Luận văn Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu

1.1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU Làng nghề là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế nước ta, đem lại lợi ích kinh tế- xã hội to lớn cho nhiều hộ gia đình và địa phương. Sự phát triển của làng nghề góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Làng nghề không những góp phần xóa đói giảm nghèo bằng việc tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người lao động mà còn là con đường thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Ngoài chức năng về kinh tế- xã hội, các làng nghề còn giữ gìn những giá trị văn hóa, những nét tinh tế hay kỹ xảo được kết tinh trong từng sàn phẩm. Hiện nay, Việt Nam có 2.700 làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá. trải dài khắp đất nước. Trong đó, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 211 làng nghề tiểu thủ công. Ngày 27/8, Thủ tướng Chính phủ đã ra nghị quyết thành lập Thành phố Bạc Liêu trực thuộc tỉnh Bạc Liêu. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Bạc Liêu trong những năm gần đây. Bạc Liêu hiện có 8 làng nghề: đan lát, mộc gia dụng, rèn, muối, dệt, chằm lá, bánh tằm, đan lưới. Đến ngày 05/11/2009, Bạc Liêu có 2 làng nghề được công nhận theo nghị định 66/2006 của Chính Phủ về “Phát triển làng nghề truyền thống địa phương” là làng nghề đan lát và mộc gia dụng, các làng nghề còn lại sẽ sớm được công nhận vào năm 2010. Các sản phẩm của các làng nghề ở Bạc Liêu ngày càng đa dạng và phong phú, mang nét đặc trưng tiêu biểu cho con người và nét đẹp văn hóa của tỉnh. Tuy nhiên trong thời gian qua, vấn đề cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đã có nhiều lúc mất cân đối và có những tác động về mặt kinh tế- xã hội, việc sản xuất các sản phẩm làng nghề còn nhỏ lẻ, chất lượng chưa đồng bộ, việc đăng ký thương hiệu vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khâu tổ chức quảng cáo, tiếp thị còn rất yếu kém nên việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở tỉnh còn rất thấp và chỉ được bán chủ yếu trong khu vực ĐBSCL, chưa vươn xa ra nước ngoài. Trước những thuận lợi và khó khăn đó, đòi hỏi phải có những giải pháp thích hợp và kịp thời để phát triển các làng nghề, đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài “Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề của huyện. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích tình hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu. - Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu. - Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề của huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu. 1.3. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định Khi tiến hành thực hiện nghiên cứu, đề tài đặt ra các giả thuyết sau: - Giả thuyết 1: Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ngày càng tăng. - Giả thuyết 2: Thị trường tiêu thụ các sản phẩm làng nghề chưa đa dạng. - Giả thuyết 3: Tình hình tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu không đạt hiệu quả. - Giả thuyết 4: Các yếu tố đưa vào mô hình ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ các sản phẩm làng nghề huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng về tình hình tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu trong thời gian qua như thế nào? - Đâu là những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long - Tỉnh Bạc Liêu? - Đâu là giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề của huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1.4.1. Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu. Số liệu thu thập trong đề tài chủ yếu là tình hình trong năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 của làng nghề ở huyện. 1.4.2. Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 09/2010 đến 11/2010 1.4.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về tình hình tiêu thụ các sản phẩm làng nghề trên địa bàn huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu trong thời gian qua, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ các sản phẩm làng nghề và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm làng nghề. 1.4.4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các làng nghề và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu.

