Luận văn Giảng dạy thơ đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Xuất phát từ yêu cầu về việc đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay Đã ngót hai mươi năm trôi qua, kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI (Đại hội của đổi mới) tới Đại hội Đảng lần thứ X. Hai mươi năm chưa hẳn là dài với một đời người, nhưng đó là những năm tháng gắn với biết bao chuyển đổi lớn lao trong đời sống xã hội cũng như trong lĩnh vực giáo dục. Từ đó đến nay, công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và văn học nghệ thuật. Thành tựu đó được lý giải bởi nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng được biết đến là tinh thần chủ động hội nhập, tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế mà sự kiện nổi bật là Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chính vì vậy nền giáo dục Việt Nam gánh trên vai một trọng trách không nhỏ là làm thế nào để đào tạo được những con người phát triển toàn diện, có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ để đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới, sánh vai với các cường quốc năm châu như ý nguyện của vị Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam – Hồ Chí Minh. Bởi vì ở lĩnh vực xã hội nào cũng vậy, đều cần người tài, ở thời nào cũng vậy, chính trị giỏi cốt là quy tụ được nhiều người tài đức, có học vấn, lấy họ làm gốc để trị nước.

pdf135 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2292 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giảng dạy thơ đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________ PHAN THỊ MINH GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA THI PHÁP HỌC Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học môn văn Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TRẦN XUÂN ĐỀ Thành phố Hồ Chí Minh – 2007 LỜI CẢM ƠN _________ Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình, công lao truyền thụ kiến thức của tập thể quý thầy cô khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Tp. HCM. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học, Ban giám hiệu và các giáo viên Trường Trung học cơ sở Lam Sơn, trường Trung học cơ sở Hai Bà Trưng đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi được tham gia khóa học và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi cũng xin kính lời biết ơn sâu sắc đến PGS. Trần Xuân Đề, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình cùng các anh chị đồng khoá học đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tp. HCM, tháng 11, năm 2007 Học viên Phan Thị Minh MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Xuất phát từ yêu cầu về việc đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay Đã ngót hai mươi năm trôi qua, kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI (Đại hội của đổi mới) tới Đại hội Đảng lần thứ X. Hai mươi năm chưa hẳn là dài với một đời người, nhưng đó là những năm tháng gắn với biết bao chuyển đổi lớn lao trong đời sống xã hội cũng như trong lĩnh vực giáo dục. Từ đó đến nay, công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và văn học nghệ thuật. Thành tựu đó được lý giải bởi nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng được biết đến là tinh thần chủ động hội nhập, tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế mà sự kiện nổi bật là Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chính vì vậy nền giáo dục Việt Nam gánh trên vai một trọng trách không nhỏ là làm thế nào để đào tạo được những con người phát triển toàn