hiện đại.
Vì vậy, việc tìm các giải pháp phát triển du lịch là vấn đề bức xúc, đồng thời là vấn đề có ý
nghĩa cơ bản lâu dài đối với kinh tế Thủ đô. Đó là cũng là lý do chủ yếu của việc lựa chọn
đề tài nghiên cứu: "Giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Hà
Nội".
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Do du lịch có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nên đã có rất nhiều ngành, địa
phương và cá nhân quan tâm nghiên cứu. Hiện đã có một số công trình nghiên cứu trong
lĩnh vực này, trong đó có một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài luận văn như sau:
Những giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũ
nhọn, của TS. Trần Hữu Nam - nguyên Giám đốc Công ty Khách sạn Du lịch Thắng Lợi.
Một số giải pháp chủ yếu đưa du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
trong tình hình mới, của TS. Nguyễn Quang Lân - nguyên Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội.
Mở rộng thị phần lữ hành của Công ty Thương mại Dịch vụ Du lịch Tân Định -
thực trạng và giải pháp, của tác giả Nguyễn Việt Hưng, luận văn thạc sĩ, Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2005.
Tuy đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch Hà Nội, song nghiên
cứu một cách hệ thống, toàn diện và dưới góc độ quản lý kinh tế sau khi nước ta chính
thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì gần như
chưa có công trình nào. Do vậy, yêu cầu đặt ra là phải tăng cường nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn để đề xuất những giải pháp
chủ yếu nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô.
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn đặt ra là:
- Làm rõ cơ sở lý luận về du lịch và phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn.
- Đánh giá thực trạng ngành du lịch Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch Thủ đô trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn trên địa bàn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong
đó bao gồm cả phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và dịch vụ du lịch.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu tập trung làm rõ ngành du lịch như một bộ
phận kinh tế trên địa bàn Thủ đô. Việc phân tích thực trạng ngành du lịch chủ yếu từ năm
1995 đến nay, các giải pháp định hướng, đổi mới cho giai đoạn 2007 - 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Đề tài vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin; trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước.
Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài dựa trên các phương pháp chuyên ngành như: phương
pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp toán học, phương pháp thống kê, phương pháp xã hội
học. Trong đó, một số phương pháp cụ thể được chú trọng vận dụng trong quá trình nghiên
cứu luận văn gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hóa...
6. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn
Luận văn đã có một số đóng góp về mặt khoa học như sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về du lịch và phát triển du
lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay.
- Đánh giá đúng thực trạng du lịch trên địa bàn Hà Nội và chỉ rõ những hạn chế,
trở ngại và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp và khả thi để thúc đẩy du lịch Thủ đô thành ngành
kinh tế mũi nhọn.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 105 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1
Cơ sở lý luận về du lịch và phát triển du lịch
thành ngành kinh tế mũi nhọn trong điều kiện hiện nay
1.1. Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch
1.1.1. Du lịch và các yếu tố cấu thành của hoạt động du lịch
Du lịch có từ xa xưa, gắn với ước mơ của con người, vì đặc tính cơ bản của con
người là vừa thích quen, vừa thích lạ, vừa muốn đi tìm hiểu cái quen, cái lạ để thưởng thức
cảnh đẹp thiên nhiên, con người của các nền văn hóa khác nhau mà quê hương mình chưa
có hoặc không có, qua đó mà tăng thêm tri thức, tình cảm, sức khỏe.
Đồng thời với sự phát triển của văn minh nhân loại, du lịch ngày càng trở thành
một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.
Thoạt đầu, con người quan niệm rất đơn giản về du lịch. Họ cho rằng du lịch là đi
chơi, đi dã ngoại. Du lịch trong tiếng Anh là tour, có nghĩa là chuyến tham quan ngắn
vòng quanh thành phố. Trong tiếng Pháp, "tour" là danh từ có nghĩa là vòng (chuyển
động).
Trong tiếng Việt, "du lịch" là từ ghép: "du" là đi chơi, đi dạo và "lịch" là lịch lãm,
từng trải, hiểu biết. Du lịch là biểu thị việc đi chơi của khách, nhằm tăng thêm hiểu biết,
tích lũy kiến thức.
Trên thế giới, trước thế kỷ XIX, du lịch chỉ là hiện tượng đơn lẻ của một số ít
người thuộc tầng lớp giàu có và người ta coi du lịch như một hiện tượng nhân văn, làm
phong phú thêm nhận thức của con người. Sau đại chiến thế giới lần thứ II, khi dòng người
đi du lịch ngày càng tăng thì việc giải quyết những nhu cầu về nơi ăn, chốn ở, phương tiện
vận chuyển, vui chơi giải trí v.v..., cho du khách đã trở thành cơ hội kinh doanh cho các
doanh nghiệp. Lúc này, du lịch không chỉ là hiện tượng nhân văn mà còn là một hoạt động
kinh tế. Vì vậy, người ta cho rằng: du lịch là toàn bộ những hoạt động và công việc phối
hợp, kết hợp nhằm thỏa mãn những yêu cầu của khách du lịch. Giáo sư Edmod Picasa
(người Bỉ) cho rằng: "Du lịch là tập hợp các tổ chức và các chức năng của nó, không chỉ
về phương diện khách vãng lai mà cái chính là phương diện về giá trị mà khách du lịch
mang lại".
