1. Đặt vấn đề.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế- xã hội con người là chủthểcủa
mọi hoạt động. Nguồn lực con người đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế. Ngày nay đứng trước xu thếhội nhập, toàn cầu hóa,
nền kinh tếthịtrường phát triển chuyển nhanh thành nền kinh tếtri thức, việc
quan tâm chăm lo phát triển nguồn nhân lực, biết khai thác và sửdụng hợp lý,
hiệu quảnguồn lực này thì công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tếtất sẽ
thành công.
Ngày nay chúng ta đang ởtrong thời đại của công nghệthông tin và nền
kinh tếthịtrường đang chuyển thành nền kinh tếtri thức, do đó nguồn nhân lực
chất lượng cao càng có vai trò quan trọng hơn bao giờhết bởi chính lực lượng
này sẽvươn lên làm chủxã hội, làm chủtri thức mới của toàn nhân loại.
Đểxây dựng cơsởvững chắc, làm tiền đềcho nền kinh tếphát triển bền
vững và ổn định xã hội, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, xây
dựng một xã hội dân giầu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, chúng ta
không chỉhọc tập kinh nghiệm và tiếp thu sửdụng những thành tựu khoa học kỹ
thuật của các nước kinh tếphát triển trên thếgiới mà chúng ta cần phải tập trung
khai thác và phát huy lợi thếsẵn có của mình trong đó nguồn nhân lực là trung
tâm. Vậy chúng ta cần làm gì đểcó được nguồn nhân lực chất lượng cao đểcó thể
thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà Đại hội tỉnh Đảng bộlần thứXI đã đặt ra?
Thực trạng nguồn nhân lực hiện tại của tỉnh Bình Thuận ra sao trong nguồn nhân
lực của cảnước? Chúng ta cần tìm những giải pháp nào thích hợp với tình hình
phát triển kinh tếcủa tỉnh trong từng giai đoạn? Đểhuy động và tập trung nguồn
vốn đầu tưcho giáo dục đào tạo phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao,
đáp ứng nhu cầu đẩy nhanh tốc độphát triển kinh tếcủa tỉnh trong xu thếnền kinh
tếkinh tếthịtrường chuyển sang nền kinh tếtrí thức trong những năm tới.
Đó là những vấn đềchủyếu cần phải giải đáp của đềtài : “Giải pháp tài
chính đểphát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010”.
2. Mục tiêu nghiên cứu .
Trên cơsởcác báo cáo phân tích đánh giá thực trạng nguồn nhân lực Việt
Nam của các Bộ, ngành trong thời gian qua và phân tích các tài liệu liên quan
đến công tác giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận. Từ
đó đánh giá đúng thực trạng nguồn nhân lực, đánh giá đúng kết quả đã đạt được
trong công tác giáo dục đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh trong thời gian qua.
Mục tiêu là xác định các nhân tốtác động đến công tác giáo dục đào tạo nguồn
nhân lực, từ đó phát huy các nhân tốtích cực, tìm các giải pháp thích hợp nhằm
hạn chếcác tác nhân tiêu cực đểthúc đẩy quá trình giáo dục đào tạo phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho các ngành kinh tếcủa tỉnh, nhằm
khai thác thếmạnh và huy động tối đa tiềm lực của tỉnh đểphát triển nền kinh tế
- xã hội đạt được các mục tiêu mà Đại hội tỉnh đảng bộlần thứXI đềra.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đềtài là Người lao động – Nhà đào tạo - Người
sửdụng lao động, Nguồn đầu tưtài chính phát triển nguồn nhân lực. Phạm vi
nghiên cứu của đềtài là : Trên cơsởnghiên cứu Lực lượng lao động của tỉnh,
Các cơsởsản xuất của tỉnh, Hệthống giáo dục trong địa bàn tỉnh (Nhưng tập
trung chủyếu trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực sau phổthông đó là các
Trung tâm đào tạo nghề, các Trường cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp).
4. Phương pháp nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực.
- Phương pháp nghiên cứu là thu thập những tài liệu trong và ngoài nước
liên quan đến vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phân
tích nhằm xây dựng cơsởlý luận cho đếán, trên cơsở đó đềra các giải pháp
đảm bảo tính khoa học.
