Trong đề tài này nghiên cứu về giao thức truy cập mạng Profibus và điều khiển hệ thống qua mạng Profibus. Trong phần này thì PC làm Master thông qua Card mạng CP5611 và 2 CPU S7-200 làm Slave. Vì CPU S7-200 không hỗ trợ giao thức mạng Profibus DP nên có 2 module mạng ghép vào là EM277. Cáp truyền thông là cáp đôi được nối vào 3 connector. 2 CPU S7-200 dùng để điều khiển 2 thống là :
Trạm 1 :là hệ thống đóng nắp chai tự động.
Trạm 2 : là điều khiển động cơ 3 pha bằng biến tần ABB.
Ta phải thiết kế 1 giao diện Scada trên PC và phần mềm được dùng để thiết kế là WinCC.
105 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3197 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giám sát điều khiển hệ thống đóng nắp chai và động cơ 3 pha bằng biến tần qua mạng Profibus, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới Thiệu Đề Tài
Trong đề tài này nghiên cứu về giao thức truy cập mạng Profibus và điều khiển hệ thống qua mạng Profibus. Trong phần này thì PC làm Master thông qua Card mạng CP5611 và 2 CPU S7-200 làm Slave. Vì CPU S7-200 không hỗ trợ giao thức mạng Profibus DP nên có 2 module mạng ghép vào là EM277. Cáp truyền thông là cáp đôi được nối vào 3 connector. 2 CPU S7-200 dùng để điều khiển 2 thống là :
Trạm 1 :là hệ thống đóng nắp chai tự động.
Trạm 2 : là điều khiển động cơ 3 pha bằng biến tần ABB.
Ta phải thiết kế 1 giao diện Scada trên PC và phần mềm được dùng để thiết kế là WinCC.
Sơ đồ khối của hệ thống
PHẦN 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Tổng Quan Về Mạng Truyền Thông Trong Công Nghiệp
1.1 Giới thiệu chung
1.1.1 Các thuật ngữ cơ bản
Truyền thông (Communication) : Truyền thông bao gồm việc truyền dữ liệu giữa hai đối tác truyền thông khác nhau, điều khiển quá trình truyền thông của đối tác và truy vấn trạng thái hoạt động truyền thông của đối tác.
Đối tác truyền thông (Communication Partner) : Là một đơn vị có thể thực hiện chức năng truyền thông, nghĩa là trao đổi dữ liệu. Các đối tác truyền thông có thể cùng nằm trong một khối hoặc trong các khối khác của thiết bị.
Trạm truyền thông (Station) : Là một thiết bị hoàn chỉnh (PLC, thiết bị lập trình, Panel điều khiển, máy tính cá nhân,…) có thể kết nối với một hay nhiều mạng con (Subnet).
Mạng con (Subnet) : Là tổng thể của tất cả các thực thể cần thiết để tạo nên một đường truyền dữ liệu, cùng với các qui trình lien quan cần có cho quá trình truyền dữ liệu.
Sự kết nối giữa các trạm trong mạng con không được truyền qua cổng truyền thông. Toàn bộ thực thể vật lý của mạng con (MPI, PROFIBUS, Ethetnet công nghiệp) còn được gọi là phương tiện truyền thông.
Mạng (Network) : Bao gồm một hoặc nhiều mạng con có cùng hoặc khác loại kết nối với nhau. Mạng bao gồm tất cả các trạm có thể liên lạc với nhau.
Hình 1.1 : Ví dụ về mạng truyền thông
Kết nối (Link) : Là sự chỉ định logic (thông qua cấu hình) một đối tác truyền thông cho một đối tác khác nhằm thực hiện những dịch vụ truyền thông cụ thể. Kết nối được ấn định thẳng cho dịch vụ truyền thông.
Một kết nối có 2 điểm cuối chứa các thông tin cần thiết cho việc xác định địa chỉ các đối tượng truyền thông cũng như các thông số khác cần thiết cho việc thiết lập kết nối. Các hàm truyền thông (Communication Functions) chỉ sử dụng điểm cuối cục bộ cho việc tham khảo kết nối.
