Việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội có tính
toàn cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay, quan
niệm về phát triển được hiểu đầy đủ là: Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ,
công bằng xã hội; phải xoá đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm
cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn
việc làm, được ấm no và được sống một đời hạnh phúc” [39, tr.17]. Tư tưởng
của Người luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta về giải quyết việc làm cho người lao động
ở nước ta hiện nay, nông thôn chiếm 74,37% dân số và 75,6% lực
lượng lao động (32,7 triệu trong 43 triệu lao động cả nước) và gần 90% số
người nghèo của cả nước vẫn đang sống ở nông thôn. Tỷ lệ thời gian nhàn rỗi
ở nông thôn chiếm 19,3%, thất nghiệp ở thành thị 5,1%. Văn kiện Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhận định: "Tỷ trọng trong nông nghiệp
còn quá cao. Lao động thiếu việc làm và không có việc làm còn nhiều. Tỷ lệ
qua đào tạo rất thấp” [16, tr.166].
Thất nghiệp, thiếu việc làm đang và sẽ diễn biến rất phức tạp, cản trở
quá trình vận động và phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, tạo việc làm cho
người lao động là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết cho từng ngành, địa p hương và
từng gia đình. Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, một mặt, nhằm
phát huy tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát triển
kinh tế - xã hội, mặt khác, là hướng cơ bản để xoá đói, giảm nghèo có hiệu
quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần quan
trọng giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
136 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5340 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết việc làm tại nông thôn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Giải quyết việc làm ở nông thôn
tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn
hiện nay
Hà Nội – 2006
2
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội có tính
toàn cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay, quan
niệm về phát triển được hiểu đầy đủ là: Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ,
công bằng xã hội; phải xoá đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp...
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm
cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn
việc làm, được ấm no và được sống một đời hạnh phúc” [39, tr.17]. Tư tưởng
của Người luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta về giải quyết việc làm cho người lao động
ở nước ta hiện nay, nông thôn chiếm 74,37% dân số và 75,6% lực
lượng lao động (32,7 triệu trong 43 triệu lao động cả nước) và gần 90% số
người nghèo của cả nước vẫn đang sống ở nông thôn. Tỷ lệ thời gian nhàn rỗi
ở nông thôn chiếm 19,3%, thất nghiệp ở thành thị 5,1%. Văn kiện Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhận định: "Tỷ trọng trong nông nghiệp
còn quá cao. Lao động thiếu việc làm và không có việc làm còn nhiều. Tỷ lệ
qua đào tạo rất thấp” [16, tr.166].
Thất nghiệp, thiếu việc làm đang và sẽ diễn biến rất phức tạp, cản trở
quá trình vận động và phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, tạo việc làm cho
người lao động là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết cho từng ngành, địa phương và
từng gia đình. Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, một mặt, nhằm
phát huy tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát triển
kinh tế - xã hội, mặt khác, là hướng cơ bản để xoá đói, giảm nghèo có hiệu
quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần quan
trọng giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo động lực mạnh
3
mẽ thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ:
Giải quyết việc làm là một chính sách xã hội cơ bản. Bằng
nhiều biện pháp, tạo ra nhiều việc làm mới, tăng quỹ thời gian lao
động được sử dụng, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn. Các thành
phần kinh tế mở mang các ngành nghề, các cơ sở sản xuất, dịch vụ
có khả năng sử dụng nhiều lao động. Chăm lo cải thiện điều kiện
làm việc, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn
và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Khôi phục và phát triển
các làng nghề… sớm xây dựng và thực hiện chính sách trợ cấp cho
người lao động thất nghiệp [18, tr.140-150].
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng
định:
Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân và cho lao
động nông thôn, nhất là các vùng nhà nước thu hồi đất để xây dựng
kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở phi nông nghiệp. Đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, giảm nhanh tỉ trọng lao động
làm nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Tạo
điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm… [16, tr.195].