diện, có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ để đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới, sánh vai với các cường quốc năm châu như ý nguyện của vị Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam – Hồ Chí Minh. Bởi vì ở lĩnh vực xã hội nào cũng vậy, đều cần người tài, ở thời nào cũng vậy, chính trị giỏi cốt là quy tụ được nhiều người tài đức, có học vấn, lấy họ làm gốc để trị nước. Trong xu thế đó, việc đào tạo một thế hệ trẻ tương lai đáp ứng được những yêu cầu trên luôn được Đảng và Nhà Nước quan tâm. Đặc biệt là việc đổi mới về phương pháp dạy và học các bộ môn trong nhà trường phổ thông là một vấn đề rất cần thiết. Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và bộ môn Văn nói riêng trong nhà trường phổ thông không phải là vấn đề mới mẻ. Từ những năm 80, việc thay sách Văn và Tiếng Việt ở bậc trung học cơ sở, đến nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ hai (khóa VIII) tiếp tục được triển khai ở trung học phổ thông đã thể hiện việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Văn. Đặc biệt, bộ sách giáo khoa Ngữ văn bậc trung học cơ sở được biên soạn theo chương trình trung học cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số 03/2002/QĐ–BGD&ĐT, ngày 24 tháng 1 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh những hướng cải tiến chung của Bộ, các chương trình như: giảm tải, tăng thực hành, gắn với đời sống. Nét cải tiến nổi bật nhất của chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn là hướng tích hợp gồm ba phân môn Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn. Đến nay, chương trình đổi mới đã thực hiện đến bậc trung học phổ thông, sách giáo khoa Ngữ văn 10 và 11 tiếp tục thực hiện tinh thần tích hợp ở trung học cở sở. Tuy nhiên, làm sao tìm được nhiều biện pháp có hiệu quả để thực hiện chủ trương đổi mới là một vấn đề không dễ dàng chút nào. Điều này làm cho nhiều người làm công tác giảng dạy và nhất là giáo viên dạy Văn như chúng tôi thực sự trăn trở. Vì vậy, với đề tài “Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học” là một hướng tiếp cận tác phẩm văn học trong giờ dạy văn có khả thi và chúng tôi mong rằng sẽ góp một phần khiêm tốn vào việc đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay. 1.2. Từ thực trạng dạy học văn trong nhà trường hiện nay nói chung và vấn đề dạy học mảng văn học nước ngoài còn nhiều hạn chế Nói về lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật, trong những năm gần đây nước ta luôn phát triển và phát triển không ngừng, nhưng chất lượng giáo dục lại không phát triển theo tỉ lệ thuận với sự phát triển đó, thế hệ trẻ được đào tạo khi ra trường không đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Điều này không phải chỉ ở bậc đại học, cao đẳng mà ngay từ các cấp học phổ thông cũng thế. Đối với bộ môn Văn lại là vấn đề trở nên nhức nhối. Do chạy theo cơ chế thị trường, nhiều học sinh không hứng thú với môn văn mà thích học các môn khoa học tự nhiên. Hậu quả là học sinh rất kém cỏi trong việc hành văn (cả văn nói và văn viết). Trong kỳ thi tuyển sinh vào Trường Đại học năm 2007 mới đây thực sự đáng lo ngại. “Ở câu 1 đề thi văn khối C yêu cầu: Anh chị hãy trình bày ngắn gọn những đặc điểm thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng 8 – 1945? Một thí sinh hồn nhiên cho rằng: “Đặc điểm thơ Xuân Diệu chỉ có Xuân Diệu mới có!”