Các hàm truyền thông (Communication Functions) : Là các hàm được cung cấp bởi giao diện phần mềm (software Interface) để thực hiện các dịch vụ truyền thông. Các hàm truyền thông có thể truyền dữ liệu giữa các đối tác truyền thông có khả năng thực thi khác nhau, điều khiển đối tác truyền thông (ví dụ như chuyển sang trạng thái Stop) hoặc truy vấn trạng thái hoạt động hiện tại của đối tác truyền thông.
Dịch vụ truyền thông (Communication Services) và giao diện phần mềm (Software Interfaces) : Là những thuật ngữ mô tả chức năng truyền thông bằng những đặc điểm thực thi như dữ liệu cần truyền, thiết bị cần truyền, thiết bị cần theo dõi và chương trình cần nạp. Dịch vụ truyền thông được cung cấp thông qua giao diện phần mềm ở thiết bị dữ liệu đầu cuối (ví dụ các hàm hệ thống Simatic S7). Các dich vụ truyền thông có thể phân loại tương ứng với khả năng thực thi của chúng theo mô hình OSI.
Một giao diện phần mềm không nhất thiết phải cung cấp tất cả các hàm truyền thông của dịch vụ. Dịch vụ truyền thông có thể được cung cấp ở thiết bị dữ liệu đầu cuối tương ứng (ví dụ PLC, PC) bởi nhiều giao diện phần mềm khác nhau.
Giao thức (Protocol) : Là sự thoả thuận về số lượng, chức năng của các bit dữ liệu giữa 2 đối tác truyền thông nhằm thực hiện một dịch vụ truyền thông cụ thể. Giao thức định nghĩa cấu trúc của nội dung dòng dữ liệu được truyền trên cáp và định ra chế độ hoạt động, qui trình thiết lập kết nối, sao lưu dữ liệu và tốc độ truyền.
Tính nhất quán của dữ liệu (Data Consistency) : Phạm vi của vùng dữ liệu không thể bị thay đổi bởi 1 quá trình cạnh tranh được gọi là phạm vi nhất quán của dữ liệu. Như vậy, một vùng dữ liệu lớn hơn phạm vi nhất quán của dữ liệu có thể trở thành không nhất quán. Điều đó có nghĩa là ở bất kỳ điểm thời điểm nào, một vùng dữ liệu hoàn chỉnh ( và lớn hơn phạm vi nhất quán dữ liệu) có thể bao gồm các khối dữ liệu nhất quán mới và cũ.
1.1.2 Mô hình phân cấp trong mạng truyền thông công nghiệp
Để có cái nhìn tổng thể về mạng truyền thông trong công nghiệp, hãy xem mô hình phân cấp để thấy các đặc trưng, cũng như chức năng nhiệm vụ của từng cấp.
Hình 1.2 : Mô hình phân cấp các hệ thống trong mạng công nghiệp
Cấp hiện trường:
Đây là cấp nằm tại hiện trường và tất nhiên cấp này nằm sát với dây chuyền sản xuất nhất. Các thiết bị chính trong cấp này là sensor và cơ cấu chấp hành, chúng có thể được nối mạng trực tiếp hoặc thông qua đường Bus để nối với cấp trên (cấp điều khiển).
Hệ thống Bus dùng để kết nối các thiết bị ở cấp hiện trường với cấp điều khiển gọi là Bus trường (fieldbus), trong thực tế hệ thống Bus này đòi hỏi cần có đáp ứng thời gian thực trong các cuộc trao đổi thông tin, một đặc trưng của các cuộc trao đổi tin trong cấp trường là các bản tin thường có chiều dài không lớn
Các sensor và cơ cấu chấp hành được nối trên đường Bus có thể là các thiết bị thông minh hoặc cũng có thể là các thiết bị thông thường có xử dụng thêm các bộ chuyển đổi giao thức tương thích.
