Trong cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Cà Mau, thủy sản đã
được xác định là một ngành kinh tếmũi nhọn của tỉnh. Trong thời gian
qua, hiện nay và cũng nhưtrong tương lai kinh tếthủy sản sẽ đóng một
vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tếcủa tỉnh nhà.
Tiềm năng vềphát triển kinh tếthủy sản của Cà Mau rất phong
phú: có bờbiển dài 254 km, bao bọc ba mặt từ Đông sang Tây; có ngư
trường rộng lớn khoảng 100.000 km2; có bãi biển rộng, bằng phẳng,
nước không sâu lại có các cửa sông là nơi trú ẩn cho nhiều loài tôm, cá,
Ngưtrường Cà Mau là 1 trong 4 ngưtrường trọng điểm của cảnước,
có trữlượng lớn và đa dạng nguồn hải sản có giá trịkinh tếcao như:
tôm, cua, mực, ghẹ, cá hồng, cá lạc, cá đường, cá ngừ, cá bớp, cá chai,
cá mú, với 660 loài, 319 giống thuộc 138 họ, trong đó có 175 loài
thuộc 116 giống và 77 họ đã được định danh. Trữlượng các loài hải sản
có thểkhai thác ởngưtrường Cà Mau gồm: Vùng biển Đông có trữ
lượng các tầng nổi 520 nghìn tấn, có khảnăng khai thác 210 nghìn
tấn/năm; tầng đáy có trữlượng 800 nghìn tấn, có khảnăng khai thác
400 nghìn tấn/năm. Vùng biển Tây có trữlượng cá nổi 316 nghìn tấn,
có khảnăng khai thác 126 nghìn tấn/năm; tầng đáy có trữlượng 470
nghìn tấn, có khảnăng khai thác 235 nghìn tấn/năm.
Bên cạnh đó, việc nuôi trồng tại khu vực mặt nước ven biển cũng
rất thuận lợi, gồm các loại nhuyễn thểvà các loại hai mảnh vỏnhư:
nghêu, sò huyết, các loại tôm, cua, cá nước mặn có giá trịcao trong
tiêu dùng và xuất khẩu. NTTS ven biển, đặc biệt là nuôi tôm, đang phát
triển nhanh chóng và trởthành thếmạnh của tỉnh Cà Mau.
Vùng biển Cà Mau còn có nhiều đảo, cụm đảo ven bờnhư: cụm
đảo Hòn Khoai, đảo Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc, một sốbãi cát ven biển
Đông của huyện Ngọc Hiển như: bãi Khai Long, bãi Giá Lồng Đèn,
và ven bờbiển là hệsinh thái rừng ngập mặn đa dạng. Đây là những
điểm lý tưởng đểtàu thuyền trú ẩn khi có bão, gió lớn hoặc biển động.
Những cụm đảo nầy cũng có thểphát triển thành những trung tâm hậu
cần nghềcá của tỉnh và khu vực.
Ngoài ra, Cà Mau còn có hệthống kinh rạch chằng chịt dài trên
7.000 km và diện tích mặt nước lớn, thuận lợi cho đánh bắt và NTTS.
Cà Mau còn có nguồn tài nguyên đất đai rộng lớn, màu mỡ, diện tích
chưa sửdụng còn nhiều. Trong tổng quỹ đất tựnhiên 5.329 km
2
, có
khoảng 1.000 km
2
là đất rừng, đại bộphận diện tích còn lại đều có thể
sản xuất và NTTS. Nếu so sánh diện tích nuôi tôm và diện tích tựnhiên
của Cà Mau với các tỉnh khác trong khu vực Đồng ĐBSCL sẽthấy được
tiềm năng đặc biệt to lớn của ngành thủy sản Cà Mau. Đồng chí Nông
Đức Mạnh có lần vềthăm Cà Mau đã khẳng định: "Cà Mau có thếmạnh
là nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, cộng thêm lợi thếlà tỉnh có diện
tích nuôi tôm, ngưtrường đánh bắt thủy sản vào bậc nhất cảnước. Cà
Mau xứng đáng được TW đầu tưtrọng điểm nuôi trồng, đánh bắt và chế
biến thủy sản".
