Có thể nói hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng phát triển tất yếu của các quốc gia trên thế giới hiện nay. Và Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Ngay từ đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Đảng đã xác định đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là đổi mới kinh tế đối ngoại. Hoạt động kinh tế đối ngoại rất phong phú bao gồm mua bán hàng hoá quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ, hợp tác lao động quốc tế. Trong đó mua bán hàng hoá quốc tế là hoạt động chủ yếu nhất. Sau hơn 20 năm thực hiện chiến dịch đổi mới, nền kinh tế Việt Nam không những thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng mà còn có những bước phát triển vững chắc. Điều này chứng tỏ Đảng ta đã vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong tiến trình xây dựng CNXH ở nước ta.
Cùng với việc chủ trương đổi mới quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, Việt Nam đang tích cực tham gia hội nhập KTQT. Một trong những yêu cầu của quá trình hội nhập này là bảo đảm tôn trọng và thực thi những quy định của các tổ chức quốc tế cũng như những cam kết trong các hiệp định mà Việt Nam là thành viên. Điều đó đòi hỏi Nhà nước ta phải đổi mới hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật kinh tế để đảm bảo sự tương thích với pháp luật quốc tế và các nước trên thế giới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã yêu cầu: “ Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế sau hơn, đầy đủ hơn với khu vực và thế giới. Thực hiện có hiệu quả các cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế về thương mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện các cam kết sau khi nước ta gia nhập WTO. Khẩn trương đổi mới thể chế kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo đảm lợi ích quốc gia và phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế” .
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN ngày 25/7/1995; tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) ngày 1/1/1996; tham gia ASEM tháng 3/1996; tham gia diễn đàn Châu á - Thái Bình Dương (APEC) tháng 11/1998; gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tháng 11/2006; thực hiện Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ.
Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 của Quốc hội khóa XII, Dự án Luật Trọng tài thương mại sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ VI tháng (10/2009). Đây là Dự án luật có ý nghĩa rất lớn trong việc thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng về xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; khuyến khích sử dụng Trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các bên, trước hết xuất phát từ nhu cầu cầu các chủ thể kinh doanh, các thể nhân, pháp nhân muốn giải quyết vụ việc của mình một cách thuận lợi, nhanh chóng và có hiệu quả. Tuy nhiên, Dự thảo Luật vẫn cần thêm nhiều ý kiến đóng góp để tiếp tục được hoàn thiện .
Chính vì vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ nội dung và hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài nói chung và tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng nói riêng là nhiệm vụ quan trọng cần thiết hiện nay. Do đó, tác giả đã chọn đề tài "Giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam" làm luận văn tốt nghiệp của mình.
112 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3859 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng phát triển tất yếu của các quốc gia trên thế giới hiện nay. Và Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Ngay từ đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Đảng đã xác định đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là đổi mới kinh tế đối ngoại. Hoạt động kinh tế đối ngoại rất phong phú bao gồm mua bán hàng hoá quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ, hợp tác lao động quốc tế.... Trong đó mua bán hàng hoá quốc tế là hoạt động chủ yếu nhất. Sau hơn 20 năm thực hiện chiến dịch đổi mới, nền kinh tế Việt Nam không những thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng mà còn có những bước phát triển vững chắc. Điều này chứng tỏ Đảng ta đã vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong tiến trình xây dựng CNXH ở nước ta.
Cùng với việc chủ trương đổi mới quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, Việt Nam đang tích cực tham gia hội nhập KTQT. Một trong những yêu cầu của quá trình hội nhập này là bảo đảm tôn trọng và thực thi những quy định của các tổ chức quốc tế cũng như những cam kết trong các hiệp định mà Việt Nam là thành viên. Điều đó đòi hỏi Nhà nước ta phải đổi mới hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật kinh tế để đảm bảo sự tương thích với pháp luật quốc tế và các nước trên thế giới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã yêu cầu: “…Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế sau hơn, đầy đủ hơn với khu vực và thế giới. Thực hiện có hiệu quả các cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế về thương mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác…Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện các cam kết sau khi nước ta gia nhập WTO. Khẩn trương đổi mới thể chế kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo đảm lợi ích quốc gia và phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế” Xem: Nguyến Đình Thơ (2008), “Một số vấn đề hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (6), tr.49
.
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN ngày 25/7/1995; tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) ngày 1/1/1996; tham gia ASEM tháng 3/1996; tham gia diễn đàn Châu á - Thái Bình Dương (APEC) tháng 11/1998; gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tháng 11/2006; thực hiện Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ.
Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 của Quốc hội khóa XII, Dự án Luật Trọng tài thương mại sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ VI tháng (10/2009). Đây là Dự án luật có ý nghĩa rất lớn trong việc thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng về xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; khuyến khích sử dụng Trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các bên, trước hết xuất phát từ nhu cầu cầu các chủ thể kinh doanh, các thể nhân, pháp nhân muốn giải quyết vụ việc của mình một cách thuận lợi, nhanh chóng và có hiệu quả. Tuy nhiên, Dự thảo Luật vẫn cần thêm nhiều ý kiến đóng góp để tiếp tục được hoàn thiện2 Xem: Phạm Quý Tỵ (2009), “Một số ý kiến về Dự thảo Luật trọng tài thương mại”, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp, (20), tr.28
.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ nội dung và hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài nói chung và tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng nói riêng là nhiệm vụ quan trọng cần thiết hiện nay. Do đó, tác giả đã chọn đề tài "Giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam" làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý về Trọng tài có một số công trình nghiên cứu như: Các bài viết của PTS Đinh Ngọc Hiện về giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án Việt Nam; PTS Dương Thanh Mai về hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Việt Nam hiện nay; Tiến Sỹ Hoàng Thế Liên về các phương thức giải quyết tranh chấp chủ yếu tại Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế và đầu tư nước ngoài. PTS Dương Đăng Huệ về vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; một số bài viết của tác giả Trần Hữu Huỳnh về trọng tài; tác giả Trần Đình Hảo về Hòa giải, thương lượng trong giải quyết hợp đồng kinh tế…Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình, bài viết nghiên cứu nào mang tính tổng thể và đề cập trực tiếp đến vấn đề giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam. Do vậy, đề tài nghiên cứu này về cơ bản là mới, chưa được nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện.
Đề tài này được thực hiện dựa trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc và kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình đã được đưa ra nhằm nghiên cứu một các tổng thể, toàn diện vấn đề này trong lý luận và thực tiễn.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ®îc gi¶i quyÕt bằng Trọng tài.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là một vấn đề khá rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực cã nhiÒu lo¹i chñ thÓ tham gia. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài, tác giả chỉ giới hạn nội dung cơ bản về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bằng trọng tài theo pháp luật Việt Nam vµ thực tiễn áp dụng trong thời gian qua. Đề tài không đi sâu nghiên cứu vấn đề giải quyết tranh chấp mà một bên tham gia là Nhà nước hay cơ quan quyền lực nhà nước.
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài và nhiệm vụ của đề tài
- Về mục đích của luận văn
Mục đích đề tài làm rõ một số vấn đề về bản chất giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài nói chung và giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nói riêng, phân tích pháp luật hiện hành giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với hoạt động giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng Trọng tài. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới.
- Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được các mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ:
Tiếp cận cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp thương mại nói chung, tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng Trọng tài riêng;
Tiếp cận làm rõ những mặt được, mặt còn hạn chế, bất hợp lý, bất cập trong của pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động để giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng Trọng tài ở Việt Nam hiện nay;
Đưa ra một số kiến nghị đề hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng Trọng tài.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên đây, việc nghiên cứu đề tài này được thực hiện trên cơ sở của phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh. Đề tài này được thực hiện trên cơ sở lý luận của chũ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhất là các quan điểm đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Ý nghĩa của luận văn
+ Đề tài chỉ rõ đặc thù luật áp dụng giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng Trọng tài, đưa ra các phương thức chung trong việc điều chỉnh luật áp dụng theo pháp luật quốc gia và thông lệ quốc tế.
+ Đề tài đối chiếu pháp luật thương mại về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hiện hành của Việt Nam để đưa ra những ưu điểm và hạn chế, trên cơ sở so sánh vói thực tiễn áp dụng và thông lệ quốc tế, để hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng Trọng tài.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được thực hiện theo cơ cấu 3 chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Chương 2: Pháp luật hiện hành và thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng trọng tài
Chương 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng trọng tài và một số kiến nghị
Kết luận
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC DẠNG TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ
1.1.1. Khái niệm tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Cùng với sự phát triển thương mại quốc tế các giao dịch quốc tế ngày càng trở nên đa dạng, đặc biệt là các quan hệ HĐMBHHQT và dẫn đến những tranh chấp phát sinh từ quan hệ này cũng rất phức tạp. Trên thực tế rất khó để xác định một khái niệm tranh chấp HĐMBHHQT trên bình diện quốc tế, thậm chí trong phạm vi quốc gia. Tuy nhiên, từ góc độ của luật thực định có thể xem tranh chấp từ HĐMBHHQT là tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại quốc tế và là loại tranh chấp có hợp đồng.
