Kết quả điều tra doanh nghiệp Việt Nam năm 2006 của Tổng Cục Thống Kê
(GSO) và ngân hàng Thế Giới (WB) tại Việt Nam công bố ngày 6/12/2006 thì quy
mô của doanh nghiệp Việt Nam là nhỏ và siêu nhỏ, đi kèm là trình độ kỹ thuật
công nghệ vẫn còn thấp, trình độ quản lý còn yếu kém. Trong tổng số lƣợng
113.352 doanh nghiệp, có đến 97% doanh nghiệp vừa và nhỏ với tổng vốn nhỏ hơn
10 tỷ đồng. Và cũng theo nghiên cứu mới nhất đến 90% doanh nghiệp có thƣơng
hiệu tại Việt Nam là các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Từ thực tế trên, yêu cầu đặt ra
cho chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam là cần sớm có ngay các giải pháp
khắc phục trong việc mở rộng quy mô của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối
cảnh hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO.
Thiết nghĩ một trong những giải pháp tối ƣu trong giai đoạn hiện nay là nhân
rộng và phát triển hình thức franchising - nhƣợng quyền kinh doanh- một loại hình
kinh doanh đã đƣợc chứng minh thực tiễn về tính hiệu quả trên toàn thế giới. Đây
sẽ là một trong những con đƣờng ngắn nhất và hiệu quả nhất trong việc mở rộng
quy mô của các doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế nƣớc nhà. Theo các
chuyên gia kinh tế đã nhận định rằng không có một quốc gia nào có nền kinh tế
phát triển mà không cần đến sự góp sức năng động của mô hình franchising. Hay
nói đúng hơn franchising là chất xúc tác giúp nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện
nhanh nhất cho các doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng thành công và
ngƣợc lại cũng là giải pháp ít rủi ro nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thừa
hƣởng những thành công có sẵn làm tiền đề cho sự phát triển ổn định và lâu dài
trong sự nghiệp mới của mình.
Chính vì vậy, hơn bao giờ hết chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần tận
dụng ngay những đặc tính ƣu việt của mô hình nhƣợng quyền kinh doanh vào nền
kinh tế Việt Nam để làm công cụ hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp và
của nền kinh tế.
114 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển franchising hệ thống tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
------------
HUỲNH THỊ HÒA
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN FRANCHISING
HỆ THỐNG TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
------------
HUỲNH THỊ HÒA
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN FRANCHISING
HỆ THỐNG TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60.31.07
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THANH BÌNH
HÀ NỘI - 2007
LỜI CẢM ƠN
Tác giả của luận văn xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các
thầy cô giáo khoa Sau Đại học Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng Hà Nội, đặc biệt là
sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của TS. Nguyễn Thanh Bình. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ
của bạn bè đồng nghiệp và gia đình cũng là nguồn động viên hết sức quý báu cho
tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tuy tác giả đã có nhiều cố gắng nhƣng do thời gian và điều kiện nghiên
cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong
nhận đƣợc những góp ý, chỉ bảo của thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để đề tài nghiên
cứu đƣợc hoàn thiện hơn nhằm góp phần phát triển franchising hệ thống tại Việt
Nam.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2007
Tác giả
Huỳnh Thị Hòa
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kết quả điều tra doanh nghiệp Việt Nam năm 2006 của Tổng Cục Thống Kê
(GSO) và ngân hàng Thế Giới (WB) tại Việt Nam công bố ngày 6/12/2006 thì quy
mô của doanh nghiệp Việt Nam là nhỏ và siêu nhỏ, đi kèm là trình độ kỹ thuật
công nghệ vẫn còn thấp, trình độ quản lý còn yếu kém. Trong tổng số lƣợng
113.352 doanh nghiệp, có đến 97% doanh nghiệp vừa và nhỏ với tổng vốn nhỏ hơn
10 tỷ đồng. Và cũng theo nghiên cứu mới nhất đến 90% doanh nghiệp có thƣơng
hiệu tại Việt Nam là các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Từ thực tế trên, yêu cầu đặt ra
cho chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam là cần sớm có ngay các giải pháp
khắc phục trong việc mở rộng quy mô của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối
cảnh hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO.