Ninh Bình là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, với quy mô
dân số xấp xỉ 1 triệu người, tốc độ phát triển dân số bình quân 1,32%/năm,
nguồn lao động bổ sung vào lực lượng lao động hàng năm lớn, nhưng mức độ
giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Ninh Bình còn thấp so
với nhu cầu. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề cho sự phát triển kinh tế - xã
hội ở Ninh Bình. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ
XIX nhiệm kỳ 2005 - 2010 xác định:
Đẩy mạnh việc đào tạo nghề, nhất là cho nông dân vùng giải
phóng mặt bằng làm khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với quy
4
hoạch xây dựng nhà ở, khu vui chơi giải trí cho người lao động. Duy
trì và phát triển làng nghề truyền thống, xây dựng các trường dạy nghề.
Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, xây dựng cơ chế, chính sách về
đào tạo nguồn lao động, tích cực xuất khẩu lao động để giải quyết việc
làm và tăng thu nhập cho người lao động [17, tr.75].
Cũng xuất phát từ áp lực về lao động và việc làm ngày càng gia tăng,
đặc biệt là ở nông thôn Ninh Bình, vấn đề này đã được nhiều cơ quan, các nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu.
Là một cán bộ công tác tại Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình với nhiệm vụ
vận động hội viên, nông dân phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xây dựng
nông thôn mới, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân,
bản thân thấy đây là vấn đề cấp bách và trong chừng mực nhất định đã có quá
trình tích luỹ tài liệu. Xuất phát từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài: "
Giải quyết việc làm ở nụng thụn tỉnh Ninh Bỡnh trong giai đoạn hiện nay”
làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Giải quyết việc làm là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
nhiều quốc gia. Do vậy, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về lao
động, việc làm trong và ngoài nước. Tiêu biểu như:
- Thị trường lao động, thực trạng và giải pháp của PGS. Nguyễn
Quang Hiển, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1995
- Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam của PTS. Nguyễn Hữu
Dũng, PTS. Trần Hữu Trung, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997
- Thị trường lao động ở Việt Nam, định hướng và phát triển của Thạc
sĩ. Nguyễn Thị Lan Hương, Nxb Lao động - xã hội, Hà nội, 2002
Các tác giả cho vấn đề việc làm cho người lao động và thất nghiệp là
một trong những vấn đề toàn cầu, đề ra phương pháp tiếp cận tổng quát về
chính sách việc làm, hệ thống khái niệm về lao động, việc làm, đánh giá thực
5
trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam. Nội dung của các công trình đã đề xuất hệ
thống các quan điểm, phương hướng giải quyết việc làm và khuyến nghị, định
hướng một số chính sách cụ thể về việc làm trong công cuộc công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở Việt Nam.
- Đề tài “Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với giải
quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”
(2001) do PGS.TS Trần Văn Chử làm chủ nhiệm đề tài. Các cộng tác viên của
đề tài đã phân tích làm rõ mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với
giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Các tác giả cho rằng: việc nâng cao chất lượng nguồn lao động không chỉ
nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển, mà còn góp phần giải quyết việc làm,
giảm thất nghiệp. Từ đó, các nhà nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và giải quyết việc làm ở nước ta.
Cũng đã có rất nhiều bài báo, tạp chí nghiên cứu viết về thực trạng lao
động, vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta như:
+ Nguyễn Sinh Cúc (2003), "Giải quyết việc làm ở nông thôn và những
vấn đề đặt ra; Tạp chí Con số và Sự kiện, số 8.
+ Nguyễn Hữu Dũng (2004), “Giải quyết vấn đề lao động và việc làm
trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí
Lao động và Xã hội, số 247.
+ Vũ Đình Thắng (2002), “Vấn đề việc làm cho lao động nông thôn”,
Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 3.
+ Bùi Văn Quán (2001), “Thực trạng lao động, việc làm ở nông thôn và
một số giải pháp cho giai đoạn 2001-2005”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số
chuyên đề 3.
