Đối với bất kỳ một quốc gia nào thì thuế cũng đóng một vai trò hết sức
quan trọng và chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nƣớc. Việc thực
thi một số chính sách thuế có hiệu quả sẽ đảm bảo ổn định cho nguồn thu này
và từ đó tạo điều kiện để mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, đất
nƣớc. Nằm trong hệ thống thuế, thuế giá trị gia tăng ( GTGT) cũng góp phần
không nhỏ vào nguồn thu của Ngân sách nhà nƣớc.
Kể từ khi luật thuế GTGT ra đời cho đến nay, thuế giá trị gia tăng luôn thu
hút sự quan tâm đặc biệt của mọi giới, nhất là các nhà kinh doanh lớn và nhỏ.
Tác động tích cực do thuế GTGT mang lại rất rõ: thu ngân sách Nhà nƣớc
không giảm mà còn tăng nhiều so với thuế doanh thu, hoạt động sản xuất –
kinh doanh ngày càng đi vào mạnh mẽ; và, sản xuất nội địa đƣợc gia tăng áp
lực bảo hộ. Bên cạnh đó, một hiện tƣợ ng tiêu cực khá nghiêm trọng nảy sinh
trong quá trình thực thi thuế GTGT là gian lận và chiếm đoạt tiền thuế.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Gian lận thuế GTGT trong các
doanh nghiệp thƣơng mại ở Việt Nam hiệ n nay- thực trạng và giải pháp” làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
94 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3524 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Gian lận thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp thương mại Việt Nam thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------------
NGUYỄN THỊ THANH VÂN
GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số : 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS,TS. Hoàng Văn Châu
Hà Nội - 2010
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết luận nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng.Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc công bố.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Vân
2
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên ngƣời viết luận văn xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các
Thầy Cô giáo Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng, đặc biệt là thầy Cô trong Ban
giám hiệu và Khoa sau đại học, đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho học viên
trong quá trình học tập bậc cao học tại Nhà trƣờng.
Ngƣời viết luận văn xin trân trọng cảm ơn GS,TS. Hoàng Văn Châu
ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã nhiệt tâm và tận tình hƣớng dẫn tác giả hoàn
thành luận văn thạc sỹ này.
Cuối cùng tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, cổ
vũ và tạo điều kiện về thời gian cho tác giả trong suốt quá trình viết khóa
luận. Mặc dù đã hết sức cố gắng từ việc nghiên cứu, sƣu tầm tài liệu, tổng
hợp các ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nƣớc về lĩnh vực này, song
luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong đựoc
sự chỉ bảo, góp ý kiến của quí Thầy Cô và các Bạn.
Hà Nội, ngày……tháng…….năm 2010
Nguyễn Thị Thanh Vân
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 5
CHƢƠNG I: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM ................................ 8
1.1 Nội dung thuế GTGT ............................................................................................. 8
1.1.1 Đối tượng nộp thuế và chịu thuế ...................................................................... 8
1.1.2 Cơ chế thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT ........................................................... 11
1.1.3 Khấu trừ và hoàn thuế ................................................................................... 14
1.1.4 Hoá đơn chứng từ ......................................................................................... 16
1.2 Căn cứ và phƣơng pháp tính thuế ......................................................................... 17
1.2.1 Căn cứ tính thuế ............................................................................................ 17
1.2.2 Phương pháp tính thuế .................................................................................. 20
1.3 Gian lận thuế GTGT ............................................................................................. 22
1.3.1 Khái niệm và mục tiêu của gian lận thuế GTGT ............................................ 22
1.3.2 Các dạng gian lận chủ yếu ............................................................................ 23
1.3.3 Nguyên nhân và hậu quả của gian lận thuế GTGT......................................... 28
1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề chống gian lận thuế GTGT ......................... 32
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ................ 35
2.1 Thực tế áp dụng thuế GTGT tại Việt Nam, Doanh nghiệp thƣơng mại và nghĩa vụ
nộp thuế ......................................................................................................................... 35
2.1.1 Thực tế áp dụng thuế GTGT tại Việt Nam ...................................................... 35
2.1.2 Doanh nghiệp thương mại và nghĩa vụ nộp thuế ............................................ 41
2.2 Thực trạng gian lận thuế GTGT tại các doanh nghiệp thƣơng mại Việt Nam ........ 42