Điển hình của Bus trường là: Profibus-DP, Profibus-PA, Can, Foundation, Fielbus, DeviceNet.
Cấp điều khiển:
Cấp này bao gồm các trạm điều khiển hiện trường (FCS), các bộ điều khiển logic lập trình (PLC), các thiết bị quan sát .. . Chức năng thu thập các tín hiệu từ hiện trường, thực hiện điều khiển cơ sở, điều khiển logic, tổng hợp dữ liệu ...
Các thiết bị ở cấp này được kết nối với nhau và kết nối với các thiết bị ở cấp trên (cấp điều khiển giám sát) thông qua Bus hệ thống, thực tế các bản tin trao đổi trên Bus hệ thống cũng đòi hỏi tín năng thời gian thực cao, mặt khác đặc thù của các bản tin là chiều dài lớn hơn nhiều so với các bản tin trao đổi trên Bus trường
Điển hình của Bus hệ thống là: Profibus-FMS, ControlNet, Industrial, Ethernet.
Cấp điều khiển giám sát:
Các thiết bị trong cấp này bao gồm các trạm giao tiếp người máy HIS, các trạm thiết kế kỹ thuật EWS, và các thiết bị phụ trợ khác. Chức năng của cấp này là thực hiện điều khiển quá trình (Process Control), thực hiện các thuật toán điều khiển tối ưu...
Việc kết nối các thiết bị ở cấp này với các thiết bị ở cấp trên (cấp quản lí kỹ thuật) được thực hiện thông qua mạng Ethernet, thực chất đây là một mạng cục bộ LAN, với tính năng trao đổi thông tin không nhất thiết trong thời gian thực,
Cấp quản lí kỹ thuật và cấp quản lí kinh tế:
Thực chất các cấp này rất quan trọng đối với các hoạt động của công ty, tuy nhiên yêu cầu về tốc độ trao đổi thông tin cũng như đòi hỏi về thời gian thực là không cao, chức năng của các cấp này là quản lí tình trạng hoạt động của các thiết bị trong toàn hệ thống cũng như hoạch định chiến lược phát triển sản xuất dựa trên tình trạng của thiết bị .
Một số giao thức dùng trong các hệ thống mạng này là Fast Ethernet, TCP/IP
1.1.3 Mô hình mạng OSI (Open Systems Interconnection)
1983 tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO (International Standards Organization) đã đưa ra 1 kiến trúc giao thức với chuẩn ISO 7498 được gọi là mô hình tham chiếu OSI, nhằm hỗ trợ việc xây dựng các hệ thống truyền thông có khả năng giao tiếp với nhau.
Chuẩn này không đưa ra quy định nào về cấu trục một bản tin, và cũng không định nghĩa một chuẩn dịch vụ cụ thể nào. OSI chỉ là một mô hình kiến trúc phân lớp với mục đích phục vụ việc xắp xếp và đối chiếu các hệ thống truyền thông có sẵn, trong đó bao gồm việc so sánh đối chiếu các giao thức và dịch vụ truyền thông, cũng như làm cơ sở cho phát triển hệ thống.
Hình 1.3 : Cấu trúc mô hình tham chiếu OSI
Lớp vật lý (Physical Layer)
Lớp này được định nghĩa là sự kết nối vật lý giữa PC và mạng như sau:
Theo cấu trúc mạng
Theo các chuẩn truyền dẫn: áp hoặc dòng
Theo phương thức mã hoá tín hiệu
Theo giao diện cơ học (cáp hoặc giắc cắm)
Lớp liên kết dữ liệu (Data Link Layer)
Lớp này được định nghĩa như sau:
Protocol phù hợp với việc truy cập mạng theo các bản tin nhận và gửi.
Chia các khối dữ liệu lớn thành các khung định dạng dữ liệu.