- Tổchức điều tra xã hội học trên 3 đối tượng : Người lao động – Nhà đào
tạo - Người sửdụng lao động. Kết quả điều tra nhằm xác định hiện trạng nguồn
nhân lực của tỉnh Bình Thuận – Cơsởvật chất kỹthuật phục vụcông tác đào
tạo nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận – Tình hình sửdụng lao động trong các
doanh nghiệp, các tổchức kinh tế- xã hội. Mặt khác nhằm đánh giá về điều kiện,
chất lượng đào tạo, nhu cầu sốlượng, trình độ, cơcấu của nguồn nhân lực, xu
hướng lao động - việc làm phù hợp với phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Những kết quảnày là cơsởquan trọng cho việc dựbáo vềnhu cầu nguồn nhân
lực và đềra những giải pháp tài chính đầu tưphát triển nguồn nhân lực của tỉnh
giai đoạn từnăm 2006 đến năm 2010.
- Phân tích các sốliệu và báo cáo thống kê phân loại và xửlý kết quả.
- Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đềtài nghiên cứu.
Tất cảmọi hoạt động có ích trong xã hội đều vì con người và do con người
thực hiện. Con người là chủthể, là động lực phát triển của xã hội. Con người là
nguồn gốc là động lực của mọi quá trình phát triển xã hội.
Việc nghiên cứu đềtài “ Giải pháp tài chính đểphát triển nguồn nhân lực
của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010”. Nó có ý nghĩa khoa học là góp
phần nâng cao nhận thức của mọi người vềvai trò vịtrí và tầm quan trọng của
nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện sựnghiệp phát triển nền kinh tế- xã
hội, trong đó con người là trung tâm.
Vềý nghĩa thực tiễn cho thấy đầu tưphát triển con người đó là đầu tưcó
hiệu quảnhất không có đầu tưnào mang lại lợi ích lớn như đầu tưcho con
người. Đầu tưcho con người trong thời điểm hiện nay nó không chỉmang tính
thời sựlà đầu tưcho thếhệ đương thời mà nó còn là việc đầu tưlâu dài cho cả
thếhệtương lai. Nên đểnguồn vốn đầu tưmang lại hiệu quảcao cần phải xác
định đầu tưvào lĩnh vực nào trong các hoạt động của xã hội. Mọi hoạt động đầu
tưphát triển suy cho cùng đều là đầu tưphát triển con người, trong đó quan trọng
nhất, giữvịtrí quyết định nhất là đầu tưcho phát triển giáo dục đào tạo, vì đó là
một bộphận hữu cơcủa chiến lược phát triển kinh tế- xã hội. Cho nên đầu tư
phát triển nguồn nhân lực là đầu tưphát triển con người, trong thực tiễn muốn
đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội thì chúng ta phải quan tâm đến
vấn đề đầu tưphát triển nguồn nhân lực.
Ngày nay trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất
nước một trong những giải pháp quan trọng đểthực hiện thành công không có gì
khác là đầu tưphát triển sựnghiệp giáo dục đào tạo.
6. Nét mới của đềtài nghiên cứu.
- Đềxuất một sốgiải pháp quản lý, sửdụng nguồn vốn đầu tưvào công
tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận. Một trong sốcác giải pháp
quan trọng đó là vấn đề đầu tưcho con người :
+ Khai thác các nguồn vốn đểnâng cao mức thu nhập cho người tham gia
giảng dạy và đầu tưxây dựng cơvật chất kỹthuật của nhà trường. Vì chỉcó nâng
cao mức thu nhập thỏa đáng cho người tham gia giảng dạy mới phát huy tối đa
trí tuệcủa người thầy trong học tập nghiên cứu nâng cao chất lượng giảng dạy.
Với kiến thức sâu và rộng người Thầy sẽtruyền đạt cho học viên tốt hơn nên
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực được nâng cao.
+ Xây dựng các Quỹhỗtrợvốn cho một số đối tượng thuộc diện chính
sách đểhọcó điều kiện tham gia học tập đào tạo nghề, làm cơsởgiải quyết tốt
vấn đềthất nghiệp hiện nay của tỉnh.
+ Đầu tưxây dựng trường Đại học đa ngành trong đó có nhiều hệ, nhiều
phân khoa khác nhau theo chức năng đào tạo hiện nay của các trường trực thuộc
tỉnh và Trung tâm dạy nghềtập trung không phân tán nhưhiện nay.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương :
Chương 1: Tổng quan về đầu tưphát triển nguồn nhân lực.