doc64 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3661 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU Làng nghề là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế nước ta, đem lại lợi ích kinh tế- xã hội to lớn cho nhiều hộ gia đình và địa phương. Sự phát triển của làng nghề góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Làng nghề không những góp phần xóa đói giảm nghèo bằng việc tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người lao động mà còn là con đường thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Ngoài chức năng về kinh tế- xã hội, các làng nghề còn giữ gìn những giá trị văn hóa, những nét tinh tế hay kỹ xảo được kết tinh trong từng sàn phẩm. Hiện nay, Việt Nam có 2.700 làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá... trải dài khắp đất nước. Trong đó, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 211 làng nghề tiểu thủ công. Ngày 27/8, Thủ tướng Chính phủ đã ra nghị quyết thành lập Thành phố Bạc Liêu trực thuộc tỉnh Bạc Liêu. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Bạc Liêu trong những năm gần đây. Bạc Liêu hiện có 8 làng nghề: đan lát, mộc gia dụng, rèn, muối, dệt, chằm lá, bánh tằm, đan lưới. Đến ngày 05/11/2009, Bạc Liêu có 2 làng nghề được công nhận theo nghị định 66/2006 của Chính Phủ về “Phát triển làng nghề truyền thống địa phương” là làng nghề đan lát và mộc gia dụng, các làng nghề còn lại sẽ sớm được công nhận vào năm 2010. Các sản phẩm của các làng nghề ở Bạc Liêu ngày càng đa dạng và phong phú, mang nét đặc trưng tiêu biểu cho con người và nét đẹp văn hóa của tỉnh. Tuy nhiên trong thời gian qua, vấn đề cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đã có nhiều lúc mất cân đối và có những tác động về mặt kinh tế- xã hội, việc sản xuất các sản phẩm làng nghề còn nhỏ lẻ, chất lượng chưa đồng bộ, việc đăng ký thương hiệu vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khâu tổ chức quảng cáo, tiếp thị còn rất yếu kém nên việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở tỉnh còn rất thấp và chỉ được bán chủ yếu trong khu vực ĐBSCL, chưa vươn xa ra nước ngoài. Trước những thuận lợi và khó khăn đó, đòi hỏi phải có những giải pháp thích hợp và kịp thời để phát triển các làng nghề, đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài “Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề của huyện. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích tình hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu. - Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu. - Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề của huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu. 1.3. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định Khi tiến hành thực hiện nghiên cứu, đề tài đặt ra các giả thuyết sau: - Giả thuyết 1: Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ngày càng tăng. - Giả thuyết 2: Thị trường tiêu thụ các sản phẩm làng nghề chưa đa dạng. - Giả thuyết 3: Tình hình tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu không đạt hiệu quả. - Giả thuyết 4: Các yếu tố đưa vào mô hình ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ các sản phẩm làng nghề huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng về tình hình tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu trong thời gian qua như thế nào? - Đâu là những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long - Tỉnh Bạc Liêu? - Đâu là giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề của huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1.4.1. Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu. Số liệu thu thập trong đề tài chủ yếu là tình hình trong năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 của làng nghề ở huyện. 1.4.2. Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 09/2010 đến 11/2010 1.4.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về tình hình tiêu thụ các sản phẩm làng nghề trên địa bàn huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu trong thời gian qua, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ các sản phẩm làng nghề và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm làng nghề. 1.4.4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các làng nghề và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU - Phạm Lê Hồng Nhung, (2008). “Thực trạng và các giải pháp phát triển làng nghề đan đát truyền thống tại huyện Hồng Dân- Tỉnh Bạc Liêu”. Phương pháp nghiên cứu: thống kê mô tả, phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, hồi quy tuyến tính, phân tích ma trân Swot. Nội dung nghiên