Cả hai lớp này được gọi là lớp phần cứng, trong mạng cục bộ lớp này được chia làm 2 lớp con: lớp điều khiển truy nhập môi trường ( MAC – Media Access Control) và lớp điều khiển liên kết logic (LLC – Logical Link Control). Trong một số hệ thống lớp này có thể đảm nhiệm thêm chức năng như kiểm soát lưu thông và đồng bộ hoá việc chuyển giao các khung dữ liệu.
Lớp mạng (Network Layer)
Lớp này được định nghĩa như sau:
Truyền thông tin tối ưu trên mạng.
Điều khiển các thông điệp trạng thái để gửi chúng tới các thiết bị khác trong mạng.
Lớp vận chuyển (Transport Layer)
Lớp này được định nghĩa như sau:
Quản lý địa chỉ của thiết bị trên mạng
Định vị các đối tác truyền thông thông qua địa chỉ.
Đồng bộ hoá giữa các đối tác.
Xử lí lỗi và kiểm soát dòng thông tin.
Lớp kiểm soát nối (Session Layer)
Chức năng của lớp này là kiểm soát mối liên kết truyền thông giữa các chương trình ứng dụng, bao gồm việc tạo lập, quản lí và kết thúc các đường nối giữa các ứng dụng của đối tác.
Lớp biểu diễn dữ liệu (Presentation Layer)
Chức năng của lớp này là chuyển đổi các dạng biểu diễn dữ liệu khác nhau về cú pháp thành dạng chuẩn, để các đối tác truyền thông khác nhau có thể giao tiếp với nhau.
Lớp ứng dụng (Application Layer)
Có chức năng cung cấp các dịch vụ cao cấp (dựa trên cơ sở các giao thức cao cấp) cho người sử dụng và các chương trình ứng dụng. Các dịch vụ ở lớp này chủ yếu được thực hiện bằng phần mềm.
1.1.4 Cấu trúc mạng (Network Topology)
Để các thành phần độc lập trong một hệ thống trao đổi thông tin với nhau, chúng phải được kết nối với nhau theo một cấu trúc nào đó để tạo thành một mạng truyền thông. Thuật ngữ Topology mạng dùng để chỉ cấu trúc hình học cơ bản của mạng. Cấu trúc mạng đơn giản nhất khi mạng chỉ bao gồm 2 trạm truyền thông
Cấu trúc mạng bao gồm :
Line (Bus)
Vòng (Ring).
Sao (Star).
Cây (Tree).
Cấu trúc Line :
Cấu trúc Line là cấu trúc có dạng hình học đơn giản nhất. Trong cấu trúc này, tất cả các trạm trong mạng chỉ dùng một giao diện duy nhất và chúng có thể được nối với đường chính thông qua các nhánh rẽ ngắn.
Trong cấu trúc Line, tại một thời điểm nhất định chỉ có duy nhất 1 trạm có quyền truyền dữ liệu, trong khi tất cả các trạm còn lại chỉ có quyền nhận dữ liệu. Điều này có nghĩa cần phải định ra một quy luật khi nào thì một trạm có quyền truyền dữ liệu. Ở cấu trúc này, kỹ thuật truy cập đóng vai trò quan trọng.
Hình 1.4 : Cấu trúc Line.
Cấu trúc hình vòng :
Cấu trúc hình vòng có nhiều điểm tương tự với cấu trúc Line. Trong cấu trúc này, quyền được truyền dữ liệu cũng được kiểm soát thông qua kỹ thuật truy cập.
Cấu trúc hình vòng có thể được tạo thành từ các kết nối điểm-điểm nối liên tiếp với nhau. Ưu điểm của dạng cấu trúc vòng này là mỗi nút có thể hoạt động như một bộ lặp, vì vậy có thể mở rộng mạng ra một khoảng cách lớn. Tuy nhiên, cấu trúc này có nhược điểm là nếu một nút bất kỳ không hoạt động thì mạng sẽ bị tê liệt.