Song song với những thuận lợi cũng nhưnhững kết quả đạt được,
kinh tếthủy sản Cà Mau vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại như: chưa khai
thác tốt tiềm năng vùng biển, hải đảo, ven biển và bên trong nội đồng;
sản lượng khai thác lớn nhưng giá trịthấp; việc áp dụng tiến bộkhoa
học - công nghệmới vào nuôi trồng, đánh bắt, chếbiến còn hạn chế;
sản xuất thủy sản còn mang nặng tính tựphát, tôm bịdịch bệnh trên
diện rộng và kéo dài nhưng chưa có khảnăng khắc phục được; năng
suất, sản lượng và giá trịkhông cao, kim ngạch xuất khẩu chưa tương
xứng với tiềm năng của tỉnh,. Những khó khăn, tồn tại đó có nhiều
nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơbản là vốn đầu tưcho ngành
thủy sản đã qua chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành
thủy sản. Do vốn đầu tưcòn hạn chếnên định hướng cơcấu vốn đầu tư
trên từng lĩnh vực chưa chuyển biến nhanh theo hướng tích cực và có
hiệu quảcao. Từnhững vấn đềnêu trên cần tìm ra giải pháp vềvốn đầu
tưnhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển của ngành thủy sản trong thời
gian tới, giúp cho ngành thủy sản phát huy các tiềm năng lợi thếcủa
mình để đẩy nhanh tốc độtăng trưởng, góp phần quan trọng vào việc
hoàn thành các chỉtiêu kinh tế- xã hội của tỉnh, nhất là vốn đầu tưcho
phát triển NTTS, chúng tôi chọn đềtài nghiên cứu luận văn là “Giải
pháp vềvốn đầu tưcho phát triển nuôi trồng thủy sản ởtỉnh Cà Mau”.
115 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3568 | Lượt tải: 9
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp về vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN BÉ
GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ
CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Ở TỈNH CÀ MAU
CHUYÊN NGÀNH : KINH TEÁ TÀI CHÍNH – NGAÂN HAØNG
MÃ SỐ : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Nuôi trồng thủy sản NTTS
Ngân hàng NH
Đồng Bằng Sông Cửu Long ĐBSCL
Đồng Bằng Sông Hồng ĐBSH
Công nghiệp hóa CNH
Hiện đại hóa HĐH
Trung ương TW
Tổng sản phẩm trên địa bàn GDP
Công ty trách nhiện hữu hạn Cty TNHH
Tổ chức thương mại thế giới WTO
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
VÀ VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
5
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM NTTS 5
1.1.1 Khái niệm nuôi trồng thủy sản 5
1.1.2. Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản 6
1.2. VAI TRÒ CỦA NTTS TRONG CƠ CẤU KINH TẾ VIỆT NAM 8
1.3. VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ VỐN TRONG PHÁT TRIỂN NTTS 21
1.3.1. Khái niệm về vốn 21
1.3.2. Vai trò của vốn trong phát triển NTTS 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VÀ
VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NTTS Ở TỈNH CÀ MAU
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
CỦA TỈNH CÀ MAU
32
2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên 32
2.1.2. Đặc điểm về xã hội 36
2.1.3. Đặc điểm về Kinh tế - Tài chính và đời sống dân cư 40
2.2. THỰC TRẠNG NTTS Ở TỈNH CÀ MAU 47
2.2.1. Những thành quả đạt được 47
2.2.2. Những hạn chế và vấn đề đặt ra 60
2.3. THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ CHO NTTS Ở TỈNH CÀ MAU 64
2.3.1. Những kết quả đạt được
64
2.3.2. Những tồn tại cần hoàn thiện 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 72
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP VỀ VỐN CHO PHÁT TRIỂN
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TỈNH CÀ MAU
73
3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NTTS Ở TỈNH CÀ MAU 73
3.1.1. Phát triển NTTS phải đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo tính
bền vững lâu dài, kết hợp kinh tế - xã hội và môi trường
73
