Chăn nuôi là ngành sản xuất nông nghiệp mang tính truyền thống và tồn tại rất lâu
đời ởnước ta. Tuy nhiên so với mặt bằng phát triển các nước trong khu vực, ngành sản
xuất chăn nuôi Việt Nam đang có sựtụt hậu rõ rệt. Sản phẩm chăn nuôi vềcăn bản chỉ
đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dung trong nước, chưa thểhiện được sức cạnh tranh trên
thịtrường thếgiới. Đánh giá vềtiềm năng phát triển, có thểkhẳng định rằng Việt Nam
là một quốc gia có điều kiện tựnhiên và địa lý rất thuận lợi cho sản xuất chăn nuôi,
nhưvậy sựtụt hậu của ngành suy cho cùng là do hình thức và phương pháp chăn nuôi
chưa được cải tiến, chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thếvốn có cho nhu cầu phát
triển.
Điều đó đòi hỏi ngành sản xuất chăn nuôi trong nước phải có bước phát triển nhảy
vọt. Trong đó chuyển đổi hình thức chăn nuôi quảng canh, bán thâm canh truyền thống
sang hình thức chăn nuôi công nghiệp được coi trọng hàng đầu và là một bước thay
đổi tất yếu. Với xu hướng trên, sựphát triển đồng bộcủa ngành sản xuất thức ăn chăn
nuôi là một điều kiện không thểthiếu đối với tiêu chí phát triển ngành nôngnghiệp nói
chung và ngành sản xuất chăn nuôi nói riêng. Bởi sản phẩm thức ăn công nghiệp là
nguyên liệu sản xuất chính của ngành chăn nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
sản phẩm chăn nuôi và hiệu quảkinh tếcủa người sản xuất chăn nuôi.
Song một thực tếcho thấy, ngành công nghiệp chếbiến thức ăn chăn nuôi Việt
Nam hiện nay đang phát triển một cách tựphát và thiếu tính đồng bộ.Trong xu thếhội
nhập kinh tếtoàn cầu, đặc biệt đứng trước thềm gia nhập TổChức Thương Mại Thế
Giới (WTO) đòi hỏi sản phẩm chăn nuôi Việt Nam phải đảm bảo các chỉtiêu vềchất
lượng, vệsinh an toàn thực phẩm và bảo vệsinh thái môi trường theo tiêu chuẩn Quốc
tế. Do vậy ngoài nỗlực của ngành chăn nuôi, ngay từbây giờngành chếbiến thức ăn
chăn nuôi phải có định hướng phát triển một cách đồng bộ, bền vững và phù hợp với
mục tiêu phát triển kinh tếxã hội.
Đứng trước đòi hỏi cấp bách của nhu cầu phát triển ngành, tác giảchọn đềtài
“Giải pháp phát triển ngành chếbiến thức ăn chăn nuôi Việt Nam”với nỗlực
nghiên cứu và đưa ra các giải pháp mang tính cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn cao cho
quá trình phát triển ngành chếbiến thức ăn chăn nuôi.