Vậy một câu hỏi cần được trả lời là HĐMBHHQT là gì?
Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận. Xem: Khoản 8 Điều 3 Luật thương mại, NXB chính trị quốc gia-Hà Nội
Cơ sở pháp lý của việc mua bán hàng hóa là hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là dạng hợp đồng được các bên chủ thể của quan hệ thương mại quốc tế sử dụng phổ biến và thường xuyên nhất trong các hoạt động thương mại của mình.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mang đầy đủ các đặc trưng cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế (hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài). Ngoài những đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn có tính quốc tế (yếu tố nước ngoài).
Theo Điều 1 Công ước LaHay 1964 về mua bán quốc tế động sản hữu hình thì: “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hóa được chuyển từ nước này sang nước khác hoặc việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên ký kết được thiết lập ở các nước khác nhau”.
Điều 1 Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - Công ước Viena 1980, gián tiếp định nghĩa: “Công ước này áp dụng đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”.
Ở Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được biết đến với nhiều tên gọi như là: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (theo Công ước Viena 1980), hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng mua bán ngoại thương (theo Quy chế tạm thời số 4794/TN-XNK ngày 31/7/1991 của Bộ Thương nghiệp, nay là Bộ Công thương), hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài (Luật thương mại 1997) và “Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” Xêm Điều 27 Luật thương mại, NXB chính trị quốc gia-Hà Nội
.
Như vậy có thể hiểu, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thống nhất về ý chí giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài mà thông qua đó, thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể đó với nhau.
Các đặc điểm cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là: Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các chủ thể của hoạt động kinh doanh quốc tế, có thể là các thể nhân, pháp nhân, trong một số trường hợp nhất định, Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ này. Các chủ thể có quốc tịch khác nhau hoặc trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau; Hàng hóa - đối tượng của hợp đồng có thể có sự dịch chuyển qua biên giới quốc gia hoặc giai đoạn chào hàng, chấp nhận chào hàng có thể được thiết lập ở các nước khác nhau; Nội dung của hợp đồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua ở các nước khác nhau; Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong các bên; Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng là luật quốc gia, các điều ước quốc tế, các tập quán quốc tế về thương mại và hàng hải và ở một số nước áp dụng tiền lệ pháp (án lệ).
Cụ thể, Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm:
- Pháp luật quốc gia (chủ yếu là Luật dân sự và thương mại của các quốc gia). Đối với các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, pháp luật quốc gia có thể áp dụng trong các trường hợp sau: (i) Các bên trong hợp đồng thỏa thuận lựa chọn áp dụng; (ii) Điều ước quốc tế mà các quốc gia (có các chủ thể của hợp đồng mang quốc tịch của quốc gia đó) kí kết hoặctham gia có quy định điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng mua bán quốc tế là luật của một quốc gia nhất định; (iii) cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chọn luật áp dụng (khi các bên không đạt được sự thỏa thuận về luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng) Xem: Giáo trình Luật thương mại tập II, NXB công an nhân dân 2008, tr.9
.
Pháp luật Việt Nam áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm: Bộ luật dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, Bộ luật hàng hải 2005, Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006, Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động có liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Các điều ước quốc tế chủ yếu sau:
+ Công ước LaHay ngày 15/6/1955 về luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế;
+ Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - Công ước Viena ký ngày ngày 11/4/1980, có hiệu lực từ ngày 01/01/1988, được áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các nước khác nhau. Áp dụng trong hai trường hợp cụ thể là: 1) Khi trụ sở của các bên đóng tại các nước khác nhau là thành viên Công ước; 2) Khi nguyên tắc trong tư pháp quốc tế quy định luật được áp dụng là luật của các nước thành viên của Công ước;
+ Cụng ước Roma ngày 19/6/1980, có hiệu lực ngày 01/4/1991 về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Đây là một Điều ước quốc tế quan trọng được xây dựng trên cơ sở thống nhất các nguyên tắc của Tư pháp quốc tế trong lĩnh vực hợp đồng thương mại quốc tế.