3.1.2. Phát triển toàn diện và tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn
vốn phù hợp với các loại hình NTTS (kể cả cá, tôm và thủy sản khác)
74
3.1.3. Đầu tư phát triển NTTS phải đặt trong bối cảnh hội nhập
kinh tế thế giới và khu vực
75
3.1.4. Đầu tư và cho vay NTTS phải đạt hiệu quả kinh tế - xã hội
và môi trường cao
76
3.1.5. Đổi mới cơ cấu đầu tư và cho vay NTTS theo hướng đồng
bộ từ xây dựng cơ sở hạ tầng đến đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng
khoa học công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học, sản xuất thức ăn
thủy sản
77
3.1.6. Vốn phát triển NTTS của tỉnh cần hướng vào khai thác các 78
thế mạnh về đất đai, rừng ngập mặn, bãi bồi của từng vùng sinh thái,
đồng thời kết hợp giữa nuôi trồng với chế biến và xuất khẩu sản phẩm
tinh chế phù hợp với yêu cầu của thị trường
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 79
3.2.1. Những giải pháp về quy hoạch và tổ chức sản xuất 79
3.2.2. Giải pháp tạo vốn 81
3.2.3. Giải pháp sử dụng vốn 85
3.3. CÁC GIẢI PHÁP HỔ TRỢ 90
3.3.1. Giải pháp về nguồn nhân lực 90
3.3.2. Giải pháp về thị trường tiêu thụ 91
3.3.3. Giải pháp về khoa học - công nghệ 91
3.3.4. Giải pháp về khuyến ngư 92
3.3.5. Giải pháp về khuyến khích các thành phần kinh tế
đầu tư vào phát triển NNTS
92
3.3.6. Giải pháp về môi trường 93
3.3.7. Giải pháp về giống 94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 94
KẾT LUẬN CHUNG 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Trong cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Cà Mau, thủy sản đã
được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong thời gian
qua, hiện nay và cũng như trong tương lai kinh tế thủy sản sẽ đóng một
vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
Tiềm năng về phát triển kinh tế thủy sản của Cà Mau rất phong
phú: có bờ biển dài 254 km, bao bọc ba mặt từ Đông sang Tây; có ngư
trường rộng lớn khoảng 100.000 km2; có bãi biển rộng, bằng phẳng,
nước không sâu lại có các cửa sông là nơi trú ẩn cho nhiều loài tôm, cá,
… Ngư trường Cà Mau là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước,
có trữ lượng lớn và đa dạng nguồn hải sản có giá trị kinh tế cao như:
tôm, cua, mực, ghẹ, cá hồng, cá lạc, cá đường, cá ngừ, cá bớp, cá chai,
cá mú, … với 660 loài, 319 giống thuộc 138 họ, trong đó có 175 loài
thuộc 116 giống và 77 họ đã được định danh. Trữ lượng các loài hải sản
có thể khai thác ở ngư trường Cà Mau gồm: Vùng biển Đông có trữ
lượng các tầng nổi 520 nghìn tấn, có khả năng khai thác 210 nghìn
tấn/năm; tầng đáy có trữ lượng 800 nghìn tấn, có khả năng khai thác
400 nghìn tấn/năm. Vùng biển Tây có trữ lượng cá nổi 316 nghìn tấn,
có khả năng khai thác 126 nghìn tấn/năm; tầng đáy có trữ lượng 470
nghìn tấn, có khả năng khai thác 235 nghìn tấn/năm.
Bên cạnh đó, việc nuôi trồng tại khu vực mặt nước ven biển cũng
rất thuận lợi, gồm các loại nhuyễn thể và các loại hai mảnh vỏ như:
nghêu, sò huyết, các loại tôm, cua, cá nước mặn có giá trị cao trong
tiêu dùng và xuất khẩu. NTTS ven biển, đặc biệt là nuôi tôm, đang phát
triển nhanh chóng và trở thành thế mạnh của tỉnh Cà Mau.
Vùng biển Cà Mau còn có nhiều đảo, cụm đảo ven bờ như: cụm
đảo Hòn Khoai, đảo Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc, một số bãi cát ven biển
Đông của huyện Ngọc Hiển như: bãi Khai Long, bãi Giá Lồng Đèn, …
và ven bờ biển là hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng. Đây là những
điểm lý tưởng để tàu thuyền trú ẩn khi có bão, gió lớn hoặc biển động.
Những cụm đảo nầy cũng có thể phát triển thành những trung tâm hậu
cần nghề cá của tỉnh và khu vực.
Ngoài ra, Cà Mau còn có hệ thống kinh rạch chằng chịt dài trên
7.000 km và diện tích mặt nước lớn, thuận lợi cho đánh bắt và NTTS.