cứu: đánh giá thực trạng của làng nghề đan đát truyền thống. Từ đó đưa ra giải pháp phát triển làng nghề truyền thống và định hướng phát triển cho làng nghề để sản phẩm làm ra có thể cạnh tranh và phát triển tốt trên thị trường. - TS. Lê Cao Thanh- Khoa Quản trị kinh doanh- Trường Đại học công nghiệp Tp Hồ Chí Minh, (2006). “Chiến lược phát triển các làng nghề gạch- gốm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”. Phương pháp nghiên cứu: phân tích ma trận Swot và phương pháp chuyên gia. Nội dung nghiên cứu: thực trạng phát triển làng nghề gạch- gốm ở Vĩnh Long, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề gạch- gốm ở Vĩnh Long và đưa ra chiến lược phát triển làng nghề trong những năm tới. - Hà Mạnh Hùng- Viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá, Đinh Văn Đoãn- Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, (2008). “Những giải pháp kinh tế xã hội chủ yếu phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình”, Tạp chí khoa học và phát triển, Tập VI(Số 6), 597-606. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế, phương pháp Swot. Nội dung nghiên cứu: Phân tích tình hình phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của làng nghề từ đó đưa ra giải pháp phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình. - Bùi Văn Tiến- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình, Đinh Văn Đoãn- Khoa kinh tế và phát triển nông thôn, Đại học nông nghiệp Hà Nội, (2008), “Những giải pháp chủ yếu phát triển nghề đan cói ở Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí khoa học và phát triển, Tập VI(Số 4), 375-379. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế, phương pháp Swot. Nội dung nghiên cứu: Phân tích tình hình phát triển làng nghề đan cói ở Kim Sơn, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của làng nghề từ đó đưa ra giải pháp phát triển làng nghề đan cói ở Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 1.6. KẾT QUẢ MONG ĐỢI VÀ ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG 1.6.1. Kết quả mong đợi: Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả mong đợi sẽ xây dựng một bức tranh tổng quát về thực trạng tiêu thụ các sản phẩm làng nghề, từ đó làm có sở cho địa phương nói chung và những làng nghề nói riêng có những chủ trương, chính sách và biện pháp để nâng cao hiệu quả trong việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề của huyện trong thời gian tới. 1.6.2. Đối tượng thụ hưởng: Đề tài sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu, đồng thời giúp các nhà hoạch định kinh tế của huyện, tỉnh có những chính sách hợp lý, nâng cao thu nhập cho các làng nghề ở địa phương, kịp thời thu hút du lịch. Qua đó góp phần vào sự phát triển đời sống kinh tế- xã hội, tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của tỉnh nhà. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm. 2.1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện. Giữa sản xuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông và thương mại đầu vào, thương mại đầu ra. Việc chuẩn bị hàng hóa sản xuất trong lưu thông. Các nghiệp vụ sản xuất ở các khâu bao gồm: phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, chuẩn bị các lô hàng để bán và vận chuyển theo yêu cầu khách hàng. Để thực hiện các quy trình liên quan đến giao nhận và sản xuất sản phẩm hàng hóa đòi hỏi phải tổ chức hợp đồng ký kết lao động trực tiếp ở các kho hàng và tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu về mặt hàng về chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường. Nó bao gồm các hoạt động: tạo nguồn, chuẩn bị hàng hóa, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng... cho đến các dịch vụ sau bán hàng. 2.1.1.2. Khái niệm về doanh thu. Doanh thu của đơn vị (TR: total revenue) là tổng của tất cả các khoản thu có được thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh, thường được tính theo vụ, theo quý, theo năm. Công thức tính doanh thu là: TR =  Trong đó: i: là sản phẩm i Qi: là sản lượng sản phẩm i Pi: là đơn giá bán của đơn vị sản phẩm i 2.1.1.3. Khái niệm về chi phí. Tổng chi phí (TC: total costs = TC) là toàn bộ tiêu hao về vật chất và lao động trong một thời kỳ sản xuất mà đơn vị thực tế chi ra để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nào đó trong một thời kỳ kinh doanh nhất định (đợt, vụ, năm,...) Công thức tính tổng chi phí là: TC =  Trong đó: Qi: là sản lượng đơn vị đầu vào i được sử dụng Pi: là giá của một đơn vị đầu vào i Hoặc tổng chi phí được tính theo công thức: Trong đó: TFC: là tổng chi phí cố định hay tổng định phí TVC: là tổng chi phí biến đổi hay tổng