2.2.1 Các phương tiện thực hiện gian lận thuế GTGT của các Doanh nghiệp
thương mại Việt Nam .................................................................................................. 42
2.2.2 Gian lận thuế GTGT tại các doanh nghiệp thương mại Việt Nam-Con số và
sự kiện 47
2.3 Nguyên nhân gian lận thuế GTGT tại các doanh nghiệp thƣơng mại Việt Nam ..... 57
4
2.3.1 Về cơ chế chính sách ..................................................................................... 57
2.3.2 Về tổ chức quản lý ......................................................................................... 60
2.3.3 Nguyên nhân khác ......................................................................................... 62
CHƢƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỐNG GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG Ở VIỆT NAM .............................................................................. 64
3.1 Yêu cầu đặt ra và phƣơng hƣớng chống gian lận thuế GTGT trong thời gian tới ... 64
3.1.1 Tính tất yếu phải hoàn thiện luật thuế GTGT và cơ chế thực hiện .................. 64
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật thuế GTGT ........................................... 68
3.2 Một số giải pháp chống gian lận thuế GTGT ở các Doanh nghiệp thƣơng mại Việt
Nam hiện nay ................................................................................................................. 71
3.2.1 Giải pháp tiếp tục hoàn thiện luật thuế GTGT ............................................... 71
3.2.2 Các giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật thuế GTGT .... 77
3.3 Một số kiến nghị .................................................................................................. 87
3.3.1 Với chính phủ ................................................................................................ 87
3.3.2 Với Tổng cục thuế ......................................................................................... 87
3.3.3 Với Bộ Tài chính ........................................................................................... 87
3.3.4 Với đơn vị khác. ............................................................................................ 88
KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 92
5
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với bất kỳ một quốc gia nào thì thuế cũng đóng một vai trò hết sức
quan trọng và chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nƣớc. Việc thực
thi một số chính sách thuế có hiệu quả sẽ đảm bảo ổn định cho nguồn thu này
và từ đó tạo điều kiện để mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, đất
nƣớc. Nằm trong hệ thống thuế, thuế giá trị gia tăng ( GTGT) cũng góp phần
không nhỏ vào nguồn thu của Ngân sách nhà nƣớc.
Kể từ khi luật thuế GTGT ra đời cho đến nay, thuế giá trị gia tăng luôn thu
hút sự quan tâm đặc biệt của mọi giới, nhất là các nhà kinh doanh lớn và nhỏ.
Tác động tích cực do thuế GTGT mang lại rất rõ: thu ngân sách Nhà nƣớc
không giảm mà còn tăng nhiều so với thuế doanh thu, hoạt động sản xuất –
kinh doanh ngày càng đi vào mạnh mẽ; và, sản xuất nội địa đƣợc gia tăng áp
lực bảo hộ. Bên cạnh đó, một hiện tƣợng tiêu cực khá nghiêm trọng nảy sinh
trong quá trình thực thi thuế GTGT là gian lận và chiếm đoạt tiền thuế.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Gian lận thuế GTGT trong các
doanh nghiệp thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay- thực trạng và giải pháp” làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu và tìm kiếm những giải pháp nhằm phòng chống tình trạng
gian lận thuế GTGT tại các doanh nghiệp thƣơng mại tại Việt Nam.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể: Các doanh nghiệp thƣơng mại Việt Nam
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: Các biện pháp phòng chống gian lận thuế
GTGT tại các Doanh nghiệp thƣơng mại Việt Nam
6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu, đề tài tự xác định cho mình những
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
Tìm hiểu thực trạng gian lận thuế GTGT tại các doanh nghiệp
thƣơng mại Việt Nam
Đề xuất các biện pháp phòng chống tình trạng gian lận thuế
GTGT tại các doanh nghiệp thƣơng mại tại Việt Nam
5. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học
Để thực hiện đƣợc mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
Tra cứu sách, tài liệu tham khảo tại thƣ viện, trên internet.
Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu
6. Giới hạn của đề tài
Do điều kiện về thời gian và khuôn khổ của luận văn thạc sỹ, đề tài chỉ tìm
hiểu các biện pháp phòng chống gian lận thuế GTGT tại các Doanh nghiệp
thƣơng mại tại Việt Nam, các biện pháp cho các Doanh nghiệp khác không
đƣợc đề cập trong đề tài này
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn đƣợc trình bày trong các chƣơng sau đây
Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về thuế GTGT
Chƣơng II: Thực trạng gian lận thuế GTGT ở Việt Nam
Chƣơng III: Một số biện pháp chống gian lận thuế GTGT ở Việt Nam
7
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của GS.TS Hoàng Văn Châu
đã hƣớng dẫn hỗ trợ và tạo điều kiện để em hoàn thành đề tài luận văn này.