... Có thí sinh còn gán cho ông cái tội tưởng tượng: “Xuân Diệu tham gia vào hàng ngũ cách mạng và đã gây nhiều tai tiếng cho nền văn học Việt Nam”... Nhiều thí sinh bình giảng trớt lớt ý nghĩa hoặc sai kiến thức văn học. Câu “Đưa người ta chỉ đưa người ấy” được thí sinh bình giảng rất ngô nghê: “Trong thời gian ngắn ngủi ngoài con người ấy ta không đưa đưa con người nào khác nữa bắt buộc ta phải đưa được con người này qua được con sông” [65, tr. 9]. Bài làm của học sinh trong kỳ thi tuyển sinh đại học môn văn năm 2007 vừa nêu cũng như thực trạng dạy và học môn văn trong những năm gần đây đã cho thấy rõ thực trạng việc dạy và học môn Văn ở bậc phổ thông hiện nay. Tính từ đầu thập niên 80 đến nay, chương trình và sách giáo khoa đã trải qua nhiều đợt cải cách, trong đó có chương trình và sách giáo khoa môn văn, tiếng việt và làm văn: cải cách không chuyên ban, cải cách chuyên ban, rồi chỉnh lý - hợp nhất. Từ năm học 2002 lại bắt đầu thí điểm một vòng cải cách chương trình và sách giáo khoa. Cải cách liên tục như vậy, nhưng kết quả dạy - học môn văn vẫn tiếp tục sa sút. Một thực trạng thật đáng buồn! Khi nói về thực trạng dạy học văn trong nhà trường, Giáo sư Phan Trọng Luận cũng từng cho rằng: “Một trong những môn học trong nhà trường có khả năng mạnh mẽ lâu bền trong trong việc giáo dục tình cảm nhân văn cho tuổi trẻ là bộ môn văn học Phương pháp giảng dạy văn học nhiều thập kỷ qua cũng có phần cứng nhắc, giản đơn, biến việc giảng dạy văn học nặng nề về xã hội học Sức mạnh riêng của văn chương do đó bị hạn chế khá nhiều trong việc hình thành và phát triển những tình cảm nhân văn thẩm mỹ cho học sinh” [27, tr. 111]. Ý kiến trên thiết nghĩ không có gì là quá. Mặc dù Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân luôn kêu gọi và đã có những động thái tích cực như: chống bệnh thành tích, gian lận trong thi cử, nói không với tiêu cực... để làm thay đổi một cơ chế, một thói quen không phải ngày một ngày hai mà là cả một quá trình. Trong chương trình Văn ở trường phổ thông, mảng Văn học nước ngoài cũng như thơ Đường chiếm một vị trí quan trọng, vì thơ Đường là thành tựu rực rỡ của thơ ca Trung Quốc và nhân loại. Đây là bộ phận văn học có ảnh hưởng sâu rộng đến văn học Việt Nam mà đặc biệt là phần văn học trung đại. Tuy nhiên, vấn đề dạy học thơ Đường ở trường phổ thông hiện nay còn nhiều hạn chế, giáo viên gặp không ít khó khăn. Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi đi vào tìm hiểu đề tài: “Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học”. Là giáo viên Văn, chúng tôi mong muốn đề cập đến những khó khăn vướng mắc trong quá trình giảng dạy thơ Đường, từ đó tìm ra hướng giải quyết phù hợp cho việc dạy và học thơ Đường ở trường phổ thông. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Ở phương diện là một bộ môn khoa học về phương pháp giảng dạy thì đề tài “Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học” là một vấn đề khá mới mẻ, nói chung chưa có công trình nào đi vào nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu, tìm hiểu về thơ Đường, thi pháp thơ Đường đã có rất nhiều bài phê bình, nghiên cứu, đánh giá phân tích từ những góc độ khác nhau, ở những cấp độ khác nhau phản ánh vị trí quan trọng của thơ Đường đối với nền văn học Việt Nam. Nhưng do phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ chú trọng vào những công trình có liên quan trực tiếp đến đề tài. Tiêu biểu là các công trình: - Thơ Đỗ Phủ, Trần Xuân Đề, Nxb Giáo dục Hà Nội, 1976. - Thơ Đường (tập 2) của Trần Trọng Kim, Nxb Văn học Hà Nội, 1978. - Văn học Trung Quốc (tập 2) của Nguyễn Khắc Phi, Nxb Giáo dục, 1987. - Đỗ Phủ, nhà thơ dân đen của Phan Ngọc, Nxb Đà Nẵng, 1990. - Thơ Đường của Trần