3
64 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6685 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
CHƯƠNG MỘT
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT NAM
1.1 Đặc điểm sản phẩm thức ăn chăn nuôi............................................................... 5
1.2 Đặc điểm ngành chế biến thức chăn nuôi........................................................... 7
1.3 Vai trò chủ yếu ngành chế biến thức ăn chăn nuôi ........................................... 8
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi
.............................................................................................................................. 10
1.4.1 Nguyên liệu đầu vào................................................................................... 10
1.4.2 Khách hàng và hành vi tiêu dùng............................................................... 11
1.4.3 Thiết bị và dây chuyền công nghệ.............................................................. 13
1.4.4 Nguồn nhân lực .......................................................................................... 15
1.4.5 Vai trò quản lý Nhà nước đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi................. 16
CHƯƠNG HAI
THỰC TRẠNG NGÀNH CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT NAM
2.1 Các doanh nghiệp ngành chế biến thức ăn chăn nuôi .................................... 19
2.1.1 Cơ cấu và qui mô các doanh nghiệp .......................................................... 19
2.1.2 Sản lượng sản xuất và khả năng cung ứng thị trường................................ 23
2.2 Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành chế biến thức
ăn chăn nuôi Việt Nam....................................................................................... 24
2.2.1 Nguyên liệu đầu vào................................................................................... 24
2.2.1.1 Khả năng cung ứng nguyên liệu................................................................. 24
2.2.1.2 Giá nguyên liệu .......................................................................................... 26
2.2.2 Thị trường và cơ cấu khách hàng .............................................................. 28
2.2.2.1 Khách hàng và năng lực thị trường ........................................................... 28
2.2.2.2 Giá thức ăn chăn nuôi ................................................................................ 31
2.2.3 Thiết bị và dây chuyền công nghệ.............................................................. 33
2.2.4 Nguồn nhân lực .......................................................................................... 34
2.2.5 Quản lý Nhà nước đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi ............................ 36
2.2.5.1 Thực trạng chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi ................................. 36
2.2.5.2 Trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với chất lượng thức ăn chăn nuôi ..... 38
1
2.3 Đánh giá chung ................................................................................................... 39
2.3.1 Cơ hội phát triển......................................................................................... 40
2.3.2 Những vấn đề tồn tại .................................................................................. 41
CHƯƠNG BA
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI
3.1 Quan điểm phát triển ......................................................................................... 43
3.2 Mục tiêu phát triển............................................................................................. 44
3.3 Các giải pháp phát triển ngành chế biến thức chăn nuôi Việt Nam.............. 45
3.3.1 Giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu ..................................................... 45
3.3.2 Giải pháp cải tiến và xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị ............... 52
3.3.3 Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực......................................... 53
3.3.4 Giải pháp đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất ................................................................. 54
3.3.5 Giải pháp thâm nhập và mở rộng thị trường .............................................. 55
3.3.6 Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với thức ăn chăn nuôi.................. 58
3.3.6.1 Giải pháp kiểm soát và định hướng phát triển các doanh nghiệp sản xuất
thức ăn chăn nuôi ...................................................................................... 58
3.3.6.2 Giải pháp kiểm soát và bình ổn giá thức ăn chăn nuôi ............................. 60
3.3.6.3 Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về kiểm tra, kiểm soát chất lượng
nguyên liệu và sản phẩm thức ăn chăn nuôi ............................................. 61
3.4 Kiến nghị ............................................................................................................. 63
2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu đề tài
Chăn nuôi là ngành sản xuất nông nghiệp mang tính truyền thống và tồn tại rất lâu
đời ở nước ta. Tuy nhiên so với mặt bằng phát triển các nước trong khu vực, ngành sản
xuất chăn nuôi Việt Nam đang có sự tụt hậu rõ rệt. Sản phẩm chăn nuôi về căn bản chỉ
đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dung trong nước, chưa thể hiện được sức cạnh tranh trên
thị trường thế giới. Đánh giá về tiềm năng phát triển, có thể khẳng định rằng Việt Nam
là một quốc gia có điều kiện tự nhiên và địa lý rất thuận lợi cho sản xuất chăn nuôi,
như vậy sự tụt hậu của ngành suy cho cùng là do hình thức và phương pháp chăn nuôi
chưa được cải tiến, chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế vốn có cho nhu cầu phát
triển.
Điều đó đòi hỏi ngành sản xuất chăn nuôi trong nước phải có bước phát triển nhảy
vọt. Trong đó chuyển đổi hình thức chăn nuôi quảng canh, bán thâm canh truyền thống
sang hình thức chăn nuôi công nghiệp được coi trọng hàng đầu và là một bước thay
đổi tất yếu. Với xu hướng trên, sự phát triển đồng bộ của ngành sản xuất thức ăn chăn
nuôi là một điều kiện không thể thiếu đối với tiêu chí phát triển ngành nôngnghiệp nói
chung và ngành sản xuất chăn nuôi nói riêng. Bởi sản phẩm thức ăn công nghiệp là
nguyên liệu sản xuất chính của ngành chăn nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
sản phẩm chăn nuôi và hiệu quả kinh tế của người sản xuất chăn nuôi.