Cà Mau còn có nguồn tài nguyên đất đai rộng lớn, màu mỡ, diện tích
chưa sử dụng còn nhiều. Trong tổng quỹ đất tự nhiên 5.329 km2, có
khoảng 1.000 km2 là đất rừng, đại bộ phận diện tích còn lại đều có thể
sản xuất và NTTS. Nếu so sánh diện tích nuôi tôm và diện tích tự nhiên
của Cà Mau với các tỉnh khác trong khu vực Đồng ĐBSCL sẽ thấy được
tiềm năng đặc biệt to lớn của ngành thủy sản Cà Mau. Đồng chí Nông
Đức Mạnh có lần về thăm Cà Mau đã khẳng định: "Cà Mau có thế mạnh
là nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, cộng thêm lợi thế là tỉnh có diện
tích nuôi tôm, ngư trường đánh bắt thủy sản vào bậc nhất cả nước. Cà
Mau xứng đáng được TW đầu tư trọng điểm nuôi trồng, đánh bắt và chế
biến thủy sản".
Song song với những thuận lợi cũng như những kết quả đạt được,
kinh tế thủy sản Cà Mau vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại như: chưa khai
thác tốt tiềm năng vùng biển, hải đảo, ven biển và bên trong nội đồng;
sản lượng khai thác lớn nhưng giá trị thấp; việc áp dụng tiến bộ khoa
học - công nghệ mới vào nuôi trồng, đánh bắt, chế biến còn hạn chế;
sản xuất thủy sản còn mang nặng tính tự phát, tôm bị dịch bệnh trên
diện rộng và kéo dài nhưng chưa có khả năng khắc phục được; năng
suất, sản lượng và giá trị không cao, kim ngạch xuất khẩu chưa tương
xứng với tiềm năng của tỉnh,... Những khó khăn, tồn tại đó có nhiều
nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ bản là vốn đầu tư cho ngành
thủy sản đã qua chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành
thủy sản. Do vốn đầu tư còn hạn chế nên định hướng cơ cấu vốn đầu tư
trên từng lĩnh vực chưa chuyển biến nhanh theo hướng tích cực và có
hiệu quả cao. Từ những vấn đề nêu trên cần tìm ra giải pháp về vốn đầu
tư nhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển của ngành thủy sản trong thời
gian tới, giúp cho ngành thủy sản phát huy các tiềm năng lợi thế của
mình để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, góp phần quan trọng vào việc
hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là vốn đầu tư cho
phát triển NTTS, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu luận văn là “Giải
pháp về vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Cà Mau”.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn:
- Làm rõ tiềm năng, lợi thế và thực trạng về NTTS ở tỉnh Cà Mau.
- Vạch rõ vai trò của vốn đầu tư (vốn Nhà nước, vốn tín dụng NH, vốn
nhân dân) đối với việc phát triển NTTS.
- Đánh giá thực trạng vốn đầu tư (vốn Nhà nước, vốn tín dụng NH, vốn
nhân dân) cho việc phát triển NTTS ở tỉnh Cà Mau.
- Đề xuất các giải pháp về vốn để thúc đẩy phát triển NTTS trong
thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn:
- Đối tượng nghiên cứu: là vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước,
vốn tín dụng NH và vốn đầu tư của nhân dân đối với sự phát triển thủy
sản ở tỉnh Cà Mau.
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu vốn đầu tư của Ngân
sách Nhà nước, vốn tín dụng NH và vốn đầu tư của nhân dân trong lĩnh
vực NTTS. Trên cơ sở đó đề ra giải pháp để tăng cường, phát huy hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng NH và
vốn đầu tư của nhân dân trong lĩnh vực NTTS trên phạm vi toàn tỉnh.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Vận dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng
thời, sử dụng các phương pháp diễn dịch, quy nạp, thống kê, phân tích,
tổng hợp, đồ thị, dự báo ... kết hợp với nghiên cứu chọn lọc những kiến
thức lý luận đã được đúc kết rút ra từ thực tiễn về tình hình triển khai
thực hiện vốn đầu tư đối với sự phát triển NTTS. Luận văn cũng sử
dụng các tài liệu, số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Thủy sản, sở Thủy
sản, sở Kế họach - Đầu tư, Cục thống kê, Chi nhánh Ngân hàng Nhà
nước tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh và một số đơn vị liên quan về số liệu thống kê, các báo cáo quy
hoạch, báo cáo tổng kết, báo cáo tham luận về vốn đầu tư, về hoạt động
của ngành thủy sản, ...