Trọng San, Trường Đại học Tổng hợp Tp.HCM, 1990. - Thơ Đường ở trường phổ thông của Hồ Sĩ Hiệp, Nxb Văn Nghệ Tp.HCM, 1995. - Diện mạo thơ Đường của Lê Đức Niệm, Nxb Văn hoá thông tin, 1995. - Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ truyệt đời Đường của Nguyễn Sĩ Đại, Nxb Văn học Hà Nội, 1996. - Tinh hoa văn học Trung Quốc của Trần Xuân Đề, Hồ Sĩ Hiệp, Đại học Sư phạm Tp.HCM, 1997. - Thi pháp thơ Đường của Nguyễn Thị Bích Hải, Nxb Thuận Hóa, 1997. - Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc qua cái nhìn so sánh của Nguyễn Khắc Phi, Nxb Giáo dục, 2001. - Lịch sử văn học Trung Quốc của Trần Xuân Đề, Nxb Giáo dục, 2002. ● Nhận xét khái quát về các công trình nghiên cứu: Các công trình, bài viết đề cập rất đa dạng và phong phú về mặt nội dung, nghệ thuật của thơ Đường. Với các công trình nghiên cứu trên, các tác giả tập trung vào hai hướng chính: - Hướng thứ nhất: gồm các tác giả Trần Xuân Đề, Lê Đức Niệm. Nội dung khái quát bức tranh toàn cảnh thơ Đường, giới thiệu được những giá trị nổi bật về nội dung, nghệ thuật của các tác giả tiêu biểu cho thi ca đời Đường như: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. - Hướng thứ hai: gồm các tác giả Nguyễn Thị Bích Hải, Hồ Sĩ Hiệp, Nguyễn Quốc Siêu, Trương Đình Tín, Lê Giảng Nội dung chú trọng về thi luật, thi pháp thơ Đường và phân tích, bình giảng thơ. Như vậy, từ hai hướng trên ta thấy, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh nội dung, nghệ thuật thơ Đường. Song vẫn chưa hoàn thiện, chưa đi sâu tìm hiểu phân tích; đặc biệt chưa hướng đến nội dung phương pháp giảng dạy ở trường phổ thông. Đó cũng là điều tất yếu vì các vấn đề trong thơ Đường quá đa dạng, quá phong phú nên thường chỉ được các nhà nghiên cứu đề cập đến để kết hợp lý giải, phân tích những vấn đề mang tính bao quát hơn. Trên tinh thần kế thừa, học tập các thế hệ đi trước, chúng tôi đã tổng hợp những tài liệu phong phú có liên quan đến đề tài để làm cơ sở cho việc nghiên cứu cho luận văn của chúng tôi. 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Vấn đề giảng dạy thơ Đường là một vấn đề lớn có liên quan đến nhiều cấp học. Trong chương trình trung học cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số 03/2002/QĐ– BGD&ĐT, ngày 24 tháng 1 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh lớp 7 bước đầu được làm quen với các bài thơ của các thi sĩ nổi tiếng thời Đường như Hạ Tri Chương, Lí Bạch, Đỗ Phủ, Trương Kế. Đề tài “Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học” chỉ nhằm nghiên cứu và đặt ra phương hướng giảng dạy khả thi trong khuôn khổ nhà trường phổ thông, cụ thể trong chương trình văn lớp 7 và lớp 10 cải cách hiện hành. Bên cạnh đó chúng tôi còn tham khảo thêm một số tác phẩm, tác giả thuộc thơ Đường ngoài chương trình để thuận lợi cho việc nghiên cứu, đối chiếu. Do điều kiện hạn chế, chúng tôi chỉ thực hiện khảo sát, thăm dò, điều tra tình hình việc học của học sinh và việc giảng dạy của giáo viên chủ yếu ở một số trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Xuất phát từ đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và mục đích của luận văn, chúng tôi thực hiện đề tài theo những phương pháp sau: ● Phương pháp nghiên cứu liên ngành: vận dụng thành tựu của nhiều ngành: nghiên cứu văn học, lý luận văn học, ngôn ngữ học, tâm lý học, giáo dục học, Văn hoá học trong đó đặc biệt chú trọng vận dụng những thành tựu của những công trình nghiên cứu về thơ Đường, thi pháp thơ Đường và những thành tựu khoa học về phương pháp dạy học văn. ● Phương pháp điều