Thiết nghĩ một trong những giải pháp tối ƣu trong giai đoạn hiện nay là nhân
rộng và phát triển hình thức franchising - nhƣợng quyền kinh doanh- một loại hình
kinh doanh đã đƣợc chứng minh thực tiễn về tính hiệu quả trên toàn thế giới. Đây
sẽ là một trong những con đƣờng ngắn nhất và hiệu quả nhất trong việc mở rộng
quy mô của các doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế nƣớc nhà. Theo các
chuyên gia kinh tế đã nhận định rằng không có một quốc gia nào có nền kinh tế
phát triển mà không cần đến sự góp sức năng động của mô hình franchising. Hay
nói đúng hơn franchising là chất xúc tác giúp nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện
nhanh nhất cho các doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng thành công và
ngƣợc lại cũng là giải pháp ít rủi ro nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thừa
hƣởng những thành công có sẵn làm tiền đề cho sự phát triển ổn định và lâu dài
trong sự nghiệp mới của mình.
Chính vì vậy, hơn bao giờ hết chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần tận
dụng ngay những đặc tính ƣu việt của mô hình nhƣợng quyền kinh doanh vào nền
kinh tế Việt Nam để làm công cụ hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp và
của nền kinh tế.
2
Là một học viên chuyên ngành kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, em
có ƣớc mơ đƣợc khởi nghiệp từ những kiến thức của mình thông qua việc xây
dựng một doanh nghiệp cho riêng mình, em đã luôn luôn tìm hiểu về các cơ hội để
đầu tƣ, với kinh nghiệm rất ít của mình em thiết nghĩ việc thừa kế những gì có sẵn
và tiếp tục phát huy là sự bắt đầu dễ dàng và ít rủi ro nhất cho Em.
Từ những lý do trên, em chọn: “Giải pháp phát triển franchising hệ thống
tại Việt Nam” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu trong bối cảnh hình thức franchising đã đƣợc áp
dụng thành công trên thế giới, chính vì vậy đã có nhiều đề tài nghiên cứu, sách
giáo khoa, báo, tạp chí và các trang web nói về franchising, có thể kể đến cuốn
“Franchising for dummies” của tác giả Dave Thomas & Michael Seid hay cuốn
“Tips & traps when buying a franchise” của tác giả Mary E.Tomzack. Trong khi
đó ở Việt Nam, đề tài này vẫn còn rất mới mẽ cả về lý luận cũng nhƣ thực tiễn.
Việt Nam có thể kể đến cuốn “Franchise- Bí quyết thành công bằng mô hình
nhƣợng quyền kinh doanh ở Việt Nam” hay cuốn “ Mua franchise- Cơ hội mới
dành cho các doanh nghiệp Việt Nam “của TS Lý Quí Trung. Nội dung này còn
đƣợc nghiên cứu trong các đề tài của giáo viên, sinh viên Trƣờng Đại Học Ngoại
Thƣơng về Franchising.
Tuy nhiên các đề tài này chỉ nghiên cứu toàn diện về franchising thƣơng
hiệu, do đó đây sẽ là công trình nghiên cứu mới, độc lập và chuyên sâu về một
trong những hình thức của franchising là franchising hệ thống.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về franchising
hệ thống, đánh giá hoạt động franchsing hệ thống của một số doanh nghiệp điển
hình trên thế giới và tại Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển loại
hình này tại Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt đƣợc mục đích nêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung
sau:
3
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về franchising hệ thống;
- Phân tích mô hình hoạt động franchising hệ thống của một số doanh nghiệp
nƣớc ngoài;
- Đánh giá mô hình hoạt động franchising hệ thống của một số doanh nghiệp
Việt Nam điển hình;
- Phân tích triển vọng phát triển franchising hệ thống tại Việt Nam trong thời
gian tới;
- Đề xuất các giải pháp phát triển franchising hệ thống tại Việt Nam.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hoạt động franchising hệ thống tại các
doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài phân tích hoạt động franchising hệ thống tại các
doanh nghiệp Việt Nam, kết hợp phân tích hoạt động franchising hệ thống
của các doanh nghiệp nƣớc ngoài nhằm tập hợp kinh nghiệm áp dụng vào
thực tiễn của Việt Nam. Đề tài sẽ không đi sâu nghiên cứu một franchising
cụ thể cũng nhƣ không đƣa ra một mô hình áp dụng cụ thể nào.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dựa trên các phƣơng pháp sau:
- Thống kê - nghiên cứu,
- Thu thập tài liệu và tổng hợp- phân tích,
- Phƣơng pháp so sánh,
- Phƣơng pháp mô tả khái quát.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 03 chƣơng:
Chƣơng I Khái quát chung về franchising hệ thống
Chƣơng II Hoạt động franchising của một số hệ thống điển hình trên thế giới
và Việt Nam
Chƣơng III Giải pháp phát triển franchising hệ thống tại Việt Nam.