4
Hệthống và khái quát lạimột sốvấn đềlý luận liên quan đến nguồn nhân
lực, phát triển nguồn nhân lực, vai trò và sựcần thiết phải phát triển nguồn nhân
lực, tham khảo một sốkinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ởmột sốnước có
nền kinh tếphát triển.
Chương 2: Thực trạng đào tạo, sửdụng và đầu tưphát triển nguồn nhân
lực ởtỉnh Bình Thuận.
Mô tảthực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay. Đềtài làm rõ thực
trạng nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận trên cơsở đó tập trung phân tích ưu
điểm, hạn chếcủa việc đầu tưphát triển nguồn nhân lực ởBình Thuận, từ đó rút
ra những thành tựu, hạn chếvà những nguyên nhân làm cơsở để đềra giải pháp.
Chương 3: Giải pháp tài chính đểphát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình
Thuận giai đoạn 2006 – 2010.
Đềtài dựa trên sốliệu điều tra dân số1/4/1999 đểdựbáo nhu cầu lao
động cần đào tạo trong giai đoạn 2006 – 2010. Đềxuất một sốgiải pháp tài
chính nhằm thúc đẩy quá trình phát triển nguồn nhân lực phục vụcho nhiệm vụ
phát triển kinh tếcủa tỉnh trong giai đoạn 2006 – 2010.
75 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2403 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tài chính để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội con người là chủ thể của
mọi hoạt động. Nguồn lực con người đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế. Ngày nay đứng trước xu thế hội nhập, toàn cầu hóa,
nền kinh tế thị trường phát triển chuyển nhanh thành nền kinh tế tri thức, việc
quan tâm chăm lo phát triển nguồn nhân lực, biết khai thác và sử dụng hợp lý,
hiệu quả nguồn lực này thì công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế tất sẽ
thành công.
Ngày nay chúng ta đang ở trong thời đại của công nghệ thông tin và nền
kinh tế thị trường đang chuyển thành nền kinh tế tri thức, do đó nguồn nhân lực
chất lượng cao càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết bởi chính lực lượng
này sẽ vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ tri thức mới của toàn nhân loại.
Để xây dựng cơ sở vững chắc, làm tiền đề cho nền kinh tế phát triển bền
vững và ổn định xã hội, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, xây
dựng một xã hội dân giầu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, chúng ta
không chỉ học tập kinh nghiệm và tiếp thu sử dụng những thành tựu khoa học kỹ
thuật của các nước kinh tế phát triển trên thế giới mà chúng ta cần phải tập trung
khai thác và phát huy lợi thế sẵn có của mình trong đó nguồn nhân lực là trung
tâm. Vậy chúng ta cần làm gì để có được nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể
thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XI đã đặt ra?
Thực trạng nguồn nhân lực hiện tại của tỉnh Bình Thuận ra sao trong nguồn nhân
lực của cả nước? Chúng ta cần tìm những giải pháp nào thích hợp với tình hình
phát triển kinh tế của tỉnh trong từng giai đoạn? Để huy động và tập trung nguồn
vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao,
đáp ứng nhu cầu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh trong xu thế nền kinh
tế kinh tế thị trường chuyển sang nền kinh tế trí thức trong những năm tới.
Đó là những vấn đề chủ yếu cần phải giải đáp của đề tài : “Giải pháp tài
chính để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010”.
2. Mục tiêu nghiên cứu .
Trên cơ sở các báo cáo phân tích đánh giá thực trạng nguồn nhân lực Việt
Nam của các Bộ, ngành trong thời gian qua và phân tích các tài liệu liên quan
đến công tác giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận. Từ
đó đánh giá đúng thực trạng nguồn nhân lực, đánh giá đúng kết quả đã đạt được
trong công tác giáo dục đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh trong thời gian qua.