5. Tình hình nghiên cứu:
Những giải pháp về vốn cho phát triển NTTS ở tỉnh Cà Mau là
vấn đề chưa được nêu ra trong các công trình nghiên cứu trước đây ở
tỉnh Cà Mau. Trong phần nghiên cứu nầy chúng tôi tập trung đề cập đến
các vấn đề cơ bản của hoạt động NTTS, nhất là vấn đề vốn đầu tư cho
phát triển NTTS trong thời qua và đề xuất các giải pháp cho thời gian
tới.
6. Những đóng góp mới:
- Hệ thống lại lý luận về vốn đầu tư cho phát triển NTTS.
- Đánh giá toàn diện thực trạng NTTS và vốn đầu tư cho NTTS ở
tỉnh Cà Mau.
- Đề xuất các giải pháp về vốn để phát triển NTTS ở tỉnh Cà Mau
trong những năm tới theo hướng CNH - HĐH.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3
chương:
CHƯƠNG 1: Tổng quan về NTTS và vốn để phát triển NTTS.
CHƯƠNG 2: Thực trạng về phát triển NTTS và vốn đầu tư cho
NTTS ở tỉnh Cà Mau.
CHƯƠNG 3: Giải pháp về vốn đầu tư cho phát triển NTTS ở
tỉnh Cà Mau .
X W
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
VÀ VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1.1.1 Khái niệm nuôi trồng thủy sản.
NTTS là hoạt động sản xuất dựa trên cơ sở kết hợp giữa tài nguyên
thiên nhiên sẵn có (mặt nước biển, nước sông ngòi, ao hồ, ruộng trũng,
sông cụt, đầm phá, khí hậu..) với hệ sinh vật sống dưới nước (chủ yếu
là cá, tôm, và thủy sản khác..) có sự tham gia trực tiếp của con người.
Hoạt động này ở Việt Nam bao gồm nuôi, trồng các loại thủy sản nước
ngọt, nước lợ và nước mặn. Các loại thủy sản nuôi trồng chủ yếu hiện
nay là: tôm sú, tôm càng xanh, cá biển (cá song, cá hồng, cá cam, cá
vược, cá bớp, cá chẽm, cá măng…), cá nước ngọt (cá tra, cá ba sa, cá
chép, cá mè, rô phi, trê phi, trắm cỏ, cá trôi, bống tượng, tai tượng, cá
quả, sặc rằn, cá lóc…) các hình thức nuôi chủ yếu là:
- Nuôi tôm sú theo phương pháp công nghiệp và bán công nghiệp,
quảng canh, quảng canh cải tiến.
- Nuôi cá biển trong lồng bè trên mặt nước biển, sông, đầm phá,
ven biển, sông cụt, chủ yếu là cá chẽm, cá mú, cá tra, cá ba sa, cá bống
tượng, cá trôi, cá cá chép, cá mè, ba ba, lươn, ếch...
- Nuôi tôm càng xanh.
- Nuôi nhuyễn thể: ngao, nghêu, sò huyết, ốc..
- Nuôi thủy sản ao hồ, đìa, hầm.
- Nuôi thủy sản trên ruộng trũng, ruộng lúa.
- Trồng rong biển, các đối tượng chủ yếu là rong câu chỉ vàng,
rong mơ, rong kỳ lân, rong cước và rong sụn.
*Chủ thể nuôi: các tổ chức (DN, HTX, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá
nhân.
Như vây, hoạt động NTTS rất đa dạng cả về phương thức nuôi, đối
tượng nuôi, mặt nước nuôi trên cơ sở tận dụng các loại diện tích đất,
mặt nước bỏ hoang, mặt nước biển, nước sông suối, dòng chảy, hồ thủy
lợi, thủy điện... hoặc diện tích đất có mặt nước đang sử dụng kém hiệu
quả trong nông nghiệp, lâm nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản.
NTTS có các đặc điểm như sau:
- NTTS là một ngành phát triển trên phạm vi cả nước và có đối
tượng phức tạp so với các ngành sản xuất khác. Tính chất rộng khắp
của ngành thủy sản thể hiện nghề NTTS phát triển ở khắp các vùng
trong nước từ đồng bằng, trung du, miền núi cho đến các vùng ven
biển, ở đâu có diện tích mặt nước là ở đó có thể phát triển nghề NTTS.