Khi du lịch càng phát triển, các hoạt động kinh doanh du lịch càng gắn bó và phối
hợp với nhau tạo thành một hệ thống rộng lớn và chặt chẽ. Lúc này, du lịch được coi là một
ngành chuyển các nguồn nhân lực, vốn, nguyên liệu, vật liệu thành những sản phẩm dịch vụ
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Hai nhà kinh tế Thụy Sĩ là Claude Kaspa và S.A.Gallen (1971) đã viết: "Du lịch là
tổng hợp những mối quan hệ và những hoạt động tạo ra do sự di chuyển và dừng lại của
những người mà vị trí của nơi dừng không phải là nơi cư trú và cũng không phải là nơi
hành nghề của chính họ" [44].
Như vậy, các tác giả trên đã đưa ra định nghĩa du lịch theo nghĩa rộng. Theo đó,
du lịch không chỉ liên quan đến khách du lịch, mà còn đề cập đến các hoạt động sản xuất,
kinh doanh của các cơ sở và cá nhân phục vụ cho các nhu cầu của khách du lịch tại nơi mà
khách đi qua và ở lại. Các hoạt động này bao gồm: ăn, ở, vận chuyển, vui chơi giải trí,
hướng dẫn tham quan v.v...
Luật Du lịch được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua (ngày 14 tháng 6
năm 2005) đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: "Du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu
cầu thăm quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định" [29].
Như vậy, du lịch có hai nghĩa: Thứ nhất, du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm
thời của con người ở một nơi khác (cách xa nơi ở thường xuyên của họ), để nghỉ dưỡng,
chữa bệnh, thỏa mãn các nhu câu về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, trao đổi công việc. Thứ
hai, du lịch được hiểu là tập hợp các hoạt động kinh doanh nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, thực hiện
tốt mọi nhu cầu của khách du lịch. Nói cách khác, du lịch là tập hợp các hoạt động giữa
cung du lịch và cầu du lịch tạo nên ngành du lịch.
Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du
lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Trong đó,
chủ thể quan trọng của hoạt động du lịch là khách du lịch. Đó là người đi du lịch hoặc kết
hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách
du lịch trong chuyến đi du lịch.
Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn
uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu
cơ bản của khách du lịch gồm: nhu cầu lưu trú, ăn uống; nhu cầu vận chuyển đi lại; nhu
cầu giải trí, cảm thụ cái đẹp; nhu cầu mua sắm và các nhu cầu khác. Để thỏa mãn được các
nhu cầu đó, ngành du lịch tổ chức cung cấp các dịch vụ du lịch cơ bản và thường được gọi
tắt là cung du lịch. Các dịch vụ cơ bản về du lịch như Hình 1.1 dưới đây.
Hình 1.1. Các loại hình dịch vụ du lịch
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của
ngành du lịch thế giới, các nhà khoa học nghiên cứu về du lịch không ngừng đi sâu và đã
đưa ra rất nhiều các quan điểm có tính chất gợi mở. Các học giả người Mỹ như Mathieson
và Wall cho rằng:
Các loại hình
dịch vụ
mua sắm
------------------
- Hàng lưu
niệm
- Quà tặng
- Đồ thể
thao
- Hàng hoá
khác
lưu trú,
ăn uống
------------------
- Lưu trú:
hotel,
motel,
bungalow,
làng du
lịch,
camping…
giảI trí
-----------------
- Tham
quan, vãn
cảnh
- Thăm bảo
tàng
- Thể thao
- Lễ hội
vận chuyển
------------------
- Đường bộ
- Đường
sắt
- Đường
thủy
- Đường
không
Du lịch là ngành có hàng loạt mối liên quan lẫn nhau để phục vụ khách
du lịch trong và ngoài nước. Du lịch liên quan đến du khách, hình thức lữ hành,
cung cấp ăn, ở, thiết bị và các vật dụng khác, nó cấu thành một khái niệm tổng
hợp không ngừng biến đổi theo thời gian và hoàn cảnh, một khái niệm đang
hình thành và đang thống nhất [7].
Một học giả Mêhicô trong cuốn "Ngành du lịch là một giao lưu của loài người" cho
rằng: "Ngành du lịch có thể được xem là tổng hợp các mối quan hệ được hình thành nên nhằm
cung cấp dịch vụ và các tiện lợi khác cho khách du lịch".