4
CHƢƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FRANCHISING
1.1. Các khái niệm cơ bản về franchising
1.1.1. Một số định nghĩa về franchising
Có nhiều định nghĩa về Franchising, trƣớc hết xin tham khảo định nghĩa của
Uỷ Ban Thƣơng Mại Liên Bang Hoa Kỳ:
Franchising là một hợp đồng hay một thoả thuận giữa ít nhất hai ngƣời,
trong đó ngƣời mua franchise đƣợc cấp quyền bán hay phân phối sản phẩm, dịch
vụ theo cùng một kế hoạch hay hệ thống tiếp thị của chủ thƣơng hiệu. Hoạt động
kinh doanh của ngƣời mua franchise phải triệt để tuân theo kế hoạch hay hệ thống
tiếp thị này gắn liền với nhãn hiệu, thƣơng hiệu, biểu tƣợng, khẩu hiệu, tiêu chí,
quảng cáo và những biểu tƣợng thƣơng mại khác của chủ thƣơng hiệu. Và ngƣời
mua franchise phải trả một khoản phí, gọi là phí franchise [12, tr.11].
Định nghĩa trên tuy khá dài và chi tiết nhƣng chủ yếu tập trung làm rõ nội
dung các quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia hoạt động nhƣợng quyền (chủ
yếu là quyền và nghĩa vụ của bên mua franchise). Trong khi đó, tác giả Awalan
Abdul Aziz của cuốn “A guide to Franchising in Malaysia” (Hƣớng dẫn nhƣợng
quyền thƣơng mại tại Malaysia) lại nhấn mạnh franchising dƣới góc độ mối quan
hệ giữa bên nhƣợng quyền và bên nhận nhƣợng quyền:
Franchising là một phƣơng thức tiếp thị và phân phối sản phẩm hay dịch vụ
dựa trên mối quan hệ giữa hai đối tác: một bên đƣợc gọi là franchisor (ngƣời bán
franchise) và một bên gọi là franchisee (ngƣời mua franchise). Bên mua franchise
đƣợc cấp phép sử dụng thƣơng hiệu của bên bán franchise để kinh doanh tại một
địa điểm hay một khu vực nhất định, trong một khoản thời gian nhất định
[12.tr.12].
Về khía cạnh này, Hiệp hội Nhƣợng quyền thƣơng mại quốc tế cũng có
chung quan điểm “Franchising là mối quan hệ liên tục trong đó ngƣời bán
franchise cấp cho bên mua franchise quyền đƣợc kinh doanh (sản phẩm/dịch vụ
5
của doanh nghiệp), cộng với những hỗ trợ về tổ chức, đào tạo, cách thức kinh
doanh, quản lý, đổi lại nhận đƣợc một khoản tiền nhất định từ bên mua [13, tr.13].
Trong quan điểm này,“ Mối quan hệ liên tục” thể hiện đặc thù của phƣơng
thức kinh doanh nhƣợng quyền: quan hệ giữa ngƣời mua và ngƣời bán franchise
không chấm dứt sau khi hợp đồng franchise ký kết mà liên tục đƣợc duy trì trong
suốt quá trình hoạt động của cửa hàng franchise, cho đến khi chấm dứt thời hạn
nhƣợng quyền theo quy định trong hợp đồng mới thôi. Hợp đồng franchise không
phải mua đứt bán đoạn mà là sự khởi đầu của mối quan hệ hợp tác giữa hai chủ thể
độc lập dựa trên sự tồn tại và phát triển kinh doanh.
Còn ở Việt Nam, Luật nhƣợng quyền thƣơng mại lần đầu tiên đƣợc quy
định tại Luật thƣơng mại có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Luật thƣơng mại Việt
Nam 2006 chính thức ban hành các quy định liên quan đến nhƣợng quyền thƣơng
mại – franchising trong mục 8, từ điều 284 đến điều 291, tại Chƣơng IV. Trong
luật đƣa ra định nghĩa:
Nhƣợng quyền thƣơng mại là một hoạt động thƣơng mại, theo đó bên
nhƣợng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận nhƣợng quyền tự mình tiến hành việc
mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hai điều kiện chính nhƣ sau:(i) Việc
mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đƣợc tiến hành theo cách thức tổ chức kinh
doanh do bên nhƣợng quyền quy định và đƣợc gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên
thƣơng mại, bí quyết kinh doanh, biểu tƣợng kinh doanh, quảng cáo của bên
nhƣợng quyền; (ii)Bên nhƣợng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên
nhận chuyển nhƣợng trong việc điều hành công việc kinh doanh [9].
