Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trong thời kỳ CNH – HĐH, phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp.Trong những năm đầu của sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt Nam, việc phát triển xây dựng các Khu Công Nghiệp(KCN) đã khẳng định đây là một mô hình quan trọng trong phát triển nền kinh tế. KCN có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ, nhịp độ, hiệu quả vốn đầu tư, định hướng phát triển kinh tế quốc dân, đặc biệt là sự phát triển khu đô thị, dịch vụ phục vụ cho KCN.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cùng tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu về không gian xây dựng đô thị sẽ ngày một lớn và khiến nhu cầu về gạch xây dựng gia tăng theo.
Gạch đất sét nung là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong mọi công trình xây dựng. Với tốc độ xây dựng tăng nhanh trong các năm gần đây, sản lượng gạch xây dựng cũng không ngừng tăng. Năm 2000 sản lượng gạch của cả nước là 9 tỉ viên, đến năm 2007 là 22 tỉ viên. Dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 42 tỉ viên. Với công nghệ sản xuất đất sét nung truyền thống và ngay cả với công nghệ hiện đại như ngày nay đã cho thấy những tác động tiêu cực đến môi trường như: Tiêu tốn một lượng đất sét khổng lồ với việc sử dụng đất canh tác khai thác làm nguyên liệu sản xuất gạch, tiêu tốn một lượng than để nung đốt sản phẩm, đồng thời sẽ thải ra ngoài không khí một lượng khí thải độc hại ( SO2, CO2 ) ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe con người, làm gia tăng nguy cơ phá hủy tầng ôzôn. Vì vậy, năm 2010 các lò gạch thủ công trên cả nước phải ngừng hoạt động theo quyết định số 15/2000/QĐ-BXD ngày 24 tháng 7 năm 2000 của Bộ xây dựng. Cả nước sẽ thiếu hụt khoảng 12,6 tỷ viên gạch.
Xuất phát từ bất cập trên, đồng thời đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng ngày một lớn, hạn chế sử dụng ruộng đất canh tác, giảm lượng tiêu thụ than, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội. Thủ tướng chính phủ đã đưa ra quyết định số 121/2008 QĐ- TTG ngày 29/8/2008 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 với định hướng đến năm 2015 tỷ lệ gạch không nung chiếm từ 20- 25 % và năm 2020 là 30 - 40 % tổng số vật liệu xây dựng trong cả nước. Đây là một yêu cầu rất lớn đòi hỏi sự tập trung của toàn xã hội, đặc biệt là những công ty đi đầu trong lĩnh vực vật liệu. Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, lĩnh vực sản xuất vật liệu không nung của nước ta còn mới mẻ, mới bước vào giai đoạn phát triển, năng lực sản xuất còn thấp trong khi nhu cầu của thị trường về vật liệu xây dựng là khá lớn, đây chính là cơ hội rõ rệt để đầu tư xây dựng nhà máy gạch bê tông khí chưng áp.
96 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2058 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp quy hoạch không gian, kiến trúc các nhà máy gạch chưng áp tại vùng trọng điểm phía Bắc tầm nhìn 2025 theo hướng thân thiện môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KTS. TRẦN MẠNH DŨNG
GIẢI PHÁP QUY HẠCH KHÔNG GIAN – KIẾN TRÚC CÁC NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP TẠI VÙNG TRỌNG ĐIỂM PHÍA BẮC TẦM NHÌN 2025 THEO HƯỚNG THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH : KIẾN TRÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.KTS. TRẦN NHƯ THẠCH
HÀ NỘI, 2011
MỤC LỤC
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài………………………………………………………………………………
Mục đích nghiên cứu nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………...
Hướng kết quả nghiên cứu……………………………………………………………….........
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài………………………………………………...........
Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………............
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GẠCH CHƯNG ÁP VÀ THIẾT KẾ, XÂY DỰNG CÁC NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GẠCH CHƯNG ÁP VÀ XÂY DỰNG CÁC NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP TRÊN THẾ GIỚI……………………………………………….........