Song một thực tế cho thấy, ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi Việt
Nam hiện nay đang phát triển một cách tự phát và thiếu tính đồng bộ.Trong xu thế hội
nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt đứng trước thềm gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế
Giới (WTO) đòi hỏi sản phẩm chăn nuôi Việt Nam phải đảm bảo các chỉ tiêu về chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sinh thái môi trường theo tiêu chuẩn Quốc
tế. Do vậy ngoài nỗ lực của ngành chăn nuôi, ngay từ bây giờ ngành chế biến thức ăn
chăn nuôi phải có định hướng phát triển một cách đồng bộ, bền vững và phù hợp với
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Đứng trước đòi hỏi cấp bách của nhu cầu phát triển ngành, tác giả chọn đề tài
“Giải pháp phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam” với nỗ lực
nghiên cứu và đưa ra các giải pháp mang tính cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn cao cho
quá trình phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.
3
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn
nuôi Việt Nam và một số nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngành.
Trên cơ sở các thông tin đã được phân tích, đánh giá đưa ra các giải pháp phát triển
phù hợp với tiêu chí phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành sản xuất chăn nuôi
trong nước nói riêng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trên phạm vi cả nước. Tuy
nhiên chỉ giới hạn nghiên cứu trong phạm vi các yếu tố ảnh hưởng đến hai loại sản
phẩm chính, có tính đặc trưng và ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của ngành là
thức ăn đậm đặc và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh sử dụng cho gia súc, gia cầm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp duy vật biện chứng, lịch sử và phân tích
thống kê nhằm đưa ra các thông tin phục vụ cho việc xây dựng giải pháp phát triển, cụ
thể:
¾ Đánh giá, phân tích thực trạng ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trên cơ sở số liệu
thống kê và số liệu điều tra, quan sát.
¾ Dự báo nhu cầu thị trường nguyên liệu, sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo mục tiêu
phát triển đàn gia súc gia cầm và định mức chuyên ngành về tiêu hao thức ăn, tiêu
hao nguyên liệu sản xuất thức ăn.
¾ Dự báo khả năng cung ứng nguyên vật liệu trên cơ sở qui hoạch diện tích đất canh
tác nguyên liệu và năng suất ngành sản xuất nông nghiệp.
5. Kết cấu luận văn
Luận văn được trình bày làm ba chương gồm:
Chương một: Tổng quan ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam
Chương hai: Thực trạng ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam
Chương ba: Giải pháp phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam
Vì thời gian và qui mô nghiên cứu có hạn, đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi
thiếu sót. Mong quý Thầy Cô và bạn đọc đóng góp ý kiến nhằm xây dựng các giải
pháp phát triển mang tính thực tiễn cao hơn.
4
CHƯƠNG MỘT
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI
VIỆT NAM
1.1 Đặc điểm sản phẩm thức ăn chăn nuôi
Thoạt đầu ngành chăn nuôi xuất hiện và phát triển một cách tự phát, sản phẩm
dùng cho chăn nuôi chủ yếu là thức ăn đơn tận dụng từ phụ phẩm của ngành sản xuất
nông nghiệp và các sinh vật tự nhiên sẵn có. Đến đầu thế kỷ 20, khoa học chế biến
thức ăn chăn nuôi mới hình thành và phát triển một cách nhanh chóng cùng với sự phát
triển không ngừng của khoa học kỹ thuật. Mục tiêu của quá trình sản xuất là tạo ra
những sản phẩm có chất lượng, đầy đủ chất dinh dưỡng cho vật nuôi mà thức ăn đơn
không thể đáp ứng được. Mặt khác, mỗi loại vật nuôi trong từng giai đoạn phát triển
sinh lý lại có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, chính vì thế mà ngành chế biến thức chăn
nuôi phải tạo ra được được nhiều loại sản phẩm phù hợp cho từng loại gia súc, phù
hợp với từng thời kỳ phát triển sinh lý của vật nuôi.
