Luận văn Giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2020

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu tất yếu của xã hội, không những là ngành kinh tế mũi nhọn của các quốc gia mà còn là cầu nối giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia và các miền trong một đất nước. Bạn bè quốc tế trước đây biết đến Việt Nam là một quốc gia phải trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh với các thế lực xâm lược mạnh hơn gấp nhiều lần và họ đã anh hùng đánh bại các thế lực xâm lược đó, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ non sông của đất nước. Bởi vậy, ngày nay, khi khách du lịch đến Việt Nam họ thường ngạc nhiên và tự hỏi không hiểu vì sao những con người mãnh liệt, dũng cảm, lập nhiều kỳ tích trong chiến tranh như vậy lại cuốn hút khách tham quan bởi sự hiền hậu, chân tình và thân thiện chứ không phải bằng những ánh hào quang của chiến thắng. Có lẽ một phần câu trả lời đang ẩn mình trong tính cách và truy ền thống của người Việt, bởi trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Việt đã tạo dựng cho mình một phong cách, một nền văn hoá, thuần phong, mỹ tục riêng. Và đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, tỉnh Bạc Liêu nói riêng điều được hưởng thụ những tính cách ấy. Thế mạnh du lịch của Bạc Liêu là du lịch sinh thái, du lịch biển với những cảnh quan thiên nhiên độc đáo như vườn chim, vườn nhãn đồng thời với những di tích lịch sử - văn hoá như: tháp cổ Vĩnh Hưng, di tích đồng Nọc Nạng, đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, hệ thống đình, chùa Sự hấp dẫn của du lịch Bạc Liêu còn ở những nét độc đáo trong ẩm thực, trang phục, lễ hội, dân tộc Việt và một bộ phận dân cư người Khmer, người Hoa.

pdf99 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5530 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG……………….. LUẬN VĂN Giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2020 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 2 PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu tất yếu của xã hội, không những là ngành kinh tế mũi nhọn của các quốc gia mà còn là cầu nối giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia và các miền trong một đất nước. Bạn bè quốc tế trước đây biết đến Việt Nam là một quốc gia phải trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh với các thế lực xâm lược mạnh hơn gấp nhiều lần và họ đã anh hùng đánh bại các thế lực xâm lược đó, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ non sông của đất nước. Bởi vậy, ngày nay, khi khách du lịch đến Việt Nam họ thường ngạc nhiên và tự hỏi không hiểu vì sao những con người mãnh liệt, dũng cảm, lập nhiều kỳ tích trong chiến tranh như vậy lại cuốn hút khách tham quan bởi sự hiền hậu, chân tình và thân thiện chứ không phải bằng những ánh hào quang của chiến thắng. Có lẽ một phần câu trả lời đang ẩn mình trong tính cách và truyền thống của người Việt, bởi trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Việt đã tạo dựng cho mình một phong cách, một nền văn hoá, thuần phong, mỹ tục riêng. Và đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, tỉnh Bạc Liêu nói riêng điều được hưởng thụ những tính cách ấy. Thế mạnh du lịch của Bạc Liêu là du lịch sinh thái, du lịch biển với những cảnh quan thiên nhiên độc đáo như vườn chim, vườn nhãn… đồng thời với những di tích lịch sử - văn hoá như: tháp cổ Vĩnh Hưng, di tích đồng Nọc Nạng, đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, hệ thống đình, chùa… Sự hấp dẫn của du lịch Bạc Liêu còn ở những nét độc đáo trong ẩm thực, trang phục, lễ hội, dân tộc Việt và một bộ phận dân cư người Khmer, người Hoa. Tiềm năng du lịch của tỉnh Bạc Liêu đa dạng và phong phú, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Tuy nhiên, từ trước đến nay Bạc Liêu vẫn chưa khai thác hết tiềm năng du lịch sẵn có bởi nhiều nguyên nhân. Vì thế, em chọn đề tài “giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2020” để phần nào hiểu rõ hơn về du lịch Bạc Liêu . Đồng thời với mong muốn du lịch Bạc Liêu phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Tác