Các khái niệm và định nghĩa về ngành du lịch trên đây tuy không thật giống nhau
nhưng đều có hai điểm tương đồng. Thứ nhất, ngành du lịch là một ngành kinh tế có tính
tổng hợp do hàng loạt ngành liên quan hợp thành; Thứ hai, nhiệm vụ của ngành du lịch là
cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách du lịch. Điều 1 Pháp lệnh Du lịch đã chỉ rõ:
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung sâu
sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển du lịch nhằm
đáp ứng nhu cầu thăm quan giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và du khách
quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội đất
nước [40].
Dựa vào cách xác định trên có thể hiểu du lịch là ngành kinh tế có tính tổng hợp,
lấy khách du lịch làm đối tượng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch cần thiết cho khách
du lịch.
Cách hiểu này đã một phần lý giải tại sao đối với nhiều quốc gia, trong bảng phân
ngành của nền kinh tế quốc dân đã xếp du lịch là ngành dịch vụ. Hoạt động kinh doanh du
lịch chủ yếu là các dịch vụ, nhằm trợ giúp cho con người trong quá trình đi thăm quan, du
lịch như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ làm các thủ tục hải quan liên
quan đến quá trình du lịch, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí... Có
thể minh họa qua Bảng 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1: Sản phẩm của một số tổ chức kinh doanh du lịch
Cơ sở cung cấp Sản phẩm
Hãng hàng không Dịch vụ vận chuyển hàng không
Tàu biển Dịch vụ vận chuyển đường biển
Tàu thủy Dịch vụ vận chuyển đường thủy
Đường sắt Dịch vụ vận chuyển đường sắt
Đường bộ Dịch vụ vận chuyển bằng ô tô, mô tô
Lữ hành Dịch vụ thiết kế chương trình du lịch, dịch vụ điều
hành du lịch, hướng dẫn du lịch
Khách sạn Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và giải trí
Nhà hàng Chế biến và phục vụ các món ăn, đồ uống.
Cơ sở giải trí Dịch vụ phục vụ giải trí
Cơ sở thăm quan Dịch vụ phục vụ thăm quan
Các cơ sở bán hàng hóa Dịch vụ bán hàng
Các cơ sở bưu điện Dịch vụ bưu chính viễn thông
Các ngân hàng Dịch vụ chuyển hoặc đổi tiền
Các công ty bảo hiểm Dịch vụ bảo hiểm
Các cơ sở y tế Dịch vụ y tế
Các cơ sở Dịch vụ
Các hôi trợ Dịch vụ
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Cách hiểu này cũng có ý nghĩa quan trọng trong quản lý vĩ mô về du lịch của mỗi
quốc gia khi định hướng phát triển dịch vụ du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ
cấu nền kinh tế quốc dân.
Cấu trúc ngành du lịch hiện nay bao gồm:
- Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế.
- Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch.
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Kinh doanh các dịch vụ bổ sung.
- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch.
1.1.2. Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Vai trò về mặt kinh tế
Ngành du lịch được các nước trên thế giới coi là ngành công nghiệp không khói, là
"con gà đẻ trứng vàng", tức là ngành thu hồi vốn nhanh, tạo nhiều công ăn việc làm, bán hàng
tiếp thị xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, ngoại giao và các quan hệ khác. Ngành công
nghiệp du lịch được các nước trên thế giới thừa nhận là một ngành kinh doanh có lợi
nhuận và phát triển với nhịp tăng trưởng cao, là nguồn đóng góp chủ yếu cho kinh tế - xã
hội. Theo tính toán của Hội đồng Du lịch lữ hành thế giới (WTTC), thu nhập của du lịch
bao gồm cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa năm 2005 là 6,2 nghìn tỷ USD, tăng 5,4% so với
năm trước, chiếm 3,8% GDP của thế giới. Nếu tính cả những đóng góp trực tiếp và gián
tiếp thì ngành du lịch chiếm 10,6% GDP toàn thế giới. Hàng năm, ngành này tạo ra 74,2
triệu việc làm, chiếm 2,8% lao động trên toàn cầu [41].
Giá trị của du lịch còn biểu hiện ở chỗ nó là ngành thu ngoại tệ, là ngành xuất
khẩu tại chỗ. ở rất nhiều quốc gia, du lịch là dịch vụ xuất khẩu chủ yếu và trở thành động
lực chủ yếu để phát triển kinh tế. Theo Hiệp hội Du lịch châu á - Thái Bình Dương
(PATA), hàng năm khách du lịch đem lại thu nhập cho khu vực châu á - Thái Bình Dương
khoảng 35 tỷ USD. Trong 3 năm tới, toàn bộ khu vực này sẽ thu được khoảng 110 tỷ USD
từ hoạt động du lịch, trong đó Trung Quốc dự kiến đạt 36 tỷ USD, Thái Lan 13 tỷ USD,
Malaysia 11 tỷ USD và Hàn Quốc khoảng 7 tỷ USD.