tra thăm dò, thống kê, phân tích: điều tra, thăm dò, dự giờ các đối tượng là giáo viên Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông để rút ra thực trạng dạy và học thơ Đường ở trường phổ thông, những thuận lợi, khó khăn, nguyện vọng và ý kiến; thống kê, phân tích để đánh giá thực trạng việc dạy và học ở trường phổ thông hiện nay. ● Phương pháp miêu tả, so sánh, qui nạp: miêu tả thực trạng dạy, học thơ Đường ở trường phổ thông, so sánh đối chiếu các tài liệu, sách hướng dẫn dành cho giáo viên, học sinh, các tư tưởng, quan điểm, ý kiến khác nhau xung quanh việc nghiên cứu, giảng dạy thơ Đường; quy nạp thành những vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - “Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học” của chúng tôi là một đề tài mang tính chất học tập và thử nghiệm là chủ yếu. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn sẽ giúp giáo viên một biện pháp để hướng dẫn học sinh học tập đồng thời nâng cao chất lượng trong việc cảm thụ và giảng dạy tác phẩm văn học, nhất là trong tình hình đất nước đang phát triển, xây dựng mối quan hệ với các nước trên thế giới theo tinh thần giao thoa và hội nhập. Mặt khác, với “Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học”, giáo viên sẽ phần nào thoát khỏi những lúng túng, bế tắc khi thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà phổ thông hiện nay. - Qua việc điều tra, thống kê một cách nghiêm túc, luận văn sẽ góp phần phản ánh thực tại dạy và học thơ Đường ở trường phổ thông hiện nay. - Mạnh dạn đề xuất một số ý kiến cho việc giảng dạy và học tập văn học nước ngoài nói chung, thơ Đường nói riêng trong nhà trường phổ thông. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài các phần “Mở đầu”, “Kết luận”, “Tài liệu tham khảo” và “Phụ lục”, kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Văn học nước ngoài trong chương trình phổ thông hiện nay. Chương 2: Thơ Đường và thi pháp thơ Đường. Chương 3: Ứng dụng thi pháp học vào giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông. Chương 1: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG HIỆN NAY 1.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1.1. Một cái nhìn tổng thể về những tinh hoa văn học và những trường phái văn học tiêu biểu của văn học nước ngoài Văn học có lịch sử phát triển của riêng mình trong các nền văn hoá, nó đề cập đến tình cảm và tâm hồn của nhân loại, có khá nhiều bình diện chung trong các nền văn hoá khác nhau, dễ dàng tạo nên sự hiểu biết, tâm đắc và cộng hưởng giữa con người thuộc các nền văn hóa và khoa học khác nhau Xét về một ý nghĩa nào đó, văn học không chỉ vượt ra ngoài biên giới quốc gia, mà nó còn có một sức hấp dẫn lạ kỳ, trở thành nhịp cầu và sợi dây kết nối quan trọng trong sự giao lưu giữa các quốc gia, các dân tộc có nền văn hóa khác nhau. Nhìn lại lịch sử văn học và văn hóa Việt Nam có thể thấy, chính quá trình tiếp xúc và giao lưu đã mang đến những thay đổi và biến đổi lớn lao về cấu trúc cũng như phẩm chất của nền văn học. Do tác động của yếu tố lịch sử, văn hóa dân tộc đã tiếp thu những giá trị, tinh hoa ưu việt trên tinh thần dung nạp, giao hòa. Hàng nghìn năm tiếp xúc với phương Bắc, hàng trăm năm tiếp xúc với phương Tây, văn hóa và văn học Việt Nam đã chứng tỏ khả năng thanh lọc và thích ứng; khả năng không thay đổi (tĩnh) và khả năng tự biến đổi (động) để tồn tại và phát triển. Với phẩm chất đó, văn học Việt Nam vừa bám rễ sâu vào mảnh đất dân tộc, vừa vươn rộng theo những nguồn ánh sáng và dưỡng chất mới để không ngừng nảy nở và sinh