Mục tiêu là xác định các nhân tố tác động đến công tác giáo dục đào tạo nguồn
2
nhân lực, từ đó phát huy các nhân tố tích cực, tìm các giải pháp thích hợp nhằm
hạn chế các tác nhân tiêu cực để thúc đẩy quá trình giáo dục đào tạo phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho các ngành kinh tế của tỉnh, nhằm
khai thác thế mạnh và huy động tối đa tiềm lực của tỉnh để phát triển nền kinh tế
- xã hội đạt được các mục tiêu mà Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ XI đề ra.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Người lao động – Nhà đào tạo - Người
sử dụng lao động, Nguồn đầu tư tài chính phát triển nguồn nhân lực. Phạm vi
nghiên cứu của đề tài là : Trên cơ sở nghiên cứu Lực lượng lao động của tỉnh,
Các cơ sở sản xuất của tỉnh, Hệ thống giáo dục trong địa bàn tỉnh (Nhưng tập
trung chủ yếu trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực sau phổ thông đó là các
Trung tâm đào tạo nghề, các Trường cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp).
4. Phương pháp nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực.
- Phương pháp nghiên cứu là thu thập những tài liệu trong và ngoài nước
liên quan đến vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phân
tích nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đế án, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp
đảm bảo tính khoa học.
- Tổ chức điều tra xã hội học trên 3 đối tượng : Người lao động – Nhà đào
tạo - Người sử dụng lao động. Kết quả điều tra nhằm xác định hiện trạng nguồn
nhân lực của tỉnh Bình Thuận – Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác đào
tạo nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận – Tình hình sử dụng lao động trong các
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội. Mặt khác nhằm đánh giá về điều kiện,
chất lượng đào tạo, nhu cầu số lượng, trình độ, cơ cấu của nguồn nhân lực, xu
hướng lao động - việc làm phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Những kết quả này là cơ sở quan trọng cho việc dự báo về nhu cầu nguồn nhân
lực và đề ra những giải pháp tài chính đầu tư phát triển nguồn nhân lực của tỉnh
giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010.
- Phân tích các số liệu và báo cáo thống kê phân loại và xử lý kết quả.
- Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Tất cả mọi hoạt động có ích trong xã hội đều vì con người và do con người
thực hiện. Con người là chủ thể, là động lực phát triển của xã hội. Con người là
nguồn gốc là động lực của mọi quá trình phát triển xã hội.
Việc nghiên cứu đề tài “ Giải pháp tài chính để phát triển nguồn nhân lực
của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010”. Nó có ý nghĩa khoa học là góp
phần nâng cao nhận thức của mọi người về vai trò vị trí và tầm quan trọng của
3
nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện sự nghiệp phát triển nền kinh tế - xã
hội, trong đó con người là trung tâm.
Về ý nghĩa thực tiễn cho thấy đầu tư phát triển con người đó là đầu tư có
hiệu quả nhất không có đầu tư nào mang lại lợi ích lớn như đầu tư cho con
người. Đầu tư cho con người trong thời điểm hiện nay nó không chỉ mang tính
thời sự là đầu tư cho thế hệ đương thời mà nó còn là việc đầu tư lâu dài cho cả
thế hệ tương lai. Nên để nguồn vốn đầu tư mang lại hiệu quả cao cần phải xác
định đầu tư vào lĩnh vực nào trong các hoạt động của xã hội. Mọi hoạt động đầu
tư phát triển suy cho cùng đều là đầu tư phát triển con người, trong đó quan trọng
nhất, giữ vị trí quyết định nhất là đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo, vì đó là
một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Cho nên đầu tư
phát triển nguồn nhân lực là đầu tư phát triển con người, trong thực tiễn muốn
đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thì chúng ta phải quan tâm đến
vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Ngày nay trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất
nước một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thành công không có gì
khác là đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo.
6. Nét mới của đề tài nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư vào công
tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận. Một trong số các giải pháp
quan trọng đó là vấn đề đầu tư cho con người :
+ Khai thác các nguồn vốn để nâng cao mức thu nhập cho người tham gia
giảng dạy và đầu tư xây dựng cơ vật chất kỹ thuật của nhà trường. Vì chỉ có nâng
cao mức thu nhập thỏa đáng cho người tham gia giảng dạy mới phát huy tối đa
trí tuệ của người thầy trong học tập nghiên cứu nâng cao chất lượng giảng dạy.
Với kiến thức sâu và rộng người Thầy sẽ truyền đạt cho học viên tốt hơn nên
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực được nâng cao.