Do điều kiện thời gian hạn chế nên đề tài sẽ còn nhiều thiếu sót, em rất mong
nhận đƣợc sự góp ý để đề tài của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn,
Học viên
Nguyễn Thị Thanh Vân
8
CHƢƠNG I: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM
1.1 Nội dung thuế GTGT
Nội dung thuế GTGT đƣợc quy định tại luật thuế GTGT, Luật số:
13/2008/QH12 do Quốc hội ban hành [9]
1.1.1 Đối tượng nộp thuế và chịu thuế
Đối tƣợng chịu thuế GTGT: quy định tại Điều 3 luật thuế GTGT
Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam
là đối tƣợng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tƣợng không chịu thuế do
luật thuế GTGT quy định.
Đối tƣợng không chịu thuế GTGT: quy định tại Điều 5 luật thuế
GTGT
1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chƣa chế biến
thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thƣờng của tổ chức, cá
nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con
giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.
3. Tƣới, tiêu nƣớc; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mƣơng nội đồng phục vụ sản
xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
4. Sản phẩm muối đƣợc sản xuất từ nƣớc biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh,
muối i-ốt.
5. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nƣớc do Nhà nƣớc bán cho ngƣời đang thuê.
6. Chuyển quyền sử dụng đất.
7. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm ngƣời học, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây
trồng và tái bảo hiểm.
8. Dịch vụ cấp tín dụng; kinh doanh chứng khoán; chuyển nhƣợng vốn; dịch
vụ tài chính phái sinh, bao gồm hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng
tƣơng lai, quyền chọn mua, bán ngoại tệ và các dịch vụ tài chính phái sinh
9
khác theo quy định của pháp luật.
9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh,
phòng bệnh cho ngƣời và vật nuôi.
10. Dịch vụ bƣu chính, viễn thông công ích và In-ter-net phổ cập theo
chƣơng trình của Chính phủ.
11. Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nƣớc đƣờng phố và
khu dân cƣ; duy trì vƣờn thú, vƣờn hoa, công viên, cây xanh đƣờng phố,
chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ.
12. Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân
dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công
trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tƣợng chính sách xã
hội.
13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
14. Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nƣớc.
15. Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành,
sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa
học - kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên
truyền cổ động, kể cả dƣới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu
điện tử; in tiền.
16. Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện.
17. Máy móc, thiết bị, vật tƣ thuộc loại trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc
cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát
triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phƣơng tiện vận tải
chuyên dùng và vật tƣ thuộc loại trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc cần nhập
khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt;
tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc cần
10
nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nƣớc ngoài sử dụng
cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê.
18. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
19. Hàng hóa nhập khẩu trong trƣờng hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ
không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho
cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức,
cá nhân nƣớc ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo
ngƣời trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.
Hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế để
viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
20. Hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm
nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu
nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất,
gia công xuất khẩu ký kết với bên nƣớc ngoài; hàng hoá, dịch vụ đƣợc mua
bán giữa nƣớc ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan
với nhau.
21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công
nghệ; chuyển nhƣợng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí
tuệ; phần mềm máy tính.
22. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chƣa đƣợc chế tác thành sản
phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.
23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chƣa chế
biến theo quy định của Chính phủ.
24. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của ngƣời
bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho ngƣời tàn tật.
11
25. Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình
quân tháng thấp hơn mức lƣơng tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức,
doanh nghiệp trong nƣớc.
Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng
quy định tại Điều này không đƣợc khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu
vào, trừ trƣờng hợp áp dụng mức thuế suất 0% quy định tại khoản 1 Điều 8
của Luật này
Đối tƣợng nộp thuế GTGT: quy định tại Điều 4
Ngƣời nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ
chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là
ngƣời nhập khẩu).
1.1.2 Cơ chế thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT
Việc thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT phải thông qua một cơ chế nhất
định vì vậy một trong những nội dung chủ yếu của pháp luật điều chỉnh thuế
GTGT là cơ chế thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT. Cơ chế thực hiện nghĩa vụ
thuế GTGT gồm: đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế.
Đăng ký thuế và cấp mã số thuế
Sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ đăng ký thuế GTGT là sự ra
đời, thay đổi hoặc chấm dứt của chủ thể kinh doanh. Thời điểm phát sinh
nghĩa vụ này đƣợc xác định kể từ ngày đối tƣợng nộp thuế đƣợc cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời điểm cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh là thời điểm để tính thời hạn thực hiện nghĩa vụ thuế. Việc đăng
ký thuế phải tuân thủ theo những trình tự thủ tục nhất định gọi là quy trình
đăng ký thuế. Kết quả của đăng ký thuế là mỗi đối tƣợng nộp thuế đƣợc cấp
một mã số thuế. Mã số thuế là cơ sở pháp lý để nhận diện ngƣời nộp thuế, là
điều kiện thiết yếu về phƣơng diện pháp lý để quản lý và thực hiện thuế
12
GTGT. Đối với đối tƣợng nộp thuế phải sử dụng mã số thuế để thực hiện
nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác có liên quan đến thuế vì vậy phải ghi mã
số thuế trên mọi giấy tờ giao dịch, hợp đồng kinh tế, chứng từ nộp thuế. Các
đơn vị đƣợc sử dụng hoá đơn tự in phải in sẵn mã số của mình vào từng tờ
hoá đơn.