Song, mỗi vùng có điều kiện địa hình, khí hậu, thời tiết khác nhau nên
có sự khác nhau về đối tượng sản xuất, về quy trình kỹ thuật, về mùa vụ
sản xuất ... Do đó, trong công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất của
ngành thủy sản cần lưu ý đến các vấn đề như: xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, chính sách giá cả, vốn đầu tư
cho phù hợp đối với từng khu vực, từng vùng lãnh thổ.
- Trong NTTS đất đai, diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất
chủ yếu vừa là tư liệu sản xuất đặt biệt không thể thay thế được. Nếu
không có đất đai, diện tích mặt nước thì không thể tiến hành NTTS
được. Đất đai không những là tư liệu sản xuất mà còn là tư liệu sản
xuất đặc biệt, khác với các tư liệu sản xuất khác. Do diện tích đất đai,
mặt nước có giới hạn, vị trí của chúng cố định, sức sản xuất của chúng
thì không giới hạn và nếu biết sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, diện
tích mặt nước không những không bị hao mòn đi mà còn tốt hơn (tức độ
phì nhiêu, độ màu mỡ của đất đai, diện tích mặt nước ngày một tăng);
mặt khác đất đai, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất không đồng
nhất về mặt chất lượng do cấu tạo thổ nhưỡng, địa hình, vị trí dẫn đến
độ màu mỡ của đất đai, diện tích mặt nước giữa các vùng thường là
khác nhau. Chính vì vậy, khi sử dụng đất đai, diện tích mặt nước phải
hết sức tiết kiệm, phải quản lý chặt chẽ đất đai diện tích mặt nước trên
cả 3 mặt: pháp chế, kinh tế và kỹ thuật.
- NTTS có tính thời vụ cao. Trong NTTS ngoài sự tác động trực
tiếp của con người, các đối tượng nuôi còn chịu sự tác động của môi
trường tự nhiên. Nhân tố cơ bản quyết định tính thời vụ là quy luật sinh
trưởng và phát triển của các đối tượng nuôi trồng, những biểu hiện chủ
yếu của tính thời vụ trong NTTS là:
Đối với mỗi đối tượng nuôi trồng, các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển diễn ra trong các khoảng thời gian khác nhau của mùa vụ sản
xuất nên đòi hỏi thời gian, hình thức và mức độ tác động trực tiếp của
con người tới chúng cũng khác nhau. Có thời gian đòi hỏi lao động
căng thẳng, có thời gian ít căng thẳng.
Cùng một đối tượng NTTS nhưng ở những vùng có điều kiện
khí hậu, thời tiết khác nhau thường có mùa vụ sản xuất khác nhau.
Các đối tượng NTTS khác nhau có mùa vụ sản xuất khác nhau.
Tính thời vụ trong NTTS có xu hướng dẫn tới tính thời vụ trong
việc sử dụng các yếu tố sản xuất nhất là sức lao động, công cụ lao động
và đất đai, diện tích mặt nước. Do điều kiện lao động thủ công, điều
kiện tự nhiên, thời tiết diễn biến bất thường, tính thời vụ trong NTTS
càng gây nên nhiều vấn đề phức tạp trong tổ chức quản lý sản xuất và
kinh doanh. Mặt khác, tính thời vụ trong NTTS còn ảnh hưởng và đòi
hỏi ngành thủy sản phải có kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt việc thu
hoạch, tiêu thụ sản phẩm (bao gồm cả xác định giá bán theo mùa cho
phù hợp).
- Đối tượng sản xuất của ngành NTTS là những cơ thể sống.
Chúng sinh trưởng, phát sinh, phát triển và phát dục theo các quy luật
sinh học. Do đó, trong quá trình sản xuất chúng luôn luôn đòi hỏi sự tác
động thích hợp của con người và tự nhiên để sinh trưởng và phát triển.
Vì thế, có hàng loạt các vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết để đạt năng
suất các đối tượng NTTS cao như: nâng cao chất lượng con giống, quản
lý chất lượng môi trường và xây dựng các quy trình sản xuất tiên tiến
cho năng suất cao.
- Một số sản phẩm thủy sản sản xuất ra được giữ lại làm giống để
tham gia vào quá trình tái sản xuất vụ sau. Trong NTTS một số sản
phẩm như: đàn cá thịt, tôm thịt được tuyển chọn làm cá bố mẹ hoặc tôm
bố mẹ để cho đẻ trong quy trình sản xuất tiếp theo. Do đó, trong quá
trình NTTS phải quan tâm đến việc sản xuất, nhân ra các loại giống tốt.