1.1.1. Tình hình sản xuất g ạch chưng áp trên thế giới
1.1.2. Thiết kế xây dựng nhà máy gạch chưng áp
1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH GẠCH CHƯNG ÁP VÀ XÂY DỰNG CÁC NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP CÔNG SUẤT ĐẾN 1 TRIỆU VIÊN/NĂM TẠI VIỆT NAM…………………………………………………………………………………………
1.2.1. Sản xuất gạch…………………………………………………………….........
1.2.1.1. Quá trình phát triển…………………………………………………….........
1.2.1.2. Đánh giá tình hình phát triển………………………………………………..
1.2.1.3. Quan điểm và mục tiêu chiến lược phát triển ngành gạch chưng áp tại Việt Nam tới năm 2011 tầm nhìn tới 2025………………………………………………………..
1.2.2. Đánh giá quy hoạch kiến trúc nhà máy gạch chưng áp ở miền bắcViệt Nam
1.2.2.1. Diện tích khu đất nhà máy…………………………………………………..
1.2.2.2. Quy hoạch tổng thể các nhà máy……………………………………………
1.2.2.3. Kiến trúc…………………………………………………………………….
1.2.2.4. Mức độ than thiện với môi trường…………………………………………..
Kết luận chương I……………………………………………………………………...........
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUY HOẠCH GIẢI PHÁP KHÔNG GIAN - KIẾN TRÚC NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA BẮC VIỆT NAM THEO HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG.
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN………………………………………………………………
2.2. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT ( CÔNG NGHỆ ) NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP………………………………………….......................
2.2.1. Đặc điểm chung………………………………………………………….........
2.2.2. Công nghệ sản xuất
-Chuẩn bị nguyên liệu thô
-Phối trộn và rót
-Dừng tĩnh dưỡng hộ
-Cắt ,trộn và gộp nhóm
-Làm cứng và hoàn thiện.
2.3. ĐIỀU KIỆN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, PHÒNG HỎA VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG………………………………………………………………………………….........
2.4. MỘT SỐ NHÂN TỐ KHÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN THIẾT KẾ QUY HOẠCH KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA BẮC …………………………............
2.3.1. Giao thông ………………………………………………………………........
2.3.2. Điều kiện phát triển mở rộng…………………………………………….........
2.3.4. Thẩm mỹ kiến trúc……………………………………………………….........
2.3.5. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và vấn đề sử dụng vật liệu địa phương………………………………………………………………………………….........
2.3.6. Yêu cầu về con người( lực luợng lao động) .....................................................
2.3.7. Hệ thống kỹ thuật .............................................................................................
2.4.8. Yêu cầu thự hiện .............................................................................................
Kết luận chương II................................................................................................................
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP QUY HOẠCH KHÔNG GIAN - KIẾN TRÚC NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP THEO HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
3.1. MÔ HÌNH NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP THEO HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG…………………………………..
3.1.1. Các nguyên tắc ................................................................................................ 3.1.2. Cơ cấu sản xuất,công nghệ sản xuất, tính liên hợp sản xuất trong nhà máy gạch chưng áp theo hướng thân thiện với môi trường.......................
3.1.2.1. Cơ cấu sản xuất ............................................................................................
3.1.2.2. Tính liên hợp trong sản xuất gạch chưng áp..................................................
3.1.2.3. Công suất tối ưu cho nhà máy ghạch chưng áp thân thiện với môi
trường ....................................................................................................................................
3.1.3 . Nhu cầu sử dụng đất trong nhà máy gạch chưng áp công suất 1triệu
tấn/năm ..................................................................................................................................
3.2. QUY HOẠCH KIẾN TRÚC KHÔNG GIAN NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP THEO HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG................................................................................................................................
3.2.1. Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy gạch chưng áp theo hướng thân thiện với môi trường . .....................................................................
3.2.1.1. Lựa chọn vùng .............................................................................................
3.2.1.2. Lựa chọn địa điểm cụ thể ..............................................................................
3.2.2.Giải pháp phân khu nhà máy gạch chưng áp theo hướng thân thiện với môi trường.............................................................................................