Phải nói rằng, thức ăn chăn nuôi công nghiệp là một tiến bộ kỹ thuật của ngành
chăn nuôi bởi chúng đáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi, giúp tăng
trưởng nhanh chóng, thức ăn được sử dụng tiết kiệm và bảo quản tốt hơn. Từ đó có thể
rút ngắn chu kỳ chăn nuôi, tạo điều kiện phát triển chăn nuôi với qui mô lớn và mang
lại hiệu quả kinh tế cao.
Thức ăn chăn công nghiệp là sản phẩm đã qua chế biến có nguồn gốc thực vật,
động vật, vi sinh vật, hoá chất, khoáng chất cung cấp cho vật nuôi các chất dinh dưỡng
để đảm bảo cho hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Người ta thường
phân chia thức ăn công nghiệp thành hai loại chính như sau:
Thứ nhất: Thức ăn đậm đặc
Đây là thức ăn giàu đạm, có hàm lượng cao về protein, khoáng, vitamin, axít
amin… nhằm bổ sung vào khẩu phần ăn cho phù hợp với từng loại vật nuôi qua từng
giai đoạn sinh trưởng. Quá trình sử dụng thức ăn đậm đặc thường được pha trộn với
thức ăn thô như bắp, tấm, cám hoặc các loại thức ăn tận dụng khác sẵn có tại địa
phương nên rất phù hợp với mô hình chăn nuôi bán công nghiệp ở nông thôn Việt
Nam. Tuy nhiên để sử dụng thức ăn đậm đặc một cách hiệu quả và hợp lý đòi hỏi
5
người chế biến thức ăn, đặc biệt là người sử dụng thức ăn cần phải nắm rõ một số đặc
điểm cũng như ưu khuyết điểm khi sử dụng thức ăn đậm đặc, cụ thể:
- Chất lượng thức ăn thô phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, mức độ đầu tư và khả
năng chăm sóc nên thường không ổn định và có sự khác biệt giữa các mùa, các địa
phương và thậm chí ngay trong từng hộ gia đình. Trong khi đó trình độ hiểu biết
của người chăn nuôi chưa cao nên việc pha trộn thường không hợp lý dẫn đến tình
trạng chất lượng thức ăn sau khi pha trộn bất ổn định, không phù hợp với nhu cầu
dinh dưỡng của vật nuôi qua từng giai đoạn sinh trưởng.
- Thức ăn thô dùng để pha trộn hầu hết là sản phẩm hoặc phụ phẩm tận dụng từ
ngành sản xuất nông nghiệp, chính vì thế mà giá thành thức ăn sau khi pha trộn rất
thấp. Nếu người chăn nuôi biết áp dụng và sử dụng một cách hợp lý nguồn thức ăn
sẵn có trong quá trình chăn nuôi có thể mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
- Thức ăn đậm đặc thường được sử dụng với số lượng ít nên hạn chế được chi phí
vận chuyển và bảo quản. Vì vậy khách hàng của sản phẩm thức ăn đậm đặc phần
đông là các hộ gia đình chăn nuôi theo hình thức bán thâm canh, phân bổ một cách
phân tán và nằm chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa với điều kiện vận
chuyển khó khăn.
Thứ hai: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp nhiều nguyên liệu đơn được phối chế
theo công thức, đảm bảo chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho từng loại vật
nuôi qua từng giai đoạn tăng trưởng. Khác với thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp dùng
cho vật nuôi thường không cần pha trộn bất cứ một loại thức ăn hay nguyên liệu nào
khác ngoài nước uống.