Các định nghĩa trên đây theo tác giả đều tƣơng đối rõ ràng và chi tiết, nhƣng
vẫn chƣa đề cập đến một đặc điểm nổi bật của phƣơng thức kinh doanh nhƣợng
quyền là tính rủi ro khá thấp so với những phƣơng thức kinh doanh khác, cũng nhƣ
mối quan hệ đặc biệt giữa ngƣời bán và ngƣời mua franchise trong hợp đồng
nhƣợng quyền. Từ việc muốn làm rõ bản chất, những đặc điểm nổi bật của hình
thức kinh doanh nhƣợng quyền, luận văn tập trung nghiên cứu đi sâu vào một
trong những hình thức của kinh doanh nhƣợng quyền là nhƣợng quyền kinh doanh
6
hệ thống (sau đây đƣợc gọi là franchising hệ thống). Theo tác giả franchising hệ
thống là một sự liên kết hợp đồng giữa bên bán franchise hệ thống (nhà sản xuất
hoặc tổ chức dịch vụ) với bên mua franchising hệ thống (ngƣời kinh doanh độc
lập). Bên bán franchise hệ thống chuyển giao cho mƣợn thƣơng hiệu và toàn bộ
những gì liên quan đến hệ thống kinh doanh bao gồm thƣơng hiệu, sản phẩm, dịch
vụ, biểu tƣợng, bộ nhận dạng hệ thống, quy trình dịch vụ, bí quyết kinh doanh,
cách thức quản lý… và tuỳ theo mức độ chuyển giao mà franchising hệ thống bao
gồm yếu tố nào (Giá trị thƣơng hiệu + Các yếu tố khác cấu thành hệ
thốngfranchising hệ thống). Bên mua franchisie phải trả tiền bản quyền thuê hệ
thống và tiền phí cho bên bán franhchise để đƣợc kinh doanh với tên và hệ thống
của bên bán ftranchise tại một địa điểm nhất định trong một khoản thời gian nhất
định đƣợc quy định rõ trong hợp đồng. Trong quá trình triển khai kinh doanh bên
mua franchise phải triệt để tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn mà hệ thống đã quy
định và đƣợc bên bán franchise liên tục trợ giúp để điều hành và quản lý hoạt động
kinh doanh.
Để hiểu rõ hơn về franchising hệ thống, xin đƣợc làm rõ thêm về hai đối
tƣợng chính của hợp đồng chuyển giao hệ thống là ngƣời bán franchise hệ thống
và ngƣời mua franchise hệ thống đƣợc nêu trong bảng 1.1 và bảng 1.2
Bảng 1.1: Khác biệt cơ bản giữa ngƣời mua và ngƣời bán franchise hệ
thống
Ngƣời bán franchise hệ thống Ngƣời mua franchise hệ thống
Sở hữu hệ thống chuyển nhƣợng (Thƣơng
hiệu và các yếu tố khác cấu thành nên hệ
thống)
Đƣợc cấp phép sử dụng hệ thống
Cung cấp hỗ trợ: Đào tạo, quảng cáo, tiếp
thị …
Điều hành hoạt động kinh doanh với sự
giúp đỡ của bên bán franchise.
Nhận phí từ việc bán franchise Trả phí mua franchise
7
Từ sự khác biệt trên dễ dàng nhận thấy mối liên hệ ràng buộc giữa bên bán
và bên mua franchise là rất chặt chẽ và liên tục trong suốt quá trình hoạt động của
hệ thống. Mức độ hợp tác giữa hai bên quyết định mức độ thành công của hệ thống
chuyển nhƣợng.