Hình 1.5 : Cấu trúc hình vòng
Cấu trúc hình sao :
Cấu trúc hình sao có một nút trọng yếu là trạm trung tâm. Trạm này kiểm soát toàn bộ quá trình truyền thông trên mạng và nếu trạm này không hoạt động thì mạng cũng không hoạt động.
Hình 1.6 : Cấu trúc hình sao
Cấu trúc hình cây :
Cấu trúc hình cây có thể coi như một chuỗi các cấu trúc Line thuộc các loại khác nhau và có độ dài khác nhau. Trong cấu trúc này, các phần tử dùng để kết nối các cấu trúc Line đóng một vai trò quan trọng. Các phần tử này có thể là bộ lặp đơn giản (Repeaters) trong trường hợp kết nối 2 phân đoạn cùng loại, nhưng có thể là các bộ biến đổi (Router, Bridges, Gateways) trong trường hợp phải kết nối 2 phân đoạn không cùng loại.
Hình 1.7 : Cấu trúc hình cây
1.1.5 Phân loại mạng
Mạng truyền thông được phân làm 3 loại khác nhau dựa theo khoảng cách địa lý mà nó bao phủ. Đó là mạng cục bộ LAN (Local Area Network), mạng trung bình MAN (Metropolitan Area Network) và mạng diện rộng WAN (Wide Area Network). Tuy vậy, không phải bao giờ cũng có thể phân loại mạng một cách chính xác do ranh giới giữa các loại mạng là không rõ rang. Khoảng cách giới hạn bao phủ bởi mỗi loại mạng được định nghĩa như sau :
LAN < 5Km
MAN < 25Km
WAN > 25Km
Cấu trúc của các loại mạng
Có thể rút ra quy luật về cấu trúc mạng thường được sử dụng dựa trên khoảng cách mạng bao phủ. Cấu trúc mạng WAN thường bị chi phối bởi các điều kiện địa lý (Ví dụ như vị trí của các trung tâm chính, lượng dữ liệu luân chuyển giữa các nút mạng). Vì lý do kinh tế (tiết kiệm lượng cáp sử dụng), mạng WAN thường có cấu trúc hình cây bất qui tắt. Dạng LAN thường có cấu trúc rõ ràng hơn do yêu cầu về chức năng mạng quan trọng hơn nhiều so với việc tiết kiệm cáp. Cấu trúc thường thấy ở mạng LAN là cấu trúc Line, hình vòng và hình sao.
Ngoài các dạng LAN và WAN mạng trường FAN (Field Area Network) cũng được áp dụng. Mạng FAN được sử dụng trong điều khiển tự động cho truyền thông ở mức trường (Field Level) trong khi mạng MAN và mạng WAN có nhiệm vụ truyền thông trong và giữa các mức cao hơn (Các mức quản lý công đoạn, sản phẩm hay công ty). Mô hình này thường quan trọng khi nhiều trung tâm sản xuất, công ty thương mại khác nhau cùng tạo thành một đơn vị quản lý duy nhất nhưng lại bị phân cách đị lý lớn.
Phương tiện truyền thông
Việc lựa chọn phương tiện truyền tải phụ thuộc chủ yếu vào các yêu cầu về khoảng cách của mạng, mức độ an toàn và tốc độ truyền. Các phương tiện truyền tải thông dụng được liệt kê với độ phức tạp và khả năng truyền tải theo thứ tự tăng dần như sau :
Cáp đôi, không xoắn, không bảo vệ.
Cáp xoắn đôi không bảo vệ.
Cáp xoắn đôi có bảo vệ.
Cáp đồng trục.
Cáp quan.
1.1.6 Kỹ thuật truy cập
Vì trên đường truyền (Bus) tại thời điểm bất kỳ luôn chỉ có một “thông điệp “ (telegram) được truyền, cần phải có một hệ thống để xác định trạm nào được quyền truyền trên Bus. Số trạm nhận thông điệp là không quan trọng. Việc truy cập Bus được điều khiển bởi kỹ thuật truy cập Bus. Có các kỹ thuật truy cập Bus khác nhau : tập trung và phi tập trung. Trong đó kỹ thuật truy cập Bus phi tập trung còn được chia thành các kỹ thuật xác định (Deterministic) và ngẫu nhiên (Stochastic hay Random).