Ngày nay thức ăn hỗn hợp được sử dụng một cách phổ biến, đặc biệt rất thuận
lợi với hình thức chăn nuôi công nghiệp bởi chúng có những đặc điểm sau:
- Thức ăn hỗn hợp được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại, quá trình sử
dụng không cần trãi qua giai đoạn pha trộn như thức ăn đậm đặc nên chất lượng rất
ổn định. Người sử dụng có thể chủ động lựa chọn thức ăn phù hợp với nhu cầu
dinh dưỡng của vật nuôi mà nhà sản xuất đã xác định.
- Khác với thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh thường được sử dụng với
số lượng lớn, chi phí vận chuyển và lưu trữ cao nên không phù hợp với vùng xa
6
hoặc khu vực có điều kiện vận chuyển khó khăn. Khách hàng lớn của sản phẩm
thức ăn hỗn hợp chủ yếu là các trang trại chăn nuôi với qui mô sản xuất lớn, chính
vì vậy họ rất nhạy cảm với giá sản phẩm.
- Đối với một số địa phương không thể tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, hoặc
các trang trại chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, việc sử dụng thức ăn hỗn hợp
hoàn chỉnh sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn sử dụng thức ăn đậm đặc bởi bản
thân thức ăn hỗn hợp chứa đựng đầy đủ chất dinh dưỡng giúp vật nuôi tăng trưởng
nhanh, rút ngắn được chu kỳ chăn nuôi.
- Thức ăn hỗn hợp được đưa vào sử dụng mà không cần phải pha trộn với bất cứ
nguồn thức ăn nào khác nên nhà sản xuất, cơ quan quản lý Nhà nước có thể chủ
động điều chỉnh các chỉ tiêu chất lượng đảm bảo sản phẩm chăn nuôi đạt chất
lượng dinh dưỡng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường
sinh thái.
Như vậy, từ những đặc trưng khác nhau của từng loại thức ăn chăn nuôi chúng
ta có thể nhìn nhận rằng mỗi loại thức ăn đều có một lợi thế riêng và phù hợp với từng
điều kiện chăn nuôi nhất định. Chính vì thế người tiêu dùng khi lựa chọn thức ăn phải
xem xét loại thức ăn nào là phù hợp nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Về
phía doanh nghiệp phải đánh giá và phân khúc thị trường cho từng loại sản phẩm, trên
cơ sở đó lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và sử dụng kênh phân phối tối ưu nhất,
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.2 Đặc điểm ngành chế biến thức chăn nuôi
Cũng như các ngành kinh tế khác, ngành chế biến thức chăn nuôi bao gồm các
doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế khác nhau tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh
một cách công bằng theo đúng pháp luật, vận hành theo qui chế thị trường có sự quản
lý nhà nước. Tuy nhiên, mỗi ngành kinh tế khác nhau đều có những đặc trưng khác
nhau và đóng một vị trí, một vai trò khác nhau trong tổng thể nền kinh tế xã hội. Đối
với ngành chế biến thức chăn nuôi, chúng ta có thể nhìn nhận và khái quát thông qua
một số đặc điểm mang tính đặc trưng của ngành như sau:
- Sản phẩm của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi bao gồm các loại thức ăn công
nghiệp phục vụ cho ngành chăn nuôi và là nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khoẻ vật nuôi, giá thành sản phẩm chăn nuôi, và chất lượng dinh dưỡng của sản
7
phẩm chăn nuôi. Và đó cũng chính là nhân tố ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử
dụng sản phẩm chăn nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái.
- Các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phải chịu trách nhiệm quản lý Nhà
nước đối với sản phẩm hàng hóa do mình sản xuất, trong đó Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn là cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý toàn bộ hoạt động của
ngành từ khâu cấp phép sản xuất kinh doanh đến khâu quản lý chất lượng, phân
phối và tiêu thụ sản phẩm.
