Luận văn Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa tại nước ta hiện nay

Việt Nam là một nước đang phát triển, có tiềm năng lao động rất lớn với trên 42 triệu lao động trong đó lao động nông nghiệp chiếm trên 70% (trên 30 triệu lao động nông nghiệp). Khả năng tạo việc làm cho lao động nói chung và đặc biệt là lao động nông thôn rất khó khăn, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp có xu hướng gia tăng, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến tới sự phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh của quốc gia, nguyên nhân của vấn đề này là: Nền kinh tế của đất nước phát triển chậm, khả năng thu hút lao động và tạo việc làm mới hạn chế; trình độ của độ ngũ người lao động thấp, không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, thông tin về thị trường, thông tin về khoa học công nghệ rất yếu, nghèo, thiếu vốn, thiếu công nghệ. Để phát triển nền kinh tế đòi hỏi đất nước phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ cơ cấu kinh tế thuần nông, độc canh hay nói cách khác là một đất nước nông nghiệp, sản xuất nhỏ lạc hậu phải chuyển sang nền văn minh mới: nền văn minh công nghiệp, thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam trở thành một đất nước công nghiệp hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực. Đi liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng CNH, HĐH, nhiều thành phố, khu công nghiệp, thị trấn, thị tứ mới được mọc lên. Hay có thể nói, đô thị hóa là kết quả tất yếu của quá trình CNH, HĐH nền kinh tế nước nhà. Đô thị hóa đem lại nhiều cái lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước, song bản thân nó lại gây ra không ít những mâu thuẫn mới đòi hỏi phải được giải quyết: quá trình đô thị hóa gia tăng sẽ đẩy một bộ phận nông dân ra khỏi vùng đất mà họ vẫn thường sinh sống (quá trình bần cùng hóa những người lao động) làm cho đất canh tác bình quân đầu người đã thấp (0,17ha/người lao động) nay còn thấp hơn.

pdf135 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2043 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa tại nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước đang phát triển, có tiềm năng lao động rất lớn với trên 42 triệu lao động trong đó lao động nông nghiệp chiếm trên 70% (trên 30 triệu lao động nông nghiệp). Khả năng tạo việc làm cho lao động nói chung và đặc biệt là lao động nông thôn rất khó khăn, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp có xu hướng gia tăng, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến tới sự phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh của quốc gia, nguyên nhân của vấn đề này là: Nền kinh tế của đất nước phát triển chậm, khả năng thu hút lao động và tạo việc làm mới hạn chế; trình độ của độ ngũ người lao động thấp, không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, thông tin về thị trường, thông tin về khoa học công nghệ rất yếu, nghèo, thiếu vốn, thiếu công nghệ... Để phát triển nền kinh tế đòi hỏi đất nước phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ cơ cấu kinh tế thuần nông, độc canh hay nói cách khác là một đất nước nông nghiệp, sản xuất nhỏ lạc hậu phải chuyển sang nền văn minh mới: nền văn minh công nghiệp, thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam trở thành một đất nước công nghiệp hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực. Đi liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng CNH, HĐH, nhiều thành phố, khu công nghiệp, thị trấn, thị tứ mới được mọc lên. Hay có thể nói, đô thị hóa là kết quả tất yếu của quá trình CNH, HĐH nền kinh tế nước nhà. Đô thị hóa đem lại nhiều cái lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước, song bản thân nó lại gây ra không ít những mâu thuẫn mới đòi hỏi phải được giải quyết: quá trình đô thị hóa gia tăng sẽ đẩy một bộ phận nông dân ra khỏi vùng đất mà họ vẫn thường sinh sống (quá trình bần cùng hóa những người lao động) làm cho đất canh tác bình quân đầu người đã thấp (0,17ha/người lao động) nay còn thấp hơn. Lao động nông nghiệp không có việc làm, thất nghiệp gia tăng, đời sống thấp, mâu thuẫn xã hội tăng. Góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc nêu trên, đề tài "Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay" là một vấn đề có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài a) Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về lao động và việc làm của lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam và một số nước láng giềng trong khu vực, từ đó đề xuất phương hướng, biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp nước ta trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay. b) Nhiệm vụ - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về việc làm của lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa, kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động ở một số nước trong khu vực. - Nghiên cứu thực trạng của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam và tác động của nó tới việc làm cho người lao động. - Nghiên cứu hiện trạng việc làm của lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta. - Đề xuất những biện pháp tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Luận văn tập trung nghiên cứu lao động nông nghiệp; quá trình đô thị hóa; việc làm cho lao động nông nghiệp; tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trongquá trình đô thị hóa. - Phạm vi nghiên cứu: Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa - Thời gian: từ 1986 đến nay 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung. Đặc biệt, chú trọng sử dụng các phương pháp đặc trưng của kinh tế chính trị - phương pháp trừu tượng hóa. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp khác: thống kê, so sánh, điều tra, phân tích, tổng hợp... 5. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về việc làm của lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa. - Đánh giá được thực trạng, định hướng quá trình đô thị hóa ở nước ta thời gian qua và tác động của nó tới việc làm của người lao động. - Đánh giá được thực trạng về việc làm của người lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta. - Đề xuất phương hướng biện pháp tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 8 mục. Mục lục Trang Mở đầu 1 Chương 1: một số vấn đề lý luận, thực tiễn về việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa 4 1.1. Lao động nông nghiệp, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến việc làm của lao động nông nghiệp 4 1.2. Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa 20 Chương 2: thực trạng về việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay 30 2.1. Thực trạng của quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của nó tới việc làm cho lao động nông nghiệp ở nước ta 30 2.2. Thực trạng về việc làm của người lao động nông nghiệp nước ta hiện nay 53 2.3. Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam 64 Chương 3: phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta 74 3.1. Định hướng đô thị hóa ở nước ta tới năm 2010 74 3.2. Phương pháp giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp nước ta tới năm 2010 83 3.3. Giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa 87 Kết luận 108 Danh mục tài liệu tham khảo 110 phụ lục 115 Chương 1 Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa 1.1. Lao động nông nghiệp, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến việc làm của lao động nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm lao động nông nghiệp Khái niệm "lao động" tùy theo góc độ nghiên cứu mà các nhà khoa học đưa ra các quan niệm về "lao động" tương ứng. Tuy nhiên, các quan điểm đều tập trung chủ yếu vào hai khía cạnh: Thứ nhất, coi lao động là hoạt động, là phương thức tồn tại của con người. Thứ hai, coi lao động chính là bản thân con người, là sự nỗ lực vật chất và tinh thần của con người dưới dạng hoạt động tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của con người. Dựa vào quan niệm lao động là hành động xã hội, người ta phân biệt năm yếu tố cơ bản tạo nên cấu trúc của lao động: đối tượng lao động, mục đích lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động và chủ thể lao động. Trong đó chủ thể lao động là con người với tất cả đặc điểm tâm sinh lý, xã hội được hình thành và phát triển trong quá trình xã hội hóa cá nhân. Đối