Kỹ thuật truy cập chủ/tớ (Mastes/Slave)
Kỹ thuật truy cập Master/Slave là phương pháp truy cập tập trung tiêu biểu. Trạm Master điều khiển toàn bộ đường truyền, nó truyền dữ liệu đến các trạm Slave và gửi lệnh cho các trạm Slave truyền cữ liệu. Thông thường không thể có sự liên lạc trực tiếp giữa các Slave.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản nên điều khiển đường truyền rất hiệu quả.
Hình 1.8 : Truy cập Master/Slave
Phương pháp truyền thể bài (Token Passing)
Phương pháp dùng Token là phương pháp phi tập trung xác định : Trong phương pháp này, một Token (một mẫu các bit định sẵn) được xoay vòng trên mạng như một ước hiệu của quyền được truyền.Trạm đang giữu Token được quyền truyền dữ liệu, nhưng phải chuyểnToken trong một giới hạn thời gian nhất định, nhằm bảo đảm thời gian xoay vòng Token không vượt quá giới hạn nhất định. Nếu phương pháp này được sử dụng trong cấu trúc Line, mạng còn được gọi là mạng Token Bus. Token được truyền từ trạm này này sang trạm khác theo vòng luận lý tương ứng với quy luật nhất định. Nếu mạng về mặt vật lý cũng có dạng vòng thì nó được gọi là Token Ring.
Nếu trên mạng truyền thông tồn tại cả các trạm Master và các trạm Slave thì chỉ các trạm Master nhận được Token.
Hinh 1.9 : Định dạng của 1 Token
Hinh 1.10 : Phương pháp truy cập Token Ring
Hình 1.11: Phương pháp truy cập Token Bus
Phương pháp CSMA/CD
Phương pháp CSMA/CD (Carrier Sense Multiple Access with Collision Detection) là phương pháp truy cập ngẫu nhiên quan trọng nhất. Trong phương pháp này, một trạm bất kỳ có quyền truyền tại bất kỳ thời điểm nào, giả định rằng không có trạm nào đang truyền vào thời điểm đó. Tuy nhiên, khi có 2 trạm bắt đầu truyền cùng một lúc, sẽ xảy ra xung đột. Khi đó cả 2 trạm sẽ phát hiện ra xung đột và ngừng truyền, sau đó sẽ bắt đầu truyền lại sau 1 thời gian ngẫu nhiên. Các đường truyền sử dụng kỹ thuật CSMA/CD (ví dụ như Ethernet công nghiệp) thường làm việc ở tốc độ cỡ 10Mbit/s.
1.1.7 Bộ ghép mạng
Bộ ghép mạng dùng để kết nối hai mạng con với nhau hay để nối dài đường trường vật lý bằng cách tăng cường tín hiệu. Có 4 loại bộ ghép mạng là : Repeater, Bridge, Router và Gateway.
Thiết bị lặp (Repeater) :
Repeter sao chép thông tin từ phía này sang phía kia, đồng thời khuếch đại tín hiệu thông tin đó. Hai mạng con được ghép bởi Repeater cần phải đồng nhất cả ở lớp vật lý.
Repeater thường được sử dụng không phải để ghép 2 mạng con cùng loại, mà để mở rộng mạng có sẵn.
Hình 1.12 : Truyền qua thiết bị Repeater
Cầu truyền thông (Bridge) :
Bridge được dử dụng để tích hợp các mạng con sử dụng cùng một giao thức truyền thông ở lớp liên kết dữ liệu. Phương tiện truyền thông ở lớp liên kết dữ liệu, phương tiện truyền tải và phương pháp truy cập của các mạng con cần tích hợp có thể khác nhau.