Ngoài ra, cũng có một số đề tài luận văn tiến sĩ, thạc sĩ viết về vấn đề
việc làm ở một số tỉnh: Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hoá, Kiên Giang.... với
những cách tiếp cận khác nhau, nhưng chưa có đề tài, công trình khoa học nào
6
phân tích, đánh giá vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn Ninh Bình dưới
dạng một luận văn khoa học kinh tế. Để thực hiện đề tài khoa học này, tác giả
có lựa chọn và kế thừa một số kết quả nghiên cứu đã công bố, kết hợp khảo
sát thực tiễn ở nông thôn Ninh Bình để phân tích, từ đó đưa ra các giải pháp
phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trên cơ sở những đường lối,
quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước và của
tỉnh Ninh bình đề ra trong những năm tới.
3. Mục đích, nhiệm vụ, nghiên cứu của luận văn
* Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Trên cơ sở nhận thức lý luận, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về
giải quyết việc làm và đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết việc làm ở
nông thôn Ninh Bình, luận văn đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm
lao động ở nông thôn tỉnh Ninh Bình
* Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
- Khái quát những vấn đề cơ bản lý luận về việc làm và các nhân tố
ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay làm cơ sở cho
việc phân tích tình hình giải quyết việc làm ở nông thôn Ninh Bình.
- Đánh giá đúng thực trạng giải quyết việc làm ở nông thôn Ninh Bình,
tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng.
- Trình bày căn cứ và nội dung những giải pháp chủ yếu nhằm giải
quyết việc làm cho lao động ở nông thôn Ninh Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu giải quyết việc làm cho các hộ nông
dân ở nông thôn tỉnh Ninh Bình.
- Luận văn nghiên cứu vấn đề lao động, việc làm trên địa bàn nông thôn
tỉnh Ninh Bình thời gian từ năm 2000-2005 và đưa ra giải pháp chủ yếu cho
giai đoạn 2006 - 2010.
7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
* Cơ sở lý luận:
- Luận văn được viết dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, các Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, lý
thuyết về lao động, việc làm và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình
khoa học có liên quan đến đề tài.
- Luận văn được viết trên cơ sở kế thừa những nghị quyết, chỉ thị về lao
động việc làm của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Kết hợp sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp
phân tích, so sánh, thống kê, phương pháp chuyên gia và tổng hợp, dựa trên
những tài liệu thực tiễn của các ngành có liên quan đến phạm vi nghiên cứu
để làm rõ vấn đề mà đề tài đề cập. Ngoài ra, tác giả luận văn trực tiếp điều tra
một số xã đại diện cho các vùng nông thôn tỉnh Ninh Bình.
6. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ ý nghĩa kinh tế - xã hội của vấn đề giải quyết việc làm cho
người lao động ở nông thôn Ninh Bình.
- Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động
ở nông thôn Ninh Bình và nguyên nhân.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp sát thực nhằm giải quyết việc làm
cho người lao động ở nông thôn Ninh Bình.
7. ý nghĩa của luận văn
Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan
chức năng, sở, ban, ngành có liên quan đến việc hoạch định chính sách, chiến
lược giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Ninh Bình,
8
cũng như các địa phương khác có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, 8 tiết.
9
Chương 1
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
giải quyết việc làm ở nông thôn
1.1. Một số vấn đề lý luận về giải quyết việc làm ở nông thôn
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan trực tiếp đến giải quyết
việc làm
* Dân số:
Dân số là cơ sở để hình thành lực lượng lao động. Dân số biến động có
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quy mô, cơ cấu cũng như sự phân bố
theo không gian của dân số trong độ tuổi lao động.
Theo nghĩa rộng: Dân số là tập hợp những người cư trú thường xuyên
và sống trên một lãnh thổ nhất định (một quốc gia, một vùng lãnh thổ kinh tế,
một đơn vị hành chính).
Theo nghĩa hẹp: Dân số là một tập hợp người hạn định trong phạm vi nào
đó (về lãnh thổ và xã hội có tính chất gắn liền với sự tái sản xuất liên tục của nó).
Nhân khẩu thường trú: Là những người thường xuyên cư trú ở một địa
điểm nhất định, nó phản ánh quy mô dân số của địa phương.