sôi. Dù rằng, hình tượng văn học không hiện hữu một cách trực tiếp như các ngành nghệ thuật khác để có thể nhìn, nắm, lấy được nhưng lại có sức hấp dẫn tuyệt vời thông qua việc tác động vào trí tưởng tượng và liên tưởng của người đọc. Ở trường phổ thông, học sinh bắt đầu làm quen với văn học nước ngoài từ khi bước vào cấp II với những câu chuyện thần thoại, cổ tích của các nước Nga, Đức, Đan Mạch... Từ những câu chuyện đó, một thế giới thần kỳ đã được tái hiện, kích thích và khơi gợi trí tưởng tượng của học sinh. Thông qua các nhân vật, bước đầu hình thành cách nhìn nhận đánh giá, bình phẩm và nhận xét giữa: ác - thiện, chính nghĩa - bất nghĩa, để từ đó hình thành nhân cách của các em. Ở những cấp học tiếp theo, các em được tiếp cận những tác phẩm văn học nổi tiếng, tiêu biểu cho các nền văn học rực rỡ của nhân loại. Ở phương Đông có thể kể đến các bậc thánh thơ: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị; các tiểu thuyết gia cổ điển: Thi Nại Am, La Quán Trung, Tào Tuyết Cần; nhà văn, nhà tư tưởng lớn thời hiện đại Lỗ Tấn, thi sĩ của những tâm hồn: Ra-bin-đra-nát Ta-go. Ở phương Tây, không thể không nhắc đến hai bộ sử thi kinh điển của Hôme, những kịch gia nổi tiếng như Sếchxpia, Mô-li-e, nhà văn, nhà thơ lãng mạn V.Hugo, A.Pu-Skin... và bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực Banzắc, văn hào vĩ đại của Nga Mác-xim Go-rơ-ki Mỗi một tác giả đều là những người đại diện xuất sắc cho nền văn học của quốc gia mình và tạo được một chỗ đứng trong lòng hầu hết độc giả trên thế giới. Văn học là xương sống của nền văn hóa dân tộc. Nếu làm đúng theo chức năng xã hội của nó, thì văn học là tấm gương phản chiếu trung thực và đầy đủ cuộc sống về mọi khía cạnh, vật chất và tinh thần, những ý nghĩ, tình cảm và ước mơ, là hơi thở và nhịp đập của trái tim, ít nhất là của một thế hệ. Văn học trước hết nói lên sức sống của cộng đồng dân tộc sản sinh ra nó. Chính nó, cùng với các ngành nghệ thuật mà nó là hạt giống, là bằng chứng hùng hồn của sức sống ấy. Vì vậy, trách nhiệm của nó đối với xã hội là vun xới, bồi đắp, tỏa hương vị và thanh sắc của sức sống ấy, đồng thời dọn dẹp, quét tước những bụi bặm, rác rớm trên cơ sở của xã hội và ở từng cá nhân. Dĩ nhiên, không phải một tác phẩm văn học, một thể loại sáng tác văn học hay nền văn học của một dân tộc có thể đảm đương hết những nhiệm vụ kể trên, hoặc giải đáp hết được những câu hỏi do cuộc sống đặt ra. Mặc dù bị giới hạn bởi không gian, thời gian, nội dung, thể loại, song văn học giữa các dân tộc đều có nét chung là hướng tới những giá trị nghìn đời của cái đẹp, đó là: chân, thiện, mỹ; giúp cho con người sống tốt hơn, nhân ái, bao dung và độ lượng hơn, sống đúng nghĩa với chữ Người. Và đó cũng chính là cái đích, mục tiêu mà văn học nhà trường hướng tới. Có thể nói những tinh hoa văn học thế giới là di sản tinh thần quý giá chung của cả nhân loại và là bộ phận không thể thiếu trong hành trang văn hóa của học sinh trong nhà trường phổ thông. Với sự đa dạng về chiều rộng, sâu sắc về chiều sâu, văn học nước ngoài đã cung cấp tri thức cho học sinh trên nhiều phương diện mà nếu chỉ riêng văn học Việt Nam thì có lẽ sẽ còn nhiều khiếm khuyết, không toàn diện. 1.1.2. Đối sánh Văn học nước ngoài với Văn học Việt Nam Như đã trình bày, sự đa dạng của văn học dân tộc các nước, cùng với sự phong phú về thể loại, nội dung chương trình Văn học nước ngoài trong trường phổ thông đã mở ra một cái nhìn theo hướng mở, giúp học sinh nhận ra và phát hiện những tinh hoa cũng như những thành tựu
Luận văn liên quan