Đối với cơ quan thuế phải có trách nhiệm sử dụng mã số thuế của đối
tƣợng nộp thuế để quản lý đối tƣợng nộp thuế, theo dõi số liệu nộp thuế và
ghi mã số đối tƣợng nộp thuế trên mọi giấy tờ giao dịch với đối tƣợng nộp
thuế nhƣ: thông báo nộp thuế, thông báo phạt, lệnh thu, các quyết định phạt
hành chính thuế, biên bản kiểm tra về thuế.
Kê khai thuế GTGT
Mỗi chủ thể khi tham gia đăng ký nộp thuế GTGT với cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền và đƣợc cấp mã số thuế thì đều phải thực hiện việc kê
khai thuế theo quy định của pháp luật.
Kê khai thuế là việc khai báo tất cả những nghiệp vụ chịu thuế phát
sinh trong kỳ (tháng, quý hoặc năm), số thuế GTGT đã trả khi mua hàng, số
thuế GTGT thu đƣợc khi bán hàng, số thuế GTGT đã nộp, số thuế GTGT phải
nộp trong kỳ cho cơ quan thuế.
Việc kê khai thuế đƣợc tiến hành theo mẫu tờ khai thuế. Ngƣời có
nghĩa vụ kê khai thuế căn cứ vào các dữ liệu trên tờ khai thuế thực hiện hành
vi kê khai, chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai và nộp tờ khai
cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Sau khi lập xong tờ khai thuế phải nộp
tờ khai cho cơ quan thuế. Sau khi tính số thuế phải nộp cho đối tƣợng nộp
thuế, cơ quan thuế mới ra thông báo nộp thuế gửi cho các đối tƣợng nộp thuế.
việc kiểm tra tính đúng đắn của kê khai thuế xảy ra trƣớc thời điểm nộp thuế.
việc sai sót trong việc tính số thuế phải nộp thuộc trách nhiệm của cơ quan
thuế.
13
Nộp thuế GTGT
Nộp thuế GTGT là việc ngƣời cung cấp hàng hoá, dịch vụ chuyển thuế
đã thu hộ Nhà nƣớc do ngƣời tiêu dùng trả thông qua cơ chế giá khi mua hàng
hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT vào kho bạc Nhà nƣớc. Đây là nghĩa
vụ cơ bản nhất của mỗi đối tƣợng nộp thuế. Để thực hiện nghĩa vụ này một
cách có hiệu quả cần điều chỉnh những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, về hình thức nộp thuế, có thể nộp trực tiếp cho cơ quan thuế
hoặc có thể nộp thuế qua Ngân hàng, qua kho bạc.
Thứ hai, về cơ chế nộp thuế. Hiện nay trong thực tiễn tiến hành thu
thuế tồn tại hai cơ chế:
* Cơ chế đối tƣợng nộp thuế tự tính nộp thuế: cơ chế này nâng cao tính
tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật của đối tƣợng nộp thuế, giảm khối lƣợng
công việc cho cơ quan quản lý thuế cũng nhƣ chi phí quản lý hành chính thuế,
phân định rạch ròi trách nhiệm của cơ quan thuế, của đối tƣợng nộp thuế.
* Cơ chế nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế: tức nộp thuế theo
sự tính toán của cơ quan thuế và đƣợc thực hiện bởi một quyết định quản lý
hành chính của Nhà nƣớc.
Thứ ba, phạm vi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế GTGT. Đối với những tổ
chức, cá nhân kinh doanh bất hợp pháp (không có đăng ký kinh doanh) có
nghĩa vụ nộp thuế hay không ?
Xét trên phƣơng diện lý luận thì nghĩa vụ nộp thuế GTGT của các chủ
thể chỉ phát sinh trên cơ sở các hành vi và hoạt động hợp pháp của các chủ thể
vì vậy nếu đánh thuế vào những hoạt động kinh doanh không hợp pháp thì vô
hình chung có một dòng tiền bất hợp pháp đƣợc chuyển vào ngân sách Nhà
nƣớc, đƣợc sự bảo trợ của Nhà nƣớc và dòng tiền đó trở thành hợp pháp.
14
Quyết toán thuế
Với cơ chế tự đăng ký, tự kê khai, tự tính và nộp thuế việc quyết toán
thuế hàng năm của cơ sở kinh doanh với cơ quan thuế là hết sức cần thiết.
Thuế GTGT là thuế gián thu