+ Xây dựng các Quỹ hỗ trợ vốn cho một số đối tượng thuộc diện chính
sách để họ có điều kiện tham gia học tập đào tạo nghề, làm cơ sở giải quyết tốt
vấn đề thất nghiệp hiện nay của tỉnh.
+ Đầu tư xây dựng trường Đại học đa ngành trong đó có nhiều hệ, nhiều
phân khoa khác nhau theo chức năng đào tạo hiện nay của các trường trực thuộc
tỉnh và Trung tâm dạy nghề tập trung không phân tán như hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương :
Chương 1: Tổng quan về đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
4
Hệ thống và khái quát lạimột số vấn đề lý luận liên quan đến nguồn nhân
lực, phát triển nguồn nhân lực, vai trò và sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân
lực, tham khảo một số kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở một số nước có
nền kinh tế phát triển.
Chương 2: Thực trạng đào tạo, sử dụng và đầu tư phát triển nguồn nhân
lực ở tỉnh Bình Thuận.
Mô tả thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay. Đề tài làm rõ thực
trạng nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận trên cơ sở đó tập trung phân tích ưu
điểm, hạn chế của việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở Bình Thuận, từ đó rút
ra những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân làm cơ sở để đề ra giải pháp.
Chương 3: Giải pháp tài chính để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình
Thuận giai đoạn 2006 – 2010.
Đề tài dựa trên số liệu điều tra dân số 1/4/1999 để dự báo nhu cầu lao
động cần đào tạo trong giai đoạn 2006 – 2010. Đề xuất một số giải pháp tài
chính nhằm thúc đẩy quá trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho nhiệm vụ
phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2006 – 2010.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1.1 Khái niệm và vai trò của nguồn nhân lực.
1.1.1 Khái niệm Nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực theo nghĩa rộng được hiểu là nguồn lực con người của
một quốc gia, một vùng lãnh thổ có khả năng huy động để tham gia vào quá trình
phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực là một bộ phận cấu thành nguồn lực
tổng thể, bên cạnh các nguồn lực khác như nguồn lực vật chất, nguồn lực phi vật
chất và nguồn lực tài chính.
Theo nghĩa hẹp nguồn nhân lực có thể lượng hóa được là một bộ phận dân
số bao gồm những người trong độ tuổi lao động được pháp luật quy định (Luật
lao động Việt Nam quy định đủ 15 tuổi trở lên) có khả năng lao động hay còn
gọi là lực lượng lao động.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực tại Đại hội lần thứ
VIII, Đảng ta đã nhấn mạnh : Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh
tế. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng phát triển chung của nhiều nước
trên thế giới. Đó cũng là con đường tất yếu của nước ta để đi tới mục tiêu “Dân
giầu nước mạnh. Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Công nghiệp hóa- Hiện
đại hóa đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và
nó phải trở thành động lực thực sự của sự phát triển. Phát triển nguồn nhân lực là
một nhiệm vụ tất yếu của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới.
Nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế -
xã hội trong thời đại hiện nay. Ngày nay các Quốc gia trên thế giới đều quan tâm
nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, mỗi quốc gia trên thế giới lại
có quy định khác nhau về nguồn nhân lực.
Mặc dù có sự khác nhau trong quan niệm về nguồn nhân lực giữa các quốc gia
trên thế giới, nhưng nhìn chung, nguồn nhân lực được xem xét dưới hai góc độ là số
lượng và chất lượng của bộ phận dân cư tham gia vào các hoạt động kinh tế-xã hội.
1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tăng
trưởng và phát triển kinh tế. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế
thế giới đang có xu hướng chuyển từ nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế tri
thức thì nguồn lực con người trở thành động lực chủ yếu cho sự phát triển.