giả chọn đề tài này nhằm mục tiêu chính là: Thứ nhất, tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Bạc Liêu để từ đó đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch của tỉnh nhằm nhận định đúng đắn về những thuận lợi và khó khăn mà ngành du lịch tỉnh phải giải quyết qua việc quy hoạch, điều chỉnh, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, các dự án sao cho phù hợp và có căn cứ khoa học. Thứ hai, sau khi đã xem xét đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch Bạc Liêu, xác định được không gian du lịch cần triển khai khai thác các tuyến, điểm du lịch mới cũng như tăng tính đa dạng về các loại hình du lịch đã được khai thác trước đó. Từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị, định hướng du lịch tỉnh Bạc Liêu. PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Về không gian: Đề tài được thực hiện trên khu vực tỉnh Bạc Liêu. Về thời gian: Từ nay đến năm 2020. Về nội dung: Nhìn nhận lại thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Bạc Liêu trong những năm qua. Sau đó, có định hướng giải pháp cụ thể. Toàn bộ nội dung của đề tài “ giải pháp phát triển tiềm năng tài nguyên du lịch tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2020” được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về du lịch. Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tại tỉnh Bạc Liêu trong thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp phát triển tiềm năng du lịch tỉnh Bạc Liêu từ nay đến năm 2020. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp khảo sát thực địa: Sử dụng phương pháp này là tác giả đã đến một số nơi du lịch của tỉnh để quan sát, thu thập số liệu để đánh giá hiện trạng, tiềm năng du lịch của các vùng. 2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Các nguồn tư liệu từ sách, báo và những thông tin thu thập được của các sở ban ngành của tỉnh liên quan đến đề tài. Đó là cơ sở để lựa chọn phân tích và vận dụng vào đề tài một cách chính xác và hợp lý. 3. Phương pháp chuyên gia: Tuy có những nguồn thông tin từ những phương tiện khác, phương pháp chuyên gia là rất cần thiết và hữu hiệu khi chúng ta nghiên cứu ảnh hưởng của một số lớn các nhân tố chồng chéo, thậm chí một số nhân tố trùng nhau. Và nhân tố này nhiều khi là duy nhất trong các trường hợp thiếu thông tin xác thực, thông tin ít được lượng hóa hay không thể lượng hóa. 4. Phương pháp phân tích xu thế: Dựa vào sự vận động mang tính quy luật của các yếu tố mang tính xu thế để đưa các dự báo về chỉ tiêu phát triển trong tương lai. Phương pháp này có thể mô hình hóa bằng các phương pháp toán học do đó xu hướng phát triển trong tương lai được suy ra là khó tránh khỏi tính sai số. 5. Phương pháp toán và tin học: Mặc dù sai số nhưng áp dụng các công thức toán học để tính được kết quả kinh doanh du lịch cũng như hiệu quả kinh tế- xã hội mà ngành du lịch mang lại. Đồng thời dựa vào đó để đưa ra các con số dự báo phát triển. Áp dụng công cụ tin học là việc không thiếu của bất cứ đề tài khoa học nào. Cũng như trong tổ chức hoạt động du lịch hiện nay đã sử dụng rộng rãi công cụ tin học trong việc quảng cáo, thiết kế các chương trình du lịch. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 5 6. Phương pháp so sánh: Áp dụng phương pháp này để thấy điểm giống và khác nhau về các đối tượng trong hoạt động du lịch của tỉnh Bạc Liêu với các tỉnh bạn trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó có những chiến lược phát huy những thế mạnh, khai thác các tiềm năng đặc sắc của tỉnh. 7. Phương pháp cân đối kinh tế: Đây là phương pháp quan trọng trong việc quy hoạch phát triển tiềm năng du lịch. Qua đó cần xem xét lại sự cân bằng giữa tài nguyên du lịch và khả năng đáp ứng nhu cầu cho du khách cũng như số lượng khách du lịch. Hay nói đúng hơn là sự cân đối giữa cung và cầu du lịch. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DL 1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1. KHÁI NIỆM DL 1.1.1.1. KHÁI NIỆM DU LỊCH: Đến nay người ta vẫn chưa xác định chính xác khái niệm du lịch có từ bao giờ. Chỉ biết rằng du lịch đã xuất hiện từ rất lâu và trở thành một nhu cầu quan trọng trong đời sống con người. Khái niệm du lịch vẫn đang là đối tượng nghiên cứu và thảo luận của nhiều nhà khoa học và quản lý du lịch. Vì thế cũng có rất nhiều khái niệm du lịch. Theo tổ chức du lịch thế giới: “du lịch là một hoạt động du hành đến một nơi khác với địa điểm thường trú thường xuyên của mình nhằm mục đích thỏa mãn những thú vui của họ, không vì mục đích làm ăn. Du lịch là tập hợp các mối quan hệ hiện tượng kinh tế bắt nguồn từ hành trình và cư trú của các cá thể ngoài nơi ở thường xuyên của họ với mục đích hòa bình, nơi họ đến cư trú không phải là nơi làm việc của họ”. Theo các học giả người mỹ (Mcintosh và Goeldner): du lịch là một ngành tổng hợp của các lĩnh vực: lữ hành, khách sạn, vận chuyển và các yếu tố cấu thành các kể cả việc xúc tiến quảng bá nhằm phục vụ các nhu cầu và những mong muốn đặc biệt của du khách. Luật du lịch Việt Nam định nghĩa như sau: du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghĩ dưỡng, giải trí trong một khoảng thời gian nhất định. Hay nói như Mill và Morrison: du lịch là một hoạt động xảy ra khi con người vượt khỏi biên giới của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ… để nhằm mục đích giải trí và lưu trú tại đó ít nhất 24h nhưng không quá 1 năm. Có thể nói du lịch bắt nguồn từ nhu cầu muốn khám phá, giao tiếp và học hỏi thế giới xung quanh vốn phong phú đa dạng và chứa nhiều tiềm ẩn. Du lịch xuất hiện và trở thành một hiện tượng đặt biệt trong đời sống con người. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 7 Trước đây du lịch được xem là đặc quyền của giới thượng lưu, tầng lớp giàu có nhưng ngày nay nó đã, đang và sẽ trở thành một nhu cầu phổ biến, đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của nhiều tầng lớp trong xã hội. Du lịch góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người. Vì thế đặc tính của du lịch có thể khái quát 3 yếu tố cơ bản sau:  Du lịch là sự di chuyển đến một nơi mang tính tạm thời và trở về sau thời gian một vài ngày, vài tuần hoặc lâu hơn.  Du lịch là hành trình tới điểm đến, lưu trú lại đó là bao gồm các hoạt động ở điểm đến. Hoạt động ở các điểm đến của người đi du lịch làm phát sinh các hoạt động khác với những hoạt động của người dân địa phương.  Chuyến đi có thể có nhiều mục đích nhưng không vì mục đích định cư và tìm kiếm việc làm tại điểm đến. 1.1.1.2. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH: Con người có 3 nhu cầu: nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu phát triển. Sự phát triển kinh tế của thế giới ngày càng mạnh, quy mô kinh tế và thu nhập của dân cư tăng lên nhanh chóng, con người đã thỏa mãn được cơ bản nhu cầu sinh tồn, và có điều kiện tiến tới thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển, tạo điều kiện cho sự phát triển du lịch. Do vậy, hoạt động kinh doanh du lịch có những ý kiến to lớn sau:  Hoạt động du lịch là hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người: Hoạt động du lịch góp phần vào tái sản xuất sức lao động, phục hồi sức khoẻ cho con người. Nền sản xuất của xã hội loài người ngày càng phát triển và hiện đại, đòi hỏi cường độ lao động, nhịp độ sinh hoạt của con người ngày càng trở nên khẩn trương, căng thẳng. Thêm vào đó là môi trường công nghiệp hoá, đô thị hoá làm cho ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn gia tăng bắt buộc con người phải nghĩ ngơi thư giãn và khôi phục thể lực, trí lực. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 8 Chính vì vậy mà hoạt động du lịch giải trí, chữa bệnh và nghỉ ngơi đáp ứng được nhu cầu giải trí, giảm sự mệt mỏi, tăng cường sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ. Một trong các loại hình du lịch có tác động tích cực nhất là du lịch biển. Các quốc gia có tuổi thọ trung bình cao của thế giới như Aixơlen, Hà Lan, Na Uy, Nhật Bản, Thuỷ Điển có đặc điểm chung là đảo quốc có biển bao quanh hoặc quốc gia bán đảo. Du lịch trên biển đặc biệt có lợi cho sức khoẻ của mọi người, có nhiều nguyên nhân:  Thứ nhất, không khí ở bờ biển trong lành, mát mẻ, lại thêm tác dụng điều tiết của biển cả, sự chênh lệch nhiệt độ thấp, mùa đông ấm, mùa hè mát, rất thích hợp với thân nhiệt và sự lưu thông khí huyết trong cơ thể con người làm tăng năng lực hoạt động của cơ thể, chữa trị tốt một số bệnh tật như viêm mũi, cổ họng mãn tính, cao huyết áp…  Thứ hai, hoạt động lưu thông không khí ở khu vực bờ biển rất lớn, có nhiều gió, khiến cơ thể con người thường được không khí mát kích thích, việc tắm không khí tạo khả năng điều tiết và rèn luyện cơ chế trong cơ thể con người rất tốt.  