Nhân khẩu tạm trú: Là những người ở thường xuyên tại một nơi khác
nhưng có mặt tại điểm dân cư đăng ký dân số.
Nhân khẩu có mặt: Là người đang ở tại một điểm dân cư không kể là
nhân khẩu thường trú hay tạm trú.
Nhân khẩu thành thị: Những người cư trú thường xuyên ở các điểm đã
quy định là thành thị gọi là nhân khẩu thành thị.
Nhân khẩu nông thôn: Những người cư trú thường xuyên ở ngoài các
địa điểm được quy định là thành thị.
Nhân khẩu nông nghiệp: Là những người làm nghề nông (nông, lâm,
ngư, diêm nghiệp) và những nhân khẩu chủ yếu sống nhờ vào thu nhập của
những người đó.
10
Nhân khẩu phi nông nghiệp: Là những người làm các công việc không
thuộc nghề nông và những nhân khẩu chủ yếu sống nhờ vào thu nhập của
những người này.
Dân số trong độ tuổi lao động: Là những người ở trong độ tuổi lao
động theo quy định của pháp luật nước đó. ở nước ta hiện nay, theo Bộ Luật
lao động quy định độ tuổi lao động là những người đủ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối
với nam) và đủ 15 tuổi đến 55 tuổi (đối với nữ).
Dân số hoạt động kinh tế: Theo khuyến nghị của APR (tổ chức khu vực
Châu á Thái Bình Dương về điều tra dân số và nhà ở) năm 1980, thì dân số
hoạt động kinh tế gồm những người có việc làm và những người thất nghiệp.
Giáo trình Khoa Kinh tế lao động Trường Đại học Kinh tế Quốc dân -
Hà Nội đưa ra khái niệm về dân số hoạt động kinh tế gồm: “Những người
trong tuổi lao động có việc làm và những người chưa có việc làm, đang tìm
việc làm”.
Dân số không hoạt động kinh tế: Gồm những người trong tuổi lao động
đang làm công việc nội trợ trong gia đình mình, đang đi học hoặc mất khả
năng lao động, thất nghiệp nhưng không có nhu cầu làm việc, những người
nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của Bộ Luật lao động.
* Lao động:
- Lực lượng lao động: Trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về
lực lượng lao động.
Từ điển thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Liên Xô (cũ), (Matxcơva
1997, tiếng nga) lực lượng lao động là khái niệm định lượng của lao động.
Từ điển thuật ngữ Pháp (1997-1985) lực lượng lao động là số lượng và
chất lượng những người lao động được quy đổi theo các tiêu chuẩn trung bình
về khả năng lao động có thể sử dụng.
Nhà kinh tế học Da Vid Begg cho rằng: Lực lượng lao động có đăng ký
11
bao gồm số người có công ăn việc làm cộng với số người thất nghiệp có đăng
ký.
Theo tổ chức lao động của (ILO): Lực lượng lao động là một bộ phận
dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những người
không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu lực lượng lao động
E
N
U N
E: Người có việc làm
Ư: Người thất nghiệp
N: Người không tham gia hoạt động kinh tế
Theo thuật ngữ về lĩnh vực lao động của Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội thì lực lượng lao động là những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và
những người thất nghiệp. Lực lượng lao động đồng nghĩa với dân số hoạt động
kinh tế; lực lượng lao động là bộ phận hoạt động của nguồn lao động [6, tr.11].
Từ những quan niệm của các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam,
Dân số trong tuổi lao động quy định (a)
Cú việc làm (b) Khụng cú việc làm
Muốn làm việc Khụng muốn làm việc
- Chủ động tỡm việc
- Sẵn sàng làm việc
Không chủ động
tỡm việc
Lực lượng lao động Không thuộc lực lượng
lao động
12
chúng tôi đưa ra quan niệm về lực lượng lao động như sau: Lực lượng lao
động bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm
hoặc không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc.