3.2.3. Giải pháp hợp khối nhà máy gạch chưng áp theo hướng thân thiện với môi trường ................................................................................................................
3.2.4. Chủ động chuẩn bị phát triển mở rộng nhà máy gạch chưng áp theo hướng thân thiện với môi trường ........................................................................................................
3.2.5. Tổ chức cơ sỏ hạ tầng kỷ thuật nhà máy gạch chưng áp theo hướng thân thiện với môi trường......................................................................
3.2.5.1.Tổ chức giao thông .........................................................................................
3.2.5.2. Tổ chức hệ thống kỹ thuật ............................................................................
3.2.6. Một số giải pháp đặc biệt khi thiết kế nhà máy gạch chưng áp theo hướng môi trường thân thiện ...........................................................................
3.2.6.1. Lợi dụng các thiết bị công nghệ của nhà máy ...............................................
3.2.6.2.Tận dụng phát huy hiệu quả các công trình có hình dạng và kích thước đặc biệt…………………………………………………………………………………...
3.2.7. Vận dụng các phương tiện , thủ pháp kiến trúc thiết kế nhà máy gạch chưng áp
3.2.8. Dạng mặt bằng tổng thể phù hợp với nhà máy theo hướng thân thiện với môi trường.............................................................................................
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG........................................................................
3.3.1. Giải pháp xử lý ô nhiễm không khí ..................................................................
3.3.2. Giải pháp xử lý ô nhiễm đất ,nước ................................................................
3.3.3. Giải pháp xủ lý tiếng ồn ................................................................................
3.4. CÂY XANH VÀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN...........................................................
3.5. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC TRONG NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP THEO HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG....................................................................................................................
3.5.1. Thiêt kế mặt bằng .........................................................................................
3.5.2. Thiết kế mặt cắt ...........................................................................................
3.5.3. Giải pháp kết cấu xây dựng và bao che ........................................................
3.5.4. Thiết kế nội thất .............................................................................................
Kết luận chương III.............................................................................................................
PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN
KẾT LUẬN ..........................................................................................................................
KIẾN NGHỊ .........................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH………………………………………
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trong thời kỳ CNH – HĐH, phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp.Trong những năm đầu của sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt Nam, việc phát triển xây dựng các Khu Công Nghiệp(KCN) đã khẳng định đây là một mô hình quan trọng trong phát triển nền kinh tế. KCN có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ, nhịp độ, hiệu quả vốn đầu tư, định hướng phát triển kinh tế quốc dân, đặc biệt là sự phát triển khu đô thị, dịch vụ phục vụ cho KCN.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cùng tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu về không gian xây dựng đô thị sẽ ngày một lớn và khiến nhu cầu về gạch xây dựng gia tăng theo.
Gạch đất sét nung là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong mọi công trình xây dựng. Với tốc độ xây dựng tăng nhanh trong các năm gần đây, sản lượng gạch xây dựng cũng không ngừng tăng. Năm 2000 sản lượng gạch của cả nước là 9 tỉ viên, đến năm 2007 là 22 tỉ viên. Dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 42 tỉ viên. Với công nghệ sản xuất đất sét nung truyền thống và ngay cả với công nghệ hiện đại như ngày nay đã cho thấy những tác động tiêu cực đến môi trường như: Tiêu tốn một lượng đất sét khổng lồ với việc sử dụng đất canh tác khai thác làm nguyên liệu sản xuất gạch, tiêu tốn một lượng than để nung đốt sản phẩm, đồng thời sẽ thải ra ngoài không khí một lượng khí thải độc hại ( SO2, CO2 ) ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe con người, làm gia tăng nguy cơ phá hủy tầng ôzôn. Vì vậy, năm 2010 các lò gạch thủ công trên cả nước phải ngừng hoạt động theo quyết định số 15/2000/QĐ-BXD ngày 24 tháng 7 năm 2000 của Bộ xây dựng. Cả nước sẽ thiếu hụt khoảng 12,6 tỷ viên gạch.