- Ngành chế biến thức chăn nuôi là ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành chăn nuôi,
nguồn nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm từ ngành sản xuất nông nghiệp, ngành thủy
sản, ngành dược phẩm, do vậy nó tác động và chịu sự tác động rất lớn từ các ngành
sản xuất khác. Chính vì thế mà ngành chế biến thức chăn nuôi phát triển gắn liền
với việc phát triển công nghệ và kỹ thuật của ngành sản xuất khác.
- Công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất luôn được các
doanh nghiệp và Nhà nước thực hiện một cách đồng bộ trong mối quan hệ tương
hỗ. Đối với các doanh nghiệp, quá trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu các công
thức pha trộn và sản xuất thức ăn nhằm tạo ra các bí quyết riêng trong vịêc đổi
mới sản phẩm, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tạo ra sự khác biệt và lợi thế
cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành. Đối với nhà nước, quá trình nghiên cứu
khoa học về dinh dưỡng và công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi nhằm giúp các
doanh nghiệp trong nước bắt kịp với xu hướng thế giới, tiếp cận với khoa học hiện
đại. Đưa ra các giải pháp khoa học phát triển chăn nuôi trong mối quan hệ phát
triển bền vững với các ngành khác nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên một các
hiệu quả, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm bớt các di hại do nguồn thức ăn
chăn nuôi gây nên. Từ đó nghiên cứu các cơ chế chính sách phát triển chăn nuôi
phù hợp với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế.
1.3 Vai trò chủ yếu ngành chế biến thức ăn chăn nuôi
Là một nước nông nghiệp (với hơn 70 % dân số sản xuất nông nghiệp) nước ta
có nguồn nhân lực dồi dào, nguồn nguyên liệu phong phú, thời tiết khí hậu thuận lợi là
một lợi thế phát triển cho ngành chăn nuôi. Xuất phát từ những thuận lợi trên Đảng và
Nhà nước ta đã khẳng định ngành chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn, có tiềm năng phát triển và phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã
8
hội. Trong đó ngành chế biến thức ăn chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng thể hiện ở
một số mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất: Sản phẩm thức ăn chăn nuôi là nhân tố chính quyết định đến
hiệu quả sản xuất chăn nuôi.
Trong cơ cấu giá thành sản phẩm chăn nuôi, chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng
65%-70% giá thành sản phẩm và được xem là nhân tố quyết định đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh và sự phát triển của ngành chăn nuôi. Ở một số nước nông nghiệp
phát triển, ngành chăn nuôi đã từng bước được công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Thức
ăn chính sử dụng cho vật nuôi là thức ăn công nghiệp chứa đựng đầy đủ các chất dinh
dưỡng, đảm bảo vật nuôi phát triển tốt, sản phẩm từ ngành chăn nuôi đáp ứng đầy đủ
chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Và một thực tế cho thầy rằng, trong
cùng một điều kiện nuôi nhốt, nếu tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp trong ngành chăn
nuôi càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn bởi tốc độ tăng trọng vật nuôi nhanh và
thời gian chăn nuôi được rút ngắn.
Thứ hai: Sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi góp phần thúc
đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đưa tỷ trọng chăn nuôi từ 23% lên 30% vào năm 2010, cụ thể từ nay đến
2010, ngành chăn nuôi dự kiến nâng mức sản xuất thịt hơi từ 35 kg /người năm 2005
tăng lên 45 kg/người năm 2010, 70 quả trứng /người năm 2005 tăng lên 100 quả/người
năm 2010 và sản lương thịt hơi xuất khẩu dự kiến vào khoảng 50.000-100.000 tấn1.
Đó là một nhiệm vụ đòi hỏi ngành chăn nuôi phải không ngừng gia tăng năng suất,
nâng cao mức độ sử dụng tỷ lệ thức ăn công nghiệp trong sản xuất chăn n