Thứ ba, tắm nước biển là một hoạt động vui chơi và rèn luyện thân thể lý tưởng.  Thứ tư, sản vật biển ở khu vực bờ biển hết sức phong phú có khả năng cung cấp dinh dưỡng cao cho du khách, làm tăng sức khoẻ.  Hoạt động du lich là hoạt động nhằm nâng cao và làm phong phú hoá kiến thức của con người. Hoạt động du lịch là một bộ phận trong hoạt động văn hoá của loài người và cũng là một hình thức học tập đặc biệt, nó lấy xã hội và giới tự nhiên rộng lớn làm trường học, lấy tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn và xã hội làm sách giáo khoa. Thông qua việc thưởng ngoạn du lịch, phỏng vấn, khảo sát làm phương pháp học tập, du khách sẽ thu thập được rất nhiều kiến thức bổ ích về các lĩnh vực khoa học như địa chất, địa lý, thiên văn- khí tượng, sinh học, lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán… Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 9  Hoạt động du lịch là hoạt động rèn luyện đạo đức tinh thần cho con người: Thông qua hoạt động du lịch làm tăng thêm lòng yêu đất nước, yêu quê hương và lòng yêu đời, yêu cuộc sống cho du khách. Trong quá trình đi du lịch, du khách tận mắt chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, những tinh hoa văn hoá dân tộc, sự nghiệp của thế hệ đi trước và thành tựu xây dựng vĩ đại của thời hiện đại, từ đó làm tăng thêm niềm tự hào về Tổ Quốc, về con người và tình cảm đối với cuộc sống. Thông qua các tour du lịch ra nước ngoài, du khách cũng có thể thông qua việc tham quan để từ đó so sánh và làm nổi bật được nét đặc sắc, độc đáo của nền văn hoá đầy bản sắc của quốc gia mình, làm cho du khách có chí hướng giữ gìn, phát triển và làm vẻ vang, rạng rỡ cho Tổ Quốc. 1.2. CÁC KHÁI NIỆM KHÁC 1.2.1. Khách du lịch: Xuất phát từ những nhận định về khái niệm du lịch nên có nhiều định nghĩa về khách du lịch như sau: Nhà kinh tế học người anh (Ogilvie) cho rằng: khách du lịch là tất cả những người thõa mãn 2 điều kiện: rời khỏi nơi ở thường xuyên trong khoảng thời gian dưới một năm và chỉ tiêu tiền tại nơi họ đến mà không kiếm tiền ở đó. Theo nhà xã hội học Cohen: khách du lịch là một người tự nguyện rời khỏi nơi cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian nhất định với mong muốn được giải trí khám phá những điều mới lạ từ những chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên. Định nghĩa khách du lịch còn phân biệt rõ khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa: Khách du lịch quốc tế: là người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đích khác nhau ngoài hoạt động để trả lương ở nơi đến. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 10 Ngoài ra, Pháp lệnh du lịch Việt Nam còn quy định: khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam đi du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Khách du lịch nội địa là người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc gia nào, đi đến một nơi khác không phải là nơi cư trú thường xuyên trong quốc gia đó, ở một thời gian ít nhất 24 giờ và không quá 1 năm, với các mục đích: giải trí, công vụ, hội họp, thăm thân… ngoài những hoạt động để lãnh lương ở nơi đến. Pháp lệnh du lịch Việt Nam còn quy định: khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 1.2.2. Khái niệm nhu cầu: Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Con người có nhiều nhu cầu, đa dạng và phức tạp. Nhu cầu thì vô hạn và thay đổi theo thời gian, theo đà phát triển của xã hội. Xã hội phát triển cao thì con người cũng có những nhu cầu cao. Theo Abraham Maslow, nhu cầu chia làm 5 bậc:  Nhu cầu sinh lý (Psychological needs) như: ăn, uống…  Nhu cầu an toàn (Safety