6
- Nguồn nhân lực là động lực phát triển của xã hội : Trong sự phát triển
của nền kinh tế - xã hội, nhân tố con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của
sự phát triển. Hai đặc điểm này có mối quan hệ hữu cơ với nhau tác động qua lại
với nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Lịch sử phát triển của xã hội loài
người đã trải qua hàng ngàn năm và trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội khác
nhau, từ hình thái kinh tế - xã hội có trình độ phát triển thấp tới hình thái kinh tế
- xã hội có trình độ phát triển cao ( từ hình thái kinh tế cộng sản nguyên thủy –
Chiếm hữu nô nệ - Phong kiến - Tư bản - Cộng sản mà giai đoạn đầu là chủ
nghĩa xã hội). Các hình thái kinh tế - xã hội phản ánh mối quan hệ tác động lẫn
nhau giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, theo quy luật : Quan hệ sản
xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Khi
quan hệ sản xuất còn phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất thì thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. Ngược lại khi quan hệ sản
xuất không còn phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất thì nó kìm hãm nền kinh tế - xã hội chậm phát triển. Chúng ta đi sâu nghiên
cứu mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa quan hệ sản xuất với lực lượng
sản xuất thì lực lượng sản xuất là nhân tố luôn luôn động, nhân tố cách mạng
nhất, còn quan hệ sản xuất ít biến động hơn. Quá trình vận động và phát triển của
lực lượng sản xuất phản ánh trình độ phát triển của nguồn nhân lực trong xã hội,
nó được biểu hiện thông qua quá trình phát triển của công cụ lao động. Công cụ
lao động ngày càng phát triển năng xuất lao động ngày càng tăng đưa nền kinh tế
xã hội phát triển không ngừng, sự phát triển này đòi hỏi quan hệ sản xuất phải
thay đổi để phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, nhưng trong
thực tế quan hệ sản xuất vận động chậm hơn không theo kịp tốc độ phát triển của
lực lượng sản xuất nó trở nên nhân tố kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế - xã
hội. Sự phát triển của lực lượng sản xuất tới một giới hạn nhất định nó phá vỡ
mối quan hệ ấy theo quy luật lượng - chất (lượng đổi thì chất đổi), hình thành
quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất thông qua cuộc cách mạng xã hội nhằm xoá bỏ hình thái kinh tế - xã hội
cũ lạc hậu, hình thành nên hình thái kinh tế - xã hội mới tiến bộ hơn. Đến lượt
nó quan hệ sản xuất mới hình thành lại đòi hỏi lực lượng sản xuất phải phát triển
lên một nấc thang mới cao hơn để thích hợp với quan hệ sản xuất mới, quá trình
vận động, phát triển ấy thúc đẩy xã hội phát triển lên một nấc thang mới cao hơn.
Tương ứng với sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội, trình độ của con
người cũng phát triển, phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn
thiện. Để tồn tại và phát triển, con người cần phải có cái ăn, cái mặc, cần được
7
đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng tăng, những nhu cầu đó của
con người tăng dần theo năm tháng cả về số lượng cũng như chất lượng. Để có
thể đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của con người thì năng xuất lao động
– xã hội phải tăng tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Quá trình ấy là quá trình
tích lũy kinh nghiệm sản xuất của con người trong việc cải tiến công cụ lao động
tạo ra năng xuất lao động – xã hội ngày càng cao, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng
nhu cầu của con người. Việc cải tiến công cụ lao động của con người thể hiện từ
việc con người ban đầu chỉ chế tạo và sử dụng những công cụ thô sơ như các
công cụ bằng đá phục vụ cho việc săn bắt và trồng trọt, chăn nuôi, qua thời gian
phát triển con người đã chế tạo được các công cụ bằng kim loại như cầy , cuốc,
giáo mác v.v… từ chế tạo được những công cụ thủ công tiến tới chế tạo được
máy móc thiết bị bán tự động, đến tự động phục vụ con người trong quá trình sản
xuất tạo ra của cải vật chất phục vụ đời sống của mình. Mọi nền sản xuất xã hội,
xét đến cùng đều nhằm phục vụ con người. Sản xuất càng phát triển, càng có
nhiều sản phẩm để đáp ứng đầy đủ hơn cho con người. Chính sự đòi hỏi cần phải
đáp ứng cho các nhu cầu của con người trong điều kiện nguồn lực kinh tế xã hội
có hạn đã thúc đẩy con người phải không ngừng nâng cao khả năng lao động sáng