ở Mỹ, hoạt động du lịch được coi là động lực kinh tế xuất khẩu. Hàng năm, có trên
46 triệu lượt khách đến nước này, chiếm 6% thị phần khách du lịch thế giới và mang lại
hơn 75 tỷ USD hàng năm [41].
Thực tiễn cho thấy, khách du lịch tiêu thụ một khối lượng lớn nông sản thực phẩm
dưới dạng các món ăn, đồ uống, mua sắm hàng hóa, sản phẩm thủ công mỹ nghệ... Nhờ
vậy, các địa phương hoặc quốc gia thông qua hoạt động du lịch thu được ngoại tệ tại chỗ
với hiệu quả cao. Xuất khẩu hàng hóa theo đường du lịch có lợi hơn nhiều so với con
đường ngoại thương. Trước hết, một phần lớn đối tượng mua bán hàng hóa và dịch vụ là
lưu trú, ăn uống, vận chuyển, dịch vụ bổ sung, do vậy xuất khẩu qua con đường du lịch là
xuất đa dạng dịch vụ, đó là điều mà ngoại thương không làm được. Ngoài ra, đối tượng
xuất khẩu của du lịch quốc tế còn là hàng ăn, uống, rau quả, hàng lưu niệm v.v.... là những
mặt hàng rất khó xuất khẩu theo con đường ngoại thương, đồng thời tiết kiệm được các chi
phí về lưu kho, bảo quản, bao bì, đóng gói, vận chuyển, hao hụt do xuất khẩu.
Hiệu quả kinh tế cao của du lịch còn thể hiện ở thu nhập. Theo tính toán của các
chuyên gia kinh tế, mỗi USD doanh thu từ du lịch sẽ tạo ra từ 2-3 USD thu nhập gia tăng tùy
thuộc vào khối lượng hàng hóa và dịch vụ được các nhà kinh doanh trong nước cung cấp.
Với sự gia tăng thu nhập ngoại tệ, du lịch đã góp phần đáng kể làm cân bằng cán cân thanh
toán của mỗi quốc gia.
Hoạt động du lịch tác động mạnh đến cơ cấu cán cân thu, chi của vùng du lịch, của
một đất nước. Đối với du lịch quốc tế, việc mang ngoại tệ đến đổi và chi tiêu ở khu vực du
lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng và của đất nước. Có thể thấy,
nguồn thu nhập ngoại tệ từ khách du lịch quốc tế của nhiều nước ngày càng tăng. Chẳng
hạn, Mỹ luôn là nước đứng đầu thế giới về thu nhập từ du lịch quốc tế. Năm 1990, ngành
du lịch nước này mang lại nguồn thu là 43 tỷ USD, thì đến năm 1996 đã lên tới 64,4 tỷ
USD, đến năm 2002 là 80,7 tỷ USD. Tiếp đến là Tây Ban Nha, năm 1996 thu được 28,4 tỷ
USD, thì năm 2002 con số này lên đến 38,7 tỷ USD. Pháp năm 1996 thu được 28,2 tỷ
USD, năm 2002 thu được 33,5 tỷ USD [43].
Đối với du lịch nội địa, việc tiêu tiền của dân cư ở vùng du lịch mặc dù chỉ gây
biến động trong cơ cấu cán cân thu chi của nhân dân theo vùng, không làm thay đổi tổng
số như tác động của du lịch quốc tế. Song sự phát triển của du lịch nội địa lại sử dụng được
triệt để công suất của các cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo cho đời sống của nhân dân địa
phương được sử dụng các dịch vụ của cơ sở kinh doanh du lịch, huy động được tiền nhàn
rỗi của nhân dân, đồng thời cũng là một trong những hình thức tái sản xuất sức lao động
của con người, lại vừa là biện pháp để nâng cao kiến thức, giáo dục chính trị tư tưởng cho
nhân dân lao động, càng làm tăng thêm tình yêu quê hương đất nước.
1.1.2.2. Về mặt xã hội
Trong thời đại hiện nay, việc làm cho người lao động là vấn đề bức xúc nhất của
các quốc gia. Du lịch phát triển tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần đáng
kể giảm tỷ lệ thất nghiệp, thu hút một số lượng lao động rất lớn, nâng cao mức sống của
người dân. Đối với nhiều người, du lịch được nhìn nhận như một nghề kinh doanh béo bở,
dễ làm. Vì vậy, xu hướng chuyển đổi hay chuyển hướng sang kinh doanh du lịch là một
động cơ tốt để mọi người trau dồi, bổ sung các kiến thức cần thiết như ngoại ngữ, giao
tiếp, văn hóa, lịch sử v.v...
Theo tính toán của các chuyên gia du