Bảng 1.2: Chức năng và nhiệm vụ của ngƣới bán franchise hệ thống và
ngƣời mua franchise hệ thống
Ngƣời bán franchise hệ thống Ngƣời mua franchise hệ thống
Chọn mặt bằng Hỗ trợ Chọn với sự đồng ý của chủ
thƣơng hiệu
Thiết kế Cung cấp mẫu thiết kế áp dụng mẫu thiết kế, trả phí
Nhân viên Giới thiệu hỗ trợ Tuyển dụng, giám sát, điều
hành
Thực đơn Xây dựng , quy đinh Thay đổi khi đƣợc chấp thuận
Giá Đề nghị tƣ vấn Quyết định
Nguồn cung
cấp
Có thể yêu cầu bên mua franchise
mua hàng của mình hoặc theo chỉ
định nguồn cung cấp cho hệ
thống franchise, hoặc yêu cầu
theo các tiêu chuẩn nhất định
Phối hợp, tuân theo
Quảng cáo Thiết kế chƣơng trình, yêu cầu
đóng góp
Trả phí quảng cáo, phải đƣợc
chấp thuận
Kiểm soát chất
lƣợng
Xây dựng tiêu chuẩn. Đào tạo
nhân viên. Thanh tra
Huấn luyện nhân viên. Triển
khai giám sát hàng ngày.
Trong hoạt động franchising hệ thống cả hai bên bán và mua franchise đều
có những chức năng và nhiệm vụ nhất định. Một franchising hệ thống đƣợc xem là
thành công nếu cả hai bên thực hiện tốt các nghiệp vụ cụ thể nêu trên.
8
1.1.2. Lịch sử ra đời của franchising – franchising hệ thống
Franchise có xuất xứ từ Châu Âu cách đây hàng trăm năm và sau đó lan
rộng và bùng nổ tại Mỹ. Từ “franchise” có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “franc” có
nghĩa là “freedom”.
Phƣơng thức kinh doanh franchising bắt đầu hình thành trên thế giới từ đầu
những năm 1850. Một trong những mô hình xuất hiện sớm nhất là chuỗi quán bar
có cách bài trí giống nhau ở New South Wales hay kết quả của hợp đồng nhƣợng
quyền giữa các khách sạn và nhà máy rƣợu. Cùng thời gian đó ở Đức, một số nhà
máy bia có tiếng cũng tiến hành trao cho những quán nhất định trong vùng quyền
đƣợc bán loại bia danh tiếng của họ. Đây là những hoạt động đầu tiên hình thành
nên khái niệm franchising nhƣ chúng ta biết hiện nay.
Qua thời gian, cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế thế giới, khái niệm
franchising cũng dần phát triển và hoàn thiện. Tuy nhiên cho đến cuối thế kỷ 19,
đầu thế kỷ 20, hoạt động franchising mới chỉ dừng lại ở việc nhƣợng quyền phân
phối và quyền bán sản phẩm, dịch vụ của bên bán franchise, với đội ngũ tiên
phong là các nhà máy lọc dầu và các nhà sản xuất ô tô. Còn franchising hệ thống
xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1919 với các chuỗi của hàng thức ăn nhanh, điển
hình là thƣơng hiệu A&W Root Beer. Tiếp đó là hoạt động franchising hệ thống
của chuỗi khách sạn bên đƣờng mang thƣơng hiệu Howard Johnson.
Thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ II sự bùng nổ hàng loạt các chuỗi nhà
hàng, khách sạn kinh doanh theo hình thức franchising và trở thành cuộc cách
mạng bằng sự ra đời của Hiệp hội nhƣợng quyền thế giới (IFA – International
Franchise Association) và một loạt Hiệp hội nhƣợng quyền ở những quốc gia có
hình thức franchising phát triển mạnh nhƣ Mỹ, Anh, Autralia…. Một nhân tố khác
không thể thiếu là môi trƣờng pháp lý, bao gồm luật và các thể chế, các văn bản
pháp quy liên quan đến hoạt động franchising cũng đƣợc nhiều quốc gia ban hành
và ngày càng hoàn thiện.
Khi mới xuất hiện, ngƣời ta còn nghi ngờ về khả năng tồn tại của khái niệm
này và không hoàn toàn tin tƣởng vào nó. Nhƣng ngày nay, franchising là một
trong những mô hình kinh doanh phổ biến nhất thế giới và là bộ phận không thể
9
tách rời của nền kinh tế phát triển, tập trung phần lớn ở các ngành dịch vụ, bán lẻ,
chuỗi khách sạn, nhà hàng, với các tên tuổi nhƣợng quyền hàng đầu thế giới nhƣ
Mc Donald‟s, KFC, 7- Eleven, Wendy‟s…
Còn tại Việt Nam hình thức franchising còn khá mới. Giữa thập niên 90 đã
có một vài doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình này nhƣng vẫn chƣa thực sự sôi
động, mãi đến năm 1998 hình thức franchising mới bắt đầu nở rộ với tên tuổi của
một số doanh nghiệp nƣớc ngoài nhƣ KFC, Mcdonald‟s, doanh nghiệp trong nƣớc
nhƣ Trung Nguyên, Phở 24, Kinh đô… [12].