+ Hiệp định Buôn bán hàng dệt may Việt Nam - EU, Hiệp định thương mại này chứa đựng những điều khoản liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, điều khoản liên quan đến hạn ngạch (quota) và quy định danh mục mặt hàng và hạn ngạch. Hiệp định trực tiếp điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam với các thương nhân trong Liên minh Châu Âu;
+ Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, ký kết ngày 13/7/2000 tại Washington, D.C. có hiệu lực từ ngày 11/12/2001.Theo đó hoạt động trong lĩnh vực thương mại hàng hóa chính là hoạt động xuất nhập khẩu một cách tự do từ lãnh thổ của một Bên sang lãnh thổ của Bên kia. Hàng hóa xuất nhập khẩu được mở rộng cho mọi loại hàng hóa trừ các mặt hàng và một số chính sách do các bên đưa ra hạn chế cụ thể theo các phụ lục kèm theo.
- Các tập quán thương mại quốc tế:
+ INCOTERMS (do phòng Thương mại quốc tế - ICC ban hành năm 1936, sử đổi bổ sung các năm 1953, 1967, 1980, 1990, và 2000) quy định về các điều kiện thương mại quốc tế;
+ Quy tắc chung về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ (UCP 500);
- Các án lệ (case law): Tùy theo hệ thống pháp luật của mình, ở một số nước áp dụng án lệ để điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Theo Từ điển Luật học (Black’s Law Dictionary) do West Pub Co. xuất bản năm 1991, khái niệm “Tranh chấp” được hiểu là sự mâu thuẫn hoặc bất đồng (tranh cãi) về các yêu cầu hay quyền lợi, sự đòi hỏi về yêu cầu hay quyền lợi từ một bên được đáp lại bởi một yêu cầu hay lập luận trái ngược từ bên kia. Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.
Như vậy, tranh chấp thương mại phải hội đủ các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, tranh chấp thương mại trước hết là những mâu thuẫn (bất đồng) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể.
Thứ hai, những mâu thuẫn (bất đồng) đó phát sinh từ hoạt động thương mại.
Thứ ba, những mâu thuẫn (bất đồng) đó phát sinh chủ yếu giữa các thương nhân Xem: Giáo trình Luật thương mại tập II, NXB công an nhân dân 2008, tr.432
. Tranh chấp trong thương mại là hiện tượng kinh tế - xã hội tất yếu xuất hiện trong nền kinh tế thị trường. Tranh chấp thương mại có bản chất của tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể trong xã hội nói chung.
Tranh chấp trong thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên tham gia quan hệ thương mại mà chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Tranh chấp có thể phát sinh từ nội dung hợp đồng, giải thích hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, thực hiện hợp đồng, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng...
Theo Điều 2 Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam năm 2003 thì:“Tranh chấp (trong hoạt động thương mại) có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ có tranh chấp phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến tranh chấp đó ở nước ngoài ”. Hoạt động thương mại, được hiểu theo nghĩa rộng như Luật mẫu UNCITRAL, là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện; đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng, đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm, thăm dò, khai thác; liên doanh và các hình thức khác của hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.
Còn tại Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ quy định, tranh chấp thương mại là tranh chấp giữa các bên trong một giao dịch thương mại (khoản 4 Điều 9).
Như vậy, tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế nói chung và tranh chấp HĐMBHHQT nói riêng cũng là những tranh chấp trong hoạt động kinh tế xã hội nói chung, nhưng phải có các dấu hiệu quốc tế như đã phân tích trên và có hoạt động thương mại thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng. Tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế khác với các tranh chấp giữa công ty với thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau bởi các chủ thể luôn phải là thương nhân (tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh) và các chủ thể có quan hệ với nhau thông qua một giao dịch là hợp đồng thương mại.
Về nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong thương mại quốc tế, các bên tham gia quan hệ này thường là những chủ thể ở các nước khác nhau, có sự khác biệt về truyền thống pháp luật và tập quán thương mại, sự thiếu hiểu biết và tin cậy lẫn nhau như bạn hàng trong nước. Các điều kiện khách quan ngoại cảnh cũng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng của các bên. Hoặc ngay trong ý thức chủ quan của các bên về việc tuân thủ hợp đồng, sự bất cẩn của bên bán, bên mua hoặc do bên vận chuyển cũng làm phát sinh tranh chấp hợp đồng thương mại giữa các bên
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên còn có thể bị ảnh hưởng bởi sự quản lý hoạt động thương mại của mỗi quốc gia. Hệ thống pháp luật của nước này có những quy định khác với nước khác về hình thức của các loại hợp đồng, nội dung chính của từng loại hợp đồng, địa vị pháp lý của các bên tham g