biến phí Nói tóm lại, chi phí là những khoản bỏ ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1.1.4. Khái niệm về lợi nhuận. Là sự khác biệt giữa thu nhập và chi phí của đơn vị sản xuất. Mối quan hệ giữa thu nhập và chi phí đóng vai trò sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi sản phẩm hay dịch vụ và cho tất cả các đơn vị. Vì vậy, lợi nhuận là mục đích cơ bản của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh. Công thức tính lợi nhuận: Nhìn chung có 3 hướng cơ bản để tăng lợi nhuận: - Tăng doanh thu và giữ nguyên chi phí. - Tăng doanh thu và giảm tổng chi phí. - Giữ nguyên doanh thu và giảm tổng chi phí. 2.1.1.5. Vai trò và ý nghĩa của việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm. a) Vai trò Thị trường sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng đối với bất cứ một đơn vị sản xuất hay một đơn vị thương mại nào. Có thể nói sự tồn tại của đơn vị phụ thuộc rất nhiều vào công tác tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm chi phối các khâu nghiệp vụ khác. Hoạt động kinh doanh của đơn vị đòi hỏi phải được diễn ra liên tục và nhịp nhàng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được đánh giá bởi nhiều nhân tố, trong đó có tốc độ quay vòng vốn mà tốc độ quay vòng của vốn lại phụ thuộc rất lớn vào tốc độ tiêu thụ của sản phẩm do đó nếu như tiêu thụ sản phẩm tốt thì làm cho số ngày trong một vòng quay của vốn giảm đi. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm khi sản xuất, đơn vị phải bỏ vốn đầu tư vào nguyên vật liệu, máy móc trang thiết bị, nhiên liệu... để sản xuất ra sản phẩm. Như vậy là vốn tiền tệ của đơn vị được tồn tại dưới dạng hàng hóa. Khi sản phẩm được tiêu thụ, đơn vị được thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất cho chu kỳ sau và có thể mở rộng sản xuất nhờ phần lợi nhuận thu được từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Thông qua vai trò lưu thông luân chuyển hàng hóa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ta thấy được những yếu điểm để khắc phục, nâng cao, hoàn thiện quá trình sản xuất, tạo hiệu quả cao trong sản xuất. Nếu cải thiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, nghĩa là giảm chi phí khâu tiêu thụ đồng nghĩa với góp phần giảm chi phí của toàn bộ sản phẩm, nhờ đó sẽ tăng được lợi nhuận cho đơn vị. Việc tổ chức hợp lý hóa khoa học quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm tới mức tốt nhất các loại chi phí, góp phần làm giảm giá thành tới tay người tiêu dùng, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường. Tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố vị trí, thế lực, nâng cao uy tín với khách hàng thông qua sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, phương thức giao dịch mua bán thuận tiện, dịch vụ bán hàng tốt... Thực hiện tốt các khâu của quá trình tiêu thụ giúp cho các đơn vị có thể tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn và lôi cuốn thêm khách hàng, không ngừng mở rộng thị trường. Công tác tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường không đơn thuần là việc đem sản phẩm bán ra thị trường mà là trước khi sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận thì cần phải có sự nỗ lực cả về mặt trí tuệ lẫn sức lao động của người cán bộ và công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm từ việc điều tra nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, trang thiết bị máy móc hiện đại, dây chuyền công nghệ tiên tiến đáp ứng được năng xuất và chất lượng sản phẩm, đào tạo người công nhân có tay nghề cao rồi đến việc quảng cáo chào hàng, giới thiệu sản phẩm, vận chuyển, tổ chức kênh phân phối, tổ chức đội ngũ nhân viên phục vụ khách hàng tận tình, có trình độ hiểu biết cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, là thước đo đánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất. Qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, người tiêu dùng và người sản xuất gần gũi nhau hơn, tìm ra được cách đi đáp ứng nhu cầu tốt hơn và người sản xuất có lợi nhuận cao hơn. Tóm lại: Tiêu thụ sản phẩm có một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì sẽ tạo uy tín, tạo cơ sở vững chắc để củng cố, mở rộng và phát triển thị trường cả trong nước và ngoài nước. Nó tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu trên thị trường trong nước, hạn chế hàng nhập khẩu, nâng cao uy tín hàng nội địa. b) Ý nghĩa Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là hoạt động thực tiễn sản phẩm được vận động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Đặc điểm lớn nhất của sản phẩm ở mỗi đơn vị là nó được sản xuất