Bridge thường được sử dụng để tích hợp các mạng có cấu trúc khác nhau hoặc khi có những cấu trúc đặc biệt cần được kết nối vào mạng thông qua những ứng dụng đặc biệt.
Bộ điều phối (Router) :
Router được sử dụng để tích hợp các mạng con khác nhau cả ở lớp vật lý và lớp liên kết dữ liệu. Router còn xác định đường đi tối ưu cho thông điệp (Routing). Khoảng cách ngắn nhất hay thời gian truyền ngắn nhất là tiêu chí sử dụng để xác định đường đi tối ưu của thông điệp. Router thực hiện việc này bằng cách thay đổi địa chỉ nguồn và địa chỉ tích hợp mạng (Network Layer) của gói dữ liệu trước khi gửi nó tiếp.
Router phải thực hiện công việc phức tạp hơn so với Bridge nên tốc độ xử lý chậm hơn.
Cổng truyền thông (Gateway) :
Gateway được sử dụng để kết nối 2 mạng có kiến trúc khác nhau, nghĩa là có thể kết nối 2 mạng bất kỳ. Nhiệm vụ của Gateway là chuyển đổi giao thức của tất cả các lớp trong mô hình mạng.
Kết nối mạng thông qua Gateway có nhược điểm là tốn kém và tốc độ chậm.
Hình 1.13 : Truyền qua thiết bị Gateway
1.1.8 Mạng không dây :
Trong những năm gần đây phổ biến mạng không dây sử dụng dải tần 2.4GHz và 5.7Ghz, đó là mạng LAN không dây, Blue Tooth, GPRS (General Packet Radio Service) và WAP (Wireless Application Protocol). Do tính chất truyền tin đa đường, nhiễu kênh truyền cao, công suất phát tán không lớn và yêu cầu bảo mật nên nhiều kỹ thuật hiện đại được sử dụng, ví dụ kỹ thuật trải phổ. Có hai kỹ thuật trải phổ sử dụng :
FHSS trải phổ nhảy tần (Frequency Hopping Spectum) tần số song mạng thay đổi ngẫu nhiên trong 79 tần số; kỹ thuật khác là trải phổ trực tiếp DSSS (Direct Sequency Spread Spectum) mọt bit thông tin được mã hóa thành một chuỗi bit ngẫu nhiên. Hai phương pháp này giúp trải rộng dải tần số tín hiệu, do đó làm giảm ảnh hưởng của nhiễu dải tần hẹp và khó xem trộm thông tin. Các thiết bị không dây ở gần nhau tạo thành một tế bào, sự truyền tin sang tế bào khác thực hiện nhờ các bộ lặp lại vô tuyến, còn gọi là điểm truy cập.
Kỹ thuật truy cập mạng là CSMA/CA tránh xung đột. Khi một trạm muốn truyền nhận thấy môi trường tự do, nó sẽ gởi RTS cho biết thời gian truyền, đối tác gởi trả lại CTS và sự truyền tin bắt đầu, các trạm khác biết khi nào kết thúc sự truyền và sẽ chờ đợi. Khi kết thúc truyền, đối tác gởi ACK báo truyền tin thành công.
Hình 1.14 : Kỹ thuật FHSS
Hình 1.15 : Kỹ thuật DSSS
1.2 Mạng Profibus-DP
1.2.1 Giới thiệu mạng công nghiệp Profibus
1.2.1.1 Khái niệm
PROFIBUS - Process Field Bus. Đây là một chuẩn truyền thông được SIEMENS phát triển từ năm 1987 trong DIN 19245. PROFIBUS được thiết lập theo phương pháp hệ truyền thông mở, không phụ thuộc vào nhà chế tạo (Open Communication Network) phục vụ cho các cấp phân xưởng và cấp trường. Mạng PROFIBUS tuân theo chuẩn EN 50170 cho phép kết nối các bộ điều khiển PLC, các thiết bị vào/ra phân tán, các bộ lập trình PC/PG,