với mỗi dạng hoạt động lao động đòi hỏi ở mỗi cá nhân một tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhất định. Trên cơ sở đó, tác giả luận văn đồng tình với khái niệm "lao động" chính là bản thân con người với tất cả sự nỗ lực vật chất, tinh thần của nó, thông qua hoạt động lao động của mình, sử dụng các công cụ lao động, tác động đến đối tượng lao động để đạt được mục đích nhất định [14, tr. 15]. Lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông nghiệp được coi là lao động nông nghiệp. Để hiểu rõ hơn bản chất khái niệm "lao động", chúng ta cần nghiên cứu thêm các khái niệm: nguồn nhân lực, nguồn lao động. Nguồn nhân lực theo nghĩa rộng là nguồn lực con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là một bộ phận nguồn lực có thể huy động được để tham gia vào quá trình phát triển đất nước. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là bộ phận của dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng, là tổng thể những người trong độ tuổi lao động và thời gian làm việc có thể huy động được của họ. Về chất lượng, nguồn nhân lực thể hiện ở sức khỏe, trình độ chuyên môn, ý thức, tác phong, thái độ làm việc của người lao động. Nguồn lao động (hay lực lượng lao động) là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động quy định thực tế có tham gia lao động và những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nguồn lao động cũng được biểu hiện trên hai mặt: số lượng và chất lượng như nguồn nhân lực. Về độ tuổi, mỗi quốc gia có quy định giới hạn tối đa và giới hạn tối thiểu khác nhau: giới hạn tối thiểu ở Braxin: 10 tuổi, úc: 15 tuổi, Mỹ: 16 tuổi,... phần lớn các quốc gia quy định độ tuổi này từ 14 hoặc 15 tuổi. ở Việt Nam quy định 15 tuổi, giới hạn tối đa: các nước Bắc Âu (Đan Mạch, Thụy Sĩ, Na Uy, Phần Lan) quy định độ tuổi này là 74 tuổi. Còn các nước đang phát triển: Malaixia, Ai Cập, Mêhicô,... quy định độ tuổi này là 65 tuổi. ở Việt Nam độ tuổi này được quy định: 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ [25, tr. 5]. Trong điều kiện ngày nay (nền kinh tế thị trường, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, nền kinh tế tri thức,...) việc không ngừng nâng cao chất lượng nguồn lao động có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Số lượng lao động đông đảo không còn chiếm ưu thế, nhất là với lao động có chất lượng thấp. Điểm đáng lưu ý của lao động nông nghiệp là mọi hoạt động lao động, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đều gắn liền với đối tượng cây trồng, vật nuôi - là những cơ thể sống với những đặc điểm riêng biệt, không thể xóa bỏ, làm cho lao động nông nghiệp mang sắc thái riêng, không giống với lao động trong một số ngành kinh tế khác. Đặc biệt là tính chất thời vụ của lao động nông nghiệp, làm cho lao động nông nghiệp lúc thì căng thẳng, lúc lại nhàn rỗi; tình trạng thiếu việc làm tạm thời là khá phổ biến. 1.1.2. Khái niệm việc làm Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật. Điều 13, chương 2 (việc làm) Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm". Khái niệm này được vận dụng trong các cuộc điều tra về thực trạng lao động và việc làm hàng năm của Việt Nam và được cụ thể hóa thành ba dạng hoạt động sau: - Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương dưới dạng bằng tiền hoặc bằng hiện vật. - Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân. Bao gồm sản xuất nông nghiệp trên đất do chính thành viên được quyền sử dụng; hoặc hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chính thành viên đó làm chủ toàn bộ hoặc một phần. - Làm công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Bao gồm sản xuất nông nghiệp trên đất do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ có quyền sử dụng; hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ làm chủ hoặc quản lý. Theo khái niệm trên, hoạt động được coi là việc làm cần thỏa mãn hai điều kiện: + Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các thành viên trong gia đình. + Hai là, hoạt động đó phải đúng luật; không bị pháp luật cấm. Hai tiêu thức này có quan hệ chặt chẽ với nhau, và là điều kiện cần và đủ của một hoạt động được thừa nhận là việc làm. Nếu