Đồng thời, ngành thủy sản phải quan tâm xây dựng một hệ thống giống
quốc gia, hệ thống giống cho từng vùng, từng khu vực.
Ngoài những đặc điểm trên, NTTS Việt Nam còn có những đặc
điểm riêng. Đó là:
Ngành NTTS Việt Nam có từ lâu đời, song hiện tại vẫn trong
tình trạng của một nền sản xuất nhỏ, phân tán, lao động chủ yếu còn là
thủ công.
Cơ cấu ngành thủy sản đang chuyển dịch theo yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Do đó, ngành NTTS phải
thấy hết những tồn tại khó khăn của nền sản suất nhỏ, đó là: cơ sở vật
chất kỹ thuật còn thấp, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và quản lý
của cán bộ, nông dân ở nhiều nơi, nhất là các vùng dân tộc, vùng sâu,
vùng xa còn quá yếu kém, tâm lý người sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu,
... để quản lý sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Phải nhận thức đúng tính tất yếu của sự tồn tại nhiều hình thức sở
hữu trong ngành NTTS, trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và
thực hiện tốt những quy định của Nhà nước về đổi mới quản lý kinh tế
trong NTTS.
Trong NTTS đất đai, diện tích mặt nước phân bố không đều
giữa các vùng cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý NTTS. Đặc điểm
này đòi hỏi ngành NTTS phải có kế hoạch khai thác, sử dụng đầy đủ
các loại đất đai diện tích mặt nước hiện có; mặt khác phải tiến hành cân
đối lao động, bồi dưỡng và nâng cao trình độ lao động, đặc biệt ở các
vùng sâu, vùng xa.
Nghề NTTS Việt Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới
ẩm có pha trộn ít khí hậu vùng ôn đới.
Tài nguyên khí hậu, một mặt tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành
NTTS: có thể nuôi trồng được nhiều đối tượng có nguồn gốc từ vùng
nhiệt đới và những đối tượng có nguồn gốc từ các vùng ôn đới, đồng
thời có thể nuôi được nhiều vụ trong một năm; mặt khác, khí hậu nước
ta cũng gây ra những khó khăn phức tạp cho ngành NTTS như: bão lụt,
gió mùa Đông Bắc, sương muối, các vùng ven biển sóng gió thủy triều,
sóng thần, ... Do đó, ngành thủy sản cần có những phương án đề phòng
để chinh phục và cải tạo thiên nhiên, đảm bảo năng suất sản lượng cao
và ổn định.
1.2. VAI TRÒ CỦA NTTS TRONG CƠ CẤU KINH TẾ VIỆT NAM
Sự phát triển của hoạt động NTTS đã trở thành một bộ phận quan
trọng trong cơ cấu kinh tế nói chung và nông, lâm nghiệp, thủy sản nói
riêng ở nước ta. Trong điều kiện nguồn lợi thủy sản ven bờ bị cạn kiệt,
khai thác thủy sản xa bờ có nhiều khó khăn do thiên tai, bão lũ, chi phí
lớn, phương tiện hiện đại đầu tư lớn thì NTTS là hướng phát triển ổn
định và lâu dài đối với các nước có biển cũng như không có biển. Vai
trò của hoạt động NTTS đối với phát triển kinh tế - xã hội thể hiện trên
nhiều mặt: thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu
lao động nông thôn, nhất là vùng ven biển; tạo nguồn nguyên liệu quý
giá cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu; tạo việc làm tăng thu nhập
cho dân cư nhất là vùng nông thôn ven biển; bảo vệ môi trường sinh
thái; góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản tự nhiên trên sông, biển.
Nhận thức được vai trò đó, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng và
đánh giá cao vai trò của NTTS trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất
nước trong mọi giai đoạn. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa
và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta; vai trò của thủy sản
nói chung và NTTS nói riêng càng được coi trọng. Chính phủ đã xây
dựng Chương trình phát triển NTTS từ năm 2000-2010 theo Quyết định
số 224/1999/QĐ/TTg ngày 08/12/1999, trong đó xác định mục tiêu
"Phát triển NTTS nhằm đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm và tạo
nguồn nguyên