- Lao động: Khái niệm về lao động có nhiều cách tiếp cận khác nhau
nhưng suy đến cùng, lao động là hoạt động đặc thù của con người, là ranh
giới để phân biệt con người với con vật. Bởi vì, khác với con vật, lao động
của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức tác động vào thế giới tự
nhiên nhằm cải biến những vật thể của tự nhiên thành sản phẩm phục vụ cho
nhu cầu đời sống của con người. Theo C.Mác: “Lao động trước hết là một quá
trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt
động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao
đổi chất giữa họ và tự nhiên” [36, tr.230, 321].
Ph.Ăng ghen viết:
Khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Lao
động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cung cấp
những vật liệu cho lao động đem biến thành của cải. Nhưng lao
động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa, lao động là điều
kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến
một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động
đã sáng tạo ra bản thân loài người [38, tr.641].
Như vậy, có thể nói lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của
con người, trong quá trình lao động con người vận dụng sức lực tiềm tàng
trong thân thể của mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào đối tượng
lao động nhằm biến đổi nó phù hợp với nhu cầu của mình. Nói cách khác,
trong bất kỳ nền sản xuất xã hội nào, lao động bao giờ cũng là điều kiện để
tồn tại và phát triển của xã hội.
- Nguồn lao động và lực lượng lao động:
Nguồn lao động và lực lượng lao động là những khái niệm có ý nghĩa
13
quan trọng làm cơ sở cho việc tính toán cân đối lao động, việc làm trong xã hội.
Theo giáo trình Kinh tế phát triển của trường Đại học Kinh tế quốc dân
(2005) đưa ra khái niệm “Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao
động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham
gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động)
đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân” [5, tr.167].
Việc quy định độ tuổi lao động tuỳ mỗi nước có quy định khác nhau,
thậm chí khác nhau ở các giai đoạn của mỗi nước. Điều đó tuỳ thuộc vào trình
độ phát triển kinh tế. ở nước ta, theo quy định của Bộ Luật lao động (2002) độ
tuổi lao động đối với nam từ 15-60 tuổi và nữ là từ 15-55 tuổi. Nguồn lao
động luôn được xem xét trên hai mặt, biểu hiện đó là số lượng và chất lượng.
Số lượng lao động: Là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả
năng lao động gồm: Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và dân số trong độ tuổi
lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm
công việc nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu việc làm và những người
thuộc tình trạng khác (bao gồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi quy định).
Chất lượng lao động: Cơ bản đánh giá ở trình độ chuyên môn, tay nghề
(trí lực) và sức khoẻ (thể lực) của người lao động.
Lực lượng lao động: Theo quan niệm của tổ chức lao động Quốc tế
(ILO) là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động. Theo thực tế đang có có việc
làm và những người thất nghiệp.
Theo giáo trình Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân,
Hà Nội (2005), ở nước ta hiện nay thường sử dụng khái niệm sau: "Lực lượng
lao động là bộ phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất
nghiệp” [5, tr.168]. Lực lượng lao động theo quan niệm như trên là đồng
nghĩa với dân số hoạt động kinh tế (tích cực) và nó phản ánh khả năng thực tế
về cung ứng lao động của xã hội.
- Thị trường lao động
Nước ta từ khi chuyển sang vận hành theo nền kinh tế thị trường, thì
14
thuật ngữ “Thị trường lao động” đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập và đưa
ra những khái niệm khác nhau. Mỗi định nghĩa nhấn mạnh vào một phương
diện nào đó của thị trường này.
Đề tài cấp nước KX 04-04 cho rằng: Thị trường lao động là toàn bộ các
quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực thuê mướn lao động (bao gồm
các mối quan hệ lao động cơ bản như: tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội,
tranh chấp lao động...) ở đó diễn ra sự trao đổi, thoả thuận giữa một bên là
người lao động tự do và một bên là người sử dụng lao động.
Tổng quan khoa học đề tài cấp bộ (2003-2004), Thị trường lao động
Việt Nam thực trạng và giải pháp, của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, đưa ra khái niệm:
Thị trường lao động là một bộ phận của hệ thống thị trường,
trong đó diễn ra quá trình trao đổi giữa một bên là người lao động tự
do và một bên là người có nhu cầu sử dụng