1.1.3. Phân biệt Franchising hệ thống với các hình thức kinh doanh khác
1.1.3.1. Phân biệt franchising hệ thống với đại lý thƣơng mại
Cả hai hình thức kinh doanh này đều giống nhau là bên mua franchise hay
bên nhận làm đại lý đều cùng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cho bên bán franchise hay
bên giao đại lý và đều có sự ràng buộc giữa hai bên, tuy nhiên mức độ ràng buộc
của hai hình thức trên là khác nhau. Tuy nhiên, franchising hệ thống có sự ràng
buộc chặt chẽ hơn giữa bên mua franchise và bên bán franchise. Trong quá trình tổ
chức hoạt động kinh doanh hệ thống bên mua franchise phải tuân thủ nghiêm ngặt
theo các quy định của hệ thống và phải trả phí cho việc mua franchise. Còn với
hình thức kinh doanh đại lý thƣơng mại thì ít phức tạp và ít có sự ràng buộc giữa
bên giao và bên nhận làm đại lý. Bên giao giao hàng cho đại lý thƣơng mại và đại
lý thƣơng mại toàn quyền quyết định trong công tác tổ chức điều hành hoạt động
kinh doanh. Bên nhận làm đại lý không phải trả chi phí cho việc làm đại lý thƣơng
mại, đƣợc thu lợi từ tiền hoa hồng mà bên giao đại lý chi trả theo định kỳ căn cứ
vào kết quả kinh doanh mà bên đại lý thƣơng mại đạt đƣợc. Trong trƣờng hợp này
bên giao đại lý quy định giá bán thống nhất cho các đại lý trong một khu vực nhất
định và đại lý chỉ đƣợc hƣởng tiền hoa hồng từ việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá
hay dịch vụ. Ngoài hình thức thu tiền hoa hồng thì các đại lý thƣơng mại còn có
hình thức thụ lợi khác là hƣởng chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra. Trong
trƣờng hợp này, bên giao hàng giao cho đại lý thƣơng mại một mức giá thấp hơn
giá mà đại lý thƣơng mại bán ra còn đại lý thƣơng mại hƣởng lợi từ chênh lệch giá
này.
10
1.1.3.2. Phân biệt franchising hệ thống với chi nhánh
Trong hoạt động franchising hệ thống thì bên mua franchise là doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân hoàn toàn độc lập với bên bán franchise, với tƣ cách là
đối tác trong kinh doanh. Còn đối với hoạt động chi nhánh thì chi nhánh là đơn vị
phụ thuộc vào doanh nghiệp và chịu sự điều hành trực tiếp của doanh nghiệp về
mọi mặt
1.1.3.3. Phân biệt franchising hệ thống với kinh doanh theo mạng
Giữa kinh doanh theo mạng và franchising hệ thống tồn tại một số khác
biệt. Trong hệ thống kinh doanh theo mạng không có ngƣời làm công vì chính
những ngƣời tham gia vào hệ thống kinh doanh theo mạng trả lƣơng cho chính họ
căn cứ vào doanh thu đạt đƣợc. Những ngƣời kinh doanh trong cùng một hệ thống
là những nhà phân phối độc, họ tự tìm kiếm khách hàng và chủ động trong công
việc, không chịu sự quản lý của ai. Họ làm việc theo hợp đồng, làm việc khi nào
họ muốn, nơi nào họ thích, theo cách mà họ ƣa chuộng, thông thƣờng là công việc
ngoài trời. Còn trong hoạt động franchising hệ thống ngƣời kinh doanh phải tuân
thủ những quy định của hệ thống kinh doanh mà bên bán franchise đặt ra. Hay nói
khác đi, khác với kinh doanh franchising hệ thống là phụ thuộc thì kinh doanh theo
mạng là hoàn toàn tự nguyện, độc lập và không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ nào cả.
Một sự khác biệt nữa giữa franchising hệ thống và kinh doanh theo mạng là
về mô hình hình học. Đó là việc 100 ngƣời làm một thí nghiệm và một ngƣời làm
điều đó 100 lần. Với franchising hệ thống thì các