Xuất phát từ bất cập trên, đồng thời đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng ngày một lớn, hạn chế sử dụng ruộng đất canh tác, giảm lượng tiêu thụ than, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội. Thủ tướng chính phủ đã đưa ra quyết định số 121/2008 QĐ- TTG ngày 29/8/2008 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 với định hướng đến năm 2015 tỷ lệ gạch không nung chiếm từ 20- 25 % và năm 2020 là 30 - 40 % tổng số vật liệu xây dựng trong cả nước. Đây là một yêu cầu rất lớn đòi hỏi sự tập trung của toàn xã hội, đặc biệt là những công ty đi đầu trong lĩnh vực vật liệu. Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, lĩnh vực sản xuất vật liệu không nung của nước ta còn mới mẻ, mới bước vào giai đoạn phát triển, năng lực sản xuất còn thấp trong khi nhu cầu của thị trường về vật liệu xây dựng là khá lớn, đây chính là cơ hội rõ rệt để đầu tư xây dựng nhà máy gạch bê tông khí chưng áp.
Vì vậy tôi chọn vấn đề : “ Giải pháp quy hoạch kiến trúc nhà máy gạch chưng áp tại vùng trọng điểm phía bắc, tầm nhìn đến năm 2025 theo hướng thân thiện môi trường” làm đề tài nghiên cứu.
Trong quá trình xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động sẽ có những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường của khu vực. Vì vây, việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là rất cần thiết với mục đích:
Mô tả, phân tích hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án.
Phân tích , đánh giá và dự báo các ảnh hưởng chính đến môi trường do quá trình thi công xây dưng, lắp đặt thiết bị và khi dự án đi vào hoạt động.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN LUẬN VĂN
A. Các căn cứ pháp lý
được thực hiện dựa trên những cơ sở pháp lý sau:
- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 ban hành ngày 12/12/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.
- Luật tài nguyên nước ngày 21/06/1998.
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4.
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn.
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Nghị định 117/ 2009/ NĐ – CP ngày 31/12/2009/ của chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ trường.
- Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06/09/2007 của Bộ tài chính – Bộ tài nguyên và môi trường sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ tài chính – Bộ tài nguyên và môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ tài nguyên và môi trường về hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
B. Các căn cứ kỹ thuật
- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Quế Võ năm 2009.
- Kết quả đo đạc, phân tích môi trường khu vực triển khai dự án do Công ty TNHH Môi trường & Công nghệ Xanh Việt phối hợp cùng trung tâm UCE – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện tháng 09 năm 2010.
- Bản thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch bê tông khí chưng áp
- Phụ lục 4, Thông tư số 05/2008/TT_BTNMT ngày 08/12/2008, quy định về nội dung nghiên cứu, kết cấu báo cáo của một báo cáo ĐTM.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường được ban hành kèm theo.
- Thông tư 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 ban hành 02 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Thông tư 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 ban hành 08 quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.
- Quyết định 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Quyết định số 16/2008/BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Các tiêu chuẩn kèm theo được sử dụng bao gồm:
a) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí.
- QCVN 05:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
- QCVN 19:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với các chất hữu cơ.
- Tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 10 tháng 10 năm 2002 Tiêu chuẩn chất lượng không khí khu vực sản xuất.
b) Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn.
- TCVN 5948-1999: Âm học – Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ. Mức ồn tối đa cho phép.
- TCVN 5948-1999: Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. mức ồn tối đa cho phép.
- Tiêu chuẩn 3985-1999: Âm học- Mức ồn cho phép tại vị trí làm việc.
c) Các tiêu chuẩn liên quan đến rung động
- TCVN 6962-2001: Rung động và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Mức độ tối đa cho phép đối với môi trường khu công nghiệp và dân cư.
d) Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng nước.
- QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- QCVN 09:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- QCVN 24:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp.
e) Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng môi trường đất.
- QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM
1. Phương pháp điều tra khảo sát: Điều tra hiện trạng hoạt động, môi trường và công tác BVMT tại khu vực dự án, đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm.
Bảng 1. Bảng thiết bị phân tích môi trường
I. Thiết bị hiện trường
1
Máy đo vi khí hậu TSI 9545 (Mỹ)
2
Máy đo tiếng ồn: Casella 231 (Anh)
3
Máy đo tốc độ gió
4
La bàn: Trung Quốc
II. Thiết bị đo khí hiện trường
1
Máy đo khí độc QRAE Plus Hãng RAE SysTems/Mỹ
3
Máy đo PH MI-105 PH/ Temperature Metter by Martini Instruments
III. Thiết bị đo hiện trường và phân tích mẫu nước
1
TOA, Nhật Bản
2
HORIBA-T22, Nhật Bản
3
Máy cực phổ WATECH, Đức
4
Máy cực phổ WATECH, Đức
5
Máy đo quang NOVA, Đức
6
Thiết bị đo BOD hãng VLEP, Đức
7
Máy DR 2800
8
Cân phân tích TE153S- Sartorius/Đức
8
Các dụng cụ phân tích khác
Phương pháp kế thừa
Phương pháp thống kê để đánh giá các kết quả nghiên cứu
phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống để đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế diễn biến môi trường.
phương pháp so sánh.
phương pháp GIS.
Ø Độ tin cậy của đánh giá
Đây là các phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực nghiên cứu và thống kê.
IV. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo
- Độc học môi trường - Lê Huy Bá; 2000.
- Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - GS.TS Trần Ngọc Chấn, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2000 (tập 1, 3).
- Kỹ thuật thông gió - GS.TS. Trần Ngọc Chấn, NXB Xây dựng, Hà Nội 1998.
- Môi trường không khí - Phạm Ngọc Đăng, 1997.
- Giáo trình công nghệ xử lý nước thải – Trần Văn Nhân; Ngô Thị Nga.
Các tài liệu được sử dụng tham khảo trong Báo cáo ĐTM là những tài liệu được cập nhật và có độ tin cậy cao.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Theo quy định, chủ đầu tư phải lập báo cáo ĐTM và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Do không đủ cán bộ chuyên môn và cơ sở kỹ thuật cần thiết nên Công ty đã ký hợp đồng tư vấn lập báo cáo ĐTM cho Dự án. Đơn vị tư vấn được chọn là Công ty TNHH Môi trường & Công nghệ Xanh Việt, có đầy đủ chức năng pháp lý và các trang thiết bị đo đạc, có đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật môi trường và nhiều kinh nghiệm trong đánh giá tác động môi trường.
1. Cơ quan chủ trì lập báo cáo ĐTM
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG HANCORP
Người đại diện: Ông Đào Xuân Hồng
Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty
Điện Thoại : 04.39449382 * Fax: 04.39449383
Địa chỉ: Tầng 7, nhà 57 Quang Trung – Nguyễn Du – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Địa điểm thực hiên dự án: KCN Quế võ II, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Cơ quan chủ trì lập báo cáo ĐTM có trách nhiệm:
Cung cấp tài liệu gốc về Dự án;
Giới thiệu chung về Dự án gồm: Địa điểm thực hiện, nội dung chính và quy mô đầu tư, thời gian thực hiện và tổ chức thi công để cơ quan tư vấn lập kế hoạch điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, phục vụ cho việc đánh giá các tác động môi trường.
Tổ chức giới thiệu tại hiện trường địa điểm khu vực mặt bằng thực hiện dự án và bàn giao khu vực mặt bằng Dự án.
2. Đơn vị tư vấn:
CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG & CÔNG NGHỆ XANH VIỆT.
Người đại diện : Ông Đào Văn Quý. - Chức vụ: Giám Đốc.
Trụ sở : 31 Thi Sách, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Chi nhánh Bắc Ninh : Đường Nguyễn Công Hãng, TX. Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh
Điện thoại : 04 2246 3668
Email : moitruo