ra và đem đi bán nhằm thực hiện các mục tiêu hiệu quả đã định trước, đó là: Thứ nhất: Mục tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận là mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi đơn vị hạch toán kinh doanh. Nó là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí Vì vậy, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với đơn vị. Tiêu thụ sản phẩm tốt thì thu được nhiều lợi nhuận và ngược lại sản phẩm mà không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ được ít thì lợi nhuận sẽ thấp, hoặc có thể hòa vốn hoặc lỗ. Thứ hai: Mục tiêu vị thế của đơn vị: Vị thế đơn vị biểu hiện ở phần trăm doanh số hoặc số lượng hàng hóa được bán ra so với toàn bộ thị trường. Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến vị thế của đơn vị trên thị trường. Tiêu thụ mạnh làm tăng vị thế của đơn vị trên thị trường. Thứ ba: Mục tiêu an toàn: Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Sản phẩm được sản xuất ra để bán trên thị trường và thu hồi vốn để tái sản xuất, quá trình này phải được diễn ra liên tục, có hiệu quả nhằm đảm bảo sự an toàn cho đơn vị. Do vậy, thị trường bảo đảm sự an toàn trong sản xuất kinh doanh. Thứ tư: Đảm bảo tái sản xuất liên tục: Quá trình tái sản xuất bao gồm 4 khâu: Sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng, nó diễn ra trôi chảy. Tiêu thụ sản phẩm nằm trong khâu phân phối và trao đổi. Nó là một bộ phận hữu cơ của quá trình tái sản xuất. Do đó, thị trường có ý nghĩa quan trọng đảm bảo quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục, trôi chảy. 2.1.2. Khái quát về làng nghề và các tiêu chí công nhận làng nghề. 2.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của làng nghề a) Khái niệm Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. b) Đặc điểm. Làng nghề có 2 đặc điểm sau: - Có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề. - Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của làng. Như vậy, không phải bất kỳ làng nào có hoạt động ngành nghề cũng gọi là làng nghề mà cần có qui định một số tiêu chuẩn nhất định. 2.1.2.2. Phân loại làng nghề. a) Làng nghề truyền thống (Cổ truyền). - Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền. - Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời. Để được công nhận ngành nghề truyền thống, phải đáp ứng 03 tiêu chí sau: Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm công nhận; Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. (Trích Thông tư số 116/2006TT-BNN, ngày 18/12/2006) b) Làng nghề mới. Làng nghề mới là làng nghề có nghề được hình thành mới gần đây, không phải là làng nghề truyền thống. 2.1.2.3. Tiêu chí công nhận làng nghề tỉnh Bạc Liêu. a) Tiêu chí công nhận làng nghề Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau: Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn. Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận. Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. b) Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập dữ liệu thứ cấp: dữ liệu được thu thập từ các cơ quan quản lý các cấp của tỉnh: các báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Công ty Du lịch Bạc Liêu; tài liệu thống kê ở Cục Thống kê tỉnh… - Thu thập dữ liệu sơ cấp: Được thu thập trên cơ sở hệ thống bảng câu hỏi soạn trước để phỏng vấn các hộ gia đình ở làng nghề đan đát huyện Phước Long (đề tài thu thập 30 mẫu) và khảo sát thực tế làng nghề. - Sử dụng phương pháp phỏng vấn có sự tham gia của cán bộ đầu ngành của tỉnh, các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu (Phương pháp chuyên gia - KIP) để lấy dữ liệu cho phân tích đánh giá. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu - Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh, thống kê mô tả, phân tích tần số. * Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Các phương pháp so sánh: + So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. + So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế. * Phương pháp thống kê mô tả (Descriptive statistics): là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập. * Phương pháp phân tích tần số (Frequency Analysis) Sử dụng bảng phân phối tần số: là bảng tóm tắt dữ liệu được xếp thành từng tổ khác nhau, dựa trên những tần số xuất hiện của các đối tượng trong cơ sở dữ liệu để so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu. - Đối với mục tiêu 2: Dùng phương pháp phân tích hồi quy tương quan để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề. Ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docword.doc
  • pptluan van BAN CHINH PP bao cao chinh thuc.ppt
Luận văn liên quan