needs) như an ninh trật tự, không ai quấy rầy…  Nhu cầu xã hội (Social needs) như tình cảm, giao lưu bạn bè…  Nhu cầu được tôn trọng (Esteem needs) như địa vị trong xã hội để được mọi người tôn trọng…  Nhu cầu tự khẳng định mình: (Self actualisation needs) như làm những gì mình thích để phát huy hết tài năng của mình. Maslow cho rằng nhu cầu của con người được sắp xếp trật tự theo thứ bậc ý nghĩa quan trọng từ cấp thiết nhất đến ít cấp thiết nhất. Và theo ông, trong thời gian khác nhau, con người lại bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 11 1.2.3. Khái niệm sản phẩm dịch vụ: 1.2.3.1. Khái niệm sản phẩm: Có rất nhiều khái niệm liên quan đến sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch. Sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình. Theo tiến sĩ Thu Trang Công Thị Nghĩa, tiến sĩ sử học, uỷ viên đoàn chủ tịch hội người Việt Nam tại Pháp: sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tiêu dùng đáp ứng cho nhu cầu của du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn, ở và giải trí. Theo các nhà du lịch Trung Quốc, sản phẩm du lịch bao gồm 2 mặt chính:  Xuất phát từ đích tới du lịch, sản phẩm du lịch là chỉ toàn bộ dịch vụ của nhà kinh doanh du lịch dựa vào vật thu hút du lịch, cung cấp cho du khách để thỏa mãn nhu cầu hoạt động du lịch.  Xuất phát từ góc độ người du lịch là chỉ quá trình du lịch một lần do du khách bỏ qua thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được. Theo các tác giả Trần Ngọc Nam và Trần Duy Khang: sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình. Theo Michael M.Coltman: Sản phẩm du lịch có thể là món hàng cụ thể như thức ăn hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí nơi nghỉ mát. Từ các định nghĩa trên có thể đưa ra một định nghĩa bao quát và ngắn gọn hơn: sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hoá và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 12 1.2.3.2. Khái niệm dịch vụ: Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Thanh: dịch vụ là một loại hàng hóa đặc biệt, nó có những nét đặc trưng riêng mà hàng hóa hiện hữu không có. Dịch vụ du lịch về cơ bản cũng có 4 đặc điểm nổi bật như sau. Dịch vụ có tính chất không hiện hữu (vô hình): là đặc điểm cơ bản của dịch vụ. Tuy vậy sản phẩm dịch vụ vẫn mang nặng tính vật chất (như khách du lịch có thể thưởng thức nội dung, chương trình văn nghệ, nghe một bài hát…. Không tồn tại dưới dạng vật chất nào, không cầm được nó. Tính chất không hiện hữu biểu hiện khác nhau ở từng loại sản phẩm. Do vật chất có tính chất không hiện hữu nên người mua đứng trước sai số lớn khi nua dịch vụ. Vì thế để xây dựng niềm tin nơi khách hàng, doanh nghiệp cần cụ thể hóa các yếu tố vô hình thông qua các vật liệu như tờ rơi, hình ảnh trực quan sinh động… Dịch vụ có tính không đồng nhất: việc cung cấp dịch vụ không thể tạo ra dịch vụ như nhau trong thời gian khác nhau. Vì thế ở mỗi thời điểm, mỗi đối tượng khách cũng có những cảm nhận vầ chất lượng khác nhau. Vì vậy sản phẩm dịch vụ du lịch sẽ có giá trị cao khi thỏa mãn nhu cầu riêng biệt của khách hàng. Dịch vụ có tính chất không tách rời: Sản phẩm dịch vụ gắn liền với những hoạt động cung cấp dịch vụ. Các sản phẩm cụ thể là không đồng nhất nhưng đều mang tính hệ thống. Quá trình sản xuất gắn liền với việc tiêu dùng dịch vụ. Người tiêu dùng cũng tham gia vào hoạt động sản xuất cung cấp dịch vụ cho chính mình. Có nhu cầu, có khách hàng thì quá trình thực hiện dịch vụ mới có thể thực hiện được. Dịch vụ có tính không lưu trữ: dịch vụ không thể tồn kho, không cất trữ và không thể vận chuyển từ khu vực này đến khu vực khác. Vì vậy việc sản xuất, phân phối và tiêu dùng dịch vụ cũng giới hạn bởi thời gian. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng SVTH: Nguyễn Tiền Nguyên Trang 13 1.2.4. Khái niệm du lịch sinh thái Định nghĩa về du lịch sinh thái ở việt nam: Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Sự khác nhau giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch thiên nhiên khác thể hiện ở các mặt: Có mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. Du lịch s