tạo của mình để phục vụ cho chính mình. Qua việc nghiên cứu quá trình phát triển
về các công cụ sản xuất của xã hội loài người, cải tiến chế tạo công cụ lao động
mang lại năng xuất lao động cao hơn trước đánh dấu sự phát triển trí tuệ của con
người, đó là quá trình phát triển của nguồn nhân lực xã hội. Khi trí tuệ của con
người phát triển thì các công cụ lao động cũng phát triển và làm cho năng xuất lao
động xã hội tăng nhanh, của cải vật chất của xã hội ngày càng nhiều về số lượng
cũng như chủng loại, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu ngày càng tăng của
con người. Sự gia tăng sản phẩm của xã hội đánh dấu các nấc thang phát triển của
xã hội từ bậc thấp đến bậc cao, từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh
tế - xã hội khác cao hơn. Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của xã hội loài
người gắn liền với sự phát triển của công cụ sản xuất và sự gia tăng của năng xuất
lao động đã chứng minh rằng quá trình phát triển nguồn nhân lực là động lực phát
triển của nền kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển của xã hội loài nguời, là động lực phát triển của xã hội. Lịch sử
phát triển của xã hội loài người đã để lại cho chúng ta bài học kinh nghiệm quý
báu đó là muốn có nền kinh tế - xã hội phát triển thì phải có con người phát triển
cả về thể lực và trí lực, vận dụng quan điểm ấy Hồ Chủ Tịch dậy thanh niên Việt
Nam là :” Muốn có Chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Sự
8
phát triển thể lực và trí lực của con người đã thúc đẩy sự phát triển của toàn xã
hội. Nguồn nhân lực đóng vai trò là động lực phát triển của xã hội.
- Nguồn nhân lực thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển nền kinh tế;
Đặc biệt là giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế thị
trường sang nền kinh tế tri thức thì nguồn nhân lực con người trở thành động lực
chủ yếu cho sự phát triển. Nguồn nhân lực phát triển đã tác động đến việc tăng
năng xuất lao động xã hội, tăng tổng sản phẩm xã hội, sự gia tăng tổng sản phẩm
xã hội là quá trình tăng trưởng kinh tế. Trong thực tế chúng ta nghiên cứu nền
kinh tế thế giới trong những năm 1950 và 1960, tăng trưởng kinh tế chủ yếu là
do công nghiệp hóa, vốn cũng đóng một vai trò nhất định trong quá trình tăng
trưởng kinh tế, vì có vốn mới đầu tư xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật hiện
đại, công nghệ tiên tiến, từ đó năng xuất lao động xã hội tăng nhanh thúc đẩy tốc
độ tăng trưởng kinh tế của toàn xã hội. Nhưng chúng ta biết nếu có cở sở vật chất
kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến mà không có con người vận hành thì chúng
chỉ là những vật vô dụng, bởi thế sự tăng trưởng kinh tế thì nguồn vốn chỉ được
coi như yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất góp phần nhỏ bé trong sự tăng
trưởng ấy. Phần chủ yếu và rất quan trong trong sản phẩm thặng dư của nền kinh
tế tri thức là trí tuệ của con người. Ngày nay trí tuệ của con người ngày càng
chiếm tỷ trọng cao trong sản phẩm. Sản phẩm lao động gắn liền với chất lượng
của nguồn nhân lực (trình độ giáo dục, sức khỏe, mức sống của người lao động).
Sự gia tăng năng xuất lao động tác động đến tổng thu nhập quốc dân tăng và tỷ lệ
tăng trưởng kinh tế tăng. Từ đó ta thấy nguồn nhân lực là một nhân tố đóng vai
trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển nền kinh tế.
- Nguồn nhân lực thúc đẩy công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế;
Khái niệm công nghiệp hóa có thể được tiếp cận dưới nhiều giác độ khác nhau
tuỳ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia. Ở thời kỳ bao cấp, công nghiệp hóa được xem là quá trình trang bị kỹ
thuật hiện đại cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thay thế lao động thủ công bằng
lao động cơ giới và biến một nước kém phát triển thành một nước có cơ cấu kinh
tế công, nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến. Hiện nay, theo tổ chức
phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc: Công nghiệp hóa là quá trình kinh tế
trong đó có một bộ phận nguồn lực quốc gia ngày càng lớn được huy động để
xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với công nghệ hiện đại chế tạo ra tư liệu
sản xuất, hàng tiêu dùng,có khả năng bảo đảm nhịp độ tăng trưởng cao và sự tiến
bộ về kinh tế - xã hội.
9
Theo tinh thần Hội nghị Trung ương VII, khóa VII của Đảng ta, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao
độ