một hoạt động chỉ tạo ra thu nhập nhưng vi phạm luật pháp như: trộm cắp, buôn bán hêrôin, mại dâm,... Không thể được công nhận là việc làm. Mặt khác, một hoạt động dù là hợp pháp, có ích nhưng không tạo ra thu nhập cũng không được thừa nhận là việc làm - chẳng hạn như công việc nội trợ hàng ngày của phụ nữ cho chính gia đình mình: đi chợ, nấu cơm, giặt giũ quần áo,... Nhưng nếu người phụ nữ đó cũng thực hiện các công việc nội trợ tương tự cho gia đình người khác thì hoạt động của họ lại được thừa nhận là việc làm vì được trả công. Điểm đáng lưu ý là tùy theo phong tục, tập quán của mỗi dân tộc và pháp luật của các quốc gia mà người ta có một số quy định khác nhau về việc làm: Ví dụ: mại dâm của phụ nữ được coi là việc làm của phụ nữ ở Thái Lan, Philippin vì được pháp luật bảo hộ và quản lý; nhưng ở Việt Nam hoạt động đó được coi là hoạt động phi pháp, vi phạm pháp luật và không được thừa nhận là việc làm. Tuy nhiên, với khái niệm trên, theo tác giả luận văn có điểm còn bất hợp lý: có những hoạt động có ích cho gia đình, cho xã hội, không vi phạm pháp luật, nhưng không tạo ra thu nhập "trực tiếp" cho người tham gia hoạt động - như công việc nội trợ của phụ nữ,... lại không được coi là việc làm. Nhờ phụ nữ làm công việc nội trợ, đã góp phần làm giảm chi tiêu của gia đình; tạo điều kiện cho chồng, con yên tâm hoạt động sản xuất, kinh doanh đồng thời góp phần tăng thêm lượng vốn đầu tư vào sản xuất, phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho cả gia đình. Như vậy, thực chất của vấn đề ở đây là công việc nội trợ của phụ nữ cũng đã góp phần làm tăng thu nhập của cả gia đình. Với ý nghĩa đó, tác giả luận văn đồng tình với quan điểm: việc làm là một dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, có thu nhập hoặc tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho người thân, gia đình hoặc cộng đồng [39, tr. 32]. Trong nền kinh tế thị trường, ở đâu có lợi nhuận, các doanh nghiệp sẽ tăng cường sử dụng lao động, tăng sản lượng, khối lượng việc làm sẽ tăng lên. Mặt khác, khi nhu cầu thị trường suy giảm, các doanh nghiệp sẽ phải cắt giảm sản lượng, khối lượng việc làm sẽ giảm. Trong xu thế CNH, HĐH nền kinh tế, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, được ứng dụng nhanh chóng vào sản xuất và tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội đã làm cho khối lượng công việc có yêu cầu về mặt kỹ thuật cao tăng nhanh chóng. Mặt khác, năng suất lao động tăng đã làm ảnh hưởng rất lớn tới "cầu" lao động và "cơ cấu" lao động. Nếu người lao động không tự nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ của mình theo kịp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh; phân công lao động xã hội không phát triển, không tạo ra được nhiều chỗ làm mới cho người lao động thì tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm là điều khó tránh khỏi. Trong nông nghiệp, lao động mang tính thời vụ, do vậy vào thời kỳ căng thẳng, khối lượng công việc nhiều, tăng đột biến. Tuy nhiên, lúc nhàn rỗi, khối lượng công việc giảm đột ngột, thậm chí có lúc người nông dân không có việc làm. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay dân số ở khu vực nông thôn vẫn tăng nhanh, đất canh tác không tăng thậm chí có xu hướng giảm xuống vì nhiều lý do: đô thị hóa, đất ở,... tăng, mặt khác với khả năng ứng dụng máy móc, tiến bộ khoa học công nghệ,... làm cho năng suất lao động tăng nhanh, giải phóng một lượng lao động lớn ra khỏi ngành nông nghiệp. Nếu không tạo đủ công ăn, việc làm cho người nông dân, đặc biệt trong lúc nông nhàn với thu nhập được người nông dân chấp nhận, sẽ dẫn đến hiện tượng nông dân đổ xô ra các thành phố và các khu công nghiệp tìm kiếm việc làm gây nhiều vấn đề phức tạp cho việc quản lý lao động, quản lý xã hội, tình trạng xóm liều, phố liều, tệ nạn xã hội gia tăng. 1.1.3. Đô thị hóa 1.1.3.1. Đô thị Đô thị là khái niệm đã được xuất hiện từ khá lâu và được quan tâm nghiên cứu trong vài chục năm trở lại đây. Thuật ngữ "đô thị" bắt nguồn từ tiếng la tinh: Urbanus - thuộc về đô thị, Urban - thành thị, đô thị, châu thị,... "Đô thị là một khái niệm cơ bản và được sử dụng khá thống nhất ở các quốc gia, nhằm chỉ những nơi có dân cư đông đúc, sinh sống bằng các nghề phi nông nghiệp". Theo G.S.Harold Chestnut trường đại học kỹ thuật Presden (Hoa Kỳ): "Đô thị là các điểm dân cư ở đó biểu hiện một quá trình kinh tế - xã hội - kỹ thuật gắn bó mật thiết với nhau. Các hoạt động của đô thị được phản ánh thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh sống, đi lại, vui chơi giải trí,... của dân cư, chúng tồn tại và phát triển theo các quy luật của xã hội". Theo G.S Đàm Trung Phường: Đô thị là một đơn vị kinh tế - xã hội phản ánh sự vận động của bản thân lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, từ đó làm cho cấu trúc của đô thị thường xuyên có sự chuyển hóa; sự chuyển hóa này vừa mang tính sinh học vừa mang tính cơ học. Đô thị là một cơ thể sống luôn vận động, phát triển trên cơ sở đan kết tổng hòa cân bằng động của nhiều ngành trong một đơn vị lãnh thổ và sự tác động tương hỗ của các hệ thống nội lực, ngoại lực theo nhiều chiều khác nhau [29]. ở Việt Nam, theo quan niệm của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện rõ trong Quyết định số 132 HĐBT ngày 5-5-1990 của Hội đồng Bộ trưởng: Đô thị là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản sau đây: 1. Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của vùng lãnh thổ nhất định. 2. Có quy mô dân số nhỏ nhất là 4.000 người, quy mô dân số tối thiểu trong nội thị không nhỏ hơn 2.000 người/ km2 (vùng núi có thể thấp hơn). 3. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở lên trong tổng số lao động; là nơi sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển. 4. Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị. 5. Mật độ dân cư được xác định theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm từng vùng. "Điểm dân cư" được hiểu: là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện. - Trung tâm tổng hợp: những đô thị là trung tâm tổng hợp, khi chúng có vai trò và chức năng nhiều mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,... - Trung tâm chuyên ngành: Những đô thị là trung tâm chuyên ngành, khi chúng có vai trò và chức năng chủ yếu về mặt nào đó như: công nghiệp, cảng, du lịch - nghỉ dưỡng, đầu mối giao thông,... - Một đô thị là trung tâm tổng hợp của một vùng, tỉnh có thể là trung tâm chuyên ngành của một vùng liên tỉnh hoặc toàn quốc. Do đó, việc xác định một trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành còn phải căn cứ vào vị trí của đô thị đó trong một vùng lãnh thổ nhất định. - Lãnh thổ đô thị gồm: nội thành, hoặc nội thị và ngoại ô. Các đơn vị hành chính của nội thị gồm: quận và phường, còn các đơn vị hành chính của ngoại ô gồm huyện và xã [10]. Như vậy, đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập [11]. Đô thị được chia thành 5 loại: 1. Đô thị loại 1: Là đô thị rất lớn, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật, du lịch - dịch vụ giao thông công nghiệp, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước - dân số từ 1 triệu trở lên, có tỉ suất hàng hóa cao, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 90% trở lên trong tổng số lao động. Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng đồng bộ. Mật độ dân cư bình quân 15.000 người/km2 trở lên. 2. Đô thị loại 2: Là đô thị lớn, trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội, sản xuất công nghiệp, du lịch - dịch vụ, giao thông, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một vùng lãnh thổ. Dân số từ 35 vạn đến dưới 1 triệu. Sản xuất hàng hóa phát triển, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 90% trở lên trong tổng số lao động - cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công cộng được xây dựng nhiều mặt tiến tới đồng bộ - Mật độ dân cư bình quân 12.000 người/km2 trở lên. 3. Đô thị loại 3: Là đô thị trung bình lớn, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội là nơi sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, du lịch - dịch vụ, có vai trò thúc đẩy phát triển của một tỉnh, hoặc từng lĩnh vực đối với vùng lãnh thổ. Dân số từ 10 vạn đến dưới 35 vạn (vùng núi có thể thấp hơn - nhưng không quá 70% theo quy định) - sản xuất hàng hóa tương đối phát triển